Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Ngon ngu hoc bai tieu luan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.73 KB, 12 trang )

BÀI TIỂU LUẬN NGÔN NGỮ HỌC

Câu 1:
Lý giải và chứng minh bằng ví dụ tiếng Việt và tiếng Anh: ngôn ngữ
là một hiện tượng xã hội đặc biệt, trong đó chú trọng tới chức năng phản
ánh xã hội của ngôn ngữ.
*Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội đặc biệt được thể hiện ở chỗ:
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội và khi nó không phải là một hiện tượng tự
nhiên thì tất yếu nó là một hiện tượng xã hội.
Như được biết, ngôn ngữ do chính con người sáng tạo ra, nó nảy sinh, tồn tại và
phát triển luôn luôn phụ thuộc vào con người và xã hội loài người. Mọi biến
động trong xã hội dù lớn hay nhỏ đều tác động trực tiếp đến ngôn ngữ và làm
cho ngôn ngữ vận động, biến đổi.
Ngôn ngữ do con người sáng tạo ra là để làm phương tiện giao tiếp giữa các
thành viên trong xã hội. Vì thế ngôn ngữ là tài sản chung của cộng đồng, là một
hệ thống trừu tượng tồn tại tiềm tàng trong ký ức của các thành viên trong cộng
đồng.
Nếu như hiện tượng tự nhiên (như thủy triều, sao băng…) là hiện tượng khách
quan, không lệ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người thì ngôn ngữ lại phụ
thuộc vào con người, tồn tại trong xã hội loài người.
Các cơ thể sinh vật có quá trình hình thành, tồn tại, phát triển và mất đi. Khi
các cá thể sinh vật mất đi (chết) thì coi như đã hết. Ngôn ngữ cũng hình thành,
tồn tại và phát triển; ngôn ngữ có thể mất đi nhưng nó còn để lại dấu vết trong
các ngôn ngữ khác.

Dương Thị Hương Thúy- NNA K14

Page 1


BÀI TIỂU LUẬN NGÔN NGỮ HỌC


Các đặc điểm bản năng của con người như đi, đứng, ăn…mang tính bẩm sinh,
được hình thành và phát triển trong khi ngôn ngữ thì không có tính bản năng.
Các đặc trưng chủng tộc thì mang tính di truyền. Ngôn ngữ không có tính di
truyền.
Ngôn ngữ không phải là của cá nhân mà là của chung cộng đồng. Vì thế, giữa
các cộng đồng khi giao tiếp với nhau mới có thể hiểu được.
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội còn vì nó phục vụ xã hội với tư cách là phương
tiện giao tiếp, nó góp phần thể hiện ý thức xã hội. Mỗi tập thể khác nhau có một
phong tục, tập quán, một cách thức cộng cư khác nhau, và theo đó các từ ngữ để
gọi tên các khái niệm tương ứng cũng khác nhau. Chẳng thế mà thông qua ngôn
ngữ, người ta có thể hiểu được ý thức của tập thể xã hội ấy. Trong cuốn Hệ tư
tưởng Ðức, Mác và Ăng ghen đã viết: Ngôn ngữ là ý thức thực tại, thực tiễn,
ngôn ngữ cũng tồn tại cho cả những người khác nữa, như vậy là cũng tồn tại lần
đầu tiên cho bản thân tôi nữa. Và cũng như ý thức, ngôn ngữ chỉ sinh ra do nhu
cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khác.

Ngôn ngữ không phải là hiện tượng tự nhiên. Ngôn ngữ khác về chất so với các
hiện tượng tự nhiên gắn liền hoặc liên quan đến con người như cơ thể sinh vật,
đặc trưng bản năng, đặc trưng chủng tộc, âm thanh của trẻ sơ sinh và âm thanh
các loài vật,…
Sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ ở mỗi cá nhân là hoàn toàn mang tính
khách quan, chịu ảnh hưởng các quy luật của xã hội, và không phải là một hiện
tượng có tính chất bẩm sinh, bản năng.

*Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt
Dương Thị Hương Thúy- NNA K14

Page 2



BÀI TIỂU LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
Chủ nghĩa Mác phân biệt các hiện tượng xã hội ra hai loại: cơ sở hạ tầng và kiến
trúc thượng tầng. Trong đó cơ sở hạ tầng là toàn bộ quan hệ sản xuất của xã hội
ở một giai đoạn phát triển nào đó: còn kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những
quan điểm chính trị, pháp quyền, tôn giáo, nghệ thuật,… của xã hội cùng những
tổ chức tương ứng với chúng (chẳng hạn pháp quyền: tòa án, chính trị có đảng
phái, tôn giáo có giáo hội…). Đối chiếu với hai hiện tượng xã hội này, thì không
có ý kiến nào coi ngôn ngữ thuộc cơ sở hạ tầng, nhưng có nhiều ý kiến coi ngôn
ngữ thuộc kiến trúc thượng tầng. Tuy nhiên, so với kiến trúc thượng tầng, ngôn
ngữ có nhiều điểm khác biệt. Mỗi kiến trúc thượng tầng là sản phẩm của một cơ
sở hạ tầng cho nên khi cơ sở hạ tầng bị sụp đổ sẽ kéo theo sự sụp đổ của kiến
trúc thượng tầng để thay thế bởi một kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng
mới, còn ngôn ngữ vẫn không được thay thế bằng một ngôn ngữ mới mà nó chỉ
tiếp tục phát triển để hoàn thiện những cái đã có.
Khi xã hội phân chia giai cấp, kiếntrúc thượng tầng mang tính giai cấp (nó phục
vụ cho một giai cấp nào đó) Còn ngôn ngữ không có tính giai cấp, đấu tranh
giai cấp không dẫn đến phân chia ngôn ngữ, bởi vì các giai cấp đối kháng vẫn
phải liên hệ trao đổi với nhau, cho nên phải có ngôn ngữ chung. Nếu không xã
hội sẽ không tồn tại (chẳng hạn hai giai cấp tư sản và vô sản vẫn phải giao tiếp
với nhau để duy trì xã hội). Tính giai cấp chỉ biểu hiện ở việc vận dụng ngôn
ngữ chung của cộng đồng. Mỗi tầng lớp người ở giai cấp này thường có cách
nói năng, diễn đạt khác với tầng lớp người ở một giai cấp khác (chẳng hạn tầng
lớp quý tộc thích dùng từ ngữ hoa mĩ trang trọng, cầu kì còn người lao động
thích dùng những từ ngữ đơn giản mộc mạc, có phần thô thiển. Đó chỉ là sự lựa
chọn khác nhau của những tầng lớp người khác nhau đối với cùng một hệ thống
ngôn ngữ theo những cách riêng và cho những mục đích riêng khác nhau. Bản
thân ngôn ngữ ứng xử bình đẳng với tất cả mọi người trong xã hội.

Dương Thị Hương Thúy- NNA K14


Page 3


BÀI TIỂU LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
Kiến trúc thượng tầng chỉ liên hệ gián tiếp với sản xuất qua cơ sở hạ tầng cho
nên nó không phản ánh kịp thời, trực tiếp sự thay đổi trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất. Trong khi đó ngôn ngữ có khả năng phản ánh kịp thời, trực tiếp
những thay đổi trong sản xuất cũng như trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời
sống xã hội.
Như vậy, ngôn ngữ không thuộc cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng mà nó là
hiện tượng xã hội đặc biệt. Nếu như đặc thù riêng của cơ sở hạ tầng là phục vụ
xã hội về kinh tế, đặc thù riêng của kiến trúc thượng tầng là phục vụ xã hội về
mặt ý niệm chính trị, pháp lí, nghệ thuật… thì đặc thù riêng của ngôn ngữ là
phục vụ xã hội phương tiện giao tiếp, trao đổi, tư tưởng, tình cảm, giúp cho
người ta hiểu nhau cùng nhau tổ chức hoạt động chung trên mọi lĩnh vực quan
hệ sản xuất, chính trị, văn hóa, xã hội và đời thường. Những đặc thù này chỉ
riêng ngôn ngữ mới có để cho nó khác biệt với các hiện tượng xã hội khác.
Chức năng phản ánh xã hội của ngôn ngữ được thể hiện ở chỗ là:
Ngôn ngữ là chức năng phản ánh xã hội. Mọi hiện tượng xã hội đều được ngôn
ngữ phản ánh. Một hiện tượng ra đời thì sớm muộn gì cũng được phản ánh bằng
ngôn ngữ và mọi sự biến động của xã hội đều được thể hiện qua ngôn ngữ
Ví dụ:
Xã hội Viêt Nam thay đổi các phương hướng như thế nào để đáp ứng nhu
cầu của xã hội hiện nay:
Giáo sư Nguyễn Văn Khang : “Trong quá trình vận động và phát triển,
tiếng Việt chịu tác động rất lớn của môi trường xã hội. Đô thị hoá đang làm cho
có sự tiếp xúc mạnh mẽ giữa các tiếng Việt phương ngữ. Sự phát triển kinh tế xã
hội có phần chênh lệch giữa các vùng miền tạo nên sự phân bố lại vị thế và chức
năng giữa các phương ngữ"


Dương Thị Hương Thúy- NNA K14

Page 4


BÀI TIỂU LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
Sự xuất hiện nền kinh tế thị trường dẫn đến sự xuất hiện hàng loạt từ ngữ
về kinh tế thị trường, như: lạm phát, đầu cơ…. Các từ miền Nam tràn ra miền
Bắc, như : kẹt xe, lì xì, nhậu, hàng nhái, quậy…
Biến động xã hội làm cho ngôn ngữ phát triển để đáp ứng nhu cầu giao
tiếp của xã hội. Ví dụ: trong quá trình hội nhập, người Việt Nam ta bên cạnh
tiếng Việt cần phải học hỏi, tìm hiểu thêm những ngôn ngữ khác đặc biệt là
tiếng Anh.
Biến động lớn nhất của Việt Nam là quá trình đô thị hóa và hội nhập. Đô
thị hóa làm cho phương ngữ của tiếng Việt gần lại với nhau (người dân tọc tiếng
Việt khá hơn, người Nam nghe giọng Bắc, người Bắc nghe giọng Nam, người
nông thôn ra thành phố và ngược lại). Quá trình hội nhập sâu và rộng thể hiện ở
chỗ ngày nay nhà nhà nói tiếng Anh, người người nói tiếng Anh, ví dụ như: OK,
OK men, baby hoặc Thanks em, anh, chị…

Câu 2:
Ý kiến về ngôn ngữ giới trẻ hiện nay trên các trang mạng cá nhân (có
thể liên hệ với giới trẻ dùng tiếng Anh trên thế giới).
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, cùng với sự phát triển mạnh mẽ
của khoa học công nghệ, Tiếng Việt, trong vai trò ngôn ngữ văn hóa dân tộc đã
có những thay đổi nhanh chóng xét trên nhiều phương diện. Một trong những
thay đổi dễ nhận thấy nhất và luôn dành được sự quan tâm của xã hội, đó là
ngôn ngữ của giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước. Giới trẻ luôn là
đối tượng có sự bắt nhịp nhanh nhất với những thay đổi này. Cùng với tâm lý
lứa tuổi, giới trẻ đã tạo cho mình những thay đổi. Những thay đổi lớn đến mức

người ta dễ dàng nhận ra và đặt cho một cái tên riêng: thế hệ “8X”, “9X”,
“những công dân @” hay “tuổi teen”. Hiện nay ngôn ngữ này đã và đang lan
truyền ngày càng rộng rãi trong giới trẻ nhất là học sinh, sinh viên. Dưới đây là
một số tin nhắn của giới trẻ:
Dương Thị Hương Thúy- NNA K14

