Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

THI THỬ NHÓM hóa học bắc TRUNG NAM lần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.17 KB, 4 trang )

HÓA HỌC BẮC TRUNG NAM

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017 – 2018
Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút
(Đề thi có 4 trang; 40 câu trắc nghiệm)
ĐỀ LẦN 2 – Ngày thi: 13/01/2018
Biên soạn: Võ Minh Ngọc
Mã đề thi 002

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27;
S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137.
Câu 1: Crom(VI) oxit có màu
A. lục thẫm.
B. lục xám.
C. đỏ thẫm.
D. da cam.
Câu 2: Este nào sau đây có mùi hoa hồng?
A. Isoamyl axetat.
B. Geranyl axetat.
C. Etyl axetat.
D. Benzyl axetat.
Câu 3: Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là
A. Cr.
B. W.
C. Pb.
D. Os.
Câu 4: Công thức hóa học của thạch cao sống là
A. CaSO4.H2O.
B. CaSO4.
C. CaCO3.


D. CaSO4.2H2O.
Câu 5: Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại polisaccarit?
A. Glucozơ.
B. Fructozơ.
C. Saccarozơ.
D. Xenlulozơ.
Câu 6: Anilin không có tính chất nào sau đây?
A. Là chất lỏng không màu ở điều kiện thường. B. Dung dịch anilin không làm đổi màu quỳ tím.
C. Tạo kết tủa khi phản ứng với nước brom.
D. Hầu như không tan trong nước, nhẹ hơn nước.
Câu 7: Cho m gam kim loại X (có hóa trị không đổi) tác dụng vừa đủ với 8,064 lít Cl2 (đktc), thu được
32,04 gam muối. Kim loại X là
A. Al.
B. Mg.
C. Zn.
D. K.
Câu 8: Axit oleic có công thức hóa học là
A. C15H31COOH.
B. C17H31COOH.
C. C17H33COOH.
D. C17H35COOH.
Câu 9: Phân bón nào sau đây thuộc loại phân lân?
A. (NH2)2CO.
B. K2SO4.
C. Ca(H2PO4)2.
D. NaNO3.
Câu 10: Chất nào sau đây thuộc loại dẫn xuất của hiđrocacbon?
A. C6H6.
B. H2CO3.
C. HCN.

D. HCOOH.
Câu 11: Các khí nào sau đây gây ra hiện tượng mưa axit?
A. CO2 và SO2.
B. SO2 và N2.
C. SO2 và NO2.
D. NO2 và CO2.
Câu 12: Polime nào sau đây không chứa nguyên tố nitơ trong thành phần phân tử?
A. Poliacrilonitrin.
B. Nilon-7.
C. Nilon–6,6.
D. PVC.
Câu 13: Để phân tích định tính các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ, người ta thực hiện thí nghiệm được
mô tả như hình vẽ:
Hợp chất hữu cơ và CuO

Bông trộn CuSO4 khan

Dung dịch Ca(OH)2
Thí nghiệm trên dùng để xác định định tính những nguyên tố nào có trong hợp chất hữu cơ?
A. C và H.
B. C và O.
C. H và N.
D. C và N.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các hiđrocacbon thơm đều không làm mất màu nước brom.
B. Các amino axit là các hợp chất hữu cơ đa chức.
C. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
D. Các ancol đa chức đều hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường.
Trang 1/4 - Mã đề thi 002



Câu 15: Thủy phân hoàn toàn 9 gam este đơn chức, mạch hở X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được
10,2 gam muối. Tên gọi của X là
A. etyl fomat.
B. metyl axetat.
C. metyl fomat.
D. etyl axetat.
Câu 16: Cho dãy các chất: HNO3, Zn(OH)2, NaCl, (NH4)2CO3, KHS, Al, Fe(NO3)2, KHSO4. Số chất
trong dãy vừa tác dụng được với dung dịch NaOH, vừa tác dụng được với dung dịch HCl là
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 7.
Câu 17: Thủy phân hoàn toàn 44,3 gam chất béo X trong dung dịch KOH vừa đủ, thu được m gam
glixerol và 48,1 gam muối. Giá trị của m là
A. 4,6.
B. 13,8.
C. 9,2.
D. 18,4.
Câu 18: Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử?
to
to
 Na2CO3 + CO2 + H2O.
 Al2O3 + 3H2O.
A. 2NaHCO3 
B. 2Al(OH)3 
C. K2O + H2SO4 (dung dịch) 
D. Ca + 2H2O 
 K2SO4 + H2O.
 Ca(OH)2 + H2.

