Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.41 MB, 175 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

TRẦN THỊ THANH TÂN

VĂN HỌC DÂN GIAN DÂN TỘC SÁN DÌU
Ở THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN – NĂM 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

TRẦN THỊ THANH TÂN

VĂN HỌC DÂN GIAN DÂN TỘC SÁN DÌU
Ở THÁI NGUYÊN
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Hằng Phương

THÁI NGUYÊN – NĂM 2016



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành và sâu sắc nhất của mình tới PGS.TS Nguyễn Hằng Phương, người
đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô trong Ban giám hiệu; Ban chủ
nhiệm; Quý thầy, cô trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu khoa học.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên, Thư viện tỉnh
Thái Nguyên, Sở văn hóa - thông tin tỉnh Thái Nguyên, Ủy ban nhân dân xã
Nam Hòa, Trường THPT Trần Quốc Tuấn. Cảm ơn các nghệ nhân, các ông bà,
cô chú, anh chị và bạn bè ở huyện Đồng Hỷ, huyện Phú Lương, huyện Phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên - những người đã giúp đỡ tôi trong quá trình sưu tầm tư liệu để
hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin được bày tỏ lòng yêu thương và biết ơn sâu
sắc đến gia đình, đồng nghiệp - những người đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, động
viên tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2016
Tác giả

Trần Thị Thanh Tân


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu
trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Trần Thị Thanh Tân



i

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………………...i
LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………………ii
MỤC LỤC……………………………………………………………………....iii
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………...1
1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………....1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề………………………………………………….....2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu………………………………………….........5
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………….....6
5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………….......7
6. Cấu trúc luận văn………………………………………………………….......8
7. Đóng góp của luận văn……………………………………………………......8
NỘI DUNG.........................................................................................................10
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC SÁN DÌU Ở THÁI NGUYÊN VÀ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI………………...10
1.1. Khái quát về dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên……………………………..11
1.1.1. Vài nét về dân tộc Sán Dìu ở Việt Nam………………………………….11
1.1.2. Sơ lược về dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên………………………..........12
1.2. Văn học dân gian và văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở Việt Nam……...22
1.2.1. Khái niệm văn học dân gian……………………………………………...22
1.2.2. Văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở Việt Nam………………………….28
* Tiểu kết ………………………………………………...................................29
Chương 2: PHÁC HỌA DIỆN MẠO VĂN HỌC DÂN GIAN DÂN TỘC
SÁN DÌU Ở THÁI NGUYÊN…………………………….…………………31



ii

2.1. Khái quát về văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên…………..31
2.1.1. Hiện trạng văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên………..….31
2.1.2. Các thể loại văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên…………33
2.2. Những nhận xét sơ bộ về văn học dân gian
dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên………………………………………………..55
2.2.1. Đa dạng, phong phú, độc đáo về thể loại………………………………...55
2.2.2. Văn học dân gian Sán Dìu ở Thái Nguyên đang dần mai một………….56
* Tiểu kết ……………………………………………………………………...59
Chương 3: MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC DÂN GIAN TIÊU BIỂU CỦA
DÂN TỘC SÁN DÌU Ở THÁI NGUYÊN……………………………………61
3.1. Truyện cổ tích……………………………………………………………..61
3.1.1. Các tiểu loại truyện cổ tích………………………………………………61
3.1.2. Một số nội dung cơ bản………………………………………………….66
3.1.3. Một số đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu……………………………………73
3.2 Hát Soọng Cô………………………………………………………………77
3.2.1. Các dạng thức hát Soọng Cô……………………………………………..77
3.2.2. Một số nội dung cơ bản………………………………………………….89
3.2.3. Một số đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu…………………………………..101
* Tiểu kết …………………………………………………………………….112
KẾT LUẬN…………………………………………………………………...115
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1. Một số bài hát Soọng Cô dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên (chưa xuất bản)


iii

2. Một số câu tục ngữ, câu đố dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên.

3. Một số truyện cổ tích dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên (chưa xuất bản)
4. Phỏng vấn các nghệ nhân dân tộc Sán Dìu
5. Một số hình ảnh về văn hóa dân gian dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
1.1. Dân tộc Việt Nam là một cộng đồng bao gồm 54 dân tộc, bên cạnh dân
tộc Việt là dân tộc chủ thể còn có các dân tộc thiểu số khác sống rải rác trên mọi
miền đất nước. Thành phần các dân tộc có khác nhau nhưng đều chung nguồn gốc
Bách Việt. Từ buổi đầu dựng nước đến nay, các dân tộc thiểu số đã tham gia tích
cực trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước, xây dựng truyền thống lịch sử, văn hóa
của đại gia đình dân tộc Việt Nam. Văn học dân gian các dân tộc thiểu số có những
thành tựu độc đáo với những sắc thái riêng biệt. Giá trị của văn học dân gian dân tộc
thiểu số trong đời sống cộng đồng là vấn đề khoa học đáng để nghiên cứu. Từ đó,
diện mạo của nền văn học dân gian Việt Nam được nhìn nhận đầy đủ, chính xác
hơn trên mối quan hệ tổng thể văn học dân gian các dân tộc. Ðó là một nền văn học
dân gian thống nhất, đa dạng. Việc tìm hiểu văn học dân gian dân tộc thiểu số còn
thể hiện đường lối dân tộc, đường lối văn hóa văn nghệ của Ðảng ta, đó là bình
đẳng dân tộc, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc anh em trong
đại gia đình dân tộc Việt Nam, nhằm góp phần vào việc xây dựng nền văn hóa văn
nghệ Việt Nam thống nhất và mang tính chất dân tộc phong phú.
1.2. Từ trước đến nay, đã có một số công trình hoặc bài viết nghiên cứu ở
phạm vi rộng, hẹp khác nhau về người Sán Dìu ở Thái Nguyên, cho ta biết đôi nét
về nguồn gốc, cư trú, phong tục và văn hoá truyền thống của người Sán Dìu. Các
công trình, bài viết cung cấp khá đầy đủ về một số khía cạnh dân tộc học, văn hoá
học nhưng chưa có công trình nào tìm hiểu về văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở
Thái Nguyên. Thêm vào đó, trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã đến điền

dã và sưu tầm văn học dân gian của người Sán Dìu lưu truyền trong dân gian với số
lượng đáng kể ở một số loại hình văn học dân gian. Với đề tài này, người nghiên
cứu hi vọng được nâng cao tầm hiểu biết về lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu
văn học dân gian, đặc biệt nghiên cứu văn học dân gian của dân tộc ít người ở Việt
Nam. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công việc giảng dạy của bản thân người
nghiên cứu trong tương lai trên chính quê hương mình. Từ đó, có thể nhìn nhận đầy


2

đủ và chính xác hơn diện mạo của nền văn học dân gian Việt Nam trong mối quan
hệ tổng thể văn học dân gian các dân tộc.
1.3. Tự hào là người con dân tộc Sán Dìu, đồng thời sống tại địa phương có
nhiều người dân tộc Sán Dìu sinh sống, song tôi cảm thấy xót xa khi những tác
phẩm văn học dân gian, di sản vô giá của dân tộc mình đang dần mất đi. Thực hiện
đề tài là nguyện vọng chính đáng của chúng tôi bởi bản thân người nghiên cứu đang
công tác và giảng dạy môn Ngữ văn tại miền núi - nơi có nhiều người Sán Dìu sinh
sống. Vì vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở Thái
Nguyên sẽ giúp tôi hiểu rõ hơn về văn hoá tinh thần của người Sán Dìu. Từ đó, có ý
nghĩa thiết thực trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy Văn học dân gian của các
dân tộc thiểu số. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sẽ tiến hành sưu tầm tại
địa phương mình đang sinh sống và điền dã các tác phẩm văn học dân gian dân tộc
Sán Dìu lưu truyền trong dân gian để làm cơ sở nghiên cứu. Vì vậy, việc nghiên cứu về
văn học dân gian của dân tộc Sán Dìu giúp tôi hiểu rõ hơn về văn hóa tinh thần của
dân tộc mình. Nghiên cứu những nét cơ bản về giá trị nội dung, nghệ thuật văn học
dân gian trong đời sống văn hóa của người dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên sẽ góp
phần khẳng định, bảo tồn và phát huy nét đẹp truyền thống vốn có của các dân tộc
thiểu số Việt Nam nói chung và dân tộc Sán Dìu nói riêng...
Xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu cùng lý do nghiệp vụ trên, chúng tôi chọn
đề tài nghiên cứu cho luận văn là: “Văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở Thái

Nguyên”. Mong rằng qua công trình này, tôi sẽ góp một phần công sức nhỏ bé vào
việc giới thiệu, giữ gìn, bảo tồn và phát huy văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở
Thái Nguyên; đồng thời, tạo thêm một cơ sở, một nguồn tư liệu về văn học dân gian
để giúp giáo viên Ngữ văn ở tỉnh Thái Nguyên có thể thực hiện tiết dạy Ngữ văn địa
phương một cách thuận lợi hơn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa đặc thù riêng. Những giá trị văn hóa
đậm đà bản sắc dân tộc đó đã tạo thành nền văn hóa thống nhất và đa dạng của đại


3

gia đình 54 dân tộc Việt Nam. Nghiên cứu văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở
Thái Nguyên nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam, đồng thời ứng dụng vào những công việc có ý nghĩa thiết thực ở địa
phương. Từ trước đến nay, tuy chưa có những công trình nghiên cứu chuyên sâu
về văn học song nền văn hóa dân tộc Sán Dìu nói chung và văn học dân tộc Sán Dìu
ở Thái Nguyên đã được một số tác giả đề cập đến, cụ thể như sau:
Trước hết có thể nhắc tới cuốn Người Sán Dìu ở Việt Nam của tác giả Ma
Khánh Bằng do Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội ấn hành năm 1983. Trong cuốn sách
này, tác giả đã giới thiệu khái quát về văn hóa vật chất, tinh thần của người Sán
Dìu ở Việt Nam. Đây là cơ sở quan trọng cho việc tìm hiểu nguồn gốc và đặc điểm
cơ bản của dân tộc Sán Dìu.
Cuốn Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam của tác giả Nguyễn
Đăng Duy được Nhà xuất bản Văn hóa thông tin ấn hành năm 2001 đã trình bày
khá đầy đủ về tín ngưỡng, tôn giáo, nguồn gốc, nội dung của các hình thái dân
gian đặc trưng ở một số vùng miền, một số dân tộc ít người, trình bày nguồn gốc
và những giáo lí cơ bản của các loại hình tôn giáo trong đời sống hiện nay.
Cuốn sách Lễ hội các dân tộc Hoa, Sán Dìu ở Việt Nam của tác giả Diệp
Trung Bình do Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội ấn hành 2002 đã đề cập khá toàn

diện về lễ hội của người Sán Dìu như lễ: Lễ Tháo Khoán, Lễ Kỳ Yên, Lễ Đại
Phan, Lễ Cấp Sắc…
Đặc biệt, trong những năm gần đây, trước xu thế hội nhập văn hóa giữa các
dân tộc, các nhà nghiên cứu trẻ đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa dân
tộc Sán Dìu nói chung và nền văn học dân tộc Sán Dìu nói riêng. Mặc dù, địa bàn
cư trú của người dân tộc Sán Dìu khá rộng song Thái Nguyên là địa phương có
nhiều người dân tộc Sán Dìu sinh sống nhất cả nước. Việc tìm hiểu về văn hóa dân
gian dân tộc Sán Dìu và văn học dân gian dân tộc Sán Dìu (cụ thể là hát Soọng Cô)
ở Thái Nguyên là điều dễ hiểu.


