Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
–––––––––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN THU HẰNG

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
–––––––––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN THU HẰNG

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ NHUNG



THÁI NGUYÊN - 2017


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Những số liệu, thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và
chưa được sử dụng để bảo vệ bất cứ một luận văn nào. Mọi sự giúp đỡ cho
việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong
luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày ….. tháng … năm 2017
Tác giả

Nguyễn Thu Hằng


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Tăng cường công tác quản lý ngân
sách Nhà nước tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ”, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày
tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các khoa,
phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đa ̣i ho ̣c Thái
Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng
dẫn TS. TRẦN THỊ NHUNG.

Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà
khoa học, các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh
doanh - Đại học Thái Nguyên.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác
của các đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành
nghiên cứu này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Thái Nguyên, ngày ….. tháng … năm 2017
Tác giả

Nguyễn Thu Hằng


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ..................................................................... 3
5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ............................................................................ 5
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5

1.1.1. Tổng quan về ngân sách nhà nước .......................................................... 5
1.1.2. Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện ................................................ 10
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách nhà nước ........ 23
1.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 26
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện ở một số địa
phương trong nước........................................................................................... 26
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Thanh Ba trong quản lý ngân sách
nhà nước .......................................................................................................... 29
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 31
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 31
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 31


iv
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin ................................................................. 33
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 33
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 35
2.3.1.Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt đô ̣ng quản lý ngân sách nhà nước .......... 35
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI HUYỆN THANH BA TỈNH PHÚ THỌ ............................................. 37
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 37
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 37
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ........................................................................ 38
3.2. Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Thanh Ba, tỉnh
Phú Thọ ........................................................................................................... 40
3.2.1. Về lập dự toán ngân sách ...................................................................... 40
3.2.2.Về chấp hành dự toán ngân sách ............................................................ 45
3.2.3. Về kế toán và quyết toán ngân sách ..................................................... 58
3.2.4. Công tác kiểm tra, thanh tra trong quản lý ngân sách ........................... 59

3.3. Đánh giá thực trạng quản lý ngân sách của các đối tượng điều tra ......... 60
3.3.1. Lập dự toán ngân sách........................................................................... 60
3.3.2. Về chấp hành dự toán ngân sách ........................................................... 61
3.3.3. Về công tác kế toán - quyết toán ngân sách .......................................... 64
3.3.4. Công tác thanh tra, kiểm tra .................................................................. 65
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý ngân sách Nhà nước tại
huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ ....................................................................... 66
3.4.1.Các yếu tố chủ quan ............................................................................... 66
3.4.2. Các yếu tố khách quan ........................................................................... 68
3.5. Đánh giá chung về công tác quản lý ngân sách huyện Thanh Ba, tỉnh
Phú Thọ ........................................................................................................... 70
3.5.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 70
3.5.2. Hạn chế .................................................................................................. 73


v
3.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế .......................................................... 75
Chương 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ ..................... 78
4.1. Định hướng, mục tiêu công tác quản lý NSNN tại huyện Thanh Ba,
tỉnh Phú Thọ .................................................................................................... 78
4.1.1. Định hướng............................................................................................ 78
4.1.2.Mục tiêu.................................................................................................. 80
4.2. Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Thanh
Ba, tỉnh Phú Thọ.............................................................................................. 80
4.2.1. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch, xây dựng dự toán NSNN ............... 80
4.2.2. Hoàn thiện công tác chấp hành ngân sách ............................................ 81
4.2.4. Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và giám sát tài chính ....... 87
4.2.5. Nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý NSNN ............. 90
4.2.6. Tăng cường công khai ngân sách .......................................................... 91

4.2.7. Thực hiện tin học hóa hệ thống tài chính .............................................. 92
4.3. Một số kiến nghị....................................................................................... 92
4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước ........................................................................ 92
4.3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh Phú Thọ ...................................................... 94
4.3.3. Kiến nghị với UBND huyện Thanh Ba ................................................. 95
KẾT LUẬN .................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 98
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 99