Câu 19: Đun nóng hỗn hợp X gồm ancol metylic, ancol etylic, ancol isopropylic với H2SO4 đặc ở 140oC.
Số ete tối đa thu được là
A. 3.
B. 6.
C. 8.
D. 12.
Câu 20: Hòa tan 48 gam hỗn hợp X gồm Al4C3 và CaC2 vào nước dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn, thu được 15,6 gam kết tủa và thoát ra V lít khí (đktc). Giá trị của V là
A. 13,44.
B. 20,16.
C. 26,88.
D. 22,40.
Câu 21: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Đốt bột nhôm nguyên chất trong không khí.
(b) Ngâm thanh thép vào dung dịch giấm ăn.
(c) Ngâm thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
(d) Cho lá kẽm nguyên chất vào dung dịch chứa H2SO4 và CuSO4.
Các thí nghiệm không xảy ra ăn mòn điện hóa là:
A. (a), (b).
B. (c), (d).
C. (b), (d).
D. (a), (c).
Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp gồm benzen, toluen và xilen cần vừa đủ V lít O2 (đktc), thu
được CO2 và m gam H2O. Hệ thức liên hệ giữa m, V, a là
45
15
15
45
A. m 
B. m  V  36a.

C. m 
D. m  V  36a.
V  48a.
V  48a.
28
28
28
28
Câu 23: Tiến hành lên men 108 gam glucozơ, thu được m gam ancol etylic và V lít khí CO2 (đktc). Hấp
thụ hoàn toàn lượng CO2 sinh ra vào 1 lít dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chỉ chứa 77,8 gam
hỗn hợp muối. Hiệu suất quá trình lên men là
A. 83,3%.
B. 50,0%.
C. 66,7%.
D. 75,0%.
Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn m gam ancol no, đơn chức, mạch hở X, thu được CO2 và 8,64 gam H2O.
Hấp thụ hoàn toàn lượng CO2 trên vào 140 ml dung dịch Ba(OH)2 2M, thu được 47,28 gam kết tủa. Mặt
khác, đun nóng X với H2SO4 đặc ở 170oC, thu được anken Y. Giá trị của m là
A. 7,36.
B. 7,68.
C. 5,12.
D. 11,04.
 Cl 2 ,t o
 Br2  KOH
 KOH dö
Câu 25: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Cr  X 
 Y  Z.
Biết X, Y, Z là các hợp chất của crom. Hai chất X và Z lần lượt là
A. CrCl2 và KCrO2.
B. CrCl3 và K2Cr2O7.

C. CrCl2 và K2CrO4.
D. CrCl3 và K2CrO4.
Câu 26: Đun nóng hỗn hợp axit cacboxylic X và ancol Y (xúc tác H2SO4 đặc), thu được este đơn chức,
mạch hở Z. Hiđro hóa hoàn toàn a mol Z cần dùng a mol H2 (xúc tác Ni, đun nóng), thu được este T có
công thức phân tử C4H8O2. Số công thức cấu tạo của Z thỏa mãn là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 27: Cho 4,2 gam Fe vào V ml dung dịch chứa HNO3 0,12M và Cu(NO3)2 0,16M. Sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,89 gam hỗn hợp kim loại và thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất
của N+5). Giá trị của V là
A. 160.
B. 180.
C. 250.
D. 300.
Câu 28: Cho 0,3 mol amino axit no, mạch hở X (chỉ chứa nhóm –COOH và –NH2) tác dụng vừa đủ với
300 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, cô
cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 85,95 gam rắn. Công thức của X là
A. H2NC3H5(COOH)2. B. (H2N)2C2H3COOH. C. H2NC2H3(COOH)2. D. (H2N)2C3H5COOH.
Trang 2/4 - Mã đề thi 002


Câu 29: Để phân biệt bốn lọ dung dịch bị mất nhãn, một học sinh cho từ từ dung dịch Ba(HCO3)2 vào
từng mẫu thử. Kết quả thí nghiệm được ghi lại trong bảng sau:
Dung dịch
Hiện tượng
X
Có kết tủa trắng xuất hiện.
Y

Có khí thoát ra.
Z
Có khí thoát ra và xuất hiện kết tủa.
T
Không có hiện tượng gì xảy ra.
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Ca(NO3)2, HCl, H2SO4, NaOH.
B. H2SO4, HCl, NaOH, Ca(NO3)2.
C. NaOH, HCl, H2SO4, Ca(NO3)2.
D. NaOH, H2SO4, HCl, Ca(NO3)2.
Câu 30: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm 28,08 gam hỗn hợp X gồm Al và FeO, sau một thời gian thu
được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch KOH dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn
hợp rắn Z và thoát ra 4,032 lít H2 (đktc). Hòa tan hoàn toàn Z trong dung dịch HNO3 dư, thu được 0,22
mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là
A. 50%.
B. 60%.
C. 75%.
D. 80%.
Câu 31: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. Rắc bột lưu huỳnh lên thủy ngân.
B. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
C. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3.
D. Đun sôi nước có tính cứng toàn phần.
Câu 32: Hai chất X, Y là hai hexapeptit mạch hở, đồng phân cấu tạo của nhau, đều tạo từ Gly, Ala, Val.
Thủy phân không hoàn toàn hỗn hợp E gồm a mol X và a mol Y. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu
được 41,32 gam hỗn hợp F gồm 0,03 mol Gly–Gly–Gly; 0,02 mol Ala–Ala–Ala; 0,01 mol Val–Gly; 0,02
mol Ala–Gly; 0,01 mol Val–Ala; x mol Gly; y mol Ala; z mol Val. Giá trị của a là
A. 0,02.
B. 0,03.
C. 0,04.

