Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

tài nguyên du lịch việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.22 KB, 10 trang )

Câu 1: Kể tên 10 lễ hội quốc gia bất kì
1. Lễ hội Đền Hùng (10/3 âm lịch)
2. Hội Lim Thời gian diễn ra lễ hội: ngày 13 tháng giêng.
Hội Lim mở đầu bằng lễ rước bằng đoàn rước với đông đảo người dân tham gia
trong các bộ lễ phục ngày xưa, sặc sỡ sắc màu, vô cùng cầu kì, đẹp mắt kéo dài gần cả
km. Trong ngày lễ, diễn ra nhiều nghi lễ và trò chơi dân gian nổi tiếng như tục hát thờ
hậu.
3. Lễ Hội miếu bà Chúa xứ núi Sam (An Giang) 23 -27/4 AL
4. Lễ Hội Chùa Hương (Hương Sơn- Hà Nội) 06/01 – tháng 3 AL
5. Hội Gióng đền Phù Đổng và Đến Sóc (Hà Nội)
6. lễ hội Tháp Bà Ponagar (Nha Trang)
Thời gian diễn ra lễ hội: diễn ra từ ngày 20 đến ngày 23 tháng 3 Âm lịch hàng năm.
Lễ hội tháp Yang Po Nagar là lễ hội truyền thống nổi tiếng của dân tộc Chăm ở Khánh
Hòa, Việt Nam, một lễ hội dân gian lớn nhất trong năm để tưởng nhớ nữ thần Yang Po
Inu Nagar, đem lại những điều tốt lành và hạnh phúc cho mọi người. Ngoài nghi lễ
truyền thống lễ hội còn có những hoạt động văn hóa phong phú trong phần hội như:
biểu diễn điệu múa cổ truyền Chăm, hát Chăm, triển lãm tranh ảnh liên quan tới vương
quốc Chăm, trình diễn nghề dệt thổ cẩm Chăm và làm gốm cổ truyền của đồng bào
Chăm.
7. Lễ hội Nghinh Ông (Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh )(rằm tháng 8 âm lịch )
8. Lễ hội xuân Yên Tử tại tỉnh Quảng Ninh
( tháng Giêng đến hết tháng Ba âm lịch.)
9. Lễ vía Ngũ Hành Nương Nương tại miếu Bà Ngũ Hành thuộc tỉnh Long An
Thời gian diễn ra lễ hội: vào ngày 20 tháng giêng âm lịch hàng năm (diễn ra trong 3
ngày liên tiếp).
Miếu Bà Ngũ Hành tọa lạc tại chợ Long Thượng.Nơi đây thờ phượng Ngũ Hành
Nương Nương chính là năm vị phúc thần giúp cho mưa thuận gió hòa, bảo hộ nghề
nghiệp thủ công,… được người dân tôn kính. Đây là lễ hội truyền thống nổi tiếng được
tổ chức khá dài với nghi thức của lễ Kỳ Yên và biểu diễn nghệ thuật diễn xướng dân
gian đặc sắc như: chầu mời, thỉnh bà, dâng bông, dâng mâm, bán lộc, đặc biệt là hát
chặp Địa Nàng …


10. Lễ hội chùa Bái Đính tại tỉnh Ninh Bình
Thời gian diễn ra lễ hội: diễn ra từ chiều ngày mùng 1 tết, khai mạc ngày mùng 6 tết
và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.
Phần lễ gồm nghi thức thắp hương thờ Phật, tưởng nhớ công đức Thánh Nguyễn Minh
Không, lễ tế thần Cao Sơn và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn. Lễ hội chùa Bái Đính bắt
đầu bằng nghi thức rước kiệu mang bài vị thờ Thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn


và Bà chúa Thượng Ngàn từ khu chùa cổ ra khu chùa mới để tiến hành phần hội. Phần
hội gồm các trò chơi dân gian, thăm thú hang động, vãn cảnh chùa, thưởng thức nghệ
thuật hát chèo, thăm đất Cố đô. Phần sân khấu hóa thường do Nhà hát chèo Ninh Bình
đảm nhiệm tái hiện lễ đăng đàn xã tắc của Đinh Tiên Hoàng Đế và lễ tế cờ của Vua
Quang Trung trên núi Đính trước giờ xung trận.
Câu 2: Kể tên các di sản thế giới tại Việt Nam
1. Di sản văn hóa
 Quần thể di tích cố đô Huế (1993)
 Thánh địa Mĩ Sơn (1999)
 Phố cổ Hội An (1999)
 Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long (2010)
 Thành Nhà Hồ (2011)
2. Di sản thiên nhiên
 Vịnh hạ long ( Quảng ninh – 1994)
 Vườn QG Phong Pha – Kẻ Bàng (Quảng Bình - 2003)
3. Di sản hỗn hợp: Quần thể danh thắng Tràng An – Ninh Bình (2014)
4. Di sản văn hóa phi vật thể:
+ Nhã nhạc, âm nhạc Cung Đình Việt Nam
+ Không Gian Văn Hóa cồng chiêng Tây Nguyên
+ Dân ca quan họ
+ Ca trù
+ Hát Xoan

+ đờn ca tài tử
+ Dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh
+ Tín Ngưỡng thờ Mẫu

Câu 3: Các tiêu chí để UNESCO công nhận Huế; Mĩ Sơn; Hội An là di sản thế giới?
+ Huế: tiêu chí thứ IV
Cụ thể: “(IV) - Là một ví dụ nổi bật về một kiểu kiến trúc xây dựng hoặc một quần thể
kiến trúc cảnh quan minh hoạ cho một hay nhiều giai đoạn có ý nghĩa trong lịch sử
nhân loại.”
+ Mỹ Sơn: Tiêu chí II và III


Cụ thể:
(II) - Thể hiện một sự giao lưu quan trọng giữa các giá trị của nhân loại, trong một
khoảng thời gian hoặc trong phạm vi một vùngvăn hoá của thế giới, về các bước phát
triển trong kiến trúc hoặc công nghệ, nghệ thuật tạo hình, quy hoạch đô thị hoặc thiết
kế cảnh quan.
(III) - Là một bằng chứng độc đáo hoặc duy nhất hoặc ít ra cũng là một bằng chứng
đặc biệt về một truyền thống văn hoá hay một nền văn minh đang tồn tại hoặc đã biến
mất.
+ Hội An: dựa theo tiêu chí II và IV
Cụ thể:
(II) - Thể hiện một sự giao lưu quan trọng giữa các giá trị của nhân loại, trong một
khoảng thời gian hoặc trong phạm vi một vùngvăn hoá của thế giới, về các bước phát
triển trong kiến trúc hoặc công nghệ, nghệ thuật tạo hình, quy hoạch đô thị hoặc thiết
kế cảnh quan.
(IV) - Là một ví dụ nổi bật về một kiểu kiến trúc xây dựng hoặc một quần thể kiến trúc
cảnh quan minh hoạ cho một hay nhiều giai đoạn có ý nghĩa trong lịch sử nhân loại.
Câu 4: Kể tên 7 vùng du lịch trọng điểm của Việt Nam.
Các vùng du lịch gồm:

+ Trung du miền núi phía Bắc
+ Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc
+ Vùng Bắc Trung Bộ
+ Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
+ Vùng Tây Nguyên
+ Vùng Đông Nam Bộ
+ Vùng Tây Nam Bộ.
Các tiêu chí phân vùng du lịch (Việt Nam)
-Loại hình sản phẩm du lịch độc đáo.
-Điều kiện môi trường tự nhiên về du lịch.
-Điều kiện môi trường nhân văn, đặc biệt là các di sản văn hóa, lịch sử, các lễ hội
truyền thống.
-Định hướng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị hóa và mức thu nhập bình
quân đầu người.
-Điều kiện kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành, đặc biệt là hệ thống
khách sạn, nhà hàng, tổ chức vui chơi giải trí, đi lại, thông tin liên lạc.


Câu 5: tìm hiểu TNDL đặc trưng của mỗi vùng
 Vùng trung du và miền núi phía Bắc
Bao gồm 14 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai,
Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang.
Vùng này có 5 trọng điểm du lịch là:
(Sơn La - Điện Biên: gắn với Mộc Châu, hồ Sơn La, cửa khẩu quốc tế Tây Trang, di
tích lịch sử Điện Biên Phủ và Mường Phăng.
Lào Cai gắn với cửa khẩu quốc tế Lào Cai, khu nghỉ mát Sa Pa, Phan Xi Phăng và
vườn quốc gia Hoàng Liên.
Phú Thọ gắn với lễ hội Đền Hùng và hệ thống di tích thời đại Hùng Vương, du lịch hồ
Thác Bà.
Thái Nguyên - Lạng Sơn gắn với hồ Núi Cốc, di tích ATK Định Hóa, Tân Trào, khu

kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, khu nghỉ mát Mẫu Sơn.
Hà Giang gắn với công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, cảnh quan
Mèo Vạc, Mã Pí Lèng, Na Hang…
Diện tích: 95.264,4km²
Dân số (năm 2012): 11.400,2 nghìn người)
+ TNDL tự nhiên: Có địa hình hiểm trở với những dãy núi trùng điệp, hùng vĩ, tiêu
biểu là dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phanxipang cao 3.143m được mệnh danh là “mái
nhà của Đông Dương” và hàng chục đỉnh núi khác có độ cao trên dưới 3.000m.
Với hàng chục khu bảo tồn tự nhiên, vườn quốc gia, thắng cảnh đẹp như hồ Ba Bể
(Bắc Kạn), hồ Núi Cốc (Thái Nguyên), hồ Thác Bà (Yên Bái), lòng hồ sông Đà (Sơn
La), thác Bản Giốc (Cao Bằng), thác Bạc (Lào Cai)...,
Có nhiều lợi thế để phát triển du lịch sinh thái: những rừng cọ, đồi chè, vườn cây ăn
quả, những thửa ruộng bậc thang; những hang động kỳ thú…  tạo nên một bức tranh
thiên nhiên đa sắc màu, hùng vĩ, thơ mộng.
+ TNDL Nhân Văn: có nhiều di tích lịch sử gắn liền với truyền thống văn hóa và quá
trình đấu tranh giữ nước của dân tộc như: đền Mẫu Âu Cơ, đền Hùng (Phú Thọ); hang
Pắc Bó (Cao Bằng); Cây đa Tân Trào, An toàn khu (Tuyên Quang); Di tích lịch sử
chiến thắng Điện Biên Phủ (Điện Biên)...
Đặc biệt, các dân tộc sinh sống nơi đây còn lưu giữ và bảo tồn nền văn hóa lâu đời với
nhiều lễ hội truyền thống độc đáo như hội Lồng Tồng, hội Gầu Tào, hội xuống đồng,
hội xòe…; các điệu múa đặc sắc như múa khèn, múa sạp, hát then, hát lượn… cùng
nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn.
 Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc


Gồm Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái
Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng và Quảng Ninh
(Gồm 3 trọng điểm du lịch là:
Thủ đô Hà Nội gắn với hệ thống di tích lịch sử văn hóa nội thành và các cảnh quan tự nhiên vùng phụ
cận.

Quảng Ninh - Hải Phòng gắn với cảnh quan biển đảo Đông Bắc đặc biệt là Hạ Long - Cát Bà, Vân
Đồn, Đồ Sơn.
Ninh Bình gắn với Tam Cốc - Bích Động, Hoa Lư, Tràng An, Vân Long, Cúc Phương, Tam Chúc - Ba
Sao và quần thể di tích, cảnh quan vùng phụ cận.)

- TNTN: Có cả một vùng biển rộng với nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, nhiều
hải cảng tốt và bãi biển đẹp.
Các cánh rừng già nguyên sinh như các Vườn Quốc gia Ba vì (Hà Nội), đảo
Cát Bà (Hải Phòng) với hệ sinh thái rừng rậm nhiệt đới rất điển hình.
Các hang động: Hương Sơn (Hà Nội), động Vân Trình, Tam Cốc - Bích
Động (Ninh Bình), động Thiên Cung (Quảng Ninh).
Có các bãi biển đẹp và nổi tiếng Trà Cổ (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng)
có sức thu hút đặc biệt, nhất là Vịnh Hạ Long. Các bãi tắm khác ở phía nam cũng có
thể khai thác du lịch như Đồng Châu (Thái Bình); Quất Lâm và Hải Thịnh (Nam
Định); Bãi Ngang, Cồn Nổi (Ninh Bình)..
-TNNV: Có nhiều di tích lịch sử, các công trình văn hóa – nghệ thuật có giá trị, các
danh nhân kiệt xuất, nổi tiếng như: Ngô Quyền, Lý Bí, Đinh Bộ Lĩnh, Lý Công Uẩn,
Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi,…
Những di tích khảo cổ học minh chứng cho nền văn hóa Đông Sơn, Hòa
Bình nổi tiếng có giá trị cao. Những lễ hội truyền thống như đền Trần, Hội Lim (Bắc
Ninh), Hội Gióng (Hà Nội), hội chùa Hương…. Là quê hương của những làn điệu
chèo, khúc ca quan họ, câu hát văn, của nghệ thuật tuồng, rối nước, âm nhạc….
Kho tàng kiến trúc, mỹ thuật độc đáo như : chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), Chùa
Keo (Thái Bình), Nhà thờ Phát Diệm, cố đô Hoa Lư (Ninh Bình), chùa Cổ Lễ (Nam
Định), Chùa Phật Tích, Chùa Tây Phương và Chùa Một Cột (Hà Nội)
+ Cơ sở vật chất: Có nhiều cửa khẩu quan trọng. Có sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội)
đã được xây dựng hiện đại, quy mô, có thể vận chuyển 2-3 triệu lượt khách/năm. Cảng
Hải Phòng. Cửa khẩu Móng Cái nằm trên tuyến đường liên vận quốc tế cả về đường
sắt lẫn đường bộ nối liền giữa Việt Nam và Trung Quốc.
 Vùng Bắc Trung Bộ

Gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
(Vùng này có 3 địa bàn trọng điểm du lịch là:


Thanh Hóa và phụ cận gắn với điểm du lịch quốc gia Thành Nhà Hồ, Lam Kinh, Bến En và đô thị du
lịch Sầm Sơn.
Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh gắn với Cửa Lò, Kim Liên, Đồng Lộc, cửa khẩu Cầu Treo, núi Hồng sông Lam, Xuân Thành…
Quảng Bình - Quảng Trị gắn với Phong Nha - Kẻ Bàng, biển Cửa Tùng - Cửa Việt, đảo Cồn Cỏ, cửa
khẩu Lao Bảo và hệ thống di tích chiến tranh chống Mỹ)

-

Tài nguyên du lịch Tự Nhiên:

+ núi, đèo: Bạch Mã, Bà Nà, đèo Hải Vân, đèo Ngang, bán đảo Sơn Trà, Đèo Hải Vân
+ sông hồ: Phá Tam Giang, đầm Cầu Hai, sông Hương, Vịnh Nam Ô, (Huế), sông Hàn
(Đà Nẵng).
+ biển: Cửa Tùng (Quãng Trị), Bãi đã nhảy (Quảng Bình), bãi tắm Thuận An, Lăng Cô
(Huế), Non Nước, Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), Cửa Đại (Quảng Nam)…
-

Tài nguyên dl Nhân Văn

+ Tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, trong đó có nhiều di sản thế giới so với
các vùng du lịch trong cả nước: Cố Đô Huế, phố cổ Hội An,thánh địa Mỹ Sơn, nhã
nhạc cung đình Huế…
+ Lễ hội mang tính cung đình như hội lễ Tế Giao, hội Hổ Quyền (Huế). lễ hội
tưởng nhớ thành hoàng ở Phò Trạch, Thái Dương; lễ hội tưởng niệm vị tổ sư ngành
dệt, ngành rèn, ngành kim hoàn...
+ Ca múa nhạc:

Mang đậm sắc thái riêng, thể hiện sự giao lưu văn hoá giữa Bắc và Nam, giữa văn
hoá Việt và văn hoá Chăm Pa, văn hoá Khơme Nam Bộ
Loại hình nghệ thuật nhã nhạc cung đình Huế đã được công nhận là Di sản của
nhân loại.
+ món ăn :cầu kỳ kiểu cung đình; Các món ăn dân dã được ưa chuộng như nước
mắn Ô Nam, yến sào Cù Lao Chàm, mứt gừng Đức Phổ, mạch nha Thi Phổ, bún bò
Huế, cơm hến, chè Huế...
+ Nghề thủ công truyền thống:
Quảng Bình :nón Ba Đồn và các hàng mây tre đan.
Huế : nón bài thơ, các hàng đúc, chạm trổ, điêu khắc tinh vi.
Người Hương Trà có nghề dệt vóc, sa, lĩnh, gấm trừu cải hoa, nghề làm mũ với các
hình thêu đính các hạt vàng, bạc, hổ phách...
Đà Nẵng :sản phẩm điêu khắc đá Ngũ Hành Sơn.
Hội An với nghề làm đèn lồng, chạm khắc gỗ...
+ Di sản văn hoá thời Nguyễn: Tử Cấm Thành. Lăng tẩm, cảnh quan xung quanh
Huế, di tích dọc sông Hương, khu nhà vườn.


 Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
Gồm các tỉnh Quảng Nam, TP. Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh
Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
(Vùng này có 3 địa bàn trọng điểm du lịch là:
Đà Nẵng - Quảng Nam gắn với Sơn Trà, Hải Vân, Hội An, Mỹ Sơn…
Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa gắn với các bãi biển Phương Mai, Đầm Ô Loan, vịnh Nha Trang,
Cam Ranh…
Bình Thuận gắn với biển Mũi Né, đảo Phú Quý…)

-

Tài nguyên nhân Văn:


+ Di sản văn hoá Chăm: Mỹ Sơn (cố đô Chăm Pa), Trà Kiệu, bảo tàng Chăm, đô thị cổ
Hội An (cảng Chăm).
+ Di sản văn hoá các dân tộc ít người: A Lưới, A Sầu, Hương Hoá, (Quãng Trị), Cụm
đền chùa Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng).
+ Các di tích chống Mỹ cứu nước: Vĩnh mốc, Hiền Lương Đường 9, đường mòn Hồ
Chí Minh, nghĩa trang Trường Sơn (Quãng Trị). Các sân bay: Phú bài, Nước mặn,
Chun Lai…
+ Thành phố, đô thị cổ: Huế, Hội An, thánh địa Mỹ Sơn là những – di sản văn hoá thế
giới.
-

Tài nguyên DLTN:

+ phát triển dl biển đảo: ở Đà Nẵng, Nha Trang, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phan
Thiết…
+
 Vùng Tây Nguyên
(các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.)
( Vùng này có 3 trọng điểm du lịch là:
Thành phố Đà Lạt gắn với hồ Tuyền Lâm, Đan Kia - Suối Vàng.
Đắk Lắk gắn với vườn quốc gia Yokđôn và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Gia Lai - Kon Tum gắn với cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Măng Đen, Yaly.)

-

TNDL Tự nhiên:

+ Đắk Lắk có thác Thủy Tiên và những hồ nước thơ mộng như hồ Lắk, hồ Buôn Triết,
hồ Ea Kao.

+ Có các khu rừng nguyên sinh, vườn quốc gia Yok Đôn, khu lâm viên Ea Kao.
+ Đắk Nông có phong cảnh thác hùng vĩ, có tổ chức những đêm lửa trại với tiếng cồng
chiêng và rượu cần.


+ Dòng Sêrepok tạo nên nhiều thác ghềnh đẹp, thác Gia Long và thác Dray Nur. Ngoài
ra còn có thác Diệu Thanh, Ba Tầng, Dray Sáp hay còn gọi là thác Khói
+ Thác Xung Khoeng, thác Phú Cường ở huyện Chư Sê. Nhiều con suối đẹp như suối
Đá Trắng, suối Mơ và các danh thắng khác như bến đò "Mộng" trên sông Pa, Biển
Hồ (hồ Tơ Nưng) trên núi mênh mông và phẳng lặng. Núi Hàm Rồng cao 1.092m mà
đỉnh là miệng của một núi lửa đã tắt. (ở Gia Lai)
+ Có núi Ngoc Linh, khu rừng nguyên sinh Chư Môn Ray, Sa Thầy, khu du lịch Đắk
Tre ở huyện Kon Plông, suối nước nóng Đắk Tô.
- TNDL Nhân Văn: Có nhà tù Kon Tum, ngục Đắk GLei, đường mòn Hồ Chí
Minh, chiến trường Đắk Tô - Tân Cảnh.
 Vùng Đông Nam Bộ
Gồm TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình
Phước, Tây Ninh.
(Vùng này có 3 trọng điểm du lịch:
Thành phố Hồ Chí Minh gắn với khu rừng sác Cần Giờ và hệ thống di tích lịch sử văn hóa nội thành.
Tây Ninh gắn với cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, núi bà Đen, hồ Dầu Tiếng.
Thành phố Vũng Tàu gắn với Long Hải, Phước Hải, Côn Đảo.)

-

Tài nguyên dl tự nhiên:

+Rừng Nam Cát Tiên cách thành phố Hồ Chí Minh 160km về phía Bắc.
+ Vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên từ năm 1984 và
được công nhận là vườn quốc gia từ năm 1993: với nhiều loại cây gỗ quý như bời lời,

lát hoa, sao đen, cẩm thi, thiên niên kiện, săng đào, dầu lá bóng…
+ Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ còn gọi là Rừng Sác (là một quần thể gồm các loài
động, thực vật rừng trên cạn và thuỷ sinh). UNESCO đã công nhận đây là khu dự trữ
sinh quyển thế giới với hệ động thực vật đa dạng độc đáo điển hình của vùng ngập
mặn
+ Bên cạnh đó các khu du lịch sinh thái khác của vùng: VQG Xa Mát ( Tây Ninh),
VQG Bù Gia Mập (Bình Phước).
-

Tài nguyên nhân văn.

+Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách
Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng tây – bắc
+ Đền tưởng niệm Bến Dược - Củ Chi ( là khu vực tưởng niệm những anh hùng của Việt Minh
và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh
Việt Nam.)

+Nhà tù Côn Đảo: nơi đây thời Pháp thuộc đã giam giữ những nhân vật cộng sản và
những người ái quốc chống lại chính phủ thuộc địa.


+ Tòa Thánh Tây Ninh( là một cụm công trình gồm nhiều kiến trúc tôn giáo của đạo
Cao Đài, nằm trên địa phận xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh)
+ di tích văn hóa lịch sử khác: Khu lưu niệm Bác Hồ (Bến Nhà Rồng), Dinh Thống
Nhất, chùa Thích Ca Phật Đài(Bà Rịa - Vũng Tàu), đền thờ Nguyễn Tri Phương (Đồng
Nai), Trung Ương Cục (R) (Tây Ninh),…
+ Lễ hội: Lễ hội Nghinh Ông -Vũng Tàu (16 – 18/8 AL)là một trong những lễ hội
được Bộ văn hoá Thông tin và Tổng cục Du lịch chọn trong 15 lễ hội lớn của cả nước
năm 2000.
+ Mười tám thôn Vườn Trầu (TP HCM),làng sơn mài Trương Bình Hiệp (Bình

Dương), làng Gốm Sứ (Bình Dương), làng gốm và làng Bưởi ven sông Đồng Nai,…
 Vùng Tây Nam Bộ
Gồm các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc
Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang và TP. Cần Thơ.
( 4 trọng điểm du lịch:
Tiền Giang - Bến Tre gắn với du lịch miệt vườn Thới Sơn.
Cần Thơ - Kiên Giang gắn với biển đảo Phú Quốc, Hà Tiên.
Đồng Tháp - An Giang gắn với Tứ giác Long Xuyên, vườn quốc gia Tràm Chim.
Cà Mau gắn với U Minh - Năm Căn - mũi Cà Mau.)

