Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

chính sách dân tộc của nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.93 KB, 12 trang )

Đề Tài: Chính sách dân tộc: Thực trạng hỗ trợ vật nuôi cho hộ nghèo người
dân tộc thiểu số ở tỉnh đắk lắk.
I. Mở đầu
- Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc thống nhất (54 dân tộc). Dân tộc Kinh
chiếm 87% dân số còn lại là dân tộc ít người phân bố rải rác trên địa bàn cả
nước.
- Do điều kiện tự nhiên, xã hội và hậu quả của các chế độ áp bức bóc lột trong
lịch sử nên trình độ phát triển kinh tế - văn hóa giữa các dân tộc còn chênh lệch,
khác biệt. Đây là một đặc trưng hết sức quan trọng nhằm thực hiện bình đẳng,
đoàn kết dân tộc ở nước ta.
- Tính cố kết dân tộc hòa hợp dân tộc trong một cộng đồng thống nhất đã trở
thành truyền thồng của dân tộc Việt Nam xuất hiện rất sớm, gắn liền cuộc đấu
tranh chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc, và xây dựng đất nước.
Hình thái cư trú xen kẽ giữa các dân tộc ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Các
dân tộc không có lãnh thổ riêng, không có nền kinh tế riêng. Và sự thống nhất
giữa các dân tộc và quốc gia trên mọi mặt của đời sống xã hội ngày càng được
củng cố.
- Cùng với nền văn hóa cộng đồng mỗi dân tộc trong gia đình các dân tộc Việt
Nam có đời sống văn hóa mang bản sắc riêng, góp phần làm phong phú thêm
nền văn hóa của cả cộng đồng.
1. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta
- Quan điểm chung:
Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân tộc và thực tiễn lịch
sử đấu tranh cách mạng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam cũng như dựa vào
tình hình thế giới hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã luôn luôn coi vấn đề dân tộc
và xây dựng khối đại đoàn kết có tầm quan trọng đặc biệt.
Trong mỗi thời kỳ cách mạng, Đảng và Nhà nước coi việc giải quyết đúng đắn vấn
đề dân tộc là nhiệm vụ có tính chiến lược nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, cũng
như tiềm năng riêng của từng dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân
tộc và đưa đất nước quá độ lên CNXH.
- Những chính sách cụ thể:


+ Phát triển kinh tế hàng hóa ở các vùng dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện và
đặc điểm từng vùng, từng dân tộc. Đảm bảo cho đồng bào dân tộc khai thác được
thế mạnh của địa phương để làm giàu cho mình và góp phần vào xây dựng và bảo
vệ tổ quốc.
1


+ Tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết và đấu tranh kiên cường của các dân tộc
vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, chống tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi.
Nghiêm cấm các hành vi miệt thị dân tộc, và chia rẽ dân tộc.
+ Tôn trọng lợi ích, truyền thống văn hóa, ngôn ngữ tập quán, tín ngưỡng của đồng
bào các dân tộc, từng bước nâng cao dân trí đồng bào các dân tộc, nhất là dân tộc
thiểu số ở vùng cao, hải đảo.
+ Tăng cường, bồi dưỡng đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc ít người để phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội miền núi, đồng thời giáo dục tinh thần đoàn kết, hợp tác cho cán
bộ các dân tộc.
Như vậy, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta mang tính toàn diện, tổng
hợp tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do đó, chính sách dân tộc còn mang
tính nhân đạo, bởi vì nó không bỏ sót một dân tộc nào, nó tôn trọng quyền làm chủ
của con người và quyền tự quyết của các dân tộc. Mặt khác, nó nhằm phát huy nội
lực của mỗi dân tộc kết hợp với sự giúp đỡ có hiệu quả của các dân tộc anh em
trong cả nước.
2. kết quả thực hiện chính sách dân tộc hiện nay.
Chính sách dân tộc được ban hành nhằm mục tiêu thực hiện triệt để quyền bình
đẳng mọi mặt giữa các dân tộc, tạo những điều kiện cần thiết để xóa bỏ tận gốc sự
chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc ít người và đông
người, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, vùng cao tiến kịp vùng thấp, làm cho tất cả
các dân tộc đều có cuộc sống ấm no hạnh phúc, đều phát triển về mọi mặt, đoàn kết
giúp nhau cùng tiến bộ, cùng làm chủ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đồng
chí Giàng Seo Phử-Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân

tộc khẳng định: Với quan điểm đường lối của Đảng, cùng với tiềm lực của đất
nước ngày càng mạnh lên nên chưa bao giờ vùng miền núi, dân tộc lại nhận được
sự quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước như hiện nay. Thống kê của Ban chỉ đạo
các chương trình giảm nghèo quốc gia cho biết: chỉ tính riêng giai đoạn 2006-2010,
ngoài Chương trình 135 giai đoạn II, Chính phủ đã ban hành 15 Nghị định, 72
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 29 Quyết định của các Bộ, ngành nhằm giải
quyết những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất và đời sống của đồng bào dân
tộc thiểu số theo từng lĩnh vực. Nhìn chung, hệ thống chính sách được ban hành
tương đối đầy đủ, toàn diện trên các lĩnh vực đã có tác động rất lớn đến các sự phát
triển kinh tế-xã hội khu vực miền núi, dân tộc. Kinh tế-xã hội vùng miền núi, dân
2


tộc đã có bước tăng trưởng khá, ổn định; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng
sản xuất hàng hóa, góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu xóa đói giảm
nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn đã giảm từ 47% năm 2006 xuống
còn 28,8% cuối năm 2010. Thông qua việc thực hiện hệ thống chính sách dân tộc,
bộ mặt nông thôn-miền núi đã có sự thay đổi rõ rệt. Sự nghiệp y tế, giáo dục, thông
tin truyền thông, phát thanh-truyền hình phát triển nhanh chóng; tỷ lệ trẻ trong độ
tuổi đi học đạt 95%; khống chế và thanh toán được các dịch bệnh chủ yếu như: sốt
rét, bướu cổ; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm nhanh; đời sống vật chất và tinh thần
của đồng bào ngày càng phong phú, bản sắc văn hóa được phục hồi và phát triển;
giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, biên giới quốc gia được đảm bảo,
khối đại đoàn kết dân tộc được tăng cường và củng cố. Theo số liệu tổng hợp của
Ủy ban Dân tộc thì một số nội dung chính sách đã được thực hiện đạt được kết quả
cao, đó là: Hỗ trợ về nhà ở được 373.400 ngôi nhà, đạt 111% kế hoạch với chất
lượng nhà đảm bảo, đủ tiêu chuẩn 3 cứng: cứng nền, cứng vách và cứng mái. Với
mức hỗ trợ bình quân của Nhà nước từ 7-10 triệu, nhiều gia đình đã đầu tư thêm và
vay mượn của người thân đã xây được ngôi nhà khang trang, kiên cố với giá trị từ
20-30 triệu đồng. Về đất ở, các địa phương đã hỗ trợ được 1.552 ha cho 71.713 hộ,

đạt 82% kế hoạch. Đối với đất sản xuất, tổng diện tích đã hỗ trợ là 27.763 ha cho
85.563 hộ. Vùng Đông Nam bộ có tỷ lệ hoàn thành cao nhất so với kế hoạch, đạt
98% số hộ và 88% diện tích. Chính sách trợ giá, trợ cước các mặt hàng thiết yếu
phục vụ sản xuất và đời sống được thực hiện hiệu quả, đảm bảo đúng đối tượng với
các nội dung: giống, phân bón, muối Iốt, dầu hỏa thắp sáng, giấy vở học sinh. Với
những chính sách đã được thực thi, nhất là Chương trình 135, Quyết định 134, 167,
từ Bắc vào Nam, đồng bào đều ghi nhận đây là những chương trình đầu tư hiệu quả
nhất, hợp lòng dân nhất. Tuy vậy, cũng theo tổng kết của Ủy ban Dân tộc, nhiều
các chính sách đặc thù dành cho vùng dân tộc, miền núi chưa hoàn thành kế hoạch
mà nguyên nhân chủ yếu là do nguồn vốn được cấp thiếu và do những khó khăn
nội tại đặc thù tại khu vực này. Chẳng hạn như Chương trình 135 giai đoạn II, vốn
đầu tư hỗ trợ trong 5 năm bình quân đạt 5,2 tỷ đồng/xã và 0,65 tỷ đồng/thôn trong
khi nhu cầu đầu tư, hỗ trợ bình quân mỗi xã khoảng 20 tỷ đồng và mỗi thôn, bản từ
3-5 tỷ đồng. Chính sách hỗ trợ đất sản xuất theo Quyết định 134 của Thủ tướng
Chính phủ được triển khai tại 43 tỉnh trong cả nước, nhưng do thiếu quỹ đất nên tại
khu vực Bắc Trung Bộ chỉ đạt 61% kế hoạch về số hộ và 54% về diện tích; thấp
nhất là vùng Đông Bắc, chỉ đạt 34% số hộ và 38% diện tích. Hay như chính sách
hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn vay vốn phát triển sản xuất theo
Quyết định 32/2007/QĐ-TTg và Quyết định 126/2008/QĐ-TTg, từ năm 20082010, ngân sách TW mới bố trí gần 677 tỷ đồng, đạt 49,2% nhu cầu vay, với số
lượng hộ được vay chỉ đạt 28,1%. Tương tự với Chương trình định canh định cư,
hàng năm, ngân sách TW mới bố trí đạt 21% nhu cầu vốn kế hoạch đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt dẫn đến tình trạng thiếu vốn thanh toán đối với những
3


công trình đã thực hiện, những công trình thực hiện dở dang phải đối mặt với nguy
cơ bị xuống cấp. Một số địa phương không có vốn thanh toán cho các nhà thầu có
khối lượng hoàn thành đã tạo ra những khó khăn, bức xúc cho địa phương… Phát
triển toàn diện kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn vùng đồng
bào dân tộc và miền núi là chủ trương nhất quán, là mục tiêu của Đảng và Nhà

nước ta trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Phó Thủ tướng
Thường trực Nguyễn Sinh Hùng tại Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số
Việt Nam lần thứ nhất (tháng 5/2010) đã phát biểu nhấn mạnh: đầu tư cho vùng
miền núi, dân tộc không chỉ là tình cảm, trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ, là sự đền
ơn đáp nghĩa của cả nước đối với vùng căn cứ địa của cách mạng trong những năm
tháng chiến tranh. Vùng miền núi, dân tộc nước ta, nhất là các xã, thôn, bản đặc
biệt khó khăn chủ yếu nằm ở những nơi trọng yếu thuộc khu vực biên giới, nơi
vùng sâu, vùng xa hẻo lánh, ít được thụ hưởng các thành quả phát triển đất nước,
dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo hòng gây mất ổn định về an ninh, chính
trị. Đây cũng là vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước. Theo tiêu chí mới, tỷ lệ
hộ nghèo của cả nước là 20% thì tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số lên tới
60%. Do vậy, ngoài việc thực hiện chính sách giảm nghèo chung cho cả nước, nhất
thiết phải có chính sách đầu tư phát triển cho vùng này. Theo kiến nghị của Ủy ban
Dân tộc, bên cạnh việc tiếp tục thực hiện những chính sách đã có về hỗ trợ đất ở,
đất sản xuất, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số, cho
vay vốn phát triển sản xuất, hỗ trợ định canh, định cư, xây dựng trung tâm cụm
xã… cần phải chú trọng xây dựng những chính sách đặc thù có thời hạn từ 5-10
năm như: chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; chính sách dạy nghề,
khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế đào tạo và sử dụng lao động là
người dân tộc thiểu số tại chỗ; chính sách đối với địa bàn vùng cao núi đá, thiếu
đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt, khu vực biên giới nhằm giải quyết cơ bản tình
trạng tranh chấp đất đai trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là tại khu vực
Tây Nguyên, Tây Nam bộ, đẩy nhanh tốc độ phát triển, giảm khoảng cách giữa các
vùng miền, dân tộc. Tuy nhiên, theo đồng chí Giàng Seo Phử, Bộ trưởng, Chủ
nhiệm Ủy ban Dân tộc, các chính sách khi xây dựng phải xuất phát từ tâm tư,
nguyện vọng của đồng bào chứ không phải các cơ quan quản lý cấp trên tự “vẽ” ra.
Đồng thời Chính phủ cần tăng mức đầu tư, hỗ trợ, cấp đủ vốn để hoàn thành các
mục tiêu của chính sách. Một bài học kinh nghiệm cần được tham khảo vì đã
chứng minh tính đúng đắn trong thời gian vừa qua đó là phải có sự phân định vùng
khó khăn để đưa ra những chính sách phù hợp. Nếu như trước đây, thực hiện chính

