Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

dạy học tích hợp những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước ngữ văn 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.12 MB, 20 trang )

PHIẾU MÔ TẢ
HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1. Tên hồ sơ dạy học:
Vận dụng kiến thức các môn học: Văn học, Địa lí, Giáo dục công dân, Lịch sử,
Âm nhạc, Sinh học để dạy văn bản “Những câu hát về tình yêu quê hương, đất
nước” (Ngữ văn 7)
2. Mục tiêu dạy học:
Kiến thức, kĩ năng, thái độ của các môn học sẽ đạt được trong dự án này là:
a. Kiến thức
* Môn Văn học:
- Cảm thụ được nội dung và nghệ thuật của các bài ca dao về tình yêu quê
hương đất nước, thấy được tình cảm chân thành yêu quý và gắn bó của tác giả dân
gian đối với quê hương, đất nước.
- Tích hợp với các phân môn khác trong chương trình Ngữ Văn: tích hợp phân
môn Tiếng Việt về kiến thức từ ngữ địa phương, tích hợp phân môn Tập Làm Văn về
phương thức biểu đạt, văn biểu cảm, tích hợp phần văn bản (truyện truyền thuyết).
* Môn Địa lý:
- Biết được vị trí địa lý của những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử: Năm
cửa ô – Hà Nội, sông Lục đầu, sông Thương, núi Tản Viên, đền Sòng.
* Môn Giáo dục công dân:
- Giáo dục lòng yêu nước và niềm tự hào về quê hương đất nước.
- Có thái độ và hành động tích cực trong việc bảo vệ và phát huy những giá trị
tinh thần của quê hương, đất nước: yêu quê hương, cần cù lao động, chăm chỉ học
hành.
- Rút ra được bài học thực tế: trách nhiệm của bản thân trong việc kế thừa và
phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Biết giữ gìn, bảo vệ các di sản văn hóa của đất nước.
* Môn Lịch sử:
- Khơi gợi kiến thức Lịch sử về chiến thắng Vạn Kiếp.
- Hiểu biết về di tích lịch sử.
* Môn Âm nhạc:


- Sử dụng điệu Hò khoan - đối đáp giao duyên để củng cố kiến thức về hình
thức hát đối đáp trong dân ca.
1


*Môn Sinh học:
- Giải thích đặc điểm của “chẽn lúa đòng đòng”.
3. Đối tượng dạy học của dự án:
* Đối tượng:
- Số lượng học sinh: 33
- Lớp : 7B
* Đặc điểm của học sinh dạy học theo dự án:
- Thuận lợi:
+ Bản thân chúng tôi là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp
7, do đó có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện.
+ Là học sinh lớp 7 đã được tiếp cận với chương trình THCS hơn một năm, các
em đã được làm quen phương pháp dạy học mới từ năm lớp 6, cách đổi mới trong
việc kiểm tra đánh giá mà giáo viên thực hiện trong quá trình giảng dạy.
- Khó khăn: + Sự nhận thức của các em không đồng đều
+ Khả năng tư duy, độc lập của các em còn hạn chế.
+ Vốn văn hóa, hiểu biết xã hội, hiểu biết lịch sử, địa lý chưa cao.
4. Ý nghĩa của dự án:
* Đối với thực tiễn dạy học:
Việc dạy học theo hướng tích hợp bài dạy “Những câu hát về tình yêu quê
hương đất nước” sẽ giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc truyền đạt nội dung các bài
ca dao cho học sinh một cách sâu rộng cụ thể hơn. Từ đó có cơ sở khoa học để soạn
giảng giáo án và lên lớp một cách hợp lí nhất. Về phía học sinh, các em sẽ hiểu và
cảm nhận rõ hơn, thấy cái hay, cái đẹp trong các bài ca của tác giả dân gian..
* Đối với thực tiễn đời sống xã hội:
- Với chuyên đề này giáo viên có thể tích hợp được nhiều kiến thức ở nhiều bộ

môn khác nhau: lịch sử, địa lý, văn hóa, xã hội….cùng những liên hệ mang tính thực
tiễn từ đó cung cấp cho học sinh vốn kiến thức sâu rộng, bổ ích.
- Rèn luyện cho học sinh năng lực vận dụng những kiến thức liên môn: Lịch
sử, Địa lí, Giáo dục công dân… để giải quyết các vấn đề bài học đặt ra. Giúp các em
có khả năng phát triển tư duy, tìm tòi và nghiên cứu. Tạo điều kiện cho học sinh tích
cực, chủ động, sáng tạo trong học tập bộ môn Ngữ văn.
- Học sinh sẽ được rèn các kĩ năng sống cơ bản:
2


