Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Phát triển công nghiệp trên địa bàn thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ TRANG

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2016


1
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................... Error! Bookmark not defined.
LỜI CẢM ƠN ........................................................... Error! Bookmark not defined.
MỤC LỤC ...................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................ Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................ Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................4
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ................................................................4
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................6
4. Đóng góp mới của luận văn ....................................................................................7
5. Bố cục của luận văn ................................................................................................7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP ........................................................................................................8
1.1. Lý luận chung về phát triển công nghiệp .............................................................8


1.1.1. Khái niệm, phân loại, đặc trưng, vai trò của công nghiệp ................................8
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm trong phát triển công nghiệp .....................................12
1.1.3. Nội dung phát triển công nghiệp .....................................................................15
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp ..........................................17
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển công nghiệp .........................................................19
1.2.1. Thực tiễn phát triển công nghiệp ở nước ta trong thời gian qua .....................19
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp ở một số địa phương .............................20
1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Phổ Yên về phát triển công nghiệp từ một
số địa phương ............................................................................................................27
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................29
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................29
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................29
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................29


2
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin .....................................................................30
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin ....................................................................30
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích phát triển công nghiệp .....................................32
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN THỊ XÃ PHỔ YÊN ........................................................................................36
3.1. Khái quát về đặc điểm tình hình của tỉnh Thái Nguyên và thị xã Phổ Yên..............36
3.1.1. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên...............36
3.1.2. Khái quát về đặc điểm tình hình của thị xã Phổ Yên ......................................38
3.2. Thực trạng phát triển công nghiệp của Phổ Yên ................................................47
3.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng công nghiệp ....................................................47
3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế .............................................................................53
3.2.3. Năng suất lao động ..........................................................................................61
3.2.4. Hiện trạng các khu, cụm công nghiệp .............................................................63
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp tại thị xã Phổ Yên ...............66

3.3.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................66
3.3.2. Lao động và chất lượng lao động .................................................................66
3.3.3. Kết cấu hạ tầng cho phát triển công nghiệp ....................................................68
3.3.4. Tình hình phát triển kinh tế .............................................................................69
3.3.5. Cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp .....................................................70
3.3.6. Doanh nghiệp công nghiệp..............................................................................71
3.4. Đánh giá chung về phát triển công nghiệp tại Phổ Yên giai đoạn 2010-2015...72
3.4.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................72
3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ......................................................................73
Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ PHỔ YÊN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 ......................................................79
4.1. Quan điểm, định hướng mục tiêu và nhiệm vụ phát triển công nghiệp tỉnh
Thái Nguyên ..............................................................................................................79
4.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển công nghiệp ở thị xã Phổ Yên trong
thời gian tới ...............................................................................................................81
4.2.1. Định hướng phát triển công nghiệp trên địa bàn Thị xã Phổ Yên đến 2020 ..81


3
4.2.2. Mục tiêu đến năm 2020 ...................................................................................85
4.3. Những giải pháp chủ yếu phát triển công nghiệp trên địa bàn thị xã Phổ
Yên đến năm 2020 ....................................................................................................87
4.3.1. Giải pháp về quy hoạch và kế hoạch thu hút và phát triển công nghiệp ...............87
4.3.2. Giải pháp về huy động vốn .............................................................................91
4.3.3. Về ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ .......................................................93
4.3.4. Về đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp ..................................93
4.3.5. Về chính sách phát triển sản phẩm và thị trường ............................................94
4.3.6. Giải pháp về xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển công nghiệp ......................96
4.3.7. Về phát triển vùng nguyên liệu .......................................................................97
4.3.8. Giải pháp về bảo vệ môi trường ......................................................................97

4.3.9. Hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện phát triển
công nghiệp ...............................................................................................................98
4.4. Các kiến nghị đối với Trung ương và tỉnh Thái Nguyên ...................................99
4.4.1. Đối với Trung ương ........................................................................................99
4.4.2. Đối với tỉnh Thái Nguyên .............................................................................100
KẾT LUẬN ............................................................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................102
PHỤ LỤC ...............................................................................................................104