sách dân tộc theo cách “dễ làm trước, tiến dần đến những vùng khó khăn hơn” thì
nay phải lựa chọn những nơi khó nhất, nghèo nhất để tập trung ưu tiên đầu tư hỗ
trợ trước. Sự đổi mới cách làm như vậy sẽ góp phần rất lớn hạn chế khoảng cách
chênh lệch, phân hóa giàu-nghèo trong xã hội mà người nghèo chủ yếu rơi vào
đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở nơi vùng sâu, vùng xa.
4


II. Thực trạng hỗ trợ vật nuôi cho hộ nghèo người dân tộc thiểu số ở tỉnh đắk
lắk.
1.

Mục đích:

Tạo sự chuyển biến mạnh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo
đồng bào dân tộc thiểu số, thuộc các huyện nghèo, đảm bảo đến năm 2020 ngang
bằng với các huyện, tỉnh khác trong khu vực. Theo hướng sản xuất hàng hóa, khai
thác tốt các thế mạnh ở địa phương. Để giúp họ thoát nghèo cải thiện đời sống cho
họ một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Ngoài ra có thể cho mọi người hiểu rõ hơn về tình trạng thực hiện chính sách dân
tộc hiện nay của nhà nước ta như thế nào..? khi thực hiện chính sách dân tộc cụ thể
là áp dụng vào tỉnh đắk lắk để có thể thực hiện và cải thiện những gì chưa làm
được, và phát huy những gì đã đạt được từ trước tới nay. Từ đó chúng ta có được
sự nhìn nhận đúng đắn hơn về chính sách dân tộc của nhà nước ta, tránh các tình
trạng thực hiện mà không được hiểu quả, lãng phí tài nguyên sức lực, kinh phí của
nhà nước.
Tình trạng chung
Tập trung xóa đói giảm nghèo
2.


Đắk Lắk hiện có 47 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó các dân tộc thiểu số
(DTTS) chiếm khoảng 33% dân số của tỉnh. Nhìn chung đời sống của bà con đồng
bào DTTS còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng còn thiếu, nhất là vùng sâu vùng xa.
Trước thực trạng trên, nhiều chương trình, chính sách dành cho đồng bào dân tộc
thiểu số được tỉnh tập trung thực hiện đã tạo ra những thay đổi rõ rệt về cơ sở hạ
tầng, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế vùng đồng bào DTTS. Trong đó, đáng chú ý
là nhóm chính sách phát triển kinh tế-xã hội theo lĩnh vực, theo ngành đã góp phần
quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho đồng bào. Đơn cử
như chính sách cho vay vốn theo Quyết định 54 của Thủ tướng Chính phủ, sau 3
năm (2012-2015), tổng số hộ được vay 2.153 hộ, với tổng dư nợ 14 tỷ đồng đã
giúp các hộ dân tập trung đầu tư vốn vào sản xuất có hiệu quả, nhiều hộ đã thoát
được đói, giảm được nghèo. Hay chính sách hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 67 và
167 của Thủ tướng Chính phủ, đã hỗ trợ cho 367 hộ nghèo làm nhà với tổng kinh
phí là 11,9 tỷ đồng. Bên cạnh đó, việc xây dựng các mô hình giảm nghèo, công tác
dạy nghề và giải quyết việc làm cũng được các địa phương quan tâm. Toàn tỉnh đã
xây dựng mô hình giảm nghèo cho 350 hộ, đào tạo nghề cho 11.542 người, giải
quyết việc làm cho 41.800 người, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực nông
thôn từ 7% năm 2011 xuống còn 5,5% năm 2015. Song song với đó là các chương
5