4

Năm 2005, nhà nghiên cứu Vũ Diệu Trung trong bài viết Lễ cấp sắc của
người Sán Dìu ở Thái Nguyên (Thông báo khoa học) do Nxb Khoa học xã hội ấn
hành đã bước đầu tìm hiểu về lễ cấp sắc của người Sán Dìu trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên dưới góc nhìn văn hóa.
Không quá cầu kỳ trong cách ăn uống, nhưng cộng đồng người Sán Dìu
cũng có những nét riêng, độc đáo trong ẩm thực, góp phần làm phong phú nền văn
hóa Thái Nguyên. Năm 2008, tác giả Nguyễn Thị Quế Loan trong luận án Tiến sĩ
Tập quán ăn uống của người Sán Dìu ở Thái Nguyên đã đề cập tới đặc trưng trong
văn hóa ẩm thực của dân tộc này.
Nhìn chung, các công trình trên do mục đích nghiên cứu khác nhau đã tìm
hiểu về văn hóa của người Sán Dìu ở nhiều góc độ: lễ hội, ẩm thực, tôn giáo…
Tuy nhiên, việc nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa tinh thần nói chung và văn học
dân gian của dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên nói riêng chưa được các tác giả quan
tâm tìm hiểu.
Năm 2012, tác giả Diệp Thanh Bình trong cuốn Dân ca các dân tộc Pu Péo,
Sán Dìu, Dao, Cao Lan, Lô Lô được Nxb Văn hóa dân tộc ấn hành đã đề cập đến
sinh hoạt dân ca (Soọng Cô) của dân tộc Sán Dìu song chỉ mang tính chất giới

thiệu những bài dân ca Sán Dìu mà không đi sâu tìm hiểu đặc trưng về nội dung và
nghệ thuật.
Có những luận văn, đề tài đã nghiên cứu về văn học dân gian các dân tộc
thiểu số nói chung, song đề tài nghiên cứu về văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở
Thái Nguyên gần như không có.
Gần đây, Sở Văn hóa - Thông tin và Thể thao tỉnh Tuyên Quang, Thái
Nguyên cũng có đề tài Bảo tồn hát Soọng Cô của dân tộc Sán Dìu với mục đích:
sưu tầm lời kể của nghệ nhân, chọn người để luyện tập các điệu hát Soọng Cô
nhằm phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc Sán Dìu ở Thái
Nguyên; Năm 2011, có luận văn Khảo sát loại hình hát Soọng Cô của dân tộc Sán
Dìu ở Thái Nguyên và Tuyên Quang của tác giả Nguyễn Thị Mai Phương (Đại học


5

sư phạm). Song, do phạm vi tư liệu sưu tầm nên đề tài chưa khám phá hết giá trị
của loại hình dân ca này ở địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Như vậy, công tác sưu tầm, nghiên cứu về văn học dân gian dân tộc Sán Dìu
ở Thái Nguyên còn rất khiêm tốn và mới được đề cập ở mức độ nhất định. Các đề
tài nghiên cứu chưa khám phá hết giá trị của loại hình dân ca cũng như những thể
loại văn học dân gian khác của dân tộc Sán Dìu ở vùng văn hóa này. Tuy nhiên,
các công trình nghiên cứu trên là những gợi mở, là tiền đề khoa học có giá trị cho
việc nghiên cứu đề tài luận văn của chúng tôi.
Qua quá trình khảo sát, phân tích một số tác phẩm văn học dân gian tiêu
biểu của dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên, chúng tôi sẽ nghiên cứu hi vọng góp
thêm một tiếng nói khẳng định ảnh hưởng của văn học dân gian đến đời sống văn hóa,
tinh thần của con người.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở

Thái Nguyên.
- Tìm hiểu thêm văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở địa phương khác đề so
sánh khi cần thiết.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi tư liệu nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành khảo sát văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở Thái
Nguyên trong một số công trình:
1. Diệp Trung Bình (1987), Dân ca Sán Dìu, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
2. Lê Trung Vũ, Diệp Thanh Bình, Đỗ Quang Tụ, Nguyễn Liễn, Lâm Quý,
Lò Giàng Páo (2012), Dân ca các dân tộc Pu Péo, Sán Dìu, Dao, Cao Lan, Lô Lô,
Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.


6

3. Diệp Minh Tài (2001), Soọng Cô dân ca dân tộc Sán Dìu, Sưu tầm, dịch
thuật và biên soạn, Tài liệu chưa xuất bản.
4. Một số tác phẩm văn học dân gian dân tộc Sán Dìu và những tư liệu liên
quan đến đề tài mà chúng tôi thu thập được trong quá trình điền dã.
3.2.2. Phạm vi vấn đề nghiên cứu
Trong giới hạn của một đề tài luận văn thạc sĩ, chúng tôi chủ yếu nghiên cứu
những nội dung cơ bản và một số yếu tố về thi pháp tiêu biểu trong phần lời của
tác phẩm văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên (Những yếu tố khác
dùng để phân tích tham khảo khi cần thiết).
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
- Luận văn nhằm mục đích nghiên cứu, tìm hiểu giá trị cơ bản về nội dung
và nghệ thuật của các tác phẩm văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên.
Trong điều kiện cho phép, chúng tôi có liên hệ so sánh giữa văn học dân gian dân
tộc Sán Dìu với văn học dân gian các dân tộc anh em, từ đó thấy được nét độc đáo,

riêng biệt của đối tượng nghiên cứu.
- Thông qua việc điền dã, sưu tầm, nghiên cứu về văn học dân gian dân tộc
Sán Dìu, luận văn đưa ra một số định hướng, biện pháp nhằm bảo tồn, giữ gìn và
phát huy các giá trị văn hóa nói chung và văn học dân gian dân tộc Sán Dìu nói
riêng ở Thái Nguyên.
- Một trong những mục tiêu quan trọng mà luận văn muốn hướng tới là dùng
kết quả sưu tầm, nghiên cứu để ứng dụng vào việc giảng dạy nội dung Ngữ văn địa
phương ở các đơn vị trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên; Tìm hiểu về địa
bàn cư trú, văn hóa, đời sống vật chất, tinh thần của người dân tộc Sán Dìu ở Thái
Nguyên và đóng góp của văn học dân gian vào đời sống văn hóa tinh thần của


7

người dân tộc Sán Dìu; đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn, lưu giữ các tác
phẩm văn học dân gian…
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu về văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên, tác giả sưu
tầm, tham khảo các sách, báo, tạp chí, bài viết có liên quan hoặc đề cập đến vấn đề
nghiên cứu.
Để tìm hiểu, nghiên cứu về văn học dân gian dân tộc Sán Dìu, luận văn sử
dụng một số phương pháp:
- Phương pháp điền dã: Đây là phương pháp chúng tôi sử dụng để thu thập
tư liệu về văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên. Thường vào những
ngày nghỉ cuối tuần và nghỉ hè, chúng tôi tìm đến các làng bản ở Thái Nguyên có
người dân tộc Sán Dìu sinh sống để sưu tầm. Các tác phẩm đều được sưu tầm từ
các nghệ nhân dân gian, những người già trong làng, những người am hiểu về văn
hóa, văn học dân gian dân tộc Sán Dìu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Phương pháp thống kê, phân loại: Sau khi sưu tầm tác phẩm văn học dân
gian, chúng tôi đọc kĩ nhằm tìm hiểu sơ bộ tác phẩm đó. Sau đó đối chiếu với kiến
thức văn học dân gian mà bản thân có để phân loại tác phẩm vào những thể loại cụ
thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Từ kết quả phân loại các tác phẩm văn
học dân gian dân tộc Sán Dìu theo thể loại, chúng tôi tiến hành phân tích và đưa ra
những nhận xét, đánh giá đối với những giá trị cơ bản về nội dung, nghệ thuật của
các thể loại đó.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Trong quá trình phân tích, tổng hợp,
chúng tôi cố gắng so sánh, đối chiếu các tác phẩm văn học dân gian của các dân
tộc anh em khác nhằm tìm ra những nét tương đồng và dị biệt trong những trường
hợp cần thiết.


8

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Trên cơ sở tìm hiểu những văn bản
văn học dân gian dân tộc Sán Dìu, chúng tôi có phối hợp với một số phương pháp
sử học, văn hóa học, dân tộc học…
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung
chính của luận văn được triển khai thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát về dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên và một số vấn đề lý
luận chung liên quan đến đề tài
Chương 2: Phác họa diện mạo văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở Thái
Nguyên
Chương 3: Một số thể loại văn học dân gian tiêu biểu của dân tộc Sán Dìu ở
Thái Nguyên
7. Đóng góp của luận văn
Từ việc sưu tầm, phân tích, phân loại, tổng hợp, đối chiếu, so sánh các văn

bản văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên, luận văn là công trình
nghiên cứu tương đối hệ thống và đầy đủ về văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở
Thái Nguyên. Từ đó, luận văn góp phần tạo dựng diện mạo chung của nền văn học
dân gian dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên.
Tác giả luận văn trong quá trình nghiên cứu đã đi điền dã sưu tầm được một
số lượng nhất định tác phẩm văn học dân gian thuộc các thể loại như thần thoại,
tục ngữ, câu đố, hát Soọng Cô, truyện cổ tích của dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên.
Từ những tư liệu chúng tôi sưu tầm được, giá trị của văn học dân gian dân tộc Sán
Dìu ở Thái Nguyên hi vọng sẽ được bảo lưu, trường tồn cùng thời gian.
Cùng với nhịp sống hiện đại, văn học dân gian dân tộc Sán Dìu đang dần
phôi phai thì việc sưu tầm, nghiên cứu về văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở Thái
Nguyên, luận văn góp phần khơi dậy tình yêu và ý thức giữ gìn của người dân tộc


9

Sán Dìu với vốn văn hóa, văn học dân gian của họ, góp phần bảo tồn, phát huy vốn
văn hóa, văn học dân gian dân tộc Sán Dìu.
Đồng thời, các kết quả nghiên cứu sẽ được tham khảo và ứng dụng vào việc
giảng dạy những tiết Ngữ văn địa phương trong các trường Trung học cơ sở thuộc
tỉnh Thái Nguyên.