- Tài nguyên dl tự nhiên
+ Có các khu dự trữ sinh quyển ở Cà Mau – Kiên Giang, các vườn quốc gia nổi tiếng
(U Minh Hạ, U Minh Thượng, Phú Quốc…);
+ Ccó núi rừng, biển đảo và hang động ở An Giang, Hà Tiên – Phú Quốc (Kiên
Giang), Cà Mau; có nhiều sân chim, chợ nổi trên sông được bình chọn ở top đầu cả
nước …
- Tài nguyên Dl nhân văn: đờn ca tài tử, văn hóa Khmer, du lịch tâm lịch (Lễ
hội Bà chúa Xứ ở An Giang lễ hội dừa, hoa kiểng ở Bến Tre…
+ nhà cổ Huỳnh Thủy Lệ ở thị xã Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp
-

ẩm thực: kẹo dừa bến tre,

Câu 6: đặc điểm của TNDL
-Một là, tài nguyên du lịch rất đa dạng.
-Hai là, tài nguyên du lịch có tính hấp dẫn. Đây là đặc trưng bản chất nhất của tài
nguyên du lịch.
-Ba là, tài nguyên du lịch có tính độc quyền. Dù là tài nguyên tự nhiên hay văn hoá,
chúng đều có đặc tính riêng và là yếu tố riêng có, yếu tố đặc thù của một vùng đất nào
đó. Tính đặc thù càng cao thì sức hấp dẫn của chúng càng lớn.



-Bốn là, tài nguyên du lịch có tính mùa vụ. Đặc điểm này bị chi phối bởi điệu kiện địa
hình, vị trí địa lý...
-Năm là, tài nguyên du lịch là không thể di chuyển về vị trí địa lý. Trên thực tế, tại một
số nơi, để tăng thêm sự hấp dẫn khách du lịch, người ta mô phỏng một số tài nguyên
cụ thể nào đó. Tuy nhiên, các công trình mô phỏng hoặc các tác phẩm nghệ thuật được
tái hiện không thể có giá trị như tài nguyên gốc và không thể thay thế được tài nguyên
gốc.
-Sáu là, tài nguyên du lịch cố đặc tính dễ bị tổn thất do các yếu tố khách quan và chủ
quan (tác động của mưa, bão, lụt, độ ẩm không khí hoặc sự tàn phá của con người...).
-Bảy là, tài nguyên du lịch có tính biến hoá, thay đổi'trong quá trình phát triển chung
của xã hội. Đặc điểm này được thể hiện rõ đối với tài nguyên văn hoá vô hình.
-Tám là, tài nguyên du lịch cố thể là kết quả của lao động sáng tạo. Các tài nguyên du
lịch mới có thể được hình thành và phát triển theo trình độ khoa học công nghệ, phát
triển kinh tế của một quốc gia, một vùng nào đó.
Câu 7: Tác động của du lịch đến TNDL
-

Tác động của Du Lịch đến Tài nguyên Biển:

+ Tích cực: Du lịch là phương tiện quảng bá, giới thiệu
Chất lượng môi trường được cải thiện khi được nhà nhà chức trách quan
tâm, và quản lí nghiêm ngặt…
+ Tiêu cực: Lượng khách đông, dẫn đến tình trạng xả rác bừa bãi, ô nhiễm biển.
Ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới biển( Ví dụ: ở Cù Lao Chàm: dãy san hô
dần mất đi…)
-

Tác động đến tài nguyên rừng:


-

Tác động đến tài nguyên du lịch nhân văn:

+ Các di tích lịch sử
+ Các lễ hội
+ các tài nguyên khác

Đại loại giống phần biển nên các chế tự chém nhé!



×