Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Thơ Nôm tứ tuyệt từ Hồ Xuân Hương đến Trần Tế Xương (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.82 KB, 110 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NÔNG VĂN MƢU

THƠ NÔM TỨ TUYỆT TỪ HỒ XUÂN HƢƠNG
ĐẾN TRẦN TẾ XƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Thái Ngun, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NÔNG VĂN MƢU

THƠ NÔM TỨ TUYỆT TỪ HỒ XUÂN HƢƠNG
ĐẾN TRẦN TẾ XƢƠNG

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Ngô Gia Võ

Thái Nguyên, năm 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Thái Ngun, tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Nông Văn Mƣu

i


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn trân trọng Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau
Đại học, các giảng viên Khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
cùng gia đình, bạn bè đã động viên, tạo điều kiện cho tôi trong thời gian học
tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và cảm ơn sâu sắc đến TS. Ngô
Gia Võ, người đã hết sức tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tơi trong q trình nghiên
cứu và hồn thành luận văn này.
Thái Ngun, tháng 9 năm 2017
Tác giả

Nông Văn Mƣu

ii


MỤC LỤC
Trang

TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề đề tài ..........................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................11
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................11
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................11
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................12
7. Dự kiến đóng góp của luận văn ......................................................................12
8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................13
PHẦN NỘI DUNG........................................................................................... 14
Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .......................................................... 14
1.1. Quan niệm về thơ tứ tuyệt ...........................................................................14
1.1.1. Về thuật ngữ tứ tuyệt ............................................................................... 14
1.1.2. Hình thức của một bài tứ tuyệt ................................................................ 17
1.2. Thơ Nôm tứ tuyệt trước Hồ Xuân Hương ...................................................18
1.2.1. Thơ Nôm tứ tuyệt trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi .................... 19
1.2.2. Thơ Nôm tứ tuyệt trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm... 22
1.3. Hoàn cảnh lịch sử - văn hóa - xã hội, thời đại Hồ Xuân Hương và Trần
Tế Xương ..................................................................................................23
1.3.1. Hoàn cảnh lịch sử - văn hóa – xã hội, thời đại Hồ Xuân Hương ............ 23
1.3.2. Hồn cảnh lịch sử - văn hóa – xã hội, thời đại Trần Tế Xương .............. 25
* Tiểu kết chương 1 ............................................................................................26

iii



Chƣơng 2 SỰ VẬN ĐỘNG VỀ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG TƢ
TƢỞNG TRONG THƠ NÔM TỨ TUYỆT TỪ HỒ XUÂN HƢƠNG
ĐẾN TRẦN TẾ XƢƠNG ................................................................................ 28
2.1. Quy mô số lượng .........................................................................................28
2.1.1. Quy mô số lượng thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hương ............................. 28
2.1.2. Quy mô số lượng thơ Nôm tứ tuyệt Trần Tế Xương............................... 29
2.2. Hệ thống đề tài chủ đề .................................................................................31
2.2.1. Hệ thống đề tài, chủ đề trong thơ Hồ Xuân Hương ................................ 31
2.2.2. Hệ thống đề tài chủ đề trong thơ Trần Tế Xương ................................... 33
2.3. Giá trị nội dung tư tưởng .............................................................................37
2.3.1. Giá trị nội dung tư tưởng trong thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hương ....... 37
2.3.2. Giá trị nội dung tư tưởng trong thơ Nôm tứ tuyệt Trần Tế Xương ......... 47
* Tiểu kết chương 2 ............................................................................................63
Chƣơng 3 SỰ VẬN ĐỘNG VỀ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG
THƠ NÔM TỨ TUYỆT TỪ HỒ XUÂN HƯƠNG ĐẾN TRẦN TẾ
XƯƠNG ............................................................................................................ 64
3.1. Cấu trúc bài thơ, các vấn đề về niêm, vần, luật, nhịp trong thơ Nôm tứ
tuyệt Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương .............................................. 64
3.1.1. Cấu trúc bài thơ, các vấn đề về niêm, vần, luật, nhịp trong thơ Nôm tứ
tuyệt Hồ Xuân Hương ............................................................................. 64
3.1.2. Cấu trúc bài thơ, các vấn đề về niêm, vần, luật, nhịp, kết cấu trong thơ
Nôm tứ tuyệt Trần Tế Xương .................................................................. 68
3.2. Nghệ thuật ngôn ngữ trong thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hương và Trần
Tế Xương ................................................................................................. 72
3.2.1. Nghệ thuật ngôn ngữ trong thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hương ............. 72
3.2.2. Nghệ thuật ngôn ngữ trong thơ Nôm tứ tuyệt Trần Tế Xương ............... 76
3.3. Nghệ thuật trào phúng trong thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hương và Trần
Tế Xương ..................................................................................................82