10

NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC SÁN DÌU Ở THÁI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
“Thái Nguyên xanh mát nương chè

Chè xanh xứ Thái đậm đà ngát hương.
Bà con một nắng, hai sương
Nụ cười chíu nắng bên nương dưới đồi”. [9]
Thái Nguyên xanh mát nương chè, phảng phất gió heo may, với sông Cầu
thoáng màu xanh trung du, với sắc hoa rừng nhè nhẹ ngát hương, với Thủ đô Gió
ngàn nặng ân tình, An toàn Chiến khu xưa. Thái Nguyên là một tỉnh miền núi
trung du, nằm trong vùng văn hóa Việt Bắc, phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn;
phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang; phía đông giáp với các
tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Tỉnh Thái
Nguyên có diện tích tự nhiên 3.562,82 km2, dân số hiện nay là 1.139.444 người;
trong đó, đông nhất là dân tộc Kinh có 786.903 người, chiếm 75,5%; dân tộc Tày
có 106.238 người, chiếm 10,7%; dân tộc Nùng có 54.628 người, chiếm 5,1%; dân
tộc Sán Dìu có 37.365 người, chiếm 2,4%; dân tộc Sán Chay có 29.229 người,
chiếm 2,79%, dân tộc Dao có 21.818, chiếm 2,1%; dân tộc Mông có 4.831 người,
chiếm và các dân tộc thiểu số khác chiếm khoảng 1,8%.
Và đến với Thái Nguyên là đến với một nền văn hoá dân gian khá độc đáo,
mang đậm dấu ấn miền núi. Sự tiếp xúc giữa văn hoá Sán Dìu với văn hoá dân
gian của dân tộc Cao Lan, H’mông, Dao, Nùng, Tày,… trong vùng không thể
không ảnh hưởng lẫn nhau ở chừng mực nào đó trong nghệ thuật và trong sinh
hoạt. Nhưng tâm lý, thị hiếu thẩm mĩ và điều kiện sinh sống không bao giờ đồng
nhất giữa các dân tộc. Cho nên văn hoá nghệ thuật của bất cứ cộng đồng nào cũng


11

vẫn mang những nét dáng tinh tuý riêng, thể hiện thành bản sắc dân tộc. Văn hoá
của dân tộc Sán Dìu cũng không nằm ngoài quy luật đó.
1.1. Khái quát về dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên
1.1.1. Vài nét về dân tộc Sán Dìu ở Việt Nam
1.1.1.1. Dân số của người Sán Dìu

Theo thống kê trên toàn quốc, người Sán Dìu có số dân theo các năm như
sau: Năm 1989 có 94.630 người; Năm 1999 có 126.237 người. Theo số liệu của
Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam đến ngày 01/04/2009, người Sán Dìu có
số dân 146.821 người, cư trú 56/63 tỉnh, thành phố của cả nước, dân số đứng thứ
17/54 dân tộc của Việt Nam. Phân bố dân cư của người Sán Dìu không đồng đều
còn chênh lệch ở mức cao giữa nông thôn (90,86%) và thành thị (9,14%).
Địa bàn cư trú của người dân tộc Sán Dìu chủ yếu ở trung du và miền núi
phía Bắc (85.011 người) và đồng bằng sông Hồng (57.832 người). Các tỉnh có dân
số từ 1000 người trở lên như Thái Nguyên; Vĩnh Phúc; Bắc Giang; Tuyên Quang;
Quảng Ninh; Hải Dương. Ở các tỉnh phía Nam người Sán Dìu tập trung đông ở
vùng Tây Nguyên (1.757 người) và Đông Nam Bộ (1.968 người), các tỉnh có dân
số từ 100 người trở lên như: Đồng Nai, Lâm Đồng, Đắc Nông, Bình Phước, Bình
Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Đắc Lắc, Gia Lai, Bà Rịa Vũng Tàu, Kon Tum.
1.1.1.2. Tên gọi tộc người
Dân tộc Sán Dìu tên tự nhận San Déo Nhín, theo âm Hán Việt có thể hình
dung: San = Sơn; Déo = Dao; Nhín = Nhân. San Déo Nhín tức là Sơn Dao Nhân.
Đồng bào cũng có những tên gọi tương tự như: San Déo Láo, cách gọi này được
người Sán Dìu sử dụng trong cộng đồng. Ngoài tên tự nhận, dân tộc Sán Dìu còn
có các tên gọi khác do những dân tộc cận cư gọi, chủ yếu dựa vào đặc điểm khác
nhau (mang tính địa phương) như:


12

Dựa vào trang phục truyền thống gọi là Mán Váy Xẻ, Mán Quần Cộc để
phân biệt với Mán Quần Chẹt, Mán Quần Trắng – một tên gọi khác của nhóm Dao
Quần Trắng và nhóm Dao Quần Chẹt. [62]
Dựa vào đặc điểm nhà ở, người Sán Dìu có tên là Trại, Trại Đất. Nhà của
người Sán Dìu tường được trình bằng đất hay bưng ván. Từ đó, để phân biệt với
Trại Cao là tên gọi chỉ những người dân tộc Cao Lan sống trong các ngôi nhà sàn

bằng gỗ.
Dựa vào sự kết hợp giữa nhà ở với đặc điểm canh tác gọi là Trại Ruộng, tức
người Sán Dìu ở nhà đất, làm ruộng.
Dựa vào nhà ở và trang phục truyền thống gọi là Trại Cộc, tức người Sán
Dìu mặc quần cộc và ở nhà đất tường trình...
Các tên gọi dân tộc Sán Dìu thuộc các nhóm địa phương như Thái Nguyên,
Bắc Giang, Tuyên Quang... không phải tên gọi thống nhất của dân tộc Sán Dìu.
Mục đích các tên gọi này để phân biệt với các dân tộc cận cư như: Sán Chay, Dao,
Tày...
Những năm 50 của thế kỷ XX, bản danh mục tương đối đầy đủ và khá chi
tiết về thành phần các dân tộc Việt Nam mới được công bố trong cuốn Các dân tộc
thiểu số Việt Nam của tác giả Lã Văn Lô và cộng sự đã thống nhất tên gọi Sán Dìu
dưới góc độ chuyên môn để phân định các dân tộc thiểu số Việt Nam. Tổng cục
thống kê Trung ương chính thức khẳng định tên Sán Dìu trong các văn bản Nhà
nước là tên gọi chính thống của dân tộc này.
1.1.2. Sơ lược về dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên
1.1.2.1. Nguồn gốc lịch sử
Về nguồn gốc tộc người Sán Dìu, từ trước tới nay vẫn là vấn đề được các
nhà nghiên cứu quan tâm. Bởi lẽ, chúng ta chưa tìm ra cứ liệu khoa học chính xác
nào bàn về vấn đề này mà chỉ dựa trên những ghi chép chưa thật chi tiết của các sử
gia hay lời kể của những vị cao niên am tường về văn hóa dân tộc Sán Dìu.


