Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

EBS VN tai lieu Y khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.9 KB, 27 trang )


Hướng dẫn thành lập
giám sát dựa vào sự kiện

Page2




Danh mục các ấn phẩm đã xuất bản của Tổ chức Y tế Thế giới
Hướng dẫn thành lập giám sát dựa vào sự kiện
1. Yếu tố dịch tễ học.

2. Bệnh truyền nhiễm - dịch tễ học.

ISBN 978 92 9061 321 3 (Phân loại NLM: WA 110)
© Tổ chức Y tế Thế giới, 2008
Giữ bản quyền
Các tư liệu trình bày trong tài liệu này không nhằm thể hiện bất kz quan điểm nào của Tổ chức Y
tế Thế giới liên quan đến tính pháp lý của bất kz quốc gia, lãnh thổ, thành phố hoặc khu vực nào
hoặc của cơ quan chức năng nào hoặc liên quan đến sự phân chia biên giới, ranh giới. Các
đường gạch chấm trên bản đồ minh hoạ cho các đường biên giới một cách tương đối nên có thể
vẫn còn những ý kiến chưa hoàn toàn đồng ý với nhận định này.

Việc đề cập đến một số công ty cụ thể hay sản phẩm của một số nhà sản xuất nào đó không có
nghĩa rằng Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá cao và khuyến cáo ưu tiên hơn những công ty hay sản
phẩm khác có cùng tính chất. Tất cả các sản phẩm có đăng k{ độc quyền đều được phân biệt
bằng chữ cái viết hoa đầu tiên trong tên sản phẩm đó, ngoại trừ do một số lỗi chính tả trong tài
liệu này.

Tổ chức Y tế Thế giới không bảo đảm rằng thông tin trong ấn phẩm là đầy đủ và chính xác cũng


như không chịu trách nhiệm pháp lý cho bất kz thiệt hại nào do việc sử dụng tài liệu này.

Các ấn phẩm của Tổ chức Y tế Thế giới có thể nhận được từ Bộ phận Tiếp thị và Phân phối, Tổ
chức Y tế Thế giới, 20 Avenue Appia, 1211 Geneva 27, Switzerland (điện thoại: +41 22 791 2476;
fax: +41 22 791 4857; e-mail: ). Yêu cầu để tái bản hoặc dịch một phần
hoặc toàn bộ - dùng để kinh doanh hoặc phân phối miễn phí – cần phải gửi đến Bộ phận xuất
bản theo địa chỉ trên. Đối với các ấn phẩm của Văn phòng khu vực Tây Thái Bình Dương, yêu cầu
để tái bản cần phải gửi đến Bộ phận xuất bản, Văn phòng khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ
chức Y tế Thế giới tại địa chỉ P.O. Box 2932, 1000, Manila, Philippines, fax: +632 521 1036, email:

Page3




Mục lục
1.
2.
3.
4.

Mục đích của tài liệu
Giám sát dựa vào sự kiện là gì ?
Cơ sở của giám sát dựa vào sự kiện
Đề xuất cấu trúc của hệ thống giám sát

3

Cấu trúc của báo cáo
Yêu cầu tối thiểu

Tính ưu tiên của các nguồn thông tin
Giai đoạn 1: Sử dụng nguồn thông tin đại chúng
Giai đoạn 2: Sự tham gia của cán bộ y tế
Giai đoạn 3: Sự tham gia của cộng đồng
Phương pháp báo cáo
Yêu cầu tối thiểu
Đường dây nóng
Ví dụ về định nghĩa sự kiện
Yêu cầu tối thiểu về quản lý dữ liệu
Bản tin giám sát
Khẳng định và đánh giá (Assessment)
Ví dụ về hướng dẫn Assessment sự kiện
Đáp ứng với sự kiện
Phản hồi định kz
Kết nối bên ngoài
Theo dõi và đánh giá
Theo dõi định kz
Đánh giá thường xuyên

Page4




5. Cộng tác viên

1. Mục đích của tài liệu
Theo khuyến cáo của Nhóm cố vấn kỹ thuật khu vực Châu Á – Thái Bình Dương về bệnh truyền
nhiễm bùng phát và theo đề nghị của các nước thành viên, Văn phòng Khu vực Tây Thái Bình
Dương của Tổ chức Y tế Thế giới đã biên soạn tài liệu hướng dẫn để thành lập hệ thống giám sát

dựa vào sự kiện.

2. Giám sát dựa vào sự kiện là gì?
Giám sát dựa vào sự kiện là ghi nhận một cách nhanh chóng và có tổ chức về các
thông tin có khả năng là nguy cơ cho y tế công cộng 1. Thông tin này có thể là các
tin đồn và các báo cáo đặc biệt phát hành từ các kênh chính thức (ví dụ như hệ
thống báo cáo định kỳ) và các kênh không chính thức (ví dụ như trên các phương
tiện truyền thông, cán bộ y tế, các tổ chức phi chính phủ). Sự kiện bao gồm:
 Sự kiện liên quan đến việc xảy ra bệnh ở người chẳng hạn chùm
trường hợp bệnh hoặc các triệu chứng, mô hình bệnh bất thường hoặc những
trường hợp tử vong bất thường được ghi nhận bởi các cán bộ y tế hoặc những
người cung cấp tin tức chính thức ở trong nước.
 Sự kiện liên quan đến khả năng phơi nhiễm của người như động
vật bệnh và chết, nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm và các hiểm họa môi
trường bao gồm sự kiện về sóng hạt nhân và hóa chất.
Thông tin nhận được thông qua việc giám sát dựa vào sự kiện cần đánh giá nhanh

Page5




về nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe công cộng cũng như cần được đáp ứng kịp
thời.
Không giống như giám sát kinh điển, giám sát dựa vào sự kiện không dựa trên
việc thu thập số liệu và ngưỡng tự động để hành động mà đó chỉ là các báo cáo và
mô tả không có cấu trúc.

