Tải bản đầy đủ (.pptx) (34 trang)

BÀI GIẢNG CHƯƠNG 1 LINH KIỆN ĐIỆN ĐIỆN TỬ Ô TÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 34 trang )

CHƯƠNG 1:

CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ
ĐIỆN – ĐIỆN TỬ TRÊN Ô TÔ


NỘI DUNG
GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
I

Ô TÔ

II

DÒNG ĐIỆN VÀ CÁC ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN VỀ ĐIỆN

III

CÁC LINH KIỆN ĐIỆN

IV

CÁC LINH KIỆN ĐIỆN TỬ

V

MẠCH ĐIỆN VÀ CÁC KÝ HIỆU QUY ƯỚC TRÊN SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN


I. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN ĐIỆN TỬ TRÊN Ô TÔ


1. Hệ thống khởi động
Hệ thống khởi động kết hợp các bộ phận cơ khí và các bộ phận điện để khởi động động cơ. Hệ
thống khởi động động cơ được thiết kế để chuyển năng lượng điện, được cung cấp bởi ắc quy thành
cơ năng thông qua máy khởi động.


I. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN ĐIỆN TỬ TRÊN Ô TÔ

2. Hệ thống cung cấp điện
Hệ thống cung cấp điện được sử dụng để trả lại phần năng lượng của ắc quy bị mất trong quá trình
khởi động. Thêm vào đó, hệ thống cung cấp điện phải có khả năng phản ứng nhanh trước sự tăng
vọt nhu cầu về điện của các hệ thống. Khi động cơ hoạt động, hệ thống cung cấp điện sẽ chuyển đổi
cơ năng của động cơ thành năng lượng điện để nạp cho ắc quy và cung cấp điện cho tất cả các phụ
tải.


I. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN ĐIỆN TỬ TRÊN Ô TÔ

3. Hệ thống đánh lửa



Mục đích cơ bản của hệ thống đánh lửa là cung cấp tia lửa bên trong xi lanh vào cuối hành trình
nén để đốt cháy hỗn hợp hòa khí.


I. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN ĐIỆN TỬ TRÊN Ô TÔ

4. Hệ thống điều khiển động cơ
Hệ thống điều khiển động cơ bao gồm hệ thống điều khiển xăng, lửa, góc phối cam, ga tự động

(cruise control).
Hệ thống điều khiển động cơ gồm có ba nhóm: các cảm biến, ECU động cơ, và các bộ chấp hành.


I. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN ĐIỆN TỬ TRÊN Ô TÔ

5. Hệ thống chiếu sáng, tín hiệu



Gồm các đèn chiếu sáng, các đèn tín hiệu, còi, các công tắc và các relay. Đèn sử dụng trên xe
được phân loại theo mục đích: chiếu sáng, tín hiệu và thông báo. Các đèn sử dụng trên xe bao
gồm: đèn đầu, đèn đỗ, đèn báo rẽ, đèn kích thước, đèn cua, đèn phanh, đèn lùi, và các đèn nội
thất.


I. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN ĐIỆN TỬ TRÊN Ô TÔ

7. Hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin giám sát tình trạng hoạt động của
các hệ thống chính trên xe, cung cấp cho tài xế các
thông tin về sự vận hành đúng của các hệ thống.
8. Các hệ thống khác
Bao gồm hệ thống gạt nước, hệ thống nâng hạ kính,
hệ thống khóa cửa, hệ thống chống trộm,…


II. DÒNG ĐIỆN VÀ CÁC ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN VỀ ĐIỆN

1. Định nghĩa dòng điện

Dòng điện là dòng di chuyển có hướng của các electron từ nguyên tử sang nguyên tử qua một dây
dẫn điện.


II. DÒNG ĐIỆN VÀ CÁC ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN VỀ ĐIỆN

2. Các thông số cơ bản của dòng điện
a. Điện áp
Điện áp hay còn gọi là áp lực điện là lực điện động (sức điện động) gây nên sự di chuyển của các
electron trong dây dẫn.


II. DÒNG ĐIỆN VÀ CÁC ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN VỀ ĐIỆN

2. Các thông số cơ bản của dòng điện
b. Cường độ dòng điện
Dòng là cường độ của dòng electron, được đo bằng ampere (A). Dòng thể hiện số lượng electron đi
qua một điểm trong mạch trong một giây. Dòng sẽ tăng khi điện áp đặt vào mạch tăng, trong khi điện
trở của mạch không thay đổi.


II. DÒNG ĐIỆN VÀ CÁC ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN VỀ ĐIỆN

2. Các thông số cơ bản của dòng điện
c. Điện trở kháng
Điện trở kháng là đại lượng vật lý đặc trưng cho tính chất cản trở dòng điện, điện trở kháng được đo
bằng ohm. Trong một mạch điện, