Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Du lịch Việt Nam - vận hội và thách thức potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.88 KB, 5 trang )

Du lịch Việt Nam - vận hội và
thách thức

Đôi nét về du lịch thế giới những năm gần đây
Ngày nay trên thế giới, du lịch đã trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến, là
cầu nối hữu nghị, phương tiện gìn giữ hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia, dân
tộc. Du lịch hiện được coi là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển
với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớ
n về
nhiều mặt mà nó đem lại. Tất cả các chuyên gia kinh tế toàn cầu đều công nhận du
lịch chính là một "con gà đẻ trứng vàng" cho mọi quốc gia, ngành công nghiệp
không khói này hàng năm đã mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ, tạo sức bật cho
nhiều quốc gia trên thế giới. Hãy thử nhìn vào một con số thống kê để thấy sức
tăng trưởng mạnh mẽ của ngành kinh tế đặc biệ
t này: chỉ tính từ năm 1995 trở lại
đây, con số khách du lịch nước ngoài trên toàn cầu tăng lên từng năm: 1995 là 545
triệu người, 2000: 636 triệu người, 2003: 691 triệu người và năm 2004 là 760 triệu
người, chiếm tỷ lệ 11% dân số thế giới. Ta hãy làm một phép tính đơn giản, nếu
mỗi vị khách du lịch nước ngoài chi phí tối thiểu khoảng 500 USD cho chuyến đi
của mình thì doanh thu của ngành du lịch toàn cầu năm 2004 đã là 380 tỷ USD,
quả là một con số ấn tượng!
Top 10 điểm đến thu hút nhiều du khách nhất thuộc về những quốc gia, vùng lãnh
thổ có nhiều danh lam thắng cảnh, nền văn hóa phong phú hay trung tâm thời
trang, thương mại, tài chính nổi tiếng thế giới. Năm 2004, Pháp với nhiều danh lam
thắng cảnh, nền văn hóa phong phú tiếp tục thu hút nhiều du khách nhất với 75,1
triệu người, tăng 0,1% so với năm 2003 (75 triệu). Tây Ban Nha xếp thứ hai v
ới
53,6 triệu du khách, tăng 5% so với năm 2003 (51,8 triệu). Sau sự kiện khủng bố
11.09.2001, du khách đến Mỹ giảm hẳn, nhưng đã thu hút được khách trở lại thời
gian gần đây. Năm 2004, số du khách đến Mỹ đạt 46,1 triệu, tăng 12% so với năm
2003, đây cũng là con số cao nhất trong 3 năm sau sự kiện khủng bố. Xếp sau Mỹ


là quốc gia đông dân nhất thế giới với 41,8 triệu du khách, tăng 27% so với năm
2003 (33 triệu). Đất nước của thành Rome, tháp Pisa nổi tiếng cũng thu hút khá
nhiều du khách đến tham quan với 37,1 triệu khách, nhưng giảm 6,4% so với năm
2003 (39,6 triệu). Vương quốc Anh xếp thứ 6 với 27,7 triệu khách, tăng 12% so
với năm 2003. Hồng Kông, trung tâm tài chính, mua sắ
m của châu Á, đã đón 21,8
triệu khách, tăng 40% so với năm 2003 (15,5 triệu). Ba vị trí còn lại thuộc về
Mexico với 20,6 triệu khách (2003: 18,7 triệu khách), Đức: 20,1 triệu du khách
(2003: 18,4 triệu), Áo: 19,4 triệu khách (2003: 19,1 triệu).
Đông Nam Á cũng là điểm đến thú vị đối với du khách mọi nơi. Ngành du lịch của
khu vực này đã gặt hái được những thành quả bước đầu đáng khích lệ và là bệ
phóng để cất cánh trong tương lai. Năm 2004, có kho
ảng 43,8 triệu du khách đến
các nước Đông Nam Á; trong đó Malaysia dẫn đầu với khoảng 16 triệu du khách
và mục tiêu trong năm 2005 là 17 triệu. Thái Lan xếp vị trí thứ hai với gần 10 triệu
du khách, tiếp theo là Singapore: 8,3 triệu du khách, Indonesia với khoảng 5,5 triệu
du khách. Việt Nam xếp vị trí thứ 5 trong khu vực với gần 3 triệu du khách.
Du lịch Việt Nam
Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam thì năm 2004 được coi là năm thành công khi lần
đầu tiên du lịch Việt Nam lậ
p kỷ lục thu hút được 2,9 triệu khách quốc tế, tăng
19% so với 2003. Trong quý I năm 2005, lượng du khách nước ngoài đến Việt
Nam cũng đã tăng gần 23% so cùng kỳ năm 2004, đạt 900.000 khách. Việt Nam hy
vọng sẽ thu hút được 3,2 triệu du khách nước ngoài trong năm 2005.
Bà Võ Thị Thắng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết, năm 2005, Nhà
nước sẽ dành 550 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư cơ sở h
ạng tầng du lịch, hướng tới mục tiêu
đón khoảng 18 triệu lượt khách du lịch trong năm và thu hút lượng khách dự kiến
trong những năm tiếp theo. Cũng bắt đầu từ năm 2005, Việt Nam sẽ là một trong
số những nước châu Á và châu Phi được Tổ chức Du lịch Thế giới chọn làm thí