1


Định nghĩa của giám sát dựa vào sự kiện được phỏng theo hướng dẫn EWARN của WHO

3. Cơ sở của giám sát dựa vào sự kiện
Giám sát dựa vào sự kiện bổ sung vào giám sát dựa vào chỉ số. Cả hai thành phần
này là cần thiết trong một hệ thống giám sát của quốc gia (Hình 1).
Hình 1. Hệ thống giám sát và đáp ứng

Page6




Khi đề cập đến công tác phát hiện kịp thời dịch bệnh và các sự kiện y tế công cộng
quan trọng, hệ thống giám sát dựa vào chỉ số thường thất bại. Hơn nữa, hệ thống
này không phù hợp để phát hiện dịch hiếm gặp nhưng ảnh hưởng lớn (Hội chứng
hô hấp cấp tính nặng (SARS), dịch cúm gia cầm) hoặc bệnh dịch mới nổi và các
bệnh chưa rõ tác nhân.
Hệ thống giám sát dựa vào sự kiện dựa trên những báo cáo nhanh về các sự kiện
(Bảng 1) và được thiết kế để phát hiện:
 Sự kiện mới và hiếm gặp mà chưa bao gồm trong giám sát dựa vào chỉ số.
 Sự kiện xảy ra ở cộng đồng mà các kênh chăm sóc sức khỏe chính thức
không không tiếp cận được.

Bảng 1. So sánh các thành phần và thuộc tính chính của giám sát dựa vào chỉ
số và giám sát dựa vào sự kiện
Dựa vào sự kiện
Định
nghĩa

Page7


Dựa vào chỉ số

Định nghĩa có thể được sử dụng để Các bệnh và hội chứng có định
hướng dẫn việc báo cáo.
nghĩa bệnh và hội chứng tương




ứng. Định nghĩa có thể bao gồm
một hoặc tất cả những tiêu
chuẩn sau:
- Đặc điểm lâm sàng.
- Đặc điểm của quần thể bị ảnh
hưởng.
- Tiêu chuẩn xét nghiệm.
Định nghĩa trong giám sát dựa
vào chỉ số thường đặc hiệu hơn
nhiều so với giám sát dựa vào
sự kiện.
Tất cả các sự kiện cần báo cáo
Dữ liệu thường báo cáo định kỳ
ngay lập tức đến hệ thống.
hàng tuần hoặc hàng tháng.
Một số bệnh và hội chứng yêu
cầu báo cáo nhanh
Ngay cả khi sử dụng báo cáo
điện tử thì thường vẫn bị chậm
trễ do khoảng thời gian xác

định bệnh nhân đến lúc tập hợp
số liệu để báo cáo đến hệ thống
của 1 cơ sở y tế
Khi định nghĩa trường hợp bệnh
bao gồm tiêu chuẩn xét nghiệm
thì thời gian báo cáo có thể
muộn hơn nữa.
Không xác định trước định dạng
Dữ liệu được tổng hợp cho từng
dữ liệu.
bệnh / hội chứng.
Mỗi sự kiện cần thu thập thông tin Định dạng dữ liệu được xác
và ghi nhận càng nhiều càng tốt.
định trước và có thể bao gồm
phân tích theo nhân khẩu học
Người thu thập thông tin cần thu
được những thông tin cơ bản (thời hoặc các biến số khác (tức là số
gian, không gian, con người) để hỗ trường hợp 0 - 4 và > 5 năm
tuổi).
trợ cho việc khẳng định và đánh
giá sự kiện.
Cấu trúc không chặt chẽ.
Cấu trúc được xác định rõ ràng.
Báo cáo không có cấu trúc và có
Biểu mẫu báo cáo được sử dụng
thể nhập vào hệ thống vào mọi
để các đơn vị báo cáo chuyển
thời điểm.
thông tin theo hệ thống vào
ngày trong tuần hoặc tháng đã

Biểu mẫu dung để nắm bắt thông
tin của sự kiện nhưng định dạng là xác định trước.
linh hoạt để thu thập dữ liệu định
Báo cáo số 0 thường vẫn được
Định nghĩa rất rộng, chẳng hạn
chùm trường hợp tử vong trong
cùng một làng trong cùng khoảng
thời gian.
Định nghĩa thường có độ nhạy cao
hơn so với giám sát dựa vào chỉ số

Tính kịp
thời

Số liệu /
thông tin

Cấu trúc
báo cáo

Page8




Đơn vị
báo cáo
Kích hoạt
cho đáp
ứng ban

đầu
Analysis
Phân tích
Response
Đáp ứng

Page9

tính và định lượng.
Một đơn vị/nhóm được chỉ định để
phân loại, xác nhận và đánh giá
từng sự kiện được báo cáo và kích
hoạt một đáp ứng thích hợp.

sử dụng.
Một đơn vị/nhóm được chỉ định
để phân tích định kỳ các dữ liệu
giám sát.

Mở, đôi khi không không xác định
(nghĩa là công chúng có thể báo
cáo trực tiếp cho hệ thống).
Một báo cáo được khẳng định và
đánh giá là có khả năng là nguy cơ
cho sức khỏe công cộng

Đóng, dựa vào cơ sở y tế

Đánh giá nguy cơ nhanh.


Theo khoảng thời gian đã xác
định (hang tuần, hàng tháng).

Ngay lập tức.
Đáp ứng với sự kiện được lồng
ghép vào hệ thống giám sát.

