Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Tìm hiểu công tác phục vụ bạn đọc tại thư viện tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 49 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài.....................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................2
5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài......................................2
6. Kết cấu của bài nghiên cứu....................................................................3
Chương 1. Cơ sở lý luận và công tác phục vụ bạn đọc và khái quát về Thư
viện tỉnh Tuyên Quang...................................................................................4
1.1. Lý luận chung về công tác phục vụ bạn đọc.....................................4
1.1.1. Khái niệm......................................................................................4
1.1.2. Nhiệm vụ, vai trò của công tác phục vụ bạn đọc...........................4
1.1.3. Các yếu tố tác động.......................................................................6
1.1.4. Tiêu chí đánh giá chất lượng công tác phục vụ bạn đọc................8
1.2. Khái quát về Thư viện tỉnh Tuyên Quang.........................................9
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển.................................................9
1.2.2. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ................................................10
1.2.3. Vốn tài liệu..................................................................................11
1.2.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị........................................................11
1.2. Yêu cầu nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc của Thư viện tỉnh
Tuyên Quang............................................................................................12
TIỂU KẾT................................................................................................13
Chương 2. Thực trạng Công tác phục vụ bạn đọc tại Thư viện Tỉnh Tuyên
Quang............................................................................................................14
2.1 Đặc điểm bạn đọc và nhu cầu đọc tại Thư viện tỉnh Tuyên Quang. . .14
2.1.1 Đặc điểm bạn đọc tại Thư viện Tuyên Quang.................................14
2.1.2 Nhu cầu đọc.....................................................................................15
2.2. Phục vụ bạn đọc trong Thư viện......................................................20



2.2.1 Hệ thống các phòng phục vụ...........................................................20
2.2.2 Các hình thức phục vụ.....................................................................24
2.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác lưu thông và phục vụ tài
liệu............................................................................................................25
2.3. Phục vụ bạn đọc ngoài Thư viện.......................................................26
2.4 Tuyên truyền, giới thiệu sách báo......................................................26
2.4.1 Triển lãm sách - báo........................................................................26
2.4.2 Trưng bày sách, báo........................................................................27
2.4.3 Nói chuyện chuyên đề.....................................................................27
2.4.4 Thi tìm hiểu sách, kể chuyện sách, giới thiệu sách.........................27
2.5. Các yếu tố tác động trực tiếp đến công tác phục vụ bạn đọc............28
2.5.1. Nguồn lực thông tin.......................................................................28
2.5.2. Sản phẩm thông tin - Thư viện.......................................................29
2.5.3 Cơ sở vật chất và kinh phí...............................................................30
2.5.4 Công tác quản lý bạn đọc................................................................30
2.6 Đánh giá hiệu quả công tác phục vụ bạn đọc của Thư viện tỉnh Tuyên
Quang.......................................................................................................31
2.6.1 Mức độ đáp ứng nhu cầu đọc..........................................................31
2.6.2 Mức độ khai thác vốn tài liệu..........................................................32
2.6.3 Mức độ lôi cuốn bạn đọc đến thư viện............................................32
TIỂU KẾT................................................................................................32
Chương 3. Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng phục vụ bạn
đọc tại Thư viện tỉnh Tuyên Quang............................................................33
3.1. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phục vụ bạn đọc tại thư viện
tỉnh Tuyên Quang.....................................................................................33
3.1.1. Tăng cường vốn tài liệu, đảm bảo cơ cấu hợp lý...........................33
3.1.2 Đa dạng hóa các hình thức phục vụ bạn đọc...................................34
3.1.3 Xây dựng một môi trường văn hóa phục vụ trong Thư viện...........35
3.1.4 Hoàn thiện và đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công

tác phục vụ bạn đọc..................................................................................37


3.1.5 Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị cho Thư viện..............38
3.1.6 Thực hiện chiến lược maketing Thư viện.......................................38
3.1.7 Nâng cao trình độ nghiệp vụ và năng lực của cán bộ Thư viện......38
3.1.8. Tăng cường kinh phí hỗ trợ cho hoạt động Thư viện.....................40
3.2. Kiến nghị nâng cao chất lượng công tác phục vụ bạn đọc tại Thư viện
tỉnh Tuyên Quang.....................................................................................41
TIỂU KẾT................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................42
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CD – ROM
CNTT
CSDL
MARC
CNTT
DDC
CNH - HĐH

Diễn giải nội dung
Compact disc – Read only memory (Bộ nhớ đọc trên đĩa nén)
Công nghệ thông tin
Cơ sở dữ liệu
Machine Radable Cataloguing (Mục lục đọc máy)
Công nghệ thông tin

Khung phân loại thập phân Dewey
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là một đất nước có khoảng 70% dân số là nông dân. Với đặc
điểm này Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng những vấn đề liên quan đến nông
nghiệp, nông dân và nông thôn. Nghị quyết Trung Ương 7 "Về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn" đã khẳng định phát triển nông nghiệp, nông dân và nông
thôn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
Phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn chính là việc xây dựng nền
nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại hoá và nâng cao đời sống vật chất
tinh thần cho người dân và phát triển nông thôn chính là việc xây dựng nông
thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại.
Nhận thức được tầm quan trọng của nghị quyết Trung Ương 7 đề ra để
phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Thư viện tỉnh Tuyên Quang
bằng những việc làm cụ thể và thiết thực đó là nâng cao dân trí của bạn đọc. Một
trong những việc làm quan trọng đó là Thư viện đã chú trọng đến công tác phục
vụ bạn đọc trong nhiều năm qua.
Thư viện tỉnh Tuyên Quang giữ một vị trí quan trọng trong đời sống kinh
tế - văn hoá - xã hội của địa phương, có trách nhiệm gìn giữ sách báo, tuyên
truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước phục vụ nhân dân, có chức
năng giải trí, giáo dục, thông tin đến toàn nhân dân góp phần phát huy truyền
thống tốt đẹp và phát triển kinh tế văn hoá của tỉnh. Để nâng cao chất lượng hoạt
động của thư viện thì nhiệm vụ đề ra đó là nâng cao công tác phục vụ bạn đọc vì
bạn đọc chính là mục tiêu cuối cùng mà thư viện hướng tới. Công tác phục vụ
bạn đọc là cầu nối giữa kho tài liệu với bạn đọc, là khâu cuối cùng trong các
hoạt động của thư viện và là mục tiêu cao nhất của mọi hoạt động thư viện.
Muốn nâng cao dân trí thì việc phục vụ là yếu tố rất quan trọng. Chính vì