điểm Dự án mô hình Xóa đói giảm nghèo qua du lịch, trị giá 1,6 tỷ USD bằng
nguồn vốn tài trợ của t
ổ chức này.
Những thành tích là kết quả của sự nỗ lực không mệt mỏi của ngành du lịch Việt
Nam. Từ năm 1990 đến nay, du lịch nước ta đã có bước phát triển vượt bậc. Khách
quốc tế tăng hơn 10 lần, từ 250 nghìn lượt năm 1990 lên 2,63 triệu lượt năm 2002
và 2,93 triệu lượt năm 2004, tăng 20,5% so với năm 2003. Khách nội địa tăng 13
lần, từ một triệ
u lượt năm 2000 lên 13 triệu lượt năm 2002 và 14,5 triệu lượt năm
2004, tăng 11,5% so với năm 2003. Thu nhập từ du lịch tăng trung bình
23,8%/năm (năm 1991 là 2.240 tỷ đồng, năm 2002 đạt 23.500 tỷ đồng, năm 2004
đạt 26.000 tỷ đồng). Đây là mức tăng trưởng cao so với du lịch các nước trong khu
vực và thế giới
Cả nước hiện có hơn 74.300 phòng khách sạn. Phương tiện vận chuyển du lịch dần
được hiện đại hóa. Một số khu du lịch, sân gôn, công viên và cơ sở vui chơi giải trí
được đưa vào hoạt động, đáp ứ
ng nhu cầu của khách và nhân dân. Với cơ sở vật
chất - kỹ thuật du lịch như vậy, nước ta đủ điều kiện đón hàng triệu khách quốc tế
và nội địa, phục vụ chu đáo các hội nghị quốc tế lớn. Cơ chế, chính sách phát triển
du lịch, văn bản quy phạm pháp luật về du lịch từng bước được hình thành và hoàn
thiện, tạo môi trường cho du lịch phát tri
ển, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về
du lịch. Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2010 được
phê duyệt và đang triển khai thực hiện. Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động du
lịch ngày càng rõ nét. Du lịch phát triển đã góp phần tăng tỷ trọng GDP của ngành
dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân.
Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia củ
a các thành phần kinh tế với 329 doanh
nghiệp lữ hành quốc tế (trong đó có 123 doanh nghiệp nhà nước, 206 doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế khác) và 2.462 doanh nghiệp lữ hành nội địa (trong

đó có 88 doanh nghiệp nhà nước, 581 công ty cổ phần, 1.730 công ty trách nhiệm
hữu hạn và 63 doanh nghiệp tư nhân). Tính đến thời điểm hiện nay, hoạt động du
lịch đã tạo ra hơn 700 nghìn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho nhiều tầng lớp dân
cư, nhấ
t là thanh niên, phụ nữ .
Chính phủ đã ban hành quy định miễn visa song phương với một số nước và đơn
phương cho Nhật Bản và Hàn Quốc, đang triển khai miễn visa cho một số nước
khác. Đây là giải pháp chủ động, tích cực trong bối cảnh an ninh hiện nay để thu
hút khách du lịch. Nhờ vậy, các tiềm năng, thế mạnh về du lịch của đất nước đã
được khai thác tốt hơn, tă
ng khả năng hợp tác và cạnh tranh. Ngành du lịch đã phối
hợp liên ngành và địa phương khôi phục và tổ chức thành công các lễ hội truyền
thống, các sự kiện lịch sử, văn hóa lớn của đất nước (như riêng năm 2004 đã tổ
chức thành công các lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, 50 năm ngày
ký Hiệp định Geneva, Lễ hội Đền Hùng, Lễ hội hoa
Đà Lạt, SEA Games 22 ).
Tuy đạt được những kết quả cơ bản, tích cực nêu trên, nhưng ngành du lịch còn
bộc lộ những hạn chế, yếu kém cần khắc phục. Đó là, chất lượng sản phẩm du lịch
chưa cao, loại hình du lịch chưa phong phú, độc đáo, chưa đậm đà bản sắc dân tộc
Việt Nam; giá cả đắt hơn so với một số nước khu vực, nh
ất là cước phí vận chuyển
hàng không, nên khả năng cạnh tranh yếu. Sự đa dạng và chất lượng của sản phẩm
du lịch, cách thức tổ chức sản phẩm du lịch trọn gói còn hạn chế, chưa có tính
chuyên nghiệp cao Những điều đó làm cho du lịch Việt Nam ít lợi thế cạnh tranh
so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Tính đặc thù của sản phẩm ở từng doanh
nghiệp chưa rõ nét, lợi thế của mỗi vùng, mỗi địa phương chưa được khai thác và
phát huy triệt để. Sản phẩm du lịch Việt Nam vì thế chưa thật đa dạng cả bề rộng
lẫn chi
ều sâu. Con số gần ba triệu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2004
còn quá khiêm tốn nếu so với con số 760 triệu khách du lịch nước ngoài của toàn