Có thể bị trễ do khoảng thời
gian từ thu thập số liệu đến
phân tích số liệu
Đáp ứng với vụ dich được lồng
ghép vào hệ thống giám sát.

Ngưỡng đáp ứng đã xác định
trước




4. Đề xuất về cấu trúc của hệ thống giám sát
4.1. Cấu trúc của báo cáo
Một cách lý tưởng thì hệ thống giám sát dựa vào sự kiện gồm có tất cả các nguồn
báo cáo có liên quan (Bảng 2)
Bảng 2. Nguồn báo cáo và tin đồn trong giám sát dựa vào sự kiện
Lĩnh vực y tế
Cơ sở chăm sóc y
tế

Liên hiệp các
tổ chức và

chuyên gia về
chăm sóc sức
khỏe

Bác sỹ đa khoa
Phòng khám đa khoa
Bệnh viện
Cơ sở bệnh lý học
Cán bộ y tế xã
Nữ hộ sinh/bà đỡ
Thầy lang
Phòng xét nghiệm
Dịch vụ cứu thương
Cán bộ sức khỏe môi trường
Cán bộ kiểm dịch y tế
Lĩnh vực cộng đồng

Các nhóm
cộng đồng
Dịch vụ tại
cộng đồng

Nguồn đã
xuất bản và
truyền thông
Khác

P a g e 10

Thành viên cộng đồng được chỉ định: lãnh đạo thôn, tình nguyện

viên y tế, các thành viên của công chúng.
Các Tổ chức tôn giáo
Nhà trẻ, trường học
Nhà thuốc
Công an
Dịch vụ công cộng (nước sạch và vệ sinh môi trường, sức khỏe
môi trường)
Tổ chức phi chính phủ
Nhóm tại nhà (người già)
Dịch vụ thú y
Phương tiện truyền thông (báo giấy, truyền hình)
Bản tin chuyên ngành
Mạng internet
Tổ chức quân sự
Đại sứ quán
Trường Đại học




Trong thực tế, tài nguyên thường giới hạn và không cho phép các hệ thống giám
sát kết hợp tất cả các nguồn báo cáo được liệt kê ở trên. Do đó nguồn báo cáo của
giám sát dựa vào sự kiện nên ưu tiên tùy theo:
 Độ nhậy: Có cần nắm bắt được tất cả các sự kiện quan trọng không?
 Tính bền vững: làm thế nào để duy trì một cách dễ dàng mà không ảnh
hưởng đến các chương trình y tế công cộng khác?
Hình 2. Sự cân bằng giữa độ nhậy và tính bền vững

Sự ưu tiên trong nguồn báo cáo nên bảo đảm sự cân bằng giữa độ nhạy
mong muốn có của hệ thống giám sát và nguồn lực sẵn có (Hình 1). Do vậy, mỗi

quốc gia tự xác định các nguồn báo cáo khác nhau cho quốc gia mình (Hình 3.)

P a g e 11




Tỷ lệ % sự kiện sức khỏe công cộng phát hiện

Hình 3. Độ nhạy của các nguồn báo cáo khác nhau và các nguồn lực cần có
cho việc duy trì hệ thống giám sát dựa vào sự kiện

Nguồn nhân lực sẵn có

4.1.1. Yêu cầu tối thiểu
Một đội/đơn vị đánh giá sự kiện có trách nhiệm đánh giá từng sự kiện được
báo cáo và khởi động việc đáp ứng ngay lập tức. Đội này cần có sẵn TRƯỚC KHI
triển khai giám sát dựa vào sự kiện.
 Ít nhất, đội/đơn vị đánh giá sự kiện nên hiện diện từ cấp trung ương.
 Sẽ rất lý tưởng khi đội ở cấp độ trung ương thiết lập được sự liên lạc chăt
chẽ với các cán bộ chuyên trách ở địa phương những người có thể giúp cho
việc xác định định ban đầu về sự kiện, cũng như là nơi có những kỹ năng và
nguồn lực có sẵn cho việc đánh giá sơ bộ sự kiện.
Khả năng đáp ứng nhanh phải có TRƯỚC KHI triển khai giám sát dựa vào
sự kiện.
 Đáp ứng ở cấp quốc gia với sự tiếp cận của những kỹ năng chuyên sâu
(như là kiểm soát sự truyền nhiễm, phòng xét nghiệm, truyền thông nguy
cơ).
 Đáp ứng ở cấp địa phương với khả năng triển khai điều tra ban đầu về dịch
bệnh.


P a g e 12




4.1.2. Tính ưu tiên của các nguồn thông tin
Giai đoạn một: Sử dụng nguồn thông tin đại chúng
Ở hầu hết các nước phát triển và đang phát triển thông tin đại chúng là
nguồn thông tin không chính thức quan trọng nhất về các sự kiện sức khỏe công
cộng. Vì vậy, tất cả các quốc gia nên bao gồm nguồn tin từ các phương tiện truyền
thông đại chúng trong giám sát dựa vào sự kiện trừ khi có những lý do rõ ràng về
việc không sử dụng các nguồn thông tin này.
Ví dụ về phương tiện truyền thông bao gồm trong giám sát dựa vào
sự kiện
1. Tìm kiếm một cách có hệ thống trên đài phát thanh, báo giấy, báo trên
mạng về thông tin của các vụ dịch.
 Đội/đơn vị đánh giá sự kiện có trách nhiệm tiến hành đánh giá sự kiện ở
cấp độ quốc gia. Đối với những quốc gia rộng lớn với sự hoạt động mạnh
của các phương tiện truyền thông địa phương, nên xem xét trách nhiệm của
các cán bộ chuyên trách khu vực.
 Những cán bộ chuyên trách cần kiểm tra hàng ngày các bản tin về tình hình
bệnh tật trên các phương tiện truyền thông (Các thông tin cảnh báo toàn
cầu, các khuyến cáo theo yêu cầu thông qua trình duyệt internet).
 Những nơi việc thực hành và các quý có sẵn, xem việc điều tra dựa vào hệ
thống các phương tiện truyền thông điện tử. Có những sự phục vụ thương
mại trên thị trường của các công ty truyền thông.
2. Đảm bảo các cuộc gọi đến các cán bộ y tế từ các phương tiện truyền
thông về những sự kiện sức khỏe cộng đồng đều được nắm bắt bởi hệ thống giám
sát dựa vào sự kiện. Cần xem xét:

 Cung cấp một đường dây nóng để tất cả các cuộc gọi từ phương tiện truyền
thông đều có thể được kiểm tra và xử lý một cách hợp lý.
 Đảm bảo rằng tất cả các cuộc gọi đến đều được ghi lại và các thông tin cần
thiết đều được thu thập (Xem trang 15; những yêu cầu về quản lý những
thông tin tối thiểu).
3. Làm việc với các phương tiện truyền thông như là các đối tác, khuyến
khích các phương tiện truyền thông thực hiện các giám sát về y tế thông qua hệ
thống của họ như là các phóng viên, các nhà báo. Xem xét việc:
 Đào tạo về giám sát dựa vào sự kiện cho các phương tiện truyền thông, làm
nổi bật vai trò của họ trong việc báo cáo về các tin đồn/các sự kiện.
 Thường xuyên và cập nhật thông tin đúng thời gian về việc đánh giá một sự
kiện được báo cáo từ phương tiện truyền thông.
 Có những phản hồi tích cực về việc tham gia của phương tiện truyền thông,
cũng như đánh giá cao sự đóng góp của phương tiện truyền thông đối với

P a g e 13




hệ thống giám sát.






Thuận lợi:
Những phương tiện truyền thông uy tín thường cung cấp các báo
cáo chính xác về các sự kiện sức khỏe cộng đồng.

Cách tiếp cận dễ dàng những cảnh báo thường có sẵn trên dạng
điện tử.
Có rất ít các nguồn dữ liệu yêu cầu phương tiện truyền thông
kiểm tra.
Khó khăn:
Tiêu chuẩn của phương tiện truyền thông dựa trên tính đáng đưa
tin của sự kiện chứ không dựa trên tính quan trọng của vấn đề sức
khỏe cộng đồng.
Ở những quốc gia có sự kiểm soát hoặc hạn chế chặt chẽ các
phương tiện truyền thông thì những sự kiện về sức khỏe công
cộng có thể không được phát hiện và thu thập được một cách
thường xuyên.

Giai đoạn 02: Sự tham gia của các cán bộ y tế
Cán bộ y tế có thể là nguồn thông tin ban đầu của công tác giám sát dựa
vào sự kiện. Thông tin có thể là trong quá trình tư vấn bệnh nhân hoặc là nguồn
thông tin thứ cấp qua những tin đồn trong quá trình tư vấn bệnh nhân.
Ví dụ về sự tham gia của cán bộ y tế trong giám sát dựa vào sự kiện
1. Tập hợp tất cả cán bộ y tế hoặc các đơn vị y tế dẫn đầu cần thiết kế vào
nhiệm vụ giám sát dựa trên sự kiện và cần đào tạo hợp lý về cách làm và khi nào
cần báo cáo các sự kiện.
2. Nên bao gồm cả khu vực tư nhân và các chuyên ngành y tế khác nhau
(như là cán bộ y tế làm việc ở các cửa khẩu, bến cảng, sân bay). Việc bao gồm bộ
phận y tế tư nhân trong giám sát dựa vào sự kiện có thể dễ dàng hơn bằng cách:
 Nhấn mạnh việc không có yêu cầu việc phải báo cáo thường xuyên.
 Khai thác trách nhiệm xã hội của bác sĩ lâm sàng bằng cách tập trung vào
mối liên quan giữa việc báo cáo và đáp ứng với thông tin.
 Cố gắng giảm đi sự quan tâm đến những kết quả xấu của những báo cáo về
sự kiện bất thường.
 Sắp xếp cho đội đánh giá sự kiện hỗ trợ kỹ thuật trong việc chẩn đoán và

điều trị bệnh nhân khi một sự kiện được báo cáo.

P a g e 14










Thuận lợi:
Cán bộ y tế đã là một thành phần trong hệ thống giám sát và các
chương trình sức khỏe cộng đồng.
Xác định các đơn vị đi đầu trong việc giám sát dựa vào sự kiện sẽ
giúp cho việc duy trì sự quan tâm và sự tham gia vào hệ thống.
Thuận lợi của cán bộ y tế là dựa trên hệ thống hiện có (có thể sử
dụng các phương pháp liên lạc sẵn có để thông báo ngay lập tức
các bệnh phải khai báo cũng như báo cáo các sự kiện) và sử dụng
các chương trình tập huấn (ví dụ tập huấn giám sát dựa vào sự
kiện xen vào các lớp tập huấn khác về giám sát và đáp ứng).
Khó khăn:
Báo cáo của các cán bộ y tế có xu hướng lệch về việc phát hiện
dịch/sự kiện trong những người đang được khám chữa bệnh tại
những phòng khám tư nhân và cơ quan chăm sóc sức khỏe cộng
đồng.