thế Thư viện tỉnh Tuyên Quang không ngừng tăng cường vốn tài liệu trong
nhiều năm bởi vì vốn tài liệu là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thư
viện. Nhưng khi có vốn tài liệu rồi thì việc tổ chức, sắp xếp, và tuyên truyền
giúp bạn đọc biết và tiếp cận đến tài liệu là một vấn đề quan trọng cần nói đến
1


hiện nay. Chính vì lẽ đó mà công tác phục vụ bạn đọc đòi hỏi nhiều nét sáng tạo,
nhiều chính sách và chủ trương mới hơn để phục vụ bạn đọc một cách hữu hiệu
nhất.
Chính vì hiểu được tầm quan trọng của công tác phục vụ bạn đọc đối với
Thư viện tỉnh Tuyên Quang, được sự hướng dẫn của giảng viên Lê Thị Hiền, em
đã mạnh dạn chọn đề tài "Tìm hiểu công tác phục vụ bạn đọc tại Thư viện tỉnh
Tuyên Quang" làm đề tài nghiên cứu của mình, với mong muốn vận dụng những
kiến thức và kĩ năng tiếp thu được trong khoá học của mình để từ đó nghiên cứu
và đề xuất những giải pháp khả thi nhằm phục vụ hơn nữa bạn đọc tại Thư viện
tỉnh Tuyên Quang.
2. Mục đích nghiên cứu
-

Nghiên cứu công tác phục vụ bạn đọc ở Thư viện tỉnh Tuyên Quang,

trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp hợp lý, nhằm nâng cao chất lượng phục
vụ bạn đọc của thư viện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng: Công tác phục vụ bạn đọc tại Thư viện tỉnh Tuyên Quang.

-


Phạm vi ngiên cứu: Nghiên cứu công tác phục vụ bạn đọc tại Thư

viện tỉnh Tuyên Quang.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp: Phân tích và tổng hợp tài liệu, so sánh, khảo
sát, thống kê, quan sát, phỏng vấn.
5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
-Ý nghĩa lý luận
Đề tài đã góp phần khẳng định rõ vai trò, vị trí của thư viện trong đời
sống kinh tế - xã hội.
-Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua những kết quả nghiên cứu, những giải pháp, kiến nghị sẽ góp
phần làm rõ hơn và nâng cao vai trò của công tác phục vụ bạn đọc. Và những
giải pháp, kiến nghị có thể được xem để phục vụ bạn đọc tại Thư viện tỉnh
Tuyên Quang một cách hữu hiệu nhất.
2


Em hi vọng đề tài có thể làm nguồn tài liệu tham khảo cho những ai quan
tâm tới công tác phục vụ bạn đọc tại Thư viện tỉnh Tuyên Quang.
6. Kết cấu của bài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, khóa luận
gồm 3 chương với những nội dung cụ thể như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và công tác phục vụ bạn đọc và khái quát về
Thư viện tỉnh Tuyên Quang
Chương 2. Thực trạng Công tác phục vụ bạn đọc tại Thư viện tỉnh
Tuyên Quang
Chương 3. Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng phục vụ
bạn đọc tại Thư viện tỉnh Tuyên Quang


3


Chương 1.
Cơ sở lý luận và công tác phục vụ bạn đọc và khái quát về Thư viện tỉnh
Tuyên Quang
1.1. Lý luận chung về công tác phục vụ bạn đọc
1.1.1. Khái niệm
 Bạn đọc:
Khi thuật ngữ “thư viện” xuất hiện thì khái niệm “bạn đọc” cũng ra đời
cùng đó. Theo từ điển giải nghĩa Thư viện học và tin học Anh - Việt, “người đọc
là người sử dụng thư viện”. Hiện nay, các thư viện ở nước ngoài thường gọi
“người đọc” với nhiều thuật ngữ khác nhau: Người sử dụng thư viện (library
user), người dùng tin (information user)…
Như vậy, người đọc của thư viện hay người sử dụng thư viện là các cá
nhân hay nhóm người của tập thể sử dụng các dịch vụ của thư viện trên cơ sở đã
được ghi nhận trong hồ sơ đăng kí người đọc của thư viện. Người đọc trên thực
tế còn là người mượn hoặc người dùng tin tùy theo cách gọi trong các trường
hợp cụ thể.
 Công tác phục vụ bạn đọc:
“Công tác phục vụ bạn đọc” nghiên cứu lí luận và phương pháp phục vụ
người đọc, phương pháp tổ chức công tác bạn đọc trong thư viện, phương pháp
nghiên cứu nhu cầu và hứng thú của bạn đọc, phương pháp tuyên truyền hướng
dẫn đọc sách, tổ chức hệ thống phòng phục vụ.
Công tác bạn đọc hay việc tổ chức phục vụ tài liệu cho bạn đọc là một
hoạt động của thư viện nhằm thúc đẩy, phát triển và thoả mãn nhu cầu, hứng thú
đọc tài liệu thông qua việc tuyên truyền, hướng dẫn và cung cấp tài liệu dưới
nhiều hình thức. Công tác bạn đọc bao gồm các hình thức tổ chức và phục vụ
bạn đọc ở trong và ngoài thư viện. Đồng thời công tác bạn đọc còn là thước đo

hiệu quả luân chuyển tài liệu và tác dụng của nó trong đời sống.
1.1.2. Nhiệm vụ, vai trò của công tác phục vụ bạn đọc
 Công tác phục vụ bạn đọc được ví là chiếc cầu” nối giữa người đọc
với vốn tài liệu thông qua vai trò của người cán bộ
4