4
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Công nghiệp là một bộ phận trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân và được đánh
giá là ngành kinh tế chủ đạo. Sự phát triển của công nghiệp có ý nghĩa quan trọng,
đóng góp và tạo ra thu nhập cho đất nước, của cải cho xã hội, tích lũy vốn cho phát
triển, là động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành kinh tế
khác cùng phát triển.
Thái Nguyên là một tỉnh có nhiều lợi thế so sánh về vị trí địa lý, khí hậu, tài
nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng phong phú, nguồn nhân lực dồi dào chất lượng
cao, hệ thống kết cấu hạ tầng dần được hoàn thiện, nhất là các Khu, Cụm công
nghiệp...đã và đang có điều kiện thu hút đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn với
nhiều dự án đầu tư lớn. Nếu có chính sách phát triển chọn lọc, hợp lý các mũi nhọn
đột phá, tạo dựng môi trường đầu tư minh bạch, có định hướng khoa học, trong
tương lai gần Thái Nguyên sẽ trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và sẽ
là một trong những trung tâm kinh tế, giáo dục, đào tạo, y tế của Vùng Thủ đô và
Trung du miền núi phía Bắc. Là trung tâm kinh tế năng động và là một đầu tàu kinh
tế quan trọng của miền Bắc cũng như của cả nước Việt Nam.
Là một trong chín đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, Thị xã
Phổ Yên có vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp với các tỉnh là trọng điểm kinh tế lớn

như Hà Nội, Vĩnh Phúc,... các tuyến đường giao thông đường bộ, đường thủy,
đường sắt giúp cho việc thông thương dễ dàng, là địa phương rất có tiềm năng và là
nơi được nhiều nhà đầu tư tin chọn. Tổng diện tích đất tự nhiên là 25.886,9 ha, dân
số trên 17 vạn người [9], cho thấy nguồn lực lao động của Phổ Yên dồi dào với
trình độ lao động được ngày càng được nâng cao. Với vị thế đó, Phổ Yên là một
trong những trung tâm công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên với nhiều khu công
nghiệp cả cũ và mới xây dựng. Ngoài các dự án công nghiệp như khu công nghiệp
Nam Phổ Yên, khu công nghiệp Yên Bình,... còn có nhiều dự án về các lĩnh vực du
lịch, phát triển đô thị như: khu du lịch đồi Trinh Nữ, khu du lịch hồ Suối Lạnh, khu
đô thị mới Thái Thịnh,... và nhiều dự án khác. Hiện nay dự án Tổ hợp khu đô thị -


5
dịch vụ - công nghiệp Yên Bình đang được khẩn trương xúc tiến tại Phổ Yên và
Phú Bình, là tiền đề quan trọng để chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của thị xã.
Trong thời gian gầy đây, Phổ Yên đã có những chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhờ có những chủ trương, chính sách
phát triển công nghiệp đúng đắn nên công nghiệp địa phương bước đầu đã đạt được
nhiều thành tựu quan trọng. Giai đoạn từ 2010 - 2015 tốc độ tăng trưởng kinh tế
GDP bình quân của thị xã đạt 52,9%. Tổng giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
năm 2015 đạt 330.400 tỷ đồng [9].
Những kết quả đạt được nêu trên là khả quan, nhưng so với tiềm năng, lợi thế và
vai trò của Phổ Yên thì những kết quả đó chưa đáp ứng được yêu cầu; nhiều khu, cụm
công nghiệp chưa được lấp đầy, công nghiệp mới chỉ là phát triển nóng và đột biến.
Trên thực tế, việc thu hồi đất cho các dự án, thành lập các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp trên địa bàn đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách về mặt xã hội và môi
trường, an sinh xã hội và phát triển bền vững, ổn định.
Yêu cầu cấp thiết đặt ra cho Phổ Yên cần phát triển công nghiệp kèm theo với
giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, coi trọng chất lượng, hiệu quả tăng
trưởng và phát triển, nâng cao chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế, đồng thời

duy trì tỷ lệ tăng trưởng hợp lý, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất
tinh thần cho nhân dân, đảm bảo phát triển kinh tế với an sinh xã hội. Những vấn đề
này cần sớm được nghiên cứu và có các giải pháp khắc phục kịp thời, đặc biệt
trong bối cảnh thực hiện nghị quyết Đại hội lần thứ I nhiệm kỳ 2015 - 2020 của
Thị xã Phổ Yên “xây dựng Phổ Yên văn minh, giầu đẹp, sớm trở thành thành phố
Phổ Yên” [9]; và Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX nhiệm kỳ 2015 – 2020 của
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên “xây dựng Thái Nguyên sớm trở thành tỉnh Công
Nghiệp” [10]. Vì vậy tác giả mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “Phát triển
công nghiệp trên địa bàn thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên” để làm luận văn
thạc sỹ và nhằm tìm ra những bước đột phá xây dựng nền công nghiệp trên địa
bàn Phổ Yên phát triển mạnh mẽ, hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị
quyết Đại hội Đảng lần thứ XIX của tỉnh Thái Nguyên và Nghị quyết Đại hội
Đảng lần thứ I của Thị xã Phổ Yên.


6
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp giai đoạn 2010 - 2015, từ đó đưa
ra các mục tiêu, định hướng, giải pháp phù hợp để phát triển Công nghiệp của thị xã
Phổ Yên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp.
- Phân tích, đánh giá được thực trạng và tiềm năng phát triển công nghiệp
trên địa bàn thị xã Phổ Yên.
- Xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp trên
địa bàn thị xã Phổ Yên.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn thị xã
Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phát triển công nghiệp trên địa bàn thị
xã Phổ Yên với các nội hàm: Chính sách phát triển công nghiệp, tiềm năng phát
triển công nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển công nghiệp trên địa bàn
thị xã Phổ Yên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Tại Thị xã Phổ Yên
- Về thời gian: Số liệu nghiên cứu của đề tài là số liệu thống kê qua 5 năm
(từ năm 2010 đến năm 2015) các giải pháp khuyến nghị được xây dựng cho giai
đoạn 2016-2020.
- Về nội dung: Nghiên cứu phát triển công nghiệp nói chung, không đi sâu
nghiên cứu chi tiết ở các ngành công nghiệp cụ thể. Luận văn không chú trọng nghiên
cứu, đề xuất các giải pháp mang tính kỹ thuật, mà chủ yếu là các quan điểm và các giải
pháp mang tính định hướng nhằm phát triển công nghiệp Phổ Yên.


7
4. Đóng góp mới của luận văn
- Luận văn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp
trên địa bàn thị xã, sự tác động của các nhân tố đối với phát triển công nghiệp cũng
như những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong phát triển công nghiệp, và đề xuất
định hướng, giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn thị xã.
- Luận văn có thể được dùng như tài liệu tham khảo cho các cơ quan, các nhà
lãnh đạo thị xã Phổ Yên trong hoạch định chiến lược, chính sách phát triển kinh tế,
phát triển công nghiệp trong những năm tới.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn thị xã Phổ Yên
Chương 4: Giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn thị xã Phổ Yên