iv



3.3.1. Nghệ thuật trào phúng trong thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hương ........... 82
3.3.2. Nghệ thuật trào phúng trong thơ Nôm tứ tuyệt Trần Tế Xương ............. 86
* Tiểu kết chương 3 ............................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 100

v


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề đề tài
Diện mạo thơ tứ tuyệt từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX có một q trình phát
triển lâu dài và tồn tại ở cả hai bộ phận chữ Hán và chữ Nôm. Ở chặng đường
đầu, thơ tứ tuyệt chỉ được viết bằng chữ Hán, đến chặng sau mới xuất hiện
thơ tứ tuyệt chữ Nôm, nội dung cũng chuyển dần từ cảm quan Phật giáo sang
các vấn đề khác như chính trị, triết học và đời sống thế tục...
Khác biệt với thơ chữ Hán, bộ phận thơ tứ tuyệt chữ Nôm đã tạo nên bảng
màu sắc rực rỡ, mới mẻ cả về nội dung và hình thức nghệ thuật. Trong tiến trình
phát triển, hai tác giả tiêu biểu cho thể thơ tứ tuyệt viết bằng chữ Nôm không thể
không nhắc đến là Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương. Đây là hai tác giả có số
lượng thơ Nơm tứ tuyệt vào loại nhiều nhất trong lịch sử văn học thời kỳ Trung
đại, chứng tỏ họ đã dành nhiều tâm huyết và tài năng sáng tạo cho thể thơ này và
họ đã rất thành công khi dùng thể thơ tứ tuyệt để trào phúng.
Từ những đặc điểm nội dung và hình thức đặc thù của thể thơ tứ tuyệt,
qua việc sử dụng hiệu quả từ ngữ giản dị nhưng hàm súc của phép lặp từ, lặp
cấu trúc trong đối liên và tiểu đối, của thủ pháp tỉnh lược, các yếu tố chỉ chủ
thể, các động từ, hư từ, câu thơ tứ tuyệt có thể đạt được yêu cầu nén chặt
thông tin, để mỗi chữ đều có sức nặng tư tưởng, sức ám ảnh, góp phần tạo
nên thành cơng của các bài tứ tuyệt. Chính sự giản dị của lời thơ, sự chân

thành của tình cảm và tài năng nghệ thuật của các nhà thơ đã góp phần quan
trọng làm cho các bài thơ tứ tuyệt có được sức sống lâu bền trong tâm hồn
người đọc. Bởi vậy, thể thơ này đã được nhiều thế hệ người đọc đón nhận và
u thích.
Thơ tứ tuyệt là một thể thơ được coi là “cao diệu” trong thơ Đường
đồng thời cũng là mảng thơ thành công nhất của Hồ Xuân Hương và Trần Tế
Xương. Những sáng tác của Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương về thơ Nơm
tứ tuyệt đã đánh dấu q trình phát triển rực rỡ của thể loại thơ Nôm Đường

1


luật, khẳng định một bước tiến quan trọng của thơ ca dân tộc. Đồng thời, đây
cũng là mảng thơ quan trọng trong việc khẳng định cá tính sáng tạo và vị thế
của “Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương cũng như tài năng nghệ thuật độc
đáo của Trần Tế Xương. Vì vậy, chúng tơi nhận thấy đây là một đề tài thú vị
có thể có những đóng góp nhất định để góp phần khám phá những đặc điểm
độc đáo trong sự nghiệp sáng tác của cả hai nhà thơ.
Trong quá trình tìm hiểu, chúng tơi nhận thấy bộ phận thơ Nôm tứ
tuyệt đã xuất hiện từ thời Nguyễn Trãi và kéo dài đến hết thời kỳ trung đại,
với các tác giả lớn như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương,
Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, tạo thành một
dịng chảy riêng biệt và có những đóng góp độc đáo về phương diện nội dung
tư tưởng cũng như hình thức nghệ thuật. Qua quan sát và khảo sát bước đầu,
kết quả cho thấy hai tác giả Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương có số lượng
thơ Nơm tứ tuyệt nhiều nhất. Bên cạnh việc dùng thơ Nôm tứ tuyệt sáng tác
theo các đề tài, chủ đề truyền thống, hai tác giả này cịn dùng thơ Nơm tứ
tuyệt để trào phúng, mở ra nhữngphương diện mới về khả năng chiếm lĩnh và
phản ánh hiện thực của thơ Nôm tứ tuyệt. Đặc biệt, giá trị trào phúng trong
thơ Nôm tứ tuyệt của Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương, được hình thành từ