+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về thái độ sống và cách ứng xử giữa con
người với con người.
+ Kĩ năng biết trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên, quý trọng cuộc sống hòa bình,
độc lập.
- Giáo dục học sinh có ý thức trân trọng những giá trị của cuộc sống.
- Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương, đất nước.
5. Thiết bị dạy học, học liệu:
- Giáo án, SGK và các tư liệu, kiến thức có liên quan.
- Các thiết bị như: bài giảng điện tử, máy chiếu, tranh ảnh, loa máy tính,…
- Phiếu khảo sát, bảng phụ…
- Một số tranh, hình ảnh liên quan: ảnh cửa ô Quan Chưởng, đền Sòng, núi Tản
Viên…
- Các video: video về cảnh đẹp Việt Nam, viedeo về hát đối đáp, video cánh
đồng lúa…
6. Tiến trình dạy học:
- Tiến trình dạy học và hoạt động dạy học của dự án này được mô tả thông qua
giáo án dạy Văn bản “Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người”,
được thực hiện như sau:
Tiết 10:


Văn bản:

NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC,
CON NGƯỜI
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật của những
câu ca dao, dân ca về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
2. Rèn kĩ năng:
- Đọc - hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình
- Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc trong các bài
ca dao trữ tình về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
3. Thái độ:
- Từ việc tìm hiểu nội dung bài ca dao giáo dục học sinh tự hào và có tình yêu
sâu nặng hơn với quê hương, đất nước, con người Việt Nam.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên
3


- Sách giáo khoa, bài soạn, tư liệu tham khảo, tư liệu nâng cao...
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, tranh ảnh: bản đồ Bắc Bộ và Thanh Hóa, ảnh
đền Sòng, ảnh sông Thương, ảnh núi Tản Viên...
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa, vở soạn Ngữ Văn, vở ghi....
- Chuẩn bị theo yêu cầu của Giáo viên: Sưu tầm tranh ảnh về các địa danh có
trong bài: cửa ô Hà Nội, đền Sòng,… tư liệu có liên quan đến bài học từ đó lập bảng
Hiểu biết về địa danh (theo bài ca dao số 1)
- Sưu tầm tranh ảnh về cảnh đẹp Việt Nam.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra về kết quả sưu tầm tranh ảnh về cảnh đẹp Việt Nam của học sinh.
3. Tiến trình bài học:
* Giới thiệu bài mới:
* GV đưa 1 đoạn video về cảnh đẹp Việt Nam trên nền bài hát “Việt Nam ơi” để
tạo không khí tiết học. (slide video)
Hỏi: Cảm nhận của em về đất nước Việt Nam chúng ta sau khi xem xong đoạn
video?
HS trả lời
GV vào bài: Lúc sinh thời nhà thơ Lê Anh Xuân đã viết: "Có nơi đâu đẹp tuyệt
vời; Như sông, như núi, như người Việt Nam". Thật vậy từ thời xa xưa, ông cha ta đã
tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước qua Những câu hát về tình yêu quê hương,
đất nước, con người. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được điều đó.
Lưu ý: Theo chương trình giảm tải chỉ học bài ca số 1 và bài ca số 4.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
Hoạt động 1: HD tìm hiểu chung
I . Đọc và tìm hiểu chung:
GV hướng dẫn đọc (Giọng đọc, biểu cảm...); HD
1. Đọc
đọc phần chú thích
Hỏi: Các bài ca dao có điểm chung là gì?
2. Đặc điểm chung của các
bài ca dao
* Các bài ca dao có đặc điểm
chung: cùng viết về tình yêu quê
hương, đất nước, con người. Là
một trong những chủ đề góp
4



phần thể hiện đời sống tâm hồn,
tình cảm của người Việt Nam.
Hỏi: Nêu phương thức biểu đạt của các bài ca
3. Phương thức biểu đạt
dao trên?
- Biểu cảm
Hoạt động 2: HD tìm hiểu văn bản