Giai đoạn 03: Sự tham gia của cộng đồng

Hiệu quả của việc cộng đồng và công chúng tham gia vào giám sát dựa vào
sự kiện là dựa trên sự nổi bật của tính cân bằng giữa sự tham gia của họ vào việc
báo cáo trực tiếp với các nguồn lực sẵn có để tiếp cận, xác nhận và đáp ứng với
những số lượng có thể là rất nhiều các sự kiện được báo cáo.
Ví dụ về sự tham gia của cộng đồng trong giám sát dựa vào sự kiện
1. Báo cáo trực tiếp từ cộng đồng: Người dân báo cáo trực tiếp đến đường dây
nóng quốc gia, các trang mạng, hoặc các cơ sở y tế.
a) Báo cáo trực tiếp cần phải đi cùng với các chiến dịch truyền thông cộng
đồng để đảm bảo rằng người dân biết điều cần báo cáo và báo cáo cho ai.
b) Những nơi mà người dân báo cáo các sự kiện đến các cơ sở y tế, cần sắp
xếp để việc báo cáo vào ngoài giờ làm việc của các phòng khám. Không
phải tất cả các thành viên cộng đồng đang báo cáo cùng một sự kiện đều
cần tìm kiếm một sự chăm sóc y tế. Điều quan trọng là không để việc báo
cáo sự kiện y tế công cộng ảnh hưởng đến việc cung cấp các dịch vụ y tế và
cộng đồng có thể báo cáo các sự kiện mà không cần phải có sự hẹn khám.
2. Báo cáo gián tiếp thông qua các tổ chức cộng đồng (ví dụ: các tổ chức tôn giáo,
trường học, cơ sở chăm sóc người có tuổi, tiện ích công cộng và các tổ chức phi
chính phủ) và các thành viên cộng đồng được chỉ định (có thể là các nhà lãnh đạo
cộng đồng và tình nguyện viên sức khỏe cộng đồng).

P a g e 15




SỰ TIẾP CẬN TRỰC TIẾP CỦA CỘNG ĐỒNG
Thuận lợi:
 Độ nhạy cao.
Khó khăn:
 Độ đặc hiệu thấp vì có nhiều báo cáo về các sự kiện thường là

không có nguy cơ đối với cộng đồng.
 Quá nhiều nguồn thông tin đòi hỏi việc tiếp cận các báo cáo và
đáp ứng đối với sự kiện.
….

SỰ TIẾP CẬN GIÁN TIẾP CỦA CỘNG ĐỒNG
Thuận lợi:
 Độ đặc hiệu thấp cao hơn vì đào tạo có chủ đích cho những thành
viên của cộng đồng hoặc nhóm người được tuyển chọn sẽ giúp
làm giảm số các báo cáo mà không thể xác minh được hoặc
không phải là nguy cơ cho sức khỏe công cộng.
Khó khăn:
 Sử dụng thành viên được tuyển chọn trong các nhóm của cộng
đồng (lãnh đạo cộng đồng) để báo cáo có thể không thích hợp vì:
 Đáp ứng dẫn đến hậu quả tiêu cực về kinh tế cho cộng
đồng.
 Các sự kiện báo cáo được xem là công việc ngoài giờ quá
nhiều.

4.2. Các phương pháp báo cáo
Những yêu cầu tối thiểu
1. Tất cả các phương pháp liên lạc nhanh cần có sẵn cho việc tham gia vào
giám sát dựa vào sự kiện – đường dây nóng (lời nói, tin nhắn), thư điện tử, fax.
2. Việc báo cáo nên có thể thực hiện 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần.

Đường dây nóng
Đường dây nóng được sử dụng mở cho tất cả mọi người hoặc chỉ được sử dụng
giới hạn cho một nhóm người (như là các cơ sở y tế, phương tiện truyền hoặc
thành viên chuyên trách của cộng đồng/các nhóm cộng đồng). Kiểu của đường dây


P a g e 16




nóng sẽ phụ thuộc vào cấu trúc của báo cáo và hoàn cảnh văn hóa. Khi quyết định
thành lập một đường dây nóng thì:
1. Chỉ sử dụng một số điện thoại. Những nơi tin nhắn và các báo cáo bằng
miệng được chấp nhận thì cần đảm bảo rằng số điện thoại giống nhau cho cả
hai phương pháp liên lạc.
2. Hợp lý hóa và cân đối số của các đường dây nóng để tránh sự nhầm lẫn.

Liên lạc bằng sóng vô tuyến HF/VHF
Ở những quốc gia mà có cơ sở hạ tầng về thông tin còn hạn chế, có thể dùng sóng
vô tuyến để báo cáo các sự kiện. Ở những nơi mà liên lạc bằng sóng vô tuyến là sự
lựa chọn tin cậy, nhân viên của đài phát thanh và những người điều hành cần được
đào tạo để lựa chọn sự kiện báo cáo đội đánh giá sự kiện. Một cách lý tưởng là đội
đánh giá sự kiện cùng vị trí với đài phát thanh để đảm bảo giảm tối đa thời gian bị
trì hoãn.

Fax và thư điện tử
Fax và thư điện tử có thể được dùng như là một phương pháp truyền thông bổ
sung cho đường dây nóng, ít khi được dùng như là một phương tiện chính để giao
tiếp. Ở nhiều nước bị những trục trặc của phần cứng và truy cập internet bị gián
đoạn có thể dẫn đến bị hạn chế về việc báo cáo nhanh thông tin.

4.3. Định nghĩa sự kiện
Khi hệ thống giám sát dựa vào chỉ số đã sử dụng các định nghĩa về trường hợp
bệnh cho những bệnh cần báo cáo nhanh và chùm trường hợp bệnh/chết thì có thể
dùng các định nghĩa này trong giám sát dựa vào sự kiện:

 Ví dụ về các sự kiện nên được báo cáo.
 Những sự kiện được báo cáo đến hệ thống giám sát sự kiện để xác minh,
đánh giá và có thể đáp ứng nếu cần thiết.
Những cộng đồng, những tổ chức quần chúng và những tổ chức y tế tư nhân/liên
minh tham gia vào hệ thống giám sát thì không yêu cầu về định nghĩa trường hợp
bệnh mà nên khuyến khích các báo cáo mở về những sự kiện bất thường/không
mong đợi.

Ví dụ: Định nghĩa về sự kiện
Những định nghĩa về sự kiện sau đây là ví dụ được sử dụng tại những quốc gia đã
có hệ thống giám sát dựa vào sự kiện.
Định nghĩa bệnh ở người dựa vào triệu chứng
Chùm trường hợp tử vong tại một cơ sở y tế, một ngôi làng, một cộng đồng, một
công trường xây dựng, một khu mỏ, một ngôi trường hoặc một cơ quan nào đó

P a g e 17




trong khoảng thời gian hai tuần.
Chùm trường hợp bệnh chưa rõ tác nhân: ba trường hợp bệnh hoặc nhiều hơn mà
chưa rõ tác nhân tại một cơ sở y tế, một ngôi làng, một cộng đồng, một công
trường xây dựng, một khu mỏ, một ngôi trường hoặc một cơ quan nào đó trong
khoảng thời gian hai tuần.
Bất kỳ một sự kiện bất thường trong cộng đồng mà ảnh hưởng đến sức khỏe
Bất kỳ một sự kiện sức khỏe công cộng làm tăng sự quan tâm, lo lắng và sợ hãi
trong cộng đồng.
Một sự kiện đã biết, nghi ngờ hoặc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.


4.4. Yêu cầu tối thiểu trong quản lý dữ liệu
Việc thu thập số liệu có cấu trúc và hệ thống là một trong những thành phần rất
quan trọng của bất kỳ hệ thống giám sát nào, bao gồm cả giám sát dựa vào sự
kiện. Trong giám sát dựa vào sự kiện, việc thu thập số liệu cần phải nhanh chóng
và nắm được thông tin cần để đánh giá ban đầu về sự kiện. Thông tin của mỗi sự
kiện đã báo cáo cần được lưu giữ trong một cơ sở dữ liệu để có thể các kết quả,
đánh giá và đáp ứng sau đó được ghi nhận.

Bước 01
Khi có một sự kiện được báo cáo, người có trách nhiệm xử lý bắt đâu liên hệ để
thu thập những thông tin cơ bản về sự kiện (Hinh 04) theo mẫu báo cáo gồm các
thông tin:







Mã số của sự kiện
Tên địa phương xảy ra sự kiện (ví dụ: quận, huyện)
Ngày báo cáo và chi tiết liên hệ của người báo cáo
Ngày và thời gian xảy ra sự kiện
Mô tả về sự kiện
Những công tác đã triển khai, nếu có

Hình. 4. Ví dụ mẫu báo cáo sự kiện
Xin vui lòng gửi thông tin nay đến phòng kiểm soát các bệnh truyền nhiễm, cục y
tế dự phòng hoặc khoa dịch tễ của các Viện hoặc trung tâm y tế dự phòng tỉnh
01

02
03
04

Thời gian (ngày hôm nay)
Bạn muốn báo cáo sự kiện gì? Sự kiện gì đã xảy ra?
Việc đó xảy ra khi nào? (ngày/tháng/năm)
Việc đó xảy ra ở đâu? (xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành

P a g e 18




phố)
Bao nhiêu người đã bị ảnh hưởng?
Có ghi nhận tử vong không? Nếu có thì bao nhiêu tử
vong?
Thông tin khác
Tên và số điện thoại của người báo cáo?

05
06
07
08

Bước 02
Trong quá trình đánh giá và xác minh sự kiện:




Có thể thu thập thông tin chi tiết hơn từ các nguồn khác như bệnh viện,
phòng xét nghiệm, trường học …
Một quyết định cần được đưa ra sau đó cho việc điều tra thêm và có những
hành động nên được tiến hành.

Thu thập thêm thông tin và những quyết định dựa trên các thông tin cơ bản cơ sở
dữ liệu đơn giản hóa thông tin chia sẻ và cho phép những báo cáo tự động được
tạo ra và gửi đến các cấp khác nhau của hệ thống y tế liên quan trong hoạt động
đáp ứng.

Biểu đồ 05: Ví dụ về dữ liệu được ghi nhận trong quá trình đánh
giá và xác minh sự kiện
1. Ngày/giờ báo cáo: (Khi nào sự kiện về sức khỏe cộng đồng được báo cáo?)
2. Ngày xác nhận (Khi nào sự kiện về sức khỏe cộng đồng được xác nhận?)
3. Sự kiện về sức khỏe cộng đồng (Những gì đã xảy ra?)
4. Địa phương (xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố)
5. Ngày khởi đầu (Ngày có trường hợp bệnh đầu tiên)
6. Số lượng bệnh nhân (Bao nhiêu người đã bị ảnh hưởng? Tỷ lệ tấn công?)
7. Mô tả các trường hợp bệnh (Những ai đã bị ảnh hưởng? khi nào? ở đâu?)
8. Số lượng tử vong (Từ những trường hợp bệnh nào, bao nhiêu tử vong?)
9. Mô tả các trường hợp tử vong (Ai? Khi nào? ở đâu? tại sao?)
10. Các hành động đã triển khai (Ai? làm gì? Khi nào?)
11. Tình trạng của sự kiện sức khỏe (đang diễn biến hay đã được kiểm soát?)
12. Những ai đã được thông báo? (Các đơn vị y tế địa phương)
13. Nguồn thông tin (Họ và tên, số điện thoại cơ quan, số di động)
14. Có cần sự hỗ trợ không? (Nếu có, vui lòng cho biết rõ)
15. Các lưu ý (Thông tin quan trọng khác)

P a g e 19





Bước 03
Trong quá trình đáp ứng với một sự kiện, chi tiết của tất cả các quyết định, những
yêu cầu khác về sự hỗ trợ, các hoạt động và việc triển khai các biện pháp can thiệp
cần được thu thập và lưu trữ như là một sự tham khảo cho việc điều tra vụ dịch/sự
kiện trong tương lai.