Page 5


BÀI TIỂU LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
“đâu gòi, seo hem chả lời zì hít zạ?” ( đâu rồi, sao không trả lời gì hết vậy?)
"Hum ni m en kum hem, j en mì zịt tìm đêy, thèn ku hum b ữa beo, hêhê, 6h wa
hey-" (Hôm nay mày ăn cơm không, đi ăn mì vịt tiềm đi, th ằng cu hôm b ữa
bao, 6h qua nhé?)
“Hum ni, gặp ex of m tại wan café mới mở, zòm cũ như vẫn, thik hey, t hem
nói j, j cứ j”- (Hôm nay, gặp người yêu cũ của mày tại quán café mới mở,
nhìn vẫn như cũ, thích ha, tao không nói gì, đi cứ đi)
“ A.pít.chìu.e.pan. E.j.cug.pan.ui.zia.mai.j.en.tc.cui.zoi.A.A.toi.rc.E.ok” (Anh
biết chiều em bận. Em đi cùng bạn rồi về, mai đi ăn tiệc cưới với anh. Anh tới
rước em nhé?).
Với những đoạn đối thoại này, nếu không phải là dân chat chuyên nghiệp
chắc hẳn bạn sẽ không thể hiểu nổi “các đoạn văn” đó có nghĩa là gì. Chính vì
thế không ít có các ý kiến trái chiều về việc sử dụng loại ngôn ngữ này xuất
hiện nhiều trên các mặt báo, phương tiện thông tin đại chúng và ngay cả trên
các diễn đàn tuổi trẻ, nhật kí trực tuyến, tán gẫu qua mạng, nhắn tin. Kiểu ngôn
ngữ khó hiểu như vậy đang được giới trẻ sử dụng ngày càng rầm rộ trong việc
giao tiếp, nó xa lạ với tiếng phổ thông và cũng chẳng giống ngôn ngữ nào trên
thế giới. Nó bao gồm những kí hiệu phức tạp, tiếng nóng xen lẫn ngoại ngữ và
đặc biệt là nhiều từ được viết theo âm đọc, nhưng lại bị biến tướng một cách
cực kỳ sai chính tả.

Đối với những học sinh, sinh viên trường quốc tế, hàng ngày tiếp xúc với
tiếng Anh trong giao tiếp, sinh hoạt thì lại có kiểu viết tắt bằng tiếng Anh. Phổ
biến nhất là các từ như PLZ có nghĩa là please (làm ơn), hay OMG là Oh my
God (chúa ơi!)... Chỉ riêng với WC đã vận ra đủ nghĩa: Welcome (chào mừng)
hay Webcam (hình ảnh). Hay từ cám ơn (thanks you) cũng được viết tắt bằng đủ
mọi thể loại: Thx, Thks, Tx hay Thaxu.
Văn hóa ngôn ngữ của giới trẻ hay còn gọi là “ ngôn ngữ teen” đang là
vấn đề nóng trong xã hội, tuy nó không ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế
Dương Thị Hương Thúy- NNA K14

Page 6


BÀI TIỂU LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
hay tính mạng con người nhưng về lâu dài nó sẽ hủy hoại đến nền văn hóa quốc
gia chúng ta.
Việc hình thành các mạng xã hội đã tạo điều kiện cho các bạn trẻ được
thỏa sức xây dựng một thế giới ảo và một cuộc sống ảo cho riêng mình. Trong
thế giới đó nhiều chuẩn mực, lễ nghi trong giao tiếp ngoài đời đã không còn và
vì thế những phong cách và cá tính “chính hiệu” đã ra đời. Lướt qua một vài
“chat room” ta bắt gặp những cách trình bày, biểu cảm khác lạ của ngôn từ. Về
cơ bản, những xu thế ngôn ngữ “chat” của giới trẻ được tổng hợp như sau:
Xu hướng đơn giản hóa. Đây là khuynh hướng phổ biến nhất. Chỉ cần
lướt qua những “chat room”(phòng chat), forum (diễn đàn) chúng ta có thể dễ
dàng bắt gặp những kiểu diễn đạt như:

wá, wyển ( quá, quyển); wen(quen);

wên (quên); iu (yêu); lun (luôn); bùn (buồn); bitk? (biết không?); 2day u co ranh
o? (Hôm nay bạn có rảnh không?); 2nite (hôm nay); v.v.