II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Bài ca dao: “Ở đâu năm cửa
GV: Ca dao thường lấy câu đầu tiên của bài làm nàng ơi”:
tên bài
- HS đọc lại bài ca dao- GV nhận xét cách biểu
cảm của HS khi đọc
Hỏi: Hình thức của bài ca dao có gì đặc biệt?
- Hình thức: hát đối đáp
Hỏi: Đây là lời của ai nói với ai? Nói về việc gì?
HS trả lời, GV bổ sung:
- Là lời hỏi - đáp của chàng trai
- Bài ca dao này thuộc loại hình hát đố của và cô gái, hỏi đáp về tên núi, tên
các cuộc hát đối đáp
sông, tên vùng đất với những nét
* GV giới thiệu hình thức đối đáp: Ra đời trong đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch
hoàn cảnh đối đáp giao duyên nam nữ trong môi sử văn hóa của từng địa danh.
trường lao động hay khi vui chơi hội hè nên có
cặp ca dao là lời đối thoại của người nam và
người nữ, gồm có hai vế đi song hành với nhau.
Hình thức thông thường nhất là câu 6-8 đối của

giới này và câu 6-8 đáp của giới kia. Có khi đó là
lời trao đổi chuyện trò của hai bên nam nữ. Có
khi đó là câu hỏi, câu đố của bên này và câu đáp
của bên kia.
Tích hợp âm nhạc: GV minh họa bằng đoạn
video Đối đáp giao duyên – Hò khoan Lệ Thủy
(slide video)
Hỏi: Bài ca dao nêu lên những địa danh nào?

- Các địa danh: Năm cửa ô Hà
Nội; Sông Lục Đầu, sông
Thương, núi Tản Viên, đền Sòng,
Thành Lạng Sơn

Tích hợp môn Địa lý: Dựa vào chú thích trong
sgk, HS xác định trên lược đồ các tỉnh có các địa
danh được nêu trong bài ca dao.
5


HS tìm hiểu qua phần chú thích trong SGK,
GV tích hợp kiến thức địa lý, lịch sử, văn học
trình bày sản phẩm hoạt động chuẩn bị ở nhà:
hiểu biết của em về các địa danh có trong bài
ca dao?
Đại diện nhóm lên trình bày – GV đánh giá bổ
sung.
Một số tư liệu cần biết: GV chiếu một số hình
ảnh do GV sưu tầm (slide)
+ Năm cửa ô của Hà Nội:

Gồm: Ô Quan Chưởng, Ô Chợ Dừa, Ô Cầu
Giấy, Ô Cầu Dền, Ô Đống Mác
- Năm cửa ô hiện tại chỉ còn lại Ô Quan Chưởng
đứng sừng sững cùng thời gian.
Tên gọi Ô Quan Chưởng bắt nguồn từ sự kiện
xảy ra vào năm Tự Đức thứ 26, khi thực dân
Pháp đánh thành Hà Nội (20/11/1873), một
Chưởng cơ cùng một trăm chiến sĩ đã giữ thành
này đến người cuối cùng. Người dân vì thế gọi
cửa ô này là Ô Quan Chưởng để tưởng nhớ công
lao.

6


+ Sông Lục Đầu
Sông Lục Đầu là quãng sông do sông
Thương, sông Cầu, sông Lục Nam, sông
Đuống, sông Kinh Môn, sông Thái Bình gặp
nhau tạo thành. Sông được đào vào giữa tháng
Chạp âm lịch năm Mậu Tý thứ 21 (lúc quân Ô
Mã Nhi tiến vào sông Bạch Đằng).
Ô Mã Nhi, Thoát Hoan, Trương Văn Hổ đã đem
quân vào Vạn Kiếp theo hai đường thủy, bộ. Trần
Khánh Dư đã diệt được Trương Văn Hổ; Ngày
14 tháng một năm 1288, Trần Thủ Độ đã đào
sông này. Tám ngày sau quân ta đã diệt được
Thoát Hoan và Ô Mã Nhi. Tên sông Lục Đầu gợi
nghĩ đến chiến thắng Vạn Kiếp lẫy lừng của Trần
Hưng Đạo chống quân Mông – Nguyên.