Công tác phục vụ bạn đọc là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất
của thư viện. Sách, báo được thư viện thu thập, xử lý, tổ chức, và đưa ra phục vụ
bạn đọc. Mỗi một bạn đọc đến thư viện đều mong muốn thỏa mãn được nhu cầu
tin của mình bằng cách tìm được tài liệu mà mình cần. Điều này phải thông qua
công tác phục vụ bạn đọc mới thấy được tác dụng và chỉ có thông qua sự liên hệ
chặt chẽ với bạn đọc để tìm hiểu việc đọc của họ, thư viện mới có thể vận dụng
những hình thức phục vụ thích hợp để giới thiệu tài liệu, giúp người đọc tìm
được những tài liệu phù hợp làm thỏa mãn nhu cầu đọc của người đọc.
 Công tác phục vụ bạn đọc là thước đo, là tiêu chuẩn để kiểm tra,
đánh giá các khâu công tác khác trong thư viện.
Công tác phục vụ bạn đọc là khâu cuối cùng trong chu trình đường đi của
sách và là khâu then chốt trong toàn bộ hoạt động của công tác thư viện. Đánh
giá một cách khách quan và chính xác nhất thông qua mức độ đáp ứng nhu cầu
thông tin của bạn đọc. Khâu bổ sung tài liệu có hợp lí, khâu xử lý hình thức, nội
dung có chính xác, tổ chức kho (kho mở) có khoa học…thì bạn đọc mới tìm
được những tài liệu, những thông tin phù hợp.Vì vậy thông qua khâu công tác
nghiệp vụ này thư viện có thể điều chỉnh chính sách bổ sung, chỉnh lý, hoàn
thiện hơn các khâu công tác nghiệp vụ theo hướng thỏa mãn ngày càng tốt hơn
nhu cầu bạn đọc.
 Công tác phục vụ bạn đọc hình thành thói quen đọc, phát triển
văn hóa đọc
Công tác phục vụ bạn đọc giúp cho người đọc thỏa mãn được nhu cầu
đọc, tra tìm thông tin thông qua những việc làm cụ thể như giúp đỡ bạn đọc tìm

được cuốn sách mà bạn đọc muốn, tổ chức, tuyên truyền giới thiệu sách báo cần
thiết, tốt nhất cho bạn đọc từ đó bạn đọc thích thú đến thư viện và hình thành
cho mình thói quen đọc sách. Thông qua công tác với bạn đọc, thư viện còn giúp
bạn đọc có phương pháp đọc sách có hiệu quả: đọc có chọn lọc, có ghi chép, có
tính hệ thống. Nhờ đó bạn đọc thực hiện được những mục đích tự nâng cao kiến
thức của mình.
 Thông qua công tác phục vụ bạn đọc mà Thư viện thực hiện được
5


nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước
Thư viện tỉnh Tuyên Quang là thư viện công cộng phục vụ các tầng lớp
nhân dân, người lao động trong xã hội. Thông qua các tài liệu chính trị, triết học,
các tác phẩm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện
của Đảng và nhà nước giúp độc giả hình thành thế giới quan khoa học.
Thông qua sách báo, góp phần giáo dục quần chúng nhân dân về đạo đức,
tư tưởng, tình cảm, cách mạng theo quan điểm của Đảng, chính sách và pháp
luật của nhà nước, đồng thời bồi dưỡng và nâng cao kiến thức văn hóa, khoa hoc
kĩ thuật phục vụ cho đời sống của nhân dân.
 Công tác phục vụ bạn đọc là cơ sở để đánh giá hiệu quả của Thư
viện
Phục vụ bạn đọc là mục đích cao nhất cuả mọi hoạt động thư viện, là mục
tiêu cuối cùng của bất kì cơ quan thông tin thư viện nào. Nếu như thư viện càng
thu hút và phục vụ bạn đọc càng nhiều thì tác dụng và giá trị của thư viện ngày
càng tăng lên. Nếu không có bạn đọc thì thư viện cũng không được coi là một
thiết chế văn hóa trong đời sống xã hội.
1.1.3. Các yếu tố tác động
Phục vụ bạn đọc là mục tiêu cuối cùng mà mỗi thư viện cần hướng đến,
để phục vụ bạn đọc được tốt nhất thì không thể thiếu những yếu tố: vốn tài liệu,
cán bộ thư viện, cơ sở vật chất - kĩ thuật. Đây cũng chính là những yếu tố ảnh

hưởng tới công tác phục vụ bạn đọc.
 Vốn tài liệu
Vốn tài liệu là tiền đề, là điều kiện tiên quyết cho sự xuất hiện của một
thư viện. Muốn xây dựng thư viện, công việc đầu tiên là phải có tài liệu. Chỉ khi
có tài liệu thì thư viện mới có thể phục vụ độc giả.
“Vốn tài liệu thư viện là bộ sưu tập có hệ thống các tài liệu phù hợp với
chức năng, loại hình và đặc điểm của từng thư viện, nhằm phục vụ cho người
đọc của chính thư viện hoặc các thư viện khác, được phản ánh toàn diện trong
bộ máy tra cứu, cũng như để bảo quản lâu dài trong suốt thời gian được người
đọc quan tâm”[17, tr.120]
6


Pháp lệnh thư viện cũng đã xác định “tài liệu là một dạng vật chất đã ghi
nhận thông tin ở dạng thành văn, âm thanh, hình ảnh nhằm mục đích bảo quản
và sử dụng”, vốn tài liệu là những tài liệu sưu tầm tập hợp theo nhiều chủ đề, nội
dung nhất định được xử lý theo quy tắc, quy trình khoa học của nhiệm vụ thư
viện để tổ chức phục vụ người đọc đạt hiệu quả cao và được bảo quản”[8,tr.8].
Có thể nói các hoạt động của thư viện đều có liên quan đến vốn tài liệu.
Vốn tài liệu được coi là bộ nhớ của nhân loại, thông qua vốn tài liêu thư viện có
thể đáp ứng các nhu cầu của bạn đọc, giúp họ giải quyết được những vấn đề
vướng mắc.
 Cán bộ thư viện
Cán bộ thư viện là những người có trình độ nghiệp vụ thư viện, họ là nhân
viên thư viện, là người tạo ra các hoạt động để vận hành thư viện.
Crupxkaia cho rằng: “Cán bộ thư viện là linh hồn của thư viện”, là người
thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của thư viện.
Đối với tài liệu, cán bộ thư viện là người tiến hành lựa chọn, thu thập, xử
lý, sắp xếp, bảo quản, khai thác và giới thiệu tới bạn đọc.
Đối với bạn đọc, người cán bộ không chỉ là người đơn thuần giữ và lấy

sách mà người cán bộ còn phải hướng dẫn đọc, nghiên cứu người đọc và tạo ra
các dịch vụ tối ưu để thỏa mãn nhu cầu của đó. Như vậy, người cán bộ là yếu tố
tiên quyết.
 Cơ sở kỹ thuật – trang thiết bị:
Bao gồm trụ sở và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của thư viện sao
cho bạn đọc có thể khai thác tốt tài liệu của thư viện. Cơ sở vật chất kĩ thuật là
yếu tố khách quan khiến cho bạn đọc thoải mái khi đến thư viện, cơ sở vật chất,
trang thiết bị được đầu tư hiện đại nhằm phục vụ bạn đọc thuận lợi và nhanh
chóng hơn.