Việc việc đơn giản hóa không phải không có nguyên nhân chủ quan khách quan
của nó. Đây cũng không phải xu hướng phát triển mới lạ bây giờ mới xuất hiện
mà đó là một thực tế, một quy luật có tính phổ biến trong sự phát triển của ngôn
ngữ- quy luật tiết kiệm. Đó là quy luật không ai có thể phá vỡ nổi, không có
đạo luật nghiêm khắc nào có thể ngăn chặn, can thiệp được, dù ghét nó người ta
cũng vẫn phải nhượng bộ. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải thừa nhận một thực
tế đó là trong chính tả của Tiếng Việt vẫn còn tồn tại sự bất hợp lý khi sử dụng
nhiều ký hiệu để biểu thị cùng một âm vị: K,Q, C cùng để biểu thị âm vị / K/;
hay Z, d, gi cùng để biểu thị âm /z/.v.v. Ngoài ra, khuynh hướng này còn bắt
nguồn từ việc viết tắt, đây cũng là một trong những cách thức thường gặp khi
giao tiếp bằng văn bản và điều này đã được giới trẻ vận dụng “triệt để” trong thế
giới ảo của mình: Chữ ““gì” thành “j”; Chữ “ơ” thành “u”; Chữ “ô” thành “u”;
Chữ “ă” thành “e”; Chữ “ng” ở cuối thì chỉ còn chữ “g”; M = E = em. N = A =
anh hay Chèn tiếng Anh vào như: if = nếu, U = you = bạn, : g9 (Good night –
chúc buổi tối vui vẻ), 2 (hi- chào).v.v
Dương Thị Hương Thúy- NNA K14

Page 7


BÀI TIỂU LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
Xu hướng phức tạp hóa. Xu hướng này tuy không phát triển mạnh mẽ
như xu hướng thứ nhất nhưng nó vẫn tồn tại như một cách để thể hiện sự khác
biệt “sành điệu”của giới trẻ: dzui (vui), thoai (thôi), dzìa(về), roài(rồi),
khoai(khó) >hóa một trong những nét đặc trưng cần phải nhấn mạnh đó là cách thể hiện,
trình bày nội dung văn bản. Với mong muốn được thể hiện, khẳng định bản thân
(do tâm lý lứa tuổi) xu hướng này vì thế, càng được phát huy mạnh mẽ. Sự phức
tạp trước hết được thể hiện thông qua hàng loạt các biểu đạt tình cảm đi kèm :(
buồn; :(( , T _ T khóc; :) cười; :))))) rất buồn cười; =.= mệt mỏi; >!< cau có;

:x yêu; :* hôn, ^^, vui v.v. Sự phức tạp còn được thể hiện trong cách trình bày
cầu kỳ: “ThiẾu zẮng a e hUmz thỂ shỐng thÊm 1 fÚt jÂy nÀo nỮa” (Thiếu
vắng anh, em không thể sống thêm một phút giây nào nữa). Xu hướng này còn
phát triển đến mức ngay cả những người “trong cuộc” nhiều khi cũng không thể
hiểu hết được những nội dung do những sáng tạo mang nặng tính cá nhân nhu
vậy.
Nổi lên như một cách giao tiếp thời thượng được đông đảo bạn trẻ cổ
xúy mà chúng ta có thể bắt gặp hằng ngày từ nhà ra ngõ, từ công sở đến trường
học: ''Đi gì mà đầu lâu thế?'' - ''Ừ, tại đường Hà Đông quá!''; ''Bắc Cạn đi, các
ông ơi!''; ''Cả lớp ơi, Lệ Quyên vào đi chơi thôi!''; ''Em cà-rốt quá chị ạ, biết tay
ấy Lê Văn Sỹ thế thì em việc gì phải mở nhiều bia cho hắn Lục Tốn!''; ''Trần
Tiến lên đi, không có anh hùng Núp đâu!'' ''Này, hết bao nhiêu đấy, để còn
Campuchia?''; ''Từ đây đến đấy còn Natasa không mày?''; ''Thôi, tôi Lương Văn
Can ông, đừng đến đấy!''
.v.v.
Từ những ví dụ trên về việc nói và viết tiếng lóng của giới trẻ hiện nay
đã cho thấy, việc sử dụng tiếng lóng trong giao tiếp đã trở thành một hiện tượng,
một xu thế phổ biến của giới trẻ nói chung và học sinh đang ngồi trên ghế nhà
trường nói riêng. Nhiều bạn trẻ hiện nay quan niệm rằng, phải nói như thế mới
Dương Thị Hương Thúy- NNA K14