8
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP
1.1. Lý luận chung về phát triển công nghiệp
1.1.1. Khái niệm, phân loại, đặc trưng, vai trò của công nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm công nghiệp
Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật
chất mà sản phẩm được “chế tạo, chế biến” cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt
động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ
trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật [12].
Công nghiệp (hoặc kỹ nghệ) là toàn thể những hoạt động kinh tế nhằm khai
thác các tài nguyên, các nguồn năng lượng, và chuyển biến các nguyên liệu - gốc
động vật, thực vật hay khoáng vật thành sản phẩm [17].
Từ hai khái niệm trên cho thấy, công nghiệp bao gồm những hoạt động sản
xuất, bắt đầu từ hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, tách đối tượng lao động
ra khỏi thiên nhiên và hoạt động chế biến các tài nguyên có được từ khai thác, làm
thay đổi hoàn toàn về chất các nguyên liệu ban đầu để biến chúng thành những sản
phẩm tương ứng hoặc nguồn nguồn nguyên liệu tiếp theo để sản xuất ra các sản
phẩm khác phục vụ nhu cầu đa dạng của con người. Ngành công nghiệp sửa chữa,
khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất và
trong sinh hoạt; đây là hoạt động không thể thiếu khi đề cập đến công nghiệp, nó
xuất hiện sau công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến. Vì vậy, công nghiệp
gồm ba loại hoạt động chủ yếu: Khai thác tài nguyên tạo ra nguồn nguyên liệu
nguyên thủy (khoáng sản, động thực vật); sản xuất và chế biến sản phẩm của công
nghiệp khai thác và của nông nghiệp thành nhiều loại sản phẩm nhằm thỏa mãn các

nhu cầu khác nhau của xã hội; các ngành sửa chữa, khôi phục giá trị sử dụng của
sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất và trong sinh hoạt.
Trong ba loại hoạt động trên, hoạt động khai thác là hoạt động khởi đầu của
toàn bộ quá trình sản xuất công nghiệp, tác động của quá trình này là tách đối tượng
lao động ra khỏi môi trường tự nhiên. Hoạt động chế biến là hoạt động thứ hai có


9
đặc điểm làm thay đổi hoàn toàn về chất các nguyên liệu nguyên thủy và có thể tạo
ra sản phẩm tương ứng hoặc có thể từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau để sản xuất
ra một sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong sinh hoạt hoặc trong sản xuất.
Hoạt động sửa chữa là hoạt động thứ ba, không thể thiếu được nhằm khôi phục, kéo
dài thời gian sử dụng các thiết bị, máy móc, tư liệu phục vụ cho lao động sản xuất
và các sản phẩm dùng trong sinh hoạt; công nghiệp sửa chữa là hoạt động có sau
công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.
1.1.1.2. Phân loại công nghiệp
Hoạt động công nghiệp là vô cùng đa dạng, có rất nhiều cách phân loại công
nghiệp, như:
- Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm: người ta có thể chia công
nghiệp thành công nghiệp sản xuất tư liệu tiêu dùng và công nghiệp sản xuất tư
liệu sản xuất; và theo đó có 2 nhóm ngành tương ứng là công nghiệp nặng và
công nghiệp nhẹ. Đối với các nước đang phát triển, việc phân chia này rất có ý
nghĩa đối với việc tính tỷ trọng nhập khẩu tư liệu sản xuất so với tư liệu tiêu
dùng và tỷ trọng xuất khẩu so với nhập khẩu, đặc biệt đối với các nền kinh tế
theo đuổi chiến lược thay thế hàng nhập khẩu hay sản xuất hàng xuất khẩu.
- Dựa vào tính biến đổi của đối tượng lao động: người ta chia công nghiệp
thành công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến. Việc phân loại này có ý nghĩa
đối với việc phân bổ các ngành công nghiệp; trong điều kiện nguồn tài nguyên thiên
nhiên hạn chế thì việc giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác, ưu tiên phát triển công
nghiệp chế biến là điều cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

- Dựa vào các đặc điểm kỹ thuật - công nghệ sản xuất: người ta chia công
nghiệp thành những ngành có cùng đặc trưng kỹ thuật - công nghệ, hoặc cùng
phương pháp công nghệ, hoặc sản phẩm có công dụng cụ thể tương tự nhau. Cách
phân chia này có ý nghĩa đối với việc quy hoạch các ngành công nghiệp dựa trên
cân đối liên ngành.
- Dựa vào quan hệ sở hữu và hình thức tổ chức sản xuất: người ta chia công
nghiệp thành công nghiệp quốc doanh, công nghiệp ngoài quốc doanh, công nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài. Việc phân chia này có ý nghĩa cho việc xây dựng chính


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full
















×