7


1.1.4. Tiêu chí đánh giá chất lượng công tác phục vụ bạn đọc
 Mức độ đáp ứng nhu cầu đọc:
Nhu cầu đọc là đòi hỏi khách quan của con người đối với việc tiếp nhận
và sử dụng tài liệu nhằm duy trì phát triển các hoạt động sống của con người.
Nhu cầu đọc là loại nhu cầu đặc biệt, là động lực thúc đẩy sự phát triển nhận
thức của con người và phát triển kinh tế, xã hội. Nhu cầu đọc thúc đẩy hoạt động
thư viện phát triển, vì thế hoạt động của thư viện ngày càng hoàn thiện hơn, và
là biểu hiện của sự phát triển thư viện.
Mọi hoạt động của thư viện cùng hướng tới mục đích cao nhất là thỏa
mãn tối đa nhu cầu đọc của bạn đọc. Do đó mức độ đáp ứng nhu cầu đọc là tiêu
chí để đánh giá chất lượng công tác phục vụ bạn đọc.
 Mức độ khai thác vốn tài liệu
Vốn tài liệu là tài sản quý báu của dân tộc nói chung và mỗi thư viện nói
riêng. Nội dung của vốn tài liệu càng phong phú, tài liệu càng đa dạng thì khả
năng đáp ứng nhu cầu đọc càng lớn và có sức hút với bạn đọc.
Tài liệu là đối tượng chính mà các cán bộ cần xử lý từ khâu bổ sung cho
đến phục vụ bạn đọc. Bạn đọc sử dụng vốn tài liệu cho mỗi một mục đích cá

nhân của mình, có thể để học, để nghiên cứu, gải trí…
Mức độ khai thác tài liệu cũng chính là tiêu chí để đánh giá chất lượng
công tác phục vụ bạn đọc mà trước hết là công tác bổ sung.
 Mức độ lôi cuốn bạn đọc:
Thư viện là một thiết chế xã hội mà công tác với bạn đọc là tiêu chí đánh
giá vai trò, tác dụng của thư viện đối với xã hội. Nhưng để đánh giá công tác
phục vụ bạn đọc tại thư viện thì mức độ lôi cuốn bạn đọc đến thư viện thì không
thể thiếu. Đây được coi là tiêu chí quan trọng của công tác phục vụ tốt cho
người đọc vì mọi khâu công tác của thư viện đều nhằm mục đích cuối cùng.
Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, giới thiệu về vốn tài liệu trong thư viện cũng
chỉ nhằm thu hút độc giả đến với thư viện.
 Năng suất lao động của Thư viện:
8


Cán bộ thư viện là người trực tiếp tạo ra các sản phẩm và dịch vụ để phục
vụ độc giả. Hoạt động thư viện đòi hỏi người cán bộ phải có chuyên môn, am
hiểu tri thức ở nhiều lĩnh vực. Năng suất lao động của cán bộ thư viện tỷ lệ
thuận với số tài liệu được luân chuyển, số lượng người sử dụng sản phẩm, dịch
vụ TT-TV và số lượng người dân tham gia vào các hoạt động cộng đồng của thư
viện.
1.2. Khái quát về Thư viện tỉnh Tuyên Quang
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
 Trụ sở:
Thư viện được thành lập từ năm 1956, bao gồm 2 khu vực: Khu phục vụ
bạn đọc (3 tầng), khu làm việc và hội trường (2 tầng). Tổng diện tích sử dụng
khoảng 7.172m2.
Tọa lạc tại: Số 88, đường 17/8, phường Minh Xuân, Tp. Tuyên Quang,
tỉnh Tuyên Quang.
 Chức năng, nhiệm vụ

Thư viện tỉnh Tuyên Quang là một đơn vị hành chính sự nghiệp, là cơ
quan văn hóa, giáo dục ngoài nhà trường, có chức năng bảo tồn những giá trị
văn hóa tinh thần của nhân loại, phổ biến thông tin, nâng cao dân trí.
Thư viện tỉnh Tuyên Quang là cơ quan trực thuộc Sở Văn hóa - Thể thao Du lịch Tuyên Quang, dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Sở VHTT-DL.
Đồng thời dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của
Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch), Thư viện quốc gia Việt Nam.
Thư viện tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo
Quy định của Nhà nước.
Cuối năm 2012, Thư viện tỉnh Tuyên Quang đã được tiếp nhận dự án
“Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng ở Việt
Nam” do quỹ Bill và Melin Gates phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông
và Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch triển khai. Nội dung chính của dự án là
trang bị máy tính (40 máy tính/ thư viện) có kết nối Internet cho Thư viện để
phục vụ người dân; Đào tạo nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin cho
9


cán bộ thư viện nhằm hướng dẫn bạn đọc sử dụng máy tính, truy cập Internet để
tìm những thông tin. Đây là một bước ngoặt mới đối với thư viện tỉnh Tuyên
Quang trong quá trình hiện đại hoá công nghệ thông tin, nhằm hướng dẫn bạn
đọc sử dụng thuần thục Internet.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ
 Cơ cấu tổ chức:
GIÁM ĐỐC

PHÒNG NGHIỆP VỤ
TỔ HÀNH CHÍNH

Phòng
báo tạp chí


PHÒNG BẠN ĐỌC

Phòng
đọc

Phòng
mượn

Phòng
Thiếu
nhi

Điểm truy
cập
Internet

Sơ đồ Thư viện tỉnh Tuyên Quang
 Cơ sở vật chất:
Hiện nay, Thư viện là 2 khu và được bố trí 15 phòng với tổng diện tích là
7000m2, bao gồm:
- Phòng đọc với 02 tủ mục lục (mục lục chữ cái và mục lục phân loại)
trưng bày các loại sách kinh điển, từ điển, sách tra cứu…
- Kho lưu trữ sách, tư liệu… (trên 5 cuốn sách các loại), được trang bị
hệ thống đèn chiếu sáng, máy hút ẩm và quạt thông gió.
- Kho lưu trữ tạp chí, được bố trí dưới dạng kho mở.
Ngoài các tủ mục lục phục vụ việc tra tìm tài liệu theo phương pháp
truyền thống thì hiện nay Thư viện đã được trang bị các máy tính có kết nối
Internet, 01 máy photo và 02 máy in để cán bộ thư viện tiến hành các công tác
xử lý, lưu trữ thông tin và tra tìm trên máy tính được thuận tiện.