trình đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất được triển khai có hiệu quả, trong 5 năm
(2011-2015), đã xây dựng được 650 công trình hạ tầng thiết yếu; hỗ trợ phát triển
sản xuất cho 87.601 hộ nghèo; tổ chức 18 lớp tập huấn cho 1.497 học viên là cán
bộ cấp xã và 40 lớp cho 2.466 học viên là đối tượng cộng đồng; duy tu bảo dưỡng
74 công trình hạ tầng như đường giao thông nông thôn, thủy lợi, trường học…
Hiện nay, trên địa bàn các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn của tỉnh cơ bản không
còn tình trạng đói giáp hạt; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 17,39% xuống còn 10,02%. Có
thể khẳng định thông qua việc thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc tạo
điều kiện cho bà con DTTS được hỗ trợ về vốn, cây, con giống, kiến thức, khoa

học kỹ thuật…, từng bước thay đổi tư duy, tập quán canh tác, sản xuất manh mún
lạc hậu lâu nay của bà con.

Dạy nghề trồng và chăm sóc cà phê cho đồng bào dân tộc thiểu số xã Cuôr
Những năm gần đây, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai có hiệu quả nhiều chương trình,
chính sách của Nhà nước cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số như: Chương trình
135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt
khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn bản đặc biệt khó khăn; Chương
trình hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, nước sinh hoạt; Chương trình hỗ trợ định
canh định cư…, góp phần nâng cao đời sống đồng bào và đảm bảo an ninh trên địa
6


bàn.
Từ các nguồn vốn khác nhau, đã ưu tiên đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để phát
triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ vậy, đến nay, 100%
số xã trên địa bàn tỉnh đã có đường ô tô đến trung tâm xã, 90% xã và 70% số
hộ đồng bào được sử dụng điện, 100% xã có trạm y tế…
Riêng trong năm 2016, tỉnh đã chi hơn 79 tỷ đồng xây dựng và sửa chữa 65 công
trình hạ tầng thiết yếu cho các xã đặc biệt khó khăn; thực hiện hỗ trợ đất ở, đất
sản xuất, nước sinh hoạt cho gần 8.000 hộ; triển khai 8 dự án ổn định dân di cư,
bố trí ổn định nơi ở cho 1.700 hộ; tạo điều kiện cho 639 hộ được vay vốn với
tổng dư nợ hơn 5 tỷ đồng…
Cơ cấu cây trồng, vật nuôi vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều chuyển biến
tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 37,7%...
Còn nhiều vướng mắc cần tháo gỡ
Mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu, nhưng tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào
DTTS còn cao so với trung bình chung; công tác xóa đói, giảm nghèo còn thiếu
bền vững… Một trong những nguyên nhân là do chính sách đầu tư cho vùng đồng
bào DTTS còn mang tính nhiệm kỳ, còn chồng chéo về đối tượng, địa bàn hưởng

thụ. Mặt khác, các chính sách hầu hết mang tính hỗ trợ, chưa có chính sách đầu tư
trọng điểm nên hiệu quả không cao và thiếu bền vững. Trong khi cũng có nhiều
chính sách được kỳ vọng cao nhưng nguồn vốn không đáp ứng dẫn đến kéo dài
thời gian thực hiện, hiệu quả thấp, thậm chí gây lãng phí. Bên cạnh đó, năng lực tổ
chức thực hiện của một số cấp ủy, chính quyền còn yếu, chưa đáp ứng được yêu
cầu nhiệm vụ về công tác dân tộc trong thời kỳ mới nên việc thực hiện thiếu tập
trung và dàn trải…