+ Sông Thương
Sông Thương bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước,
làng Man, xã Vân Thuỷ, huyện Chi Lăng,
tỉnh Lạng Sơn, chảy trong máng trũng Mai Sao Chi Lăng và chảy vào địa phận tỉnh Bắc Giang.
Sông Thương có chiều dài 157 km, diện tích lưu
vực: 6.640 km². Giá trị vận tải được trên 64 km,
từ Phả Lại, tỉnh Hải Dương đến thị trấn Bố Hạ,
huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Đặc điểm nổi
bật, độc đáo của con sông này là “nước chảy đôi
dòng” (bên đục bên trong). Con sông cũng đã đi
7


vào bài hát “Chiều sông Thương” của nhạc sĩ An
Thuyên)

+ Núi Tản Viên
Trên Ba Vì có nhiều ngọn núi, nhưng nổi tiếng
nhất là Tản Viên (còn gọi là Ngọc Tản, Tản Sơn,
hoặc Phượng Hoàng Sơn). Núi này cao 1281m,
gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô
nên gọi là Tản. Chân núi này có đền Hạ, lưng
chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng
(tọa độ: 21°3′30″B 105°21′59″Đ) là nơi thờ Sơn
Tinh (Đức Thánh Tản).

Núi Tản Viên

Đền thờ Đức Thánh Tản

8


Tích hợp văn học (Ngữ văn 6- truyện
truyền thuyết): Địa danh núi Tản Viên gợi cho
em nhớ về tác phẩm văn học dân gian nào?
HS: Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh- Ngữ
Văn 6
Tích hợp Kiến thức GDCD: Đền thờ Đức
Thánh Tản được Nhà nước Việt Nam xếp hạng là
di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia năm 1964.
+ Đền Sòng
Đền Sòng Sơn xưa thuộc trang Cổ Đam, Phú
Dương, Phủ Tống, Thanh Hoá, nay thuộc
Phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh
Hoá, là một trong những nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh
- một trong Tứ bất tử của người Việt Nam từ xa
xưa.
Cổng đền Sòng Sơn ngày nay

Tích hợp Kiến thức Văn học dân gian:
GV kể tóm tắt Truyền thuyết về bà chúa Liễu
Hạnh (Phụ lục 1)
Tích hợp Kiến thức GDCD: Đền được Nhà
nước Việt Nam xếp hạng là di tích lịch sử văn
hoá cấp quốc gia theo quyết định số 58 ngày
18/01/1993.)
+ Thành Lạng Sơn
Tương truyền ở Lạng Sơn có thành Tiên xây.
9



Hỏi: Bài ca dao với lời đối đáp của chàng trai - Bài ca dao với lời đối đáp của
và cô gái đã làm nổi bật lên điều gì?
chàng trai và cô gái đã làm hiện
lên một giang sơn gấm vóc tươi
đẹp, anh dũng rất đáng yêu mến,
tự hào
Hỏi : Qua lời đối đáp đó, em hiểu gì về tình cảm - Mượn hình thức đối đáp để thể
của người hỏi và người đáp đối với quê hương hiện tình yêu quê hương đất
đất nước?
nước và niềm tự hào dân tộc.
GV bình: Như vậy, chỉ với nghệ thuật điểm,
gợi, không hề miêu tả cụ thể, chỉ là gợi nhắc
tên địa danh qua các câu đố, câu trả lời ngắn
gọn, nhưng người đọc cũng đủ cảm nhận về
một giang sơn gấm vóc, một đất nước có biết
bao danh lam thắng cảnh, những huyền tích
huyền thoại diệu kì. Và cũng đủ hiểu con
người Việt Nam yêu, tự hào về quê hương đất
nước biết bao. Câu hỏi và lời đáp hướng về
nhiều địa danh ở nhiều thời kì của vùng Bắc
Bộ. Những địa danh đó không chỉ có những
đặc điểm địa lý tự nhiên mà cả những dấu tích
lịch sử, văn hóa rất nổi bật. Người hỏi biết lựa
chọn nét tiêu biểu của từng địa danh để hỏi.
Người đáp hiểu rất rõ và trả lời đúng ý người
hỏi. Hỏi – đáp như thế là để thể hiện, chia sẻ
sự hiểu biết cũng như niềm tự hào, tình yêu đối
với quê hương, đất nước. Chàng trai, cô gái

cùng chung những tình cảm như thế. Đó là cơ
sở và là cách để họ bày tỏ tình cảm với nhau.
Hỏi: Dấu ba chấm cuối bài thể hiện điều gì?
- Dấu ba chấm thể hiện cuộc đối đáp còn có
thể tiếp diễn dài hơn nữa. Lời đối đáp càng dài
thì sẽ càng có nhiều danh lam, di tích của quê
hương, đất nước xuất hiện. Thể hiện sự hiểu biết
sâu rộng về quê hương đất nước của người hỏi và
người đáp.
10