cầu .
Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, nạn khủng bố, dịch bệnh, thiên tai
gây nhiều lo ngại cho khách du lịch tại nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả những
nước phát triển, thì Việt Nam đang nổi lên như
một điểm đến an toàn, mới lạ,
không kém phần hấp dẫn Thế nhưng tại sao du khách vẫn ít tìm đến Việt Nam
hơn các nước lân cận hoặc có đến thì cũng ít khi trở lại lần thứ 2, thứ 3 còn người
trong nước thì lại thích ra nước ngoài du lịch hơn. Vì sao vậy?
Phải chăng, đó là vì ta còn thiếu một tầm nhìn chiến lược, thiếu "cái riêng", cái
khiến chúng ta hấp dẫn hơn du lịch các n
ước khác? Ông bà ta thường nói, "biết
người biết ta, trăm trận trăm thắng", trong thế trận du lịch này, ta đã thực sự biết rõ
mình và hiểu người hay chưa? Thế mạnh của ta là gì, là du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng với cảnh đẹp thiên nhiên, là du lịch thể thao, lịch sử, văn hoá hay mua sắm
hay học tập
Phải chăng, là do sự đầu tư cho ngành du lịch còn quá dàn trải, thiếu tập trung,
khoanh vùng trọng đi
ểm, dẫn đến tình trạng ngành ngành làm du lịch, thậm chí nhà
nhà làm du lịch, thiếu tính chuyên nghiệp, các sản phẩm du lịch của các địa
phương vì thế mà na ná giống nhau, thiếu tính sáng tạo? Người ta đang nói đến
những "cơn sốt" lễ hội trải dài từ Nam chí Bắc với những hoạt động giống hệt
nhau: cũng là những show ca nhạc lớn, diễu hành, múa hát trên đường phố, là chợ
đêm, là ẩm thực, là trình diễn thờ
i trang, là sân khấu hoá lịch sử địa phương tất
cả, từ năm này sang năm khác, từ nơi này đến nơi khác cũng chỉ có bấy nhiêu thôi,
ai đã tham dự một lần hẳn cũng chẳng còn hứng thú quay lại lần thứ hai
Phải chăng, ta đang thiếu một chiến lược tiếp thị, quảng bá du lịch một cách thông
minh và hiệu quả, những cách thức đã tiến hành vừa qua vừ
a nghèo nàn vừa thiếu
tính sáng tạo và chủ động. Quảng bá du lịch không thể chỉ dừng lại ở việc tham dự

những hội chợ triển lãm quốc tế với những gian hàng lèo tèo, đơn sơ, những buổi
trình diễn thời trang áo dài, nghệ thuật ẩm thực như cách mà chúng ta vẫn đang
làm. Người ta quảng bá cho ngành du lịch của đất nước mình bằng tất cả các
phương tiện trong đó, đ
iện ảnh giữ vai trò thật quan trọng, ngành du lịch Trung
Quốc đã đạt được những thành công ngoài dự kiến khi những bộ phim của những
đạo diễn nổi tiếng Trương Nghệ Mưu, Trần Khải Ca được đông đảo khán giả trên
toàn thế giới hâm mộ. Các nhà làm phim Việt Nam đã đóng góp được gì cho sự
phát triển của ngành du lịch nước nhà? Câu trả lời hẳn ai cũng rõ!
Thông điệp nhân ngày du lịch thế giới năm 2005 của Tổng thư ký Tổ chức Du lịch
Thế giới là: "Du lịch và giao thông vận tải: Tưởng tượng c
ủa Jules Verne đã trở
thành hiện thực trong thế kỷ 21", trong đó nhấn mạnh, giao thông vận tải là
phương tiện không thể thiếu đối với ngành du lịch. Thế nhưng, tình hình giao
thông của Việt Nam hiện nay đang là một trở ngại lớn kìm hãm sự phát triển của
ngành du lịch. Xin nêu một ví dụ nhỏ, từ TP.HCM, du khách muốn tắm biển phải
mất đến 3 tiếng đồng hồ hoặc hơn (n
ếu kẹt xe) mới ra đến Vũng Tàu, nơi chỉ cách
thành phố có hơn 100 cây số, vượt qua chặng đường này, ngay cả người trong
nước còn thấy ngần ngại, huống hồ là du khách nước ngoài!
Còn rất nhiều điều cần phải làm ngay nếu muốn du lịch Việt Nam thật sự trở thành
"con gà đẻ trứng vàng". Chừng nào chưa tìm được câu trả lời xác đáng cho hàng
hoạt vấn đề trên thì chừng đ
ó, tiềm năng sẽ mãi ngủ yên dưới dạng tiềm năng, cơ
hội sẽ mãi chỉ là cơ hội để mà rồi lại trôi qua trong tiếc nuối! Hy vọng, ngành du
lịch Việt Nam sẽ thật sự chuyển mình, không để cho một lần nữa cơ hội lại tuột
khỏi tầm tay
Thu Thủy


×