10


 Đội ngũ cán bộ
Hiện nay, tổng số cán bộ của Thư viện tỉnh Tuyên Quang là 13 người.
Trong đó có: 02 hợp đồng (01 bảo vệ, 01 tạp vụ). Cán bộ thư viện đều là những
người được đào tạo đúng chuyên ngành thư viện.
1.2.3. Vốn tài liệu
“Vốn tài liệu thư viện là những tài liệu được sưu tầm, tập hợp theo nhiều
chủ đề, nội dung nhất định, được xử lý theo qui tắc, qui trình khoa học của
nghiệp vụ thư viện, để tổ chức phục vụ người đọc đạt được hiệu quả cao và được
bảo quản.”
Cuối năm 2015, số lượng tài liệu trong các kho sách của thư viện tỉnh Tuyên Quang quản lý
theo 2 kho: kho thư viện tỉnh và kho luân chuyển.

Kho Thư viện tỉnh
Kho luân chuyển
- Sách: có tổng số 31.417 tên/ - Sách: tổng số là 37.053 bản
155.444 bản.

=> Kho luân chuyển phục vụ bạn đọc

- Báo - tạp chí: 22.259 bản

ngoài thư viện tỉnh: thư viện huyện, tủ

=> Kho Thư viện tỉnh chủ yếu phục sách cơ sở, các bưu điện văn hóa xã trên
vụ bạn đọc tại các phòng bạn đọc của địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
thư viện.

Và tổng số tài liệu trong Thư viện tỉnh Tuyên Quang gồm có:

STT
1
2
3

Loại tài liệu
Báo
Tạp chí
Sách
Trong đó nguồn tài liệu

Số tên tài liệu
Tổng số
Có 3600 tên
82900 tờ
Có 2400 tên
61200 tờ
Có 1470 tên
136.330 bản
địa chí là 281 bản. Có từ nguồn biếu tặng, mua.

Đây là nguồn tài liệu có giá trị cao của thư viện tỉnh Tuyên Quang, được đông
đảo bạn đọc yêu thích và sử dụng. Là nguồn tài liệu có giá trị trong việc trưng
bày sách trong các đợt tuyên truền, giới thiệu sách chuyên đề địa chí, địa
phương.
1.2.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Hiện nay, thư viện tỉnh Tuyên Quang có 2 khu nhà, khu phục vụ bạn đọc
gồm 3 tầng và khu nghiệp vụ - hành chính có 2 tầng, tổng diện tích là 7.172m2

và được trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết. Những trang thiết bị cần thiết
11


như đèn chiếu sáng, máy tính…thì thư viện còn có những các thiết bị phục vụ
cho độc giả và cán bộ thư viện như máy photo, máy in…
Có 5 phòng đọc trong đó: phòng đọc Báo, tạp chí; phòng Đọc; phòng
Mượn; phòng đọc Thiếu nhi và phòng Địa chí. Bên cạnh đó, còn có một phòng
nằm trong hệ thống phòng bạn đọc của Thư viện tỉnh. Đó là Điểm truy cập
Internet miễn phí cho bạn đọc.
Thư viện đang triển khai ứng dụng phần mềm VN.Lib và phần mềm Thư
viện số Dự án BMGF – VN.
1.2.

Yêu cầu nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc của Thư viện

tỉnh Tuyên Quang
 Công tác phục vụ bạn đọc được ví như “chiếc cầu” giữa bạn đọc
với vốn tài liệu thông qua vai trò của cán bộ Thư viện
Công tác phục vụ bạn đọc là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất
của thư viện. Sách, báo được thư viện thu thập, xử lý, tổ chức, và đưa ra phục
vụ. Thông qua công tác phục vụ bạn đọc ta thấy được tác dụng và chỉ có thông
qua sự liên hệ chặt chẽ với bạn đọc để tìm hiểu nhu cầu đọc, Thư viện mới có
thể vận dụng cách phục vụ thích hợp để giới thiệu tài liệu, giúp bạn đọc tìm
được tài liệu phù hợp làm thỏa mãn nhu cầu đọc của người đọc.
 Công tác phục vụ bạn đọc là thước đo, tiêu chuẩn để kiểm tra,
đánh giá các khâu công tác khác trong Thư viện
Công tác phục vụ bạn đọc là khâu cuối cùng trong chu trình đường đi của
sách và là khâu then chốt trong toàn bộ hoạt động của Thư viện. Tất cả các khâu
nghiệp vụ xử lý tài liệu trước khi đưa ra phục vụ bạn đọc sẽ được đánh giá thông

qua mức độ đáp ứng nhu cầu tin của bạn đọc. Khâu bổ sung tài liệu có hợp lí,
khâu xử lý hình thức, tổ chức kho (đối với kho mở) có khoa học…thì bạn đọc
mới tìm được những tài liệu, những thông tin phù hợp. Vì vậy thông qua khâu
công tác nghiệp vụ này thư viện có thể điều chỉnh chính sách bổ sung, chỉnh lý,
hoàn thiện hơn các khâu công tác nghiệp vụ theo hướng thỏa mãn ngày càng tốt
hơn nhu cầu bạn đọc.

12


 Công tác phục vụ bạn đọc tác động đến thói quen đọc sách, phát
triển văn hóa đọc
Công tác phục vụ bạn đọc giúp cho bạn đọc thỏa mãn được nhu cầu đọc,
tra tìm thông tin mà họ cần thông qua những việc làm cụ thể như giúp đỡ bạn
đọc tìm được cuốn sách mà bạn đọc muốn, tổ chức, tuyên truyền giới thiệu sách
báo cần thiết, tốt nhất cho bạn đọc từ đó bạn đọc thích thú đến thư viện và hình
thành cho mình thói quen đọc sách. Thông qua công tác với bạn đọc, Thư viện
còn giúp bạn đọc có phương pháp đọc sách có hiệu quả: đọc có chọn lọc, có ghi
chép, có tính hệ thống.
 Thông qua công tác phục vụ bạn đọc Thư viện thực hiện được
nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước
Thư viện tỉnh Tuyên Quang là thư viện công cộng phục vụ đông đảo các
tầng lớp nhân dân, người lao động sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho
xã hội. Thông qua các tài liệu chính trị, triết học…
Thông qua sách báo, góp phần giáo dục quần chúng nhân dân về đạo đức,
tư tưởng theo quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước, đồng
thời bồi dưỡng và nâng cao kiến thức văn hóa, khoa hoc kĩ thuật phục vụ cho
đời sống của nhân dân.
 Công tác phục vụ bạn đọc là cơ sở để đánh giá hiệu quả xã hội của
thư viện