7


Đồng bào dân tộc thiểu số huyện Buôn Đôn được hỗ trợ giống cây
ăn quả để trồng xen canh nâng cao hiệu quả sản xuất.
Theo ông Y Thông Khăm Niê Kdăm, Chủ tịch UBND xã Krông Na, huyện Buôn
Đôn, chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo nhiều nhưng phân tán, chưa tạo động lực về
sinh kế cho hộ nghèo vươn lên; nhiều chương trình có mức hỗ trợ thấp dẫn đến
hiệu quả không cao. Mặt khác, vẫn còn thiếu chính sách hỗ trợ kịp thời cho các hộ
mới thoát nghèo để bảo đảm mục tiêu thoát nghèo bền vững. Để các chính sách
dân tộc mang lại hiệu quả thiết thực thì cần hạn chế việc hỗ trợ trực tiếp cho người
nghèo mà thay vào đó bằng chính sách hỗ trợ có điều kiện gắn với đối tượng, địa
bàn và thời gian thụ hưởng nhằm tăng cơ hội tiếp cận chính sách và khuyến khích
sự tích cực, chủ động tham gia của người nghèo; tập trung nguồn lực cho vùng
trọng điểm, vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao… Ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch
UBND tỉnh cho rằng, để khắc phục những hạn chế nêu trên, thời gian tới Ủy ban
dân tộc cần rà soát lại các chính sách đã ban hành để điều chỉnh, bổ sung cho phù
hợp, chủ động đề ra các giải pháp để thực hiện đạt hiệu quả tốt hơn, đồng thời tăng
cường việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện và công tác tuyên truyền nâng cao
nhận thức…

8



3. Thực trạng cụ thể về hỗ trợ bò cho gia đình hộ nghèo người dân tộc thiểu số
ở tỉnh đắk lắk
-

-

-

Tỉnh đắk lắk là một tỉnh thuộc khu vực tây nguyên, vùng có nhiều dân tộc anh
em sinh sống và định cư, nơi đây cũng gặp nhiều khó khăn về kinh tế, vì là
một tỉnh ở vùng sâu vùng xa giao thông đi lại khó khăn, dẫn đến kinh tế chậm
phát triển văn hóa còn lạc hậu. Nhưng nhờ vào sự quan tâm của nhà nước
hiện nay tỉnh đắk lắk cũng đã phát triển hơn, số hộ nghèo đã được giảm đáng
kể so với trước. Hàng năm đều có chính sách của nhà nước, ngân sách chi vào
tỉnh đắk lắk với kinh phí lên tới hàng trục tỉ đồng. Cụ thể hơn gần đây vào
năm 2013 nhà nước thực hiện trao tặng bò cho người dân tộc thiểu số thuộc
diện hộ nghèo để họ có vốn vươn lên thoát nghèo. Nhà nước ta đã gặt hái
được nhiều thành công với mô hình này, nhiều gia đình đã vực dậy và thoát
khỏi cảnh nghèo đói, xây được nhà và cải thiện được đời sống. Nhưng bên
cạnh những thành công đó đa số các hộ đều không biết tận dụng cơ hội và
thiếu kỹ năng chăm sóc cho bò nên bò bị chết, hay không phát triển và không
đạt được hiệu quả kinh tế. Rồi nghèo lại hoàn nghèo, mặc dù đã tốn nhiều
công sức, và chi phí ngân sách của nhà nước nhưng lại không thành công và
không đạt được kết quả như mong muốn.
Ưu điểm: với việc nhà nước thực hiện chính sách dân tộc đã góp phần vào
việc phát triển đất nước một cách đồng đều hơn, cuộc sống ở miền núi đặc
biệt là người dân tộc thiểu số đã có sự cải thiện và đời sống được nâng cao
hơn trước, trước những việc làm đó họ cũng hiểu hơn về sự quan tâm của