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DN

: Doanh nghiệp

ĐTNT

: Đối tượng nộp thuế

GTSX

: Giá trị sản xuất

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HTX


: Hợp tác xã

KT - XH

: Kinh tế - Xã hội

NS

: Ngân sách

NSĐP

: Ngân sách địa phương

NSNN

: Ngân sách nhà nước

NSTW

: Ngân sách trung ương

QL

: Quản lý

QLNS

: Quản lý ngân sách


TDTT

: Thể dục thể thao

UBND

: Ủy ban nhân dân

VHTT

: Văn hóa thông tin

XDCB

: Xây dựng cơ bản


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thang đo Likert Scale..................................................................... 32
Bảng 3.1. Tổng hợp dự toán thu NSNN cấp huyện trên địa bàn huyên
Thanh Ba giai đoạn 2013 - 2015 ..................................................... 41
Bảng 3.2. Dự toán chi NSNN trên địa bàn huyện Thanh Ba giai đoạn
2013 - 2015 ..................................................................................... 44
Bảng 3.3.Tổng hợp chấp hành thu NSNN huyện Thanh Ba giai đoạn
2013-2015 ....................................................................................... 46
Bảng 3.4. Tỷ trọng các khoản thu trong tổng thu nội địa NSNN huyện
Thanh Ba giai đoạn 2013-2015 ....................................................... 49
Bảng 3.5. Tình hình chấp hành chi NSNN huyện Thanh Ba giai đoạn

2013 - 2015 ..................................................................................... 51
Bảng 3.6. Phân tích một số khoản chi lớn trong tổng chi ngân sách huyện
Thanh Ba giai đoạn 2013 – 2015 .................................................... 53
Bảng 3.7. Thống kê mô tả các điều tra về dự toán thu ................................... 60
Bảng 3.8. Thống kê mô tả các điều tra về công tác quản lý thu ngân sách
nhà nước nội địa .............................................................................. 62
Bảng 3.9. Thống kê mô tả các điều tra về chấp hành chi NSNN ................... 63
Bảng 3.10. Thống kê mô tả các điều tra về công tác kế toán, quyết
toán NSNN ...................................................................................... 64
Bảng 3.11. Thống kê mô tả các điều tra về công tác thanh tra, kiểm
tra NSNN......................................................................................... 65


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội,
định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh
đời sống xã hội. Ngân sách nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ
cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc
quyền. Trước hết, Chính phủ sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền
kinh tế đi vào quỹ đạo mà Chính phủ đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh
tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển bền vững và ổn định.
Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước, đổi mới quản lý thu, chi ngân
sách sẽ tạo điều kiện tăng thu ngân sách và sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu
quả hơn. Giúp chúng ta sớm đạt được mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống
nhân dân.
Ở Việt Nam vấn đề thiếu hụt ngân sách thường làm đau đầu các chính
trị gia giữa một bên là phát triển bền vững, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế

với một bên là nguồn lực có hạn. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện
nay, các chính trị gia phải lựa chọn để phù hợp với yêu cầu phát triển thực tế
và sự phát triển trong tương lai. Từ sự lựa chọn đó họ đưa ra mức bội chi hợp
lý bảo đảm nhu cầu tài trợ cho chi tiêu cũng như đầu tư phát triển kinh tế,
đồng thời bảo đảm cho nợ quốc gia ở mức hợp lý. Bội chi ngân sách nhà nước
được hiểu một cách chung nhất là sự vượt trội về chi tiêu so với tiền thu được
trong năm tài khóa hoặc thâm hụt ngân sách nhà nước do sự cố ý của Chính
phủ tạo ra nhằm thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô. Giải pháp khắc phục là
chúng ta phải tăng thu, giảm chi. Như vậy việc quản lý và sử dụng nguồn thu
đặc biệt là các khoản thu từ thuế để tránh trốn thuế, lậu thuế là điều quan
trọng nhất.


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full

















×