Phục vụ bạn đọc là mục đích cao nhất cuả mọi hoạt động thư viện, là mục
tiêu cuối cùng của bất kì cơ quan thông tin thư viện nào. Nếu như thư viện càng
thu hút và phục vụ bạn đọc càng nhiều thì tác dụng và giá trị của thư viện ngày
càng tăng lên. Nếu không có bạn đọc thì thư viện cũng không được coi là một
thiết chế văn hóa trong đời sống xã hội.
TIỂU KẾT
Qua những lý luận mà ta vừa tìm hiểu ở trên về công tác phục vụ bạn đọc
là khâu then chốt đóng vai trò quan trọng, là yếu tố thúc đẩy hoạt động của Thư
viện. Nhận thức được tầm quan trong đó, Thư viện tỉnh Tuyên Quang luôn chú
trọng khâu phục vụ bạn đọc trong hoạt động Thư viện.

13


Chương 2.
Thực trạng Công tác phục vụ bạn đọc tại Thư viện
Tỉnh Tuyên Quang
2.1 Đặc điểm bạn đọc và nhu cầu đọc tại Thư viện tỉnh Tuyên Quang
Mọi hoạt động của thư viện đều nhằm mục đích đáp ứng ngày càng cao
nhu cầu đọc. Muốn vậy thư viện phải hiểu rõ đặc điểm của bạn đọc và nhu cầu
của họ, từ đó đưa ra những định hướng phát triển, phát huy những thành công,
khắc phục những yếu kém trong quá trình tổ chức và hoạt động phục vụ nhằm
đáp ứng cao nhất nhu cầu về thông tin của họ.
Để tìm hiểu bạn đọc và xác định nhu cầu đọc của bạn đọc cần thông qua
nhật kí thư viện, báo cáo tổng kết năm của phòng phục vụ bạn đọc, qua phiếu
khảo sát nhu cầu tin.
2.1.1 Đặc điểm bạn đọc tại Thư viện Tuyên Quang
Bạn đọc Thư viện tỉnh Tuyên Quang rất rộng rãi, bao gồm các đối tượng
là nhân dân trong và ngoài tỉnh, nhưng chủ yếu là người trong tỉnh. Đó là cán bộ
lãnh đạo quản lý; cán bộ hưu trí; sinh viên, học sinh; người làm nghề tự do.. Họ

ở mọi lứa tuổi và lĩnh vực khác nhau.
Qua khảo sát 97/100 phiếu thu được, có thể chia bạn đọc của Thư viện
tỉnh Tuyên Quang ra thành 4 nhóm chính, thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 1: Thành phần bạn đọc tại Thư viện tỉnh Tuyên Quang

14


- Nhóm 1: Đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý
Là đối tượng có trình độ chuyên môn . Vì thế họ cần phải có các thông tin
để hỗ trợ cho việc lãnh đạo, quản lý. Nhu cầu sử dụng thông tin chung là phải
được xử lý chính xác, kịp thời và tổng hợp nhưng phải đảm bảo tính chất dự báo,
chất lượng và có độ tin cậy cao.
- Nhóm 2: Đối tượng cán bộ hưu trí
Là nhóm đối tượng có trình độ. Nhu cầu thông tin của nhóm này là có tính
chất khoa học giải trí với các tài liệu đa dạng: sách (tiểu thuyết, thơ, truyện
ngắn…), báo, tạp chí…
- Nhóm 3: Đối tượng học sinh, sinh viên
Đây là nhóm chiếm số lượng lớn chủ yếu của Thư viện trong công tác
phục vụ. Thông tin mà họ cần rất phong phú và đa dạng. Đối tượng học sinh đến
Thư viện chủ yếu là đọc hoặc mượn các tài liệu về văn học như: truyện tranh,
sách tham khảo, truyện ngắn, tiểu thuyết…
- Nhóm 4: Thành phần khác
Là người dân địa phương có nhu cầu tìm tin, là bạn đọc tự do về nghề
nghiệp. Nhu cầu tin của nhóm này thường giúp giải trí, tìm hiểu các kiến thức về
y học, kỹ thuật (nuôi trồng, chăn nuôi…)
Đặc điểm nhu cầu tin của Thư viện tỉnh Tuyên Quang nhìn từ góc độ lứa
tuổi, thành phần bạn đọc bao gồm người lớn tuổi, trung niên, thanh niên, thiếu
nhi, nhi đồng. Bạn đọc là học sinh sinh viên chiếm số lượng lớn.
2.1.2 Nhu cầu đọc

Nhu cầu đọc là một loại nhu cầu tinh thần đặc biệt, là đòi hỏi khách quan
của chủ thể đối với việc tiếp nhận và sử dụng tài liệu nhằm duy trì và phát triển
các hoạt động sống, thúc đẩy phát triển nhận thức của con người.
Nhu cầu đọc của người đọc là yếu tố hàng đầu, có vai trò định hướng cho
mọi hoạt động của thư viện. Ngày nay, các sản phẩm và dịch vụ thông tin chỉ có
thể được phát triển khi nó có thị trường.
Qua kết quả phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với nhiều đối tượng người đọc,
kết hợp với việc phân tích, tổng hợp số lượng phiếu điều tra thu nhận được cho
15


thấy: từ năm 2012 -2015, số lượng bạn đọc tăng giảm rõ rệt. Số liệu cụ thể về
công tác phục vụ như sau:
Bảng 2.1 Số liệu công tác phục vụ bạn đọc từ năm 2012-2015