Page 8


BÀI TIỂU LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
hợp thời, mới đúng “mốt” của giới trẻ. Chính vì vậy, dần dần, cách nói này được
đa số thanh niên sử dụng một cách tùy tiện, nhất là trong giờ ra chơi, đi ở
đường, ngồi nói chuyện ở hành lang hay cả trong giao tiếp. Nhiều học sinh khi
viết văn còn “vô tình” đưa tiếng lóng vào bài văn của mình.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên. Phải kể đến nguyên nhân

đầu tiên đó là hiện nay, nhiều kênh ngôn ngữ phát triển như ngôn ngữ máy tính,
ngôn ngữ internet, ngôn ngữ điện thoại di động, ngôn ngữ quảng cáo, ngôn ngữ
chợ búa… Rồi có sự pha trộn một cách tùy tiện của các kênh ngôn ngữ này đã
cho ra đời một dạng tiếng lóng được giới trẻ ưa thích. Hơn nữa, học sinh, giới
trẻ hiện nay thích khám phá, tìm tòi và dễ bắt nhịp với cái mới bất biết nó tốt
hay xấu, miễn là hợp thời và được nhiều người sử dụng. Nói và sử dụng tiếng
lóng vì thế đã trở thành một trào lưu của học sinh, của giới trẻ hiện nay.
Chúng ta cần ghi nhận những sáng tạo làm giàu, lành mạnh hóa tiếng Việt
nhưng nếu sử dụng tiếng lóng một cách tùy tiện sẽ để lại một hậu quả lớn đối
với ngôn ngữ tiếng Việt. Sự trong sáng của tiếng Việt sẽ bị ảnh hưởng bởi dạng
ngôn ngữ tiếng lóng mới. Hơn nữa, nếu sử dụng quá nhiều tiếng lóng, tính cách,
đạo đức của giới trẻ sẽ thay đổi và bị ảnh hưởng xấu. Môi trường xã hội và hành
vi giao tiếp, ứng xử giữa học sinh với thầy cô giáo, giữa học sinh với học sinh,
học sinh với người ngoài xã hội sẽ bị pha tạp bởi một thứ ngôn ngữ không hợp
lệ.
Từ thực trạng trên, chúng ta cần đặt ra vấn đề uốn nắn cho giới trẻ cách
sử dụng ngôn ngữ như thế nào cho đúng, nhất là sử dụng tiếng lóng.
Ngôn ngữ vốn là một hiện tượng xã hội vì vậy những điều chỉnh dù nhỏ nhất
cũng cần có sự tham gia của xã hội cộng đồng. Trên cơ sở đó tôi đề xuất một số
biện pháp nhằm góp phần giảm thiểu những bất hợp lý trong ngôn ngữ của giới
trẻ hiện nay:

Dương Thị Hương Thúy- NNA K14

Page 9


BÀI TIỂU LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
Các bạn trẻ cần tích cực tham gia trao đổi trong những môi trường tích
cực như trường, lớp, đoàn hội. Trau dồi vốn hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa của

dân tộc. Tiếp thu những yếu tố mới trên cơ sở có xem xét chọn lọc không cổ
xúy, chạy theo những xu hướng mà ngay chính bản thân cũng chưa hiểu chưa
rõ.
Các diễn đàn (forum) cần xây dựng nội quy, quy chế rõ ràng, có cơ chế
quản lý phù hợp. Hướng diễn đàn đến những nội dung giao tiếp lành mạnh. Cần
xây dựng những hạt nhân tiêu biểu nhằm thu hút thành viên của diễn đàn học
hỏi, noi theo những chuẩn mực mà những thành viên tiêu biểu tạo ra.
Gia đình cần sự quan tâm chia sẻ từ các bậc phụ huynh. Nên xem con em
mình như những “người bạn” để hiểu được tâm tư nguyện vọng của giới trẻ
hiện nay, và đưa ra những lời khuyên một cách thiết thực nhất. Giúp các em có
nhiều cơ hội được tiếp xúc giao lưu học hỏi, cũng như trạng bị những hiểu biết
văn hóa, ứng xử ngay từ chính những hoạt động, sinh hoạt trong gia đình.
Thầy cô - những người có ảnh hưởng trực tiếp đến các bạn trẻ, những
người định hướng, giúp các em hoàn thiện vốn ngôn ngữ của mình, cần phải là
những tấm gương về sử dụng ngôn ngữ, kiến thức ngôn ngữ. Thường xuyên
thiết lập các kênh đối thoại để từ đó khích lệ, nhắc nhở hay chấn chỉnh hoạt
động ngôn ngôn ngữ của học sinh.
Nhà trường cần định hướng cho các em những giá trị tốt đẹp của tiếng
Việt từ đó nâng cáo ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Tạo thêm nhiều
cơ hội, cũng như khích lệ tinh thần học hỏi nói và làm theo lời hay ý đẹp. Bên
cạnh đó cũng cần có những biện pháp để chấn chỉnh những em đi ngược lại xu
thế đó.
Cơ quan chủ quản cần xây dựng một chương trình học tiếng Việt phù
hợp trên tinh thần giảm tải những kiến thức về ngôn ngữ học tiếng Việt, coi
trọng kỹ năng giao tiếp (bao gồm cả nói và viết tiếng Việt; yếu tố thẩm mĩ, văn
hóa trong giao tiếp tiếng Việt…).
Dương Thị Hương Thúy- NNA K14

Page 10



BÀI TIỂU LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
Các cơ quan thông tin truyền thông cần xây dựng cách nói, viết chuẩn
mực góp phần định hướng xã hội. Cần có thái độ cầu thị kiên quyết chống lại
những cách diễn đạt lệch chuẩn, những xu hướng không phù hợp làm mất đi sự
trong sáng và chuẩn hóa của tiếng Việt. Từ đó, giúp giới trẻ có được định hướng
đúng đắn.
Nhìn lại chặng đường phát triển của Tiếng Việt từ thủa dựng nước, giữ
nước đến nay, trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, với không ít mưu đồ
đồng hóa nhưng Tiếng Việt không những không bị đồng hóa mà còn phát triển
ngày càng hoàn thiện đảm đương tốt vai trò là ngôn ngữ văn hóa dân tộc, chúng
ta thấy được sức sống mạnh mẽ của một ngôn ngữ đã là niềm tự hào của biết
bao thế hệ - ngôn ngữ ấy không dễ dàng để mất đi bản sắc của mình. Bởi thực tế
ngôn ngữ có quy luật phát triển của riêng nó. Việc tiếp thu những cái mới và
xóa bỏ, loại trừ những yếu tố không phù hợp luôn là hai phép cộng và trừ gắn
liên với quy luật phát triển của mỗi ngôn ngữ. Một cá nhân không thể thay đổi
được ngôn ngữ nhưng cộng đồng, xã hội đó có thể định hướng cho ngôn ngữ đó
phát triển như thế nào. Điều đó, không nằm ngoài ý muốn chủ quan của con
người. Một quốc gia có chính sách ngôn ngữ tốt sẽ giúp cho ngôn ngữ của quốc
gia đó lớn mạnh. Và vì vậy, khi nói đến ngôn ngữ của một “tầng” “lớp” nào đó
trong xã hội, nó sẽ không nằm ngoài xu hướng chung của ngôn ngữ xã hội đó.
Vì thế, cần có một lỗ lực chung của cả cộng đồng ngôn ngữ không riêng gì nhà
trường, gia đình, hay bản thân thế hệ trẻ.

Dương Thị Hương Thúy- NNA K14

Page 11


BÀI TIỂU LUẬN NGÔN NGỮ HỌC


Dương Thị Hương Thúy- NNA K14

Page 12



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×