13

Nhà nghiên cứu Ma Khánh Bằng khẳng định“tất cả các nhóm Dao ở nước
ta đều là Man hay Mán. Như vậy, có thể nghĩ rằng Man = Dao, và Sơn Man tức là
Sơn Dao hay cũng chính là Sán Dìu” [2, tr.9]. Những lí giải trên của ông, vô hình
chung đã đồng nhất các dân tộc vào làm một. Bởi lẽ, không phải dân tộc nào là
Man hay Mán cũng là Dao, trong chế độ phong kiến không riêng gì người Dao

được gọi là Man, mà nhiều dân tộc khác cũng gọi như vậy, cụ thể như người
Hmông, Pàthẻn, Cao Lan…
Các sử gia phong kiến đã gộp nhiều tộc người vào làm một và chỉ dựa vào
đặc trưng văn hóa như ăn, ở, mặc… mà chưa đi sâu tìm hiểu văn hóa tín ngưỡng,
tri thức bản địa, tổ chức cộng đồng, văn học dân gian…những thành tố quan trọng
tạo nên bản sắc riêng của các tộc người, nên khó có thể hiểu rõ về những “giống
người” trên thuộc về dân tộc nào. Các triều đại phong kiến đều gọi các dân tộc
thiểu số là Man hay Mán, trong từ “Man di”.
Cũng trong cuốn Người Sán Dìu ở Việt Nam, có viết: “Quần Cộc từ Quảng
Đông di cư sang đất nước ta mới được độ ba bốn trăm năm nay, còn có tên là Sơn
Dao,”.[2, tr.9]
Căn cứ vào tên tự nhận của đồng bào Sán Dìu, khi di cư vào Việt Nam do
loạn lạc, người Sán Dìu chạy lên các vùng đồi núi thấp, bán sơn địa sinh sống.
Những ngày đầu tiên trên đất nước Việt Nam, người Sán Dìu sống du canh du cư,
họ dựng những túp lều hay những nhà trại. Do vậy, từ “San Léo – Sán Lều” dùng
chỉ những người làm ăn sinh sống và ở những lều trại trong rừng, đọc chệch là San
Déo – người Sán Dìu.
Theo tác giả Ma Khánh Bằng thì “Tên Sán Dìu từ Sơn Dao, thì người Sán
Dìu vốn có nguồn gốc từ người Dao. Từ đó ta có thể suy ra rằng: từ rất xa xưa,
khối Dao bị bọn phong kiến phương Bắc thống trị đã “bóp vụn” thành nhiều nhóm
nhỏ, khiến cho mỗi nhóm phiêu bạt một nơi. Người Sán Dìu là một trong những
nhóm đó, nhưng đã sống lâu ngày bên cạnh người Hán nên dần dần mất tiếng mẹ
đẻ, tiếp thu một thổ ngữ ở Quảng Đông…”.[2, tr.9]


14

Tuy chưa xác định rõ nguồn gốc tộc người Sán Dìu nhưng tộc người này
vẫn ý thức mình là một dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, có ngôn ngữ riêng… với
tên tự gọi là San Déo Nhín.

Người Sán Dìu di cư vào Việt Nam đã vượt qua dãy Hoàng Trúc Cao Sơn
(Voóng Mố Lẻng) từ xã Quảng Sơn huyện Hải Hà tới xã Quảng Lâm huyện Đầm
Hà, tiếp tục tiến sâu vào nước ta. Họ đi qua Tiên Yên rồi tỏa đi các nơi sinh cơ và
lập nghiệp ở nhiều địa phương khác nhau. Tuy nhiên, địa bàn cư trú của người Sán
Dìu chủ yếu từ tả ngạn sông Hồng đến các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Họ có
mặt ở các vùng đồi núi thấp, các triền núi, chân đồi thậm chí cả vùng biển đảo
như: huyện Vân Đồn, huyện Đầm Hà, huyện Tiên Yên… Một nhóm rẽ sang thị xã
Chí Linh (Hải Dương), nhánh chính theo dãy núi Yên Tử tiến vào các tỉnh Bắc
Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc. Theo gia phả của gia đình ông Lê
Hữu Nhất, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, tổ tiên họ xa kia
có nguồn gốc tại thôn Phong Lưu, xã Bách La, huyện Phương Thành, tỉnh Quảng
Đông (Trung Quốc). Vào đời Càn Long, Nhà Thanh, tổ tiên họ di cư sang
Việt Nam, đến nay đã 13 đời (trên dưới 300 năm). Quảng Ninh là điểm định cư
đầu tiên của họ tại Việt Nam. Sau đó, họ di cư tới Thanh Trà, Phú Lương, Thái
Nguyên. Đến đời cụ Lê Hữu Nhất, lại chuyển đến Đồng Hỷ, Thái Nguyên. [76]
1.1.2.2. Dân số và địa bàn cư trú
Hiện nay, Thái Nguyên là tỉnh có đông người Sán Dìu nhất ở nước ta
(29,59%). Năm 1999 với 37.365 người (3,57%), họ đứng ở vị trí thứ 4 trong các
dân tộc của tỉnh và có mặt ở tất cả các huyện, thị xã thành phố của Thái Nguyên.
Người Sán Dìu phân bố chủ yếu ở vùng bán sơn địa, đông nhất là huyện Đồng Hỷ
(40,8%), tiếp đến là thị xã Phổ Yên (21,8%), huyện Phú Lương (12,2%), thành phố
Thái Nguyên (9,2%) và ít nhất là huyện Định Hoá (0,09%). Năm 1960 người Sán
Dìu có mặt ở 63/162 xã, phường của tỉnh, trong đó huyện Đại Từ có 22 xã, huyện
Đồng Hỷ có 21 xã, còn hai huyện: Định Hoá và Võ Nhai không có xã nào có
người Sán Dìu cư trú; số xã có người Sán Dìu cư trú phần lớn chiếm tỉ lệ thấp
(59/63 xã chỉ đến 40%), chỉ có 3 xã người Sán Dìu chiếm trên 40% dân số là: Phúc