D. 0,05.
Câu 33: Cho các phát biểu sau:
(a) Xenlulozơ trinitrat được dùng để chế tạo thuốc súng không khói.
(b) Axit glutamic được dùng làm thuốc hỗ trợ thần kinh.
(c) Cao su là loại vật liệu polime có tính dẻo.
(d) Trimetylamin là chất khí, có mùi khai, tan nhiều trong nước.
(e) Dung dịch phenol làm quỳ tím hóa đỏ.
(f) Axit axetic tan vô hạn trong nước.
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 34: Cho từ từ dung dịch H2SO4 0,2M vào dung dịch chứa Ba(AlO2)2 0,1M và Ba(OH)2 0,2M. Khối
lượng kết tủa (m gam) phụ thuộc vào thể tích dung dịch H2SO4 (V ml) theo đồ thị sau:
m
15,54
a

0

250

450

V

Giá trị của a là
A. 13,21.
B. 12,43.

C. 11,65.
D. 13,98.
Câu 35: Hai chất X và Y là hai anđehit mạch hở, trong đó X đơn chức và Y hai chức. Đốt cháy hoàn toàn
m gam hỗn hợp E gồm X, Y và ankin Z cần vừa đủ 0,27 mol O2, thu được 5,824 lít CO2 (đktc) và 2,16
gam H2O. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn m gam E, thu được 5,48 gam hỗn hợp F. Dẫn F qua bình đựng
Na dư, thu được 5,88 gam muối. Cho m gam E tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư,
khối lượng kết tủa thu được là
A. 33,46 gam.
B. 39,88 gam.
C. 40,32 gam.
D. 36,00 gam.
Trang 3/4 - Mã đề thi 002


Câu 36: Điện phân 100 gam dung dịch MSO4 32,2% (M là kim loại có hóa trị không đổi) bằng dòng điện
một chiều có cường độ 5A (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung
dịch). Sau thời gian t giây, nước chưa bị điện phân đồng thời ở hai điện cực và tại catot thu được 10,4
gam kim loại M. Sau thời gian 2t giây, tổng thể tích khí thoát ra ở cả hai điện cực là 6,272 lít (đktc). Giá
trị của t là
A. 6948.
B. 5790.
C. 6176.
D. 7720.
Câu 37: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch FeSO4.
(b) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Fe(NO3)3.
(c) Thổi khí NH3 qua bột Al2O3 nung nóng.
(d) Nhiệt phân AgNO3.
(e) Điện phân nóng chảy NaCl (điện cực trơ).
(f) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 dư.

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 38: Hòa tan hoàn toàn 12,08 gam hỗn hợp X gồm Mg, FeCO3, Cu(OH)2 trong 100 gam dung dịch
HNO3 23,94%, thu được dung dịch Y chỉ chứa m gam muối và thoát ra 1,792 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm
CO2 và NO, có tỉ khối so với He là 10,125. Cô cạn Y rồi nung hỗn hợp muối thu được trong chân không
tới khối lượng không đổi, thu được (m – 19) gam rắn. Nồng độ phần trăm của Cu(NO3)2 trong Y có giá trị
gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 7,0.
B. 8,7.
C. 6,5.
D. 5,3.
o

 Y (xt H 2SO 4 ,t )
 O2
 H2
 CO

T.
Câu 39: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: CH 4 
 X 
 Y 
 Z 

xt
Ni, t o
xt, t o


Biết X, Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất Y là ancol etylic.
(b) Nhiệt độ sôi tăng dần theo thứ tự: X < Y < Z < T.
(c) Phân tử khối của T là 88.
(d) Dung dịch bão hòa của X được gọi là fomalin.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 40: Hỗn hợp E gồm ba este X, Y, Z (MX < MY < MZ) đều no, mạch hở, trong phân tử có không quá
hai liên kết . Đốt cháy hoàn toàn 8,88 gam E, thu được 0,39 mol CO2 và 0,34 mol H2O. Mặt khác, thủy
phân hoàn toàn 8,88 gam E trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp F gồm hai ancol và hỗn hợp
G gồm hai muối. Dẫn F qua bình đựng kali dư, sau phản ứng thấy có khí thoát ra và khối lượng bình tăng
5,17 gam. Nung G với vôi tôi xút dư, thu được 2,016 lít hỗn hợp khí (đktc). Phần trăm khối lượng của X
trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 7.
B. 8.
C. 9.
D. 10.
-------HẾT-------

Trang 4/4 - Mã đề thi 002



×