đảng và nhà nước và cũng đã cố gắng hơn trong phát triển kinh tế, cũng như
lòng tin sự lãnh đạo của đảng và nhà nước được tăng cường. Nhận thức và đời
sống ngày càng được nâng cao, thậm chí có nhiều người dân tộc thiểu số đã
được tiếp xúc và áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Nhiều người
là cán bộ nhà nước được đứng trong hàng ngũ lãnh đạo của đảng nhà nước.
Và điều đáng mừng hơn là nhiều hộ gia đình nhờ sự giúp đỡ từ chính sách nhà
nước đã vươn lên thoát nghèo bền vững, bước đầu đánh dấu cho sự thành
công, tính tích cực của chính sách dân tộc hiện nay.
Nhược điiểm: tuy nhiên bên cạnh sự thành công đó thì vẫn còn có sự bất cập
và tiêu cực trong thực hiện chính sách dân tộc. Trước hết là sự tiêu cực từ các
cán bộ thực hiện chính sách không nhiệt huyết với công việc, chỉ thực hiện
qua loa, không nghiên cứu đi sâu vào thực tiễn. Thậm chí có nhiều cán bộ đã
rút cả kinh phí để tư lợi riêng cho mình, nên vẫn chưa đạt được nhiều kết quả
tốt trong việc xóa đói giảm nghèo.
Trong việc thực hiện chính sách dân tộc nước ta vẫn còn thiếu hụt trầm trọng
tính khoa học và chưa mang tính triệt để, đối với người dân tộc thiểu số hiểu
biết của họ vẫn có nhiều hạn chế nên khi nhà nước trao tặng bò cho họ thì vẫn
9


chưa biết cách chăm sóc để bò phát triển, có hộ gia đình sau khi nhận bò về đã
giết để làm thịt, còn có hộ thì nuôi không lớn, ngoài ra do bò được tặng để
làm giống không có chất lượng vì bò quá gầy, hoặc quá già. Không có khả
năng phát triển, không có hiệu quả trong trong kinh tế.
4. Trường hợp cụ thể của chính sách
Chúng ta có thể hiểu rõ hơn qua các trường hợp cụ thể dưới đây:
Gia đình anh nông văn phước huyện eka, tỉnh đắk lắk, anh là người dân tộc tày là
một gia đình thuộc hộ nghèo, gia đình anh gặp rất nhiều khó khăn về vật chất với
thu nhập dưới trung bình của huyện. Vào năm 2013 anh đã được nhà nước hỗ trợ
một con bò, để có thể cải thiện đời sống. Anh tâm sự, là anh rất vui mừng và biết

ơn nhà nước đã hỗ trợ gia đình anh, để gia đình anh có vốn có thể cải thiện đời
sống ra đình. Sau 3 năm gia đình anh đã có được 3 con bò. Đến nay gia đình anh
đã xây được nhà, cuộc sống gia đình được cải thiển, hiện tại gia đình anh đã thoát
nghèo. Khi chính quyền xuống điều tra kết quả gặp ra đình a, a tỏ ra rất biết ơn, và
gửi lời cảm ơn sâu sắc đến đảng và nhà nước. Nhờ vậy mà gia đình anh mới được
như ngày hôm nay và giờ gia đình anh phước đã có thu nhập trên khá với nguồn
vốn có được từ việc bán bò, đời sống gia đình anh đã được cải thiện không còn gặp
nhiều khó khăn như trước và lo được đầy đủ cho con ăn học.
Nhưng bên cạnh sự thành công ấy cũng có những thất bại, cũng trong huyện đó có
một gia đình cũng được tặng bò nhưng nhận bò về một thời gian thì bán, vì không
biết cách chăm sóc. Đó là gia đình anh đinh hai. Người dân tộc jarai, hiện tại gia
đình anh vẫn như ngày xưa, chưa thể thoát nghèo mặc dù đã được nhà nước trao
tặng bò như gia đình anh phước. Anh đinh hai nói khi mang bò về cũng cho ăn
uống đầy đủ nhưng một thời gian sau bò bị bệnh không khỏi nên đành phái bán với
giá thấp. Ngoài hai hộ trên có hộ thì nhận được bò quá già không có khả năng sinh
sản nên phải giết thịt.
Từ các sự việc trên cho thấy ưu nhược điểm của chính sách dân tộc ta vẫn chưa
hoàn thiện và tối ưu nhất. Mặc dù có một số gia đình biết tận dụng cơ hội nhưng
một số gia đình thì không biết cách để tẩn dụng nó. Như vậy vừa tốn ngân sách
nhà nước vừa chưa thể giúp dân thoát nghèo và từ đó chúng ta có thể thấy được
vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong việc cung cấp bò giống và thực hiện chính sách
dân tộc của nhà nước ta.
Khi được cán bộ chính sách hỏi thì một số hộ gia đình trả lời một cách vui vẻ rất
hài lòng với những chính sách của nhà nước, đó là những hộ tận dụng được cơ hội
và vươn lên thoát nghèo thành công từ chính sách của nhà nước. Nhưng bên cạnh
đó đa số hộ vẫn chưa hài lòng, vì cảm thấy không công bằng khi nhận được những
10


con bò quá gầy không thể phát triển, hay quá nhỏ và già không còn khả năng sinh

sản. Ngoài ra khi nhận được bò không có tiền hỗ trợ làm chuồng, tiền giống, không
được trang bị những kiến thức cơ bản về chăm sóc bò nên cũng gặp rất nhiều khó
khăn trong việc chăn nuôi và để cho bò phát triển.
5. Kiến nghị bản thân
theo em từ các trường hợp trên em có kiến nghị nên phát triển nghề công tác xã hội
phải gắn với việc xây dựng các đề án, chính sách theo hướng đa mục tiêu, dài hạn,
đa lĩnh vực và giảm đầu mối quản lý; chú trọng hơn vào các chính sách đầu tư phát
triển nguồn nhân lực, phát triển sinh kế bền vững, ứng dụng khoa học – công nghệ
vào sản xuất; đối với những vùng khó khăn cần có các dự án trọng điểm để bảo
đảm tập trung nguồn lực thực hiện chính sách; xây dựng và ban hành quy chuẩn cụ
thể về ưu tiên và tính đặc thù trong từng chính sách đối với vùng dân tộc và miền
núi.
đối với các dân tộc thiểu số ở miền núi họ còn lạc hậu chưa biết áp dụng khoa học
kỹ thuật vào trong sản suất, vì vậy việc trao tặng bò cho họ thì đồng thời chúng ta
nên mở một lớp bồi dưỡng về kiến thức chăn nuôi bò, và cách phát triển thế nào
cho hợp lý, và một tháng sẽ có cán bộ xuống hướng dẫn xem tình trạng nuôi bò
như thế nào..? và nên hỗ trợ tiền làm chuồng, phối giống để họ có thể giải quyết
được những khó khăn trước mắt, về mặt tư tương phải giúp họ hiểu được tầm quan
trọng của việc phát triển kinh tế, thay đổi suy nghĩ mang bò về là để làm thịt.
Còn trong việc thực hiện chính sách cần những cán bộ tâm huyết với nghề và biết
yêu thương đồng bào, tránh tình trạng tham nhũng rút ngân quỹ chính sách, để đảm
bảo việc thực hiện chính sách có hiểu quả hơn.
III. kết luận.
xã hội của các dân tộc là nền tảng để tăng cường đoàn kết và thực hiện quyền bình
đẳng dân tộc, là cơ sở để từng bước khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển
giữa các dân tộc. Do đó, chính sách dân tộc còn mang tính cách mạng và tiến bộ,
đồng thời còn mang tính nhân đạo, bởi vì, nó không bỏ sót bất cứ dân tộc nào,
không cho phép bất cứ tư tưởng khinh miệt, kỳ thị, chia rẽ dân tộc; nó tôn trọng
quyền làm chủ của mỗi con người và quyền tự quyết của các dân tộc. Mặt khác, nó
còn nhằm phát huy nội lực của mỗi dân tộc kết hợp với sự giúp đỡ có hiệu quả của

các dân tộc anh em trong cả nước.
Nhận thức đúng đắn bản chất, nội dung, tính chất của chính sách dân tộc có ý
nghĩa quyết định tới việc định hướng và đổi mới các biện pháp thực hiện chính
sách dân tộc, làm cho chính sách dân tộc đi vào cuộc sống.

11


Việc thực hiện chính sách dân tộc là rất cần thiết, nó không chỉ để phát triển kinh tế
và thể hiện sự bình đẳng, mà còn thể hiện sự quan tâm của đảng và nhà nước đối
với đồng bào dân tộc trên khắp mọi miền đất nước nói chung và tỉnh đắk lắk nói
riêng. Từ đó cũng cho chúng ta hiểu được sự quan tâm của đảng đối với đồng bào
dân tộc thiểu số cũng như đối với đồng bào cả nước.

Một số Tài liệu tham khảo
/> /> /> /> />
12



×