Năm
2012
2013
2014
2015

Số thẻ cấp
1.189
1.256
1.200
1.360

Lượt bạn đọc
17.500
19.728

26.989
28.000

Lượt sách báo luân chuyển
229.978
266.837
262.050
270.660

Kết quả này đánh dấu một bước phát triển mới của Thư viện trong việc
đáp ứng nhu cầu tin và nhu cầu đọc của bạn đọc tại Thư viện tỉnh Tuyên Quang.
Tỷ lệ gia tăng về số lượng bạn đọc cho thấy Thư viện tỉnh Tuyên Quang ngày
càng trở thành một địa chỉ văn hóa của tỉnh. Với số lượng tăng lên khá rõ rệt từ
1.189 thẻ (2012) tăng lên 1.360 thẻ (2015) và 28.000 lượt bạn đọc. Chính vì thế
mà Thư viện càng phát huy được vai trò của mình, bạn đọc có thể nghiên cứu,
học tập và giải trí thỏa mãn nhu
Qua quá trình khảo sát, điều tra tìm hiểu nhu cầu của bạn đọc và thu được
kết quả sau: Tổng số 100 phiếu điều tra phát ra, gửi tới độc giả thuộc các lứa
tuổi và ngành nghề khác nhau. Kết quả đã thu về được 97 phiếu trả lời, đạt 97%
tổng số phiếu gửi đi. Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý chiếm 5 phiếu với tỷ lệ là
5.1%; cán bộ công nhân viên chức chiếm 15 phiếu với tỷ lệ là 15.4%; nhóm học
sinh sinh viên chiếm 56 phiếu với tỷ lệ là 58%; Nhóm nghề khác chiếm 21 phiếu
với tỷ lệ là 21.5%.
Kết quả nghiên cứu nhu cầu đọc cho thấy bạn đọc đọc sách để tự nâng cao
trình độ bản thân chiếm tỷ lệ là chủ yếu. Và lĩnh vực mà bạn đọc quan tâm được
thể hiện qua phiếu khảo sát sau:

16



Bảng 2.2 Nhu cầu đọc theo các lĩnh vực tri thức
Lĩnh vực tri

Tổng số
Lãnh

thức

đạo,

Nghề nghiệp
Công
Học sinh,

Ngành

nhân viên sinh viên nghề khác

Số

Tỷ

quản lý
SP Tỷ

chức
SP Tỷ

phiếu


lệ

lệ

thu

(%)

(%)

Số phiếu phát ra:

được
97

97

5

5.1

15

15.4

56

58

21


21.5

100
Chính trị xã hội
Kinh tế
Khoa học tự

4
10
12

7.2
10.3
12.3

1
2
0

20
40
0

1
5
8

6.6
0

20

0
0
4

0
0
7.1

2
3
0

9.5
14.2
0

nhiên
Khoa học kỹ

13

13.4

3

0

6


20

2

0

2

9.5

thuật
Văn hóa văn

2

2.0

0

0

1

6.6

1

1.7


0

0

nghệ
Văn học
Công nghệ
Lịch sử địa lý
Sách thiếu nhi
Lĩnh vực khác

60
4
9
27
0

61.8
4.1
9.2
27.8
0

1
3
0
0
0

20

20
0
0
0

4
1
3
0
0

26.6
6.6
20
0
0

41
0
3
27
0

37.5
0
5.3
48.2
0

14

0
3
0
0

42.8
0
0
0
0

SP

Tỷ

SP Tỷ lệ

lệ

lệ

(%)

(%)

(%)

Theo kết quả điều tra, lĩnh vực văn học nghệ thuật có tỷ lệ cao nhất chiếm
61.8 % đây là lĩnh vực có nguồn thông tin đa dạng và phong phú, phù hợp với
mọi lứa tuổi, mọi trình độ; tài liệu về các lĩnh vực khác như chính trị - xã hội,

khoa học kỹ thuật, kinh tế, lịch sử địa lý có nhu cầu khá đồng đều với tỷ lệ từ
7.2% – 13.4%. Riêng sách thiếu nhi được bạn đọc là thiếu nhi lựa chọn và sử
dụng với với tỷ lệ khá cao chiếm 27.8%.
Đối tượng là học sinh sinh viên, có nhu cầu đọc lớn. Họ quan tâm đến lĩnh
vực: khoa học tự nhiên chiếm 7.1%, lịch sử địa lý chiếm 5.3 %. Văn học là lĩnh
vực được các bạn lựa chọn cao nhất với tỷ lệ 37.5%. Đối tượng chủ yếu ở đây là
17


thiếu nhi nên sách thiếu nhi chiếm 27.8%.
Nhóm bạn đọc ngành nghề phần lớn họ tới thư viện để giải trí với 95.2%
và tự nâng cao kiến thức cho bản thân chiếm 85.7% nên lĩnh vực họ cần chủ yếu
là sách văn học.
Bảng 2.3 Nhu cầu đọc theo ngôn ngữ tài liệu
Lĩnh vực tri

Tổng số

Nghề nghiệp
Công
Học sinh,

Lãnh

thức

đạo,

Ngành


nhân viên sinh viên nghề khác

Số

Tỷ

quản lý
SP Tỷ

chức
SP Tỷ

phiếu

lệ

lệ

thu

(%)

(%)

Số phiếu phát

được
97

97


5

5.1

15

15.4

56

58

21

21.5

ra: 100
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Hán Nôm
Ngôn ngữ khác

97
15
0
0

100
15.4

0
0

5
1
0
0

100
20
0
0

15
4
0
0

100
26.2
0
0

56
7
0
0

100
12.5

0
0

21
3
0
0

100
14.2
0
0

SP

Tỷ

SP Tỷ lệ

lệ

lệ

(%)

(%)

(%)

Bên cạnh nhu cầu sử dụng tài liệu tiếng Việt chiếm 100% thì người đọc có

nhu cầu sử dụng tài liệu tiếng Anh chiếm 15.4%.
Điều này cho thấy khả năng sử dụng tài liệu ngoại ngữ của người đọc tại
Thư viện tỉnh Tuyên Quang khá hạn chế, phổ biến vẫn là tiếng Anh và chỉ tập
trung ở các đối tượng là cán bộ và sinh viên chuyên ngành ngoại ngữ và du lịch.
Qua trao đổi, phỏng vấn trực tiếp, họ rất mong muốn tìm kiếm thông tin từ tài
liệu nước ngoài nhưng đó vẫn là một vấn đề khó với họ.
Nhu cầu đọc theo loại hình tài liệu
Ngày nay, tài liệu đa dạng về hình thức: sách in, báo- tạp chí, đĩa CDROM…người đọc có thể lựa chọn những tài liệu khác nhau. Thực tế, việc sử
dụng tài liệu sách in truyền thống vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của người đọc
chiếm tỷ lệ 93.8%, báo- tạp chí cũng là loại tài liệu có nhu cầu sử dụng cao
18


chiếm 37.1% vì khả năng cập nhật và thông dụng trong đời sống hàng ngày.
Bảng 2.4. Bảng tổng hợp nhu cầu đọc theo hình thức tài liệu
Lĩnh vực tri