15


Thuận (44,9%) của thị xã Phổ Yên; Phúc Thọ (48,5%) của huyện Đại Từ và Nam
Hòa (69%) của huyện Đồng Hỷ.
Năm 1999, người Sán Dìu đã có mặt ở 154/180 xã phường của Thái
Nguyên, dân số Sán Dìu trong mỗi xã cũng vẫn chiếm tỉ lệ thấp, có 151/154 xã
chiếm tỉ lệ từ 0,01 đến 40%, còn lại 3 xã có tỉ lệ trên 40% là xã Nam Hoà (61,6%),
xã Tân Lợi (42,5%) của huyện Đồng Hỷ và xã Bàn Đạt (41,3%) của huyện Phú
Bình.
Làng bản của người Sán Dìu ở Thái Nguyên thường được lập dưới chân các
đồi núi, gần các con sông và cánh rừng. Trải qua những thăng trầm của lịch sử,
người Sán Dìu ở Thái Nguyên đã sát cánh bên nhau, cùng chống chọi lại thiên
nhiên khắc nghiệt, biến những mảnh đất khô cằn thành cánh đồng màu mỡ và từ
trong cuộc sống vất vả lam lũ đó, văn học dân gian đã trở thành món ăn tinh thần,
gắn bó máu thịt với họ.[19]
1.1.2.3. Hoạt động kinh tế
Về kinh tế tự nhiên
Người Sán Dìu cư trú trên vùng bán sơn địa rộng lớn có rừng, núi đồi, có
đồng bằng. Ngoài những hoạt động sản xuất thường niên, người Sán Dìu còn khai
thác lâm thổ sản để cung cấp cho nhu cầu thiết yếu cho đời sống của đồng bào.
Việc khai thác các nguồn lợi tự nhiên được phân công lao động theo giới, phù hợp
với các thành viên trong gia đình: đàn ông khỏe mạnh đi xẻ gỗ, săn bắn…, phụ nữ,
trẻ em đi lấy măng, lấy củi, hái nấm,… Hình thái kinh tế tự nhiên góp phần huy
động tất cả sức lao động của các thành viên trong gia đình, song các hoạt động này
hầu hết được thực hiện vào lúc nông nhàn, còn hoạt động chính và chủ đạo trong
kinh tế của người Sán Dìu là trồng trọt và chăn nuôi.
Về hoạt động sản xuất
Có thể nói, cũng như các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Sán Chay..., sinh sống ở
Thái Nguyên, cộng đồng Sán Dìu đã biết dựa vào thiên nhiên, khai thác tự nhiên
để duy trì cuộc sống và phát triển cộng đồng của mình. Trải qua quá trình tự nhiên



16

ở Thái Nguyên, cộng đồng Sán Dìu đã xây dựng một đời sống kinh tế, mang
dấu ấn của vùng miền núi trung du nhưng cũng rất phong phú những nét truyền
thống tộc người. Thái Nguyên thuộc vùng miền núi trung du, địa hình ở đây bao
gồm những đặc điểm của vùng đồi núi, đất bằng ven đồi, vùng trũng chân núi...
Đất đai ở vùng này tương đối đa dạng về loại hình. Ruộng đất của người Sán Dìu
thường được phân chia theo phần ruộng đất cha ông để lại. Trong quan niệm của
người Sán Dìu, những người con trai trong gia đình mới được chia ruộng đất, xuất
phát từ tư tưởng “trọng nam khinh nữ” và họ cho rằng người con trai mới là người
phụng dưỡng cha mẹ, thờ cúng tổ tiên. Người Sán Dìu canh tác chủ yếu dựa vào
kinh nghiệm cổ truyền. Mỗi loại đất đai, mỗi loại nhóm cây trồng, họ có kĩ năng
canh tác riêng phần nhiều do kinh nghiệm tích lũy được qua nhiều năm. Trong đó,
lúa là cây lương thực quan trọng hàng đầu nên được người Sán Dìu canh tác ở tất
cả các loại đất đai. Ngoại trừ số ít các gia đình sống ở thị xã, thành phố, đại bộ
phận người Sán Dìu vẫn sống trong hoàn cảnh một nền kinh tế tự cấp tự túc. Bởi
thế, nông nghiệp, trồng trọt vẫn giữ vai trò hạt nhân trong hệ thống các hoạt động
mưu sinh của họ. Mọi hoạt động đều xoay quanh nông nghiệp, điều đó thể hiện
trong nông lịch hàng năm của người Sán Dìu. Đồng thời phản ánh rõ nét thông qua
văn học dân gian dân tộc Sán Dìu như tục ngữ về kinh nghiệm sản xuất, hát Soọng
Cô về những mùa vụ trong năm…
Gia ®×nh S¸n D×u cã truyÒn thèng làm giấy gió do người Sán Dìu dùng giấy
gió để ghi chép gia phả, truyện cổ tích, thơ ca, sớ… Nhưng ngày nay, giấy gió
thường chỉ được dùng trong việc ghi sớ của những thầy cúng. Có lẽ, do nhu cầu sử
dụng nên nghề làm giấy gió mai một theo thời gian.
Từ xưa đến nay, người Sán Dìu có nhiều nghề thủ công nhưng hiện nay còn
phổ biến đó là nghề đan lát. Trong mọi gia đình người Sán Dìu hầu hết ai cũng biết
đan lát, từ đàn ông đến phụ nữ và trẻ nhỏ. Song công việc đan lát chủ yếu do người
đàn ông trong gia đình đảm trách, họ đan lát vào buổi tối hoặc khi nông nhàn.
Những sản phẩm của đan lát phục vụ cho chính nhu cầu của gia đình như: lồng gà,

bu gà, sọt, rổ rá, giần, sàng… Những năm gần đây do nhu cầu sử dụng nên một số


17

gia đình người Sán Dìu có mang những sản phẩm từ đan lát ra chợ bán, song số
lượng không nhiều mà chủ yếu phục vụ cho cộng đồng và một số ít những dân tộc
anh em lân cận. Đây cũng là điều kiện tiếp xúc, giao thoa văn hóa với các dân tộc
khác trong vùng.
1.1.2.4. Văn hóa truyền thống
Mỗi dân tộc đều mang trong mình nét đặc trưng riêng về văn hóa vật chất
và văn hóa tinh thần, tộc người Sán Dìu cũng nằm trong mối tương quan đó. Văn
hóa vật chất bao gồm nhà ở, đồ ăn thức uống, trang phục… của người Sán Dìu
có những nét riêng và khu biệt với dân tộc khác.
Nhà ở
Nếu người Dao, người Hmông chọn nhưng nơi núi cao để làm nhà, người
Kinh chọn nơi đồng bằng thì làng bản của người Sán Dìu chủ yếu trên các sườn
đồi hay chân đồi. Mỗi làng có khoảng vài chục nóc nhà nhưng cũng có làng nhiều
lên đến cả trăm nhà. Trong cùng một làng cũng được người Sán Dìu đặt tên theo
các khu như: Óng Ánh Vùi, Thai Lẹng,…
Người Sán Dìu chọn nơi ở lí tưởng đó là phía trước là đồng ruộng, phía sau
nhà là đồi thấp thuận tiện cho trồng trọt. Trong cuộc sống của người Sán Dìu họ
rất coi trọng việc dựng nhà. Trước khi dựng nhà bao giờ họ cũng tới nhà thầy
cúng để xem tuổi (chủ yếu là tuổi của người đàn ông). Nếu không “được” tuổi,
họ sẽ nhờ một người đàn ông khác trong cộng đồng làm thủ tục “mượn” tuổi và
phải được báo cáo trước bàn thờ tổ tiên. Sau đó, khi làm nhà xong, chủ nhà nếu
muốn có thể “mua” lại thì làm lễ dâng xin lại nhà trước bàn thờ thổ công nhà
mình.
Nếu người Kinh chọn nhà hướng Nam, thì theo quan của người Sán Dìu,
hướng nhà phải hợp với tuổi chủ nhà. Họ rất kị cửa chính nhà đối diện với ngọn

núi cao hay con đường, nóc nhà chiếu thẳng vào. Họ cho rằng nếu phạm phải
những điều ấy thì gia chủ lụi bại, hay gặp tai họa. Sau khi làm nhà xong, hay vào


18

mỗi dịp đầu năm người Sán Dìu thường làm Lễ Kỳ yên, trấn trạch với mong
muốn đất ở bình an, gia đình hưởng phúc.
Nhà của người Sán Dìu thường gồm ba gian hoặc năm gian. Trước đây, họ
thường ở nhà trình tường bằng đất. Tường đất dày khoảng 40-50cm, được làm
nhờ những bàn tay khỏe mạnh trành đất theo các khuôn xếp chồng lên nhau. Nhà
ở đẹp là những khuôn tường đất mịn, mái nhà được lợp bằng rơm rạ hay cỏ
tranh. Gian chính của ngôi nhà để đặt bàn thờ tổ tiên và cũng là nơi tiếp khách.
Hai gian bên cạnh dùng để ở, thường là họ kê giường ngay cạnh và bên dưới bàn
thờ.
Lễ ăn mừng nhà mới của người Sán Dìu không thể thiếu các thầy cúng kỳ
yên trấn trạch, rồi đón tổ tiên của gia chủ về nhà. Đây cũng là lúc chủ nhà mời
anh em họ hàng và những người đã giúp đỡ chủ nhà làm nhà ăn bữa cơm cảm ơn.
Để rồi trai gái trong làng đến hát Soọng Cô mừng chủ nhà, lời ca vang lên:
Soọng théo sếnh cô hô chúy ca
Chúy ca ộc sọng khọi lống ngá
Ịt nén hý ộc sen nén suy
Chấy son hỵ chọn tách lói là
(Hát một bài ca mừng chủ nhà
Gia đình đoàn kết làm nhà to
Một năm làm nhà ngàn năm ở
Hằng năm con cháu đi lại thăm).[44]
Hiện nay, nhà ở của người Sán Dìu đã có sự đổi khác do cuộc sống hiện
đại, họ làm nhà xây thay vì nhà trình tường, nhưng những thủ tục như xem tuổi,
chọn hướng, mừng nhà mới vẫn được duy trì.

Ẩm thực


×