những điều kiện lịch sử - văn hố - xã hội đặc thù cũng như thân thế và cá
tính sáng tạo của hai tác giả. Đi tìm hiểu hành trình thơ Nơm tứ tuyệt từ Hồ
Xn Hương đến Trần Tế Xương, rất có thể ta phát hiện ra những quy luật
vận động, phát triển của thể thơ này trong giai đoạn từ cuối thế kỷ XVIII đến
đầu thế kỷ XX. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu
chun sâu về thơ Nơm tứ tuyệt của hai nhà thơ Hồ Xuân Hương và Trần Tế
Xương, để từ đó có cái nhìn tổng qt hơn và chỉ ra được những điểm tương
đồng, điểm khác biệt giữa hai tác giả, cũng như những đóng góp của họ trong
tiến trình phát triển của thơ Việt Nam thời kỳ Trung đại. Mặc dù vấn đề
nghiên cứu thơ Hồ Xn Hương và Trần Tế Xương khơng cịn là điều mới

2


mẻ, những sáng tác của họ đã có rất nhiều tác giả, nhiều cơng trình đề cập đến
nhưng tiến trình phát triển của thơ Nôm tứ tuyệt từ Hồ Xuân Hương đến thơ
Nôm tứ tuyệt Trần Tế Xương vẫn chưa trở thành đối tượng nghiên cứu chính
của bất cứ cơng trình nào. Do vậy, đề tài luận văn Thơ Nơm tứ tuyệt từ Hồ
Xuân Hương đến Trần Tế Xương sẽ tổng hợp và đánh giá tồn diện tiến
trình phát triển của thơ Nôm tứ tuyệt từ Hồ Xuân Hương đến Trần Tế Xương,
khẳng định thành tựu nghệ thuật đặc sắc của hai tác giả quan trọng này.
Người viết hi vọng luận văn này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc
nghiên cứu, giảng dạy và học tập văn học Trung đại nói chung và thơ văn Hồ
Xuân Hương cũng như Trần Tế Xương nói riêng.
2. Lịch sử vấn đề
Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương là hai nhà thơ lớn của dân tộc bởi
vậy việc sưu tầm, dịch thuật, nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của
họ là vấn đề được quan tâm chú ý nhiều năm qua. Do đó, từ đầu thế kỷ XX
đến nay đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về hai tác giả này.
2.1. Tác gia Hồ Xuân Hƣơng

Hồ Xuân Hương nổi tiếng với những sáng tác bằng chữ Nôm. Đã có
nhiều cơng trình và nhiều bài viết về thơ Hồ Xuân Hương ngay từ trước Cách
mạng, có thể kể đến những tác giả như Tản Đà, Nguyễn Hữu Tiến, Trương
Tửu, Nguyễn Văn Hanh…
Sau cách mạng tháng Tám, rất nhiều công trình nghiên cứu cơng phu
về Hồ Xn Hương đã xuất hiện. Nhà nghiên cứu Trương Tửu cho rằng: “Hồ
Xuân Hương là một thiên tài đặc biệt của Việt Nam và bình dân. Thiên tài ấy
phát hiện ra ở ba đặc tính là trữ tình, trào phúng, h nguyệt”[52, tr.78].
Theo Trương Tửu, “Trong ba đặc tính ấy cái dâm là căn bản não trạng Hồ
Xuân Hương. Hai đặc tính kia cũng nảy nở dưới ánh sáng của cái dâm đó. Ta
cũng có thể nói như thế này: cái nhãn quan độc nhất của Hồ Xuân Hương về
sự vật là một nhãn quan dâm”[52, tr.78]. Sau đó, tác giả kết luận: “Cái cười

3


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full

















×