Tổng số
Lãnh

thức

đạo,

Nghề nghiệp
Công
Học sinh,

Ngành


nhân viên sinh viên nghề khác

Số

Tỷ

quản lý
SP Tỷ

chức
SP Tỷ

phiếu

lệ

lệ

thu

(%)

(%)

Số phiếu phát ra:

được
97

97


5

5.1

15

15.4

56

58

21

21.5

100
Sách in
Báo – Tạp chí
Tài liệu tra cứu
Đĩa CD – Rom
Tài liệu khác

91
36
26
0
0


93.8
37.1
25.7
0
0

5
3
4
0
0

100
60
80
0
0

15
6
11
0
0

100
40
73.3
0
0


56
10
8
0
0

100
17.8
8.9
0
0

15
18
2
0
0

71.4
85.7
9.5
0
0

SP

Tỷ

SP Tỷ lệ


lệ

lệ

(%)

(%)

(%)

Nhìn vào bảng cho thấy phần lớn bạn đọc Thư viện tỉnh Tuyên Quang tìm
thông tin qua sách in là chủ yếu, tiếp đó là báo- tạp chí và tài liệu tra cứu.
Đặc biệt đối với loại hình báo tạp chí được nhóm thành phần khác lựa
chọn đông đảo chiếm 85.7%. Tài liệu tra cứu cũng là sự lựa chọn hàng đầu của
nhóm cán bộ công nhân viên chức với 73.3%. Qua đó, mỗi một nhóm bạn đọc
ưa thích và lựa chọn cho mình một loại hình phù hợp.
Mục đích sử dụng tài liệu
Xã hội hiện nay đang phát triển, nhu cầu thông tin ngày càng thiết yếu đối
với con người. Nhu cầu này không ngừng tăng lên, thông tin từ trong tài liệu
mang lại những hiểu biết nhất định và con người sử dụng các tri thức đó phục vụ
cho một hay nhiều mục đích của bản thân.
Bảng 2.5. Bảng tổng hợp mục đích sử dụng tài liệu của người đọc
STT
1
2
3

Mục đích sử dụng
Học tập
Công tác

Nghiên cứu

Số lượng
59
16
58
19

Tỷ lệ (%)
60.8
16.4
59.7


4
5
6

Nâng cao trình độ
Giải trí
Mục đích khác

82
53
12

84.5
45.6
12.3


Người đọc tại Thư viện tỉnh Tuyên Quang sử dụng tài liệu phục vụ trước
hết cho các nhu cầu của mình từ việc học tập, công tác, giải trí cho đến những
mục đích khác. Nhưng chủ yếu vẫn là mục đích học tập chiếm 60.8% và tự nâng
cao hiểu biết của bản thân của người đọc, chiếm tỷ lệ 84.5%, còn họ đến thư
viện với mục đích khác thì ít, chỉ chiếm 12.3 %.
2.2. Phục vụ bạn đọc trong Thư viện
Phục vụ người đọc trong Thư viện là tổ chức việc cung cấp sách báo và
các nguồn thông tin khác cho người đọc tại hệ thống các phòng đọc ngay trong
Thư viện.
2.2.1 Hệ thống các phòng phục vụ
Hiện nay toàn bộ tài liệu của Thư viện tỉnh Tuyên Quang được phân chia
theo Khung phân loại DDC.
Dựa vào đặc điểm nguồn vốn tài liệu, Thư viện tỉnh Tuyên Quang đã tổ
chức được 5 phòng phục vụ gồm: phòng đọc, phòng báo - tạp chí, phòng mượn,
phòng thiếu nhi, phòng địa chí. Ngoài ra, Thư viện còn tổ chức góc phục vụ
người khiếm thị và tủ sách ngoại văn.
Phòng đọc:
Phòng đọc tại Thư viện tỉnh Tuyên Quang phục vụ bạn đọc theo hình thức
kho đóng. Do vốn tài liệu trong kho lớn, tổ chức theo kho đóng sẽ tiết kiệm
được giá sách và diện tích kho. Tài liệu trong kho là những tài liệu quý hiếm, có
giá trị nên cần được lưu trữ và bảo quản tốt.
Bảng 2.6 Bảng thống kê công tác phục vụ tại phòng đọc:
Năm

2012

2013

2014


2015

Thẻ bạn đọc

682

590

710

1275

Lượt bạn đọc

18250

12355

16092

20750

Lượt sách luân chuyển

35684

31012

42415


67255

20


Hiện tại với diện tích rộng rãi, thoáng mát là một nơi ý tưởng cho bạn đọc
học tập và nghiên cứu. Phòng được bố trí tại tầng hai của Thư viện với ánh sáng
đầy đủ, bàn ghế, phục vụ bạn đọc một cách tốt nhất.
Kho sách của phòng đọc không ngừng phát triển cả về số lượng và chất
lượng. Phòng có vốn tài liệu phong phú đủ các môn loại tri thức chính trị xã hội,
khoa học xã hội, khoa học tư nhiên, khoa học kĩ thuật, văn học, sách tra cứu,
sách tham khảo… phần nào đáp ứng được nhu cầu tin của độc giả.
Phòng báo - tạp chí
Phòng báo - tạp chí tại Thư viện tỉnh Tuyên Quang luôn thu hút sự quan
tâm của độc giả. Báo- tạp chí là loại hình tài liệu mang tính thông tin nhanh, có
tính thời sự cao và được xuất bản định kì. Thư viện tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức
phục vụ bạn đọc phòng báo –tạp chí theo hệ thống kho mở.
Hằng năm, Thư viện đặt mua khoảng 100 tên báo- tạp chí. Gồm nhiều
loại: báo, tạp chí ra hàng ngày, tuần san, tạp chí xuất bản theo quý, năm. Bạn
đọc đến vì mục đích giải trí, thu thập thông tin có tính cập nhật chiếm 95.2%.
Phòng mượn
Mượn về nhà là hình thức không thể thiếu đối với bất kì một Thư viện nào
vì không phải lúc nào bạn đọc cũng có thời gian đế thư viện đọc tài liệu.
Phòng mượn tại Thư viện tỉnh Tuyên Quang được thành lập rất sớm. Đến
nay vốn tài liệu của phòng mượn có hơn 59.700 cuốn. Hiện tại kho sách phòng
mượn được tổ chức theo phương thức kho mở.
Tài liệu phòng mượn đa dạng chiếm 46% tổng tài liệu trong Thư viện. Tỷ
lệ các môn loại trong kho sách phòng mượn như sau:
Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ các môn loại sách trong phòng mượn


21


×