Tích hợp kỹ năng sống, tích hợp phân môn
Tập làm văn (Văn miêu tả Ngữ văn 6)
Hỏi: Em đã được đến thăm địa danh, di tích nào
trên đất nước Việt Nam? Hảy tả lại vài nét để
các bạn cùng biết.?
HS trình bày
Tích hợp kiến thức địa phương:
Hỏi : Ở địa phương em (Thường Xuân) có di
tích nào nổi bật không? Hãy kể vài nét về di tích
ấy.
HS có thể trả lời: dích tích Cửa Đạt có đền thờ
anh hùng Cầm Bá Thước và đền thờ Bà Chúa
Thượng Ngàn, công trình thủy điện Cửa Đạt

Tích hợp kiến thức Công dân
GV: Trách nhiệm của bản thân em đối với nét
đẹp của các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử
của quê hương, đất nước?

HS: Giữ gìn và bảo vệ các di tích lịch sử, danh
11


lam thắng cảnh của quê hương đồng thời tuyên
truyền vận động bạn bè, người thân cùng thực
hiện.
- HS đọc lại bài ca dao thứ 4- GV nhận xét cách
biểu cảm của HS khi đọc
Hỏi: Cấu trúc của bài ca dao này có điểm nào
khác với các bài ca dao mà em biết?
- Không theo cấu trúc của cặp lục bát: trên
sáu, dưới tám
Hỏi: Số tiếng hai câu đầu có điểm gì đặc biệt?
Tích hợp văn học: GV giải thích khái niệm
Lục bát biến thể: Là những câu không tuân
theo cấu trúc lục bát: Câu trên sáu tiếng, câu
dưới tám tiếng mà thường kéo dài. Lục bát biến
thể được nói cách khác là dụng ý nghệ thuật của
người sáng tạo, đã làm cho câu thơ thêm phần
sinh động và đặc biệt là tạo ra nhiều điểm độc
đáo.
Hỏi: Hai câu đầu đã sử dụng nghệ thuật gì?

2. Bài ca dao: "Đứng bên ni
đồng ngó bên tê đồng"
- Thể thơ: Lục bát biến thể

Hỏi: Ngôn ngữ sử dụng trong hai câu đầu có gì
đáng chú ý?

Tích hợp Tiếng Việt – kiến thức về từ địa
phương:
Hỏi: Đây là phương ngữ vùng nào?
- Phương ngữ vùng Trung bộ

- Ngôn ngữ: Dùng từ địa
phương: ni, tê, ngó: Đặc biệt từ
ngó - cũng là nhìn nhưng tạo ra
sắc thái say mê, chăm chú.

* Hai câu đầu:
- Kéo dài số tiếng: Mỗi dòng 12
tiếng

- Nghệ thuật: điệp ngữ, đảo ngữ
và phép đối xứng:
+ Đứng bên ni đồng - Đứng bên
tê đồng
+ mênh mông bát ngát - bát ngát
mênh mông

Hỏi: Việc kéo dài số tiếng kết hợp với nghệ thuật - Gợi vẻ đẹp của cánh đồng lúa
đảo ngữ, điệp ngữ, đối xứng... tạo ra hiệu quả rộng lớn, thẳng cánh cò bay, lúa
như thế nào?
tốt bời bời
12


GV gợi không khí, minh họa bằng đoạn video
về cánh đồng lúa giúp HS cảm nhận được sự

trù phú, bao la của những cánh đồng Việt
Nam. (slide video)
- HS đọc lại hai câu cuối
Hỏi: Hình ảnh nổi bật trong hai câu cuối?

* Hai câu cuối:
- Hình ảnh cô thôn nữ bên cánh
đồng lúa của quê hương
Hỏi: Cô gái ngắm nhìn cánh đồng lúa ở những - Cô say mê ngắm nhìn cánh
vị trí nào?
đồng lúa ở các góc độ: Đứng bên
ni rồi lại đứng bên tê- dù đứng ở
vị trí nào cũng vẫn thấy bát ngát
mênh mông.
Hỏi: Hai câu cuối sử dụng nghệ thuật gì?

- Nghệ thuật: So sánh:
+ Thân em - chẽn lúa đòng đòng

Tích hợp môn Sinh học:
Hỏi: Em có biết “chẽn lúa đòng đòng” là giai
đoạn nào của cây lúa?
- Ngọn thân của cây lúa đã phân hóa thành
các cơ quan sinh sản và sẽ phát triển dần thành
bông khi lúa trổ: Từ lúc lúa cấy xuống, chừng
hơn hai tháng, những nhành lúa phình to ra, ấp
đòng. Nhiều người gọi là lúa "bụng chửa". Nếu
bóc lớp lá ngoài ra, một bông lúa đang hình
thành gọi là đòng đòng đây là lúc lúa nhiều
sức sống nhất.

Hỏi: Nghệ thuật so sánh có tác dụng gì?

- Nghệ thuật so sánh làm nổi bật
bức tranh quê có hình ảnh sóng
đôi: Vẻ đẹp của lúa đòng đòng
và vẻ đẹp của cô gái trẻ trung,
xinh đẹp, tràn đầy sức sống trong
hương lúa đòng đòng và trong
ánh sáng của ngọn nắng hồng
ban mai. Đó là vẻ đẹp của người
lao động khỏe khoắn, tự tin, vui
13


Tích hợp môn văn học:
Hỏi: So sánh sự khác nhau trong việc dùng hình
ảnh so sánh trong câu với các câu ca dao sau:
+ Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
+ Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày
+ Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
=> Những so sánh thể hiện sự tự ti, uất ức, than
thân...khác hẳn với so sánh trong bài này.

tươi, yêu đời, yêu lao động, tự
hào trước thành quả lao động của
mình


Tích hợp môn Giáo dục Công dân: Giáo dục
thái độ của học sinh
GV: Để có được cánh đồng lúa mênh mông bát
ngát như vậy thì cần có bao công sức lao động
của người nông dân. Qua đó, nhắc nhở em phải
làm gì?
- Tôn trọng yêu thương, biết ơn người lao
động cần cù, chăm chỉ, dầm mưa dãi nắng đem
đến cho ta bát cơm "Dẻo thơm một hạt đắng cay
muôn phần" nên ta phải biết tiết kiệm tiền của,
sức lao động của nhân dân
Hoạt động 3: HD tổng kết
III. Tổng kết
1. Nội dung
GV: Nêu những nét đặc sắc về nội dung của hai *Những câu hát về tình yêu quê
bài ca dao?
hương, đất nước, con người là
- HS hoạt động cá nhân và giải quyết vấn đề, các một trong những tư tưởng tình
học sinh khác nhận xét, bổ sung
cảm đẹp nhất, thiết tha nhất của
nhân dân ta từ xưa đến nay. =>
Hai bài ca dao thể hiện tình yêu
quê hương, đất nước tha thiết
GV: Nhận xét những nét đặc sắc về nghệ thuật 2. Nghệ thuật
của hai bài ca dao?
- Ca dao lục bát biến thể, lời ca
- HS hoạt động cá nhân và giải quyết vấn đề, các giản dị, mộc mạc. Đằng sau
14



học sinh khác nhận xét, bổ sung

những câu hỏi, lời đáp và bức
tranh phong cảnh là tình yêu
chân chất, tinh tế và lòng tự hào
đối với quê hương đất nước.
Hoạt động 4: HD luyện tập
IV. Luyện tập:
- HS làm bài tập theo hướng dẫn của GV.
* Tình cảm chung thể hiện
GV chia nhóm thảo luận
trong hai bài ca dao: Là tình
Câu hỏi 1: Tình cảm chung thể hiện trong hai yêu quê hương, đất nước, lòng tự
bài ca dao là gì?
hào về những truyền thống vẻ
Câu hỏi 2: Tích hợp kiến thức văn học Tiểu vang của dân tộc. Đó còn là tình
học
yêu lao động, say mê, tự hào
Em đã học những bài ca dao nào về tình yêu quê trước những thành quả của lao
hương đất nước?
động trên cánh đồng quê hương.
HS thảo luận nhóm, ghi kết quả vào bảng nhóm
sau khi đã thống nhất, đại diện nhóm trình bày,
các nhóm nhận xét, bổ sung.

GV chốt lại nội dung bài học
D. DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Học thuộc lòng hai bài ca dao, nắm được nội dung, nghệ thuật của mỗi bài ca dao.
- Sưu tầm các bài ca dao theo yêu cầu:
Tìm thêm các bài ca dao có hình thức hỏi- đáp như bài ca dao thứ nhất?

Tìm thêm các bài ca dao nói về người lao động trên đồng ruộng quê hương?
Sưu tầm các bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước có nội dung nói về môi
trường?
- Chuẩn bị nội dung bài mới: Soạn bài : "Từ láy"
E. ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH DẠY HỌC
..........................................................................................................................................
.................................................................................................................................
7. Kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh
- Trong quá trình dạy học, kết quả học tập của học sinh được đánh giá bằng khả
năng giải quyết vấn đề, quá trình thực hiện các nội dung bài học. Theo chủ quan nhận
định thực tiễn cho thấy HS học tập tích cực, lớp học khá sôi nổi, HS hiểu bài.
- Sử dụng câu hỏi như sau:
Câu hỏi 1: Thảo luận nhóm theo yêu cầu ở phần Luyện tập
15


Câu hỏi 2: Cảm nhận của em về tình yêu quê hương đất nước của tác giả dân
gian qua những bài ca dao đã học?
* Kết quả
Chất lượng bài kiểm tra: Tiến hành kiểm tra 33 học sinh
Giỏi
06 = 18,2%

Khá
14 = 42,4%

Trung bình
12 = 36,4%

Yếu

01 = 3,0%

8. Các sản phẩm của học sinh:
a. Các sản phẩm hoạt động trên lớp của học sinh:

Học sinh trình bày sản phẩm chuẩn bị bài ở nhà

Học sinh hoạt động nhóm

16


Học sinh trình bày kết quả hoạt động nhóm
b. Các sản phẩm hoạt động ở nhà của học sinh:
Sau khi giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh sưu tầm các bài ca dao. Sản phẩm
một số bài ca dao mà học sinh sưu tầm được:
*Bài ca dao có hình thức hỏi - đáp :
- Em đố anh : Sông nào là sông sâu nhất ?
Núi nào là núi cao nhất nước ta ?
Anh mà giảng được cho ra
Thì em kết nghĩa giao hòa cùng anh.
- Em hỏi thì anh xin trả lời :
Sâu nhất là sông Bạch Đằng
Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan
Cao nhất là núi Lam Sơn
Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra
Anh đà giảng được cho ra
Em mau kết nghĩa giao hòa cùng anh.
* Bài ca dao nói về người lao động trên đồng ruộng quê hương
Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
* Các bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước có nội dung nói về môi
trường
Bài 1:
Đồng Tháp mười có bay thẳng cánh
Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm
17


Bài 2:
Làm nhà ở cạnh bờ sông
Đêm nghe cá quẫy, ngày trông chim gù
Bài 3:
Kim Luông tươi tốt vườn chè
Gạo de An Cựu, đĩa muối mè cũng ngon
Bài 4: Cà Mau khỉ khọt trên lưng
Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um

KẾT LUẬN
Từ kết quả học tập của học sinh tôi nhận thấy, việc dạy học tích hợp vào bộ
môn bản thân đang giảng dạy là một việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối
với học sinh. Giúp các em học sinh không những tiếp cận, hiểu một môn học mà cần
biết cách kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau để hiểu và biết vận dụng vào
giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đồng thời, việc làm này đòi hỏi mỗi người giáo viên
dạy bộ môn phải không ngừng trau rồi kiến thức để phục vụ công tác giảng dạy bộ
môn của mình ngày một tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.

18



Phụ lục 1: Truyền thuyết Bà Chúa Liễu Hạnh
Ngày xưa, vào năm Thiêu Hựu, đời Hậu Lê (1557) ở thôn An Thái, làng Vân Cát,
huyện Vụ Bản, thuộc tỉnh Nam Định ngày nay, có một gia đình nhà họ Lê. Phu nhân Lê Thái
Công mang thai gần đến kỳ sinh nở, mắc phải bệnh suy nhược, chỉ thích ăn toàn là hoa quả.
Không có thuốc men nào chữa khỏi.
Một hôm, có một vị đạo sĩ đến ra mắt, xin chữa bệnh cho phu nhân. Trước bàn thờ,
người đạo sĩ này đọc mấy câu thần chú, rồi vứt chiếc buá ngọc xuống đất. Ông Lê Thái
Công bỗng ngã ra bất tỉnh, rồi thấy mình được đưa lên Thiên Đình. Tại đây, Thái Công thấy
mình dự một bữa tiệc lớn, do Ngọc Hoàng khoản đãi. Ông thấy Công Chuá Quỳnh Nương lỡ
tay làm rơi chén ngọc, bị đày ải xuống trần gian.
Khi Thái Công tỉnh dậy, thì hay tin là phu nhân vừa hạ sinh được một cô con gái. Thái
Công sung sướng đặt tên con là Giáng Tiên.
Lớn lên, Giáng Tiên xinh đẹp thêm, giỏi văn thơ, đánh đàn thổi sáo và soạn nhiều bài
hát rất hay. Năm 18 tuổi, nàng kết duyên cùng Đào Lang, là con nuôi của một vị quan trí sĩ ở
cùng làng.
Ba năm sau, vào ngày mồng 3 tháng 3, Giáng Tiên đột ngột từ trần. Người ta nói nàng
là tiên trở về thượng giới. Tuy nhiên, Ngọc Hoàng thấy nàng chưa hết hạn đi đày, bắt nàng
phải trở xuống thế gian. Lần này, nàng xuất hiện dưới lốt một vị nữ thần, đi theo là 2 ngọc
nữ Quế Nương và Thị Nương. Theo lệnh thiên đình, 3 vị tiên nữ đã hiện xuống giữa ban
ngày ở vùng Phố Cát, tỉnh Thanh Hoá.
Ba nàng tiên đã lập chỗ trú ngụ giữa một nơi phong cảnh kỳ tú của nước Việt. Chẳng
mấy chốc, cả vùng đều biết tiếng các vị tiên nữ, vì những phép linh ứng của 2 nàng. Dân
chúng tỏ lòng biết ơn, đã xây một ngôi đền thờ cạnh núi, để thờ phượng. Đền thờ này được
gọi là đền thờ Công Chuá Liễu Hạnh.
Công Chuá Liễu Hạnh thường hiển hiện ban phúc lành cho dân gian. Triều đình nghe
danh tiếng, đã phong tặng nàng làm Thượng Đẳng Phúc Thần.
Vào cuối đời Lê, có một vị lão quan 80 tuổi, một hôm nằm mộng thấy Công Chuá
Liễu Hạnh đi giữa 2000 tiên nữ theo hầu, mang đến cho ông một chiếu sắc của Ngọc Hoàng.

Trong giấc mơ, ông thấy Công Chuá Liễu Hạnh lên xe mây, có nhiều cờ xí lộng lẫy trùng
điệp dẫn đường, và thấy có vô số nhạc công đi theo. Người ta đoán rằng Công Chuá đã mãn
kỳ hạn ở trần gian, nay đã trở về trời.
Trong thời gian còn ở Thanh Hoá, Công Chuá Liễu Hạnh đã ngao du khắp nước Việt,
nhất là ở Lạng Sơn. Nàng thường hay lui tới các thắng cảnh ở Kinh Đô. Có lần, nàng đã giả
dạng làm một cô hàng bán rượu ở Hồ Tây, để hoạ thơ với danh sĩ Phùng Khắc Khoan cùng
hai người bạn của ông họ Ngô và Lý.
Sau khi Liễu Hạnh về trời, hai tiên nữ Quế Nương và Thị Nương thường đứng ra làm
trung gian cho dân chúng cầu xin đến Công Chúa. Dân gian tin tưởng Bà Chuá Liễu, lập đền
thờ bà khá trọng thể ở Phủ Giầy, Nam Định, nơi nàng đầu thai. Dân cũng lập đền thờ Bà
Chuá Liễu ở Phố Cát và Đền Sòng tại Thanh Hoá, nơi nàng xuống trần lần thứ hai.
Tại Hà Nội, có Đền Sùng Sơn ở đường Hàng Bột, thờ phượng bà Chuá Liễu. Hàng
năm, đến ngày huý của Công Chuá Liễu Hạnh, người ta tưng bừng rước lễ, dân chúng đã đi
trảy hội rất đông.

19


MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH CHỨNG

Cô và trò trong giờ Ngữ văn

Nội dung cần đạt trong giờ học
20



×