Bước 04
Đối với tất cả các hệ thống giám sát thành công thì việc thường xuyên phản hồi
các sự kiện được báo cáo đến những người có liên quan.

Bản tin giám sát
Những số liệu tổng hợp sau đây có thể đưa vào trong báo cáo định kỳ của bản tin
giám sát và xem như là những phản hồi từ của các hệ thống giám sát dựa vào chỉ
số đến các nhà quản lý và các tổ chức có liên quan.






Số lượng sự kiện được báo cáo
Số lượng sự kiện được đánh giá
Số lượng sự kiện được xác nhận
Số lượng sự kiện không được xác nhận (như là những tin đồn sai)
Nguồn báo cáo (ví dụ cơ sở y tế, người đứng đầu địa phương)


Khi tiến hành triển khai đáp ứng với sự kiện, cần mô tả ngắn gọn trong bản tin
giám sát để làm nổi bật mối quan hệ giữa báo cáo và đáp ứng. Các phản hồi cần
được đưa ra đối với tất cả các nguồn báo cáo cũng như cá nhân và tổ chức có liên
quan đến việc đáp ứng với sự kiện.

4.5. Khẳng định và đánh giá
Quy mô của việc xác minh và đánh giá một sự kiện có thể ở cấp độ miền hoặc tỉnh
tùy thuộc vào những nguồn lực sẵn có.
Khi nguồn lực còn hạn chế, các sự kiện cần được báo cáo trực tiếp đến đội đánh
giá sự kiện ở cấp độ quốc gia để xác định và đánh giá trong vòng 24 giờ kể từ khi
có báo cáo. Việc xác định và đánh giá được tiến hành nhanh hoặc chậm phụ thuộc
vào mối liên hệ giữa đội đánh giá sự kiện ở cấp quốc gia với cán bộ y tế địa
phương. Dưới sự giám sát của đội đánh giá sự kiện cấp quốc gia, cán bộ y tế địa
phương có thể tham gia vào việc xác định một sự kiện và những nơi có thể thì nên
đánh giá sơ bộ sẽ làm hệ thống có khả năng đáp ứng tốt hơn.

P a g e 20




Khẳng định một báo cáo là quá trình mà báo cáo từ cộng đồng, phương tiện
truyền thông hay cán bộ y tế được chứng minh, tức là sự kiện được xem là
có thật. Tuy nhiên, báo cáo được khẳng định hoặc báo cáo có thật không
đồng nghĩa sự kiện đó là nguy cơ đến sức khỏe cộng đồng.
 Đánh giá một sự kiện là quá trình mà những thông tin có sẵn về một sự kiện
có thật được phân tích và quyết định sự kiện đó có thể là nguy cơ của sức
khỏe cộng đồng hay không.
Sử dụng những tiêu chuẩn này để hướng dẫn những người có liên quan đến sự
khẳng định và đánh giá sự kiện.



Ví dụ về hướng dẫn khẳng định một sự kiện
Báo cáo sự kiện thường có nhiều khả năng là sự thật nếu:




Được khẳng định từ các nguồn thông tin khác nhau (tức là không phải cùng
một thông tin được lặp lại bởi nguồn cung cấp thông tin thứ cấp).
Được báo cáo từ những cán bộ y tế đã qua đào tạo.
Bao gồm những thông tin rõ ràng về thời gian, địa điểm, con người. (Ví dụ
như 15 người tại làng X bị bệnh sau khi uống nước từ một cái giếng cách
đây 3 ngày).

P a g e 21




Ví dụ hướng dẫn đánh giá sự kiện
Khi một báo cáo sự kiện có một trong những tiêu chuẩn sau thì cần triển khai đáp
ứng với sự kiện.

CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ
Sự kiện liên
quan đến
sức khỏe
con người


Sự kiện
không liên
quan đến
sức khỏe
con người

P a g e 22



KHÔNG

Sự kiện này có bao gồm trong bệnh hoặc
hội chứng phải khai báo. Ví dụ: Bạch
hầu, tiêu chảy cấp
Bệnh nghi ngờ có thể gây ra dịch với khả
năng lây truyền cao (tả, sởi)
Sự kiện về một bệnh mà có số mắc và
chết cao hơn ước tính?
Bệnh trong cộng đồng với số mắc cao
khác thường?
Chùm trường hợp bệnh hoặc tử vong với
triệu chứng tương tự nhau. Ví dụ: tiêu
chảy phân máu, dấu hiêu và triệu chứng
của xuất huyết?
Bệnh gây ra bởi thực phẩm ô nhiễm hoặc
thực phẩm thương mại. Tức là loại thực
phẩm nào đó?
Bệnh có thể gây hậu quả đến thương mại
hoặc đi lại? Ví dụ SARS?

Bệnh nghi ngời có thể lan truyền trong
bệnh viện? Tức là bệnh có thể lan truyền
trong các cơ sở y tế?
Sự kiện được biết là có ảnh hưởng đến
sức khỏe của người như bị đổ hóa chất.
nghi ngờ là vụ dịch Nipah ở đông vật,
động vật chết không giải thích được
Sự kiện có thể gây hậu quả cho sức khỏe
của người. ví dụ các vụ dịch ở động vật
mà nghi ngờ tác nhân là bệnh từ động vật
lan truyền sang người




4.6. Đáp ứng với sự kiện
Đáp ứng với một sự kiện là một thành phần của giám sát dựa vào sự kiện. Một khi
sự kiện được xác nhận và được xem như là nguy cơ cho sức khỏe cộng đồng thì
cần phải đáp ứng ở cả mức độ địa phương và quốc gia.
Mức độ của đáp ứng và sự kết hợp giữa các kỹ năng cần thiết được xác định đầu
tiên bằng việc đánh giá nguy cơ. Không phải tất cả các đánh giá sẽ dẫn đến một
cuộc điều tra toàn diện tại thời điểm đáp ứng đầu tiên.
Nên có một quy trình rõ ràng cho việc đáp ứng với một sự kiện, bao gồm xác định
vai trò và trách nhiệm của những người đáp ứng chính và những người tham gia
khác.
Đáp ứng hiệu quả, nhanh chóng và hợp lý là một phần cơ bản của
giám sát dựa vào sự kiện và không được bị cản trở bởi
một hệ thống không có khả năng đáp ứng

4.7. Phản hồi định kỳ

Phản hồi thông tin định kỳ rất cần thiết cho việc duy trì hệ thống giám sát dựa vào
sự kiện. Không có sự phản hồi thông tin thích hợp và hữu ích thì người báo cáo sẽ
không tiếp tục báo cáo về các sự kiện nữa.
Định dạng của phản hồi nên đơn giản và phù hợp cho người đọc kể bao gồm cả
việc cập nhật thường xuyên các thông tin về khẳng định, đánh giá và đáp ứng. Cần
cân nhắc việc cung cấp thông tin thêm đến phương tiện truyền thông đã nêu lên
báo cáo đầu tiên.
Đưa dữ liệu phản hồi của giám sát dựa vào sự kiện vào trong các bản tin giám sát
và phát hành định kỳ các mục tổng quan và đánh giá hệ thống giám sát.

4.8. Kết nối bên ngoài
Giám sát dựa vào sự kiện thành công nên xác định được các sự kiện là nguy cơ
cho sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, dịch bệnh ở động vật (hiện tượng gia cầm chết

P a g e 23




bất thường) và các sự kiện môi trường (hiện tượng nguồn nước bị đổi màu, tràn
hóa chất) cũng nên được báo cáo, khẳng định, đánh giá và đáp ứng.
Sự đánh giá hiệu quả và nhanh chóng cũng như đáp ứng với sự kiện đòi hỏi sự liên
hệ chặt chẽ với các bộ phận chuyên môn, các bộ và các cơ quan khác. Cơ chế
chính xác cho việc trao đổi thông tin và đáp ứng thì khác nhau tùy vào các quốc
gia. Tuy nhiên, sự kết nối tối thiểu cần có là các bộ phận có trách nhiệm thuộc
chính phủ để:



Giám sát, đáp ứng đối với những bệnh ở động vật.

Đáp ứng đối với các mối nguy về môi trường (những việc cố tình hoặc vô
tình thải hóa chất vào môi trường)

4.9. Theo dõi và đánh giá
Giám sát và đánh giá định kỳ đóng một vai trò quan trọng cho việc đảm bảo rằng
hệ thống giám sát đang vận hành có hiệu quả và có thể thích ứng theo thời gian
với bất cứ sự thay đổi của các hệ thống và môi trường. Theo dõi định kỳ tối thiểu
sự vận hành của hệ thống giám sát và đánh giá hệ thống thường xuyên rộng hơn
nên được thực hiện. Ví dụ:

Theo dõi thường xuyên





Số vụ dịch phát hiện được so với các hệ thống báo cáo định kỳ.
Sự chính xác và tính kịp thời của các nguồn tin đối với những báo cáo sự
kiện đầu tiên.
Giá trị của tiên đoán dương tính của đánh giá sơ bộ về sự kiện.
Thời gian từ lúc được thông báo đến lúc đáp ứng.

Đánh giá định kỳ


Mỗi năm đánh giá lại ít nhất là hai sự kiện từ lúc nhận được thông báo đến
khẳng định/đánh giá và đáp ứng với sự kiện. Tại mỗi giai đoạn, nên phỏng
vấn những người liên quan và thực hiện đánh giá có hệ thống cũng như đưa
ra những kiến nghị.


P a g e 24




5. Cộng tác viên
Cộng tác viên chính
Amy CAWTHORNE
Dịch tễ học, Đơn vị Giám sát và Phòng chống bệnh lây truyền
Tổ chức Y tế Thế giới, Văn phòng Khu vực Tây Thái Bình Dương
Đường United Nations, P.O. Box 2932, 1000, Manila, Philippines
Điện thoại: (63 2) 528 9917

Fax: (63 2) 526 0279

Tiến sỹ Thomas GREIN
Cộng tác viên, Đơn vị Cảnh báo và Đáp ứng nhanh (ARO)
Khoa cảnh báo dịch-đại dịch và đáp ứng bệnh lây truyền
Tổ chức Y tế Thế giới, Geneva, Thụy Sĩ
Điện thoại: (4122 ) 791 1652

Fax: (4122 ) 791 1397

E-mail:

Tiến sỹ Takeshi KASAI
Cố vấn khu vực,
Đơn vị Giám sát và Phòng chống bệnh lây truyền
Tổ chức Y tế Thế giới, Văn phòng Khu vực Tây Thái Bình Dương
Đường United Nations, P.O. Box 2932, 1000, Manila, Philippines

Điện thoại: (63 2) 528 9730

Fax: (63 2) 526 0279

Tiến sỹ Sovann Ly
Phó giám đốc, Đơn vị kiểm soát bệnh truyền nhiễm
Bộ Y tế Cam Pu Chia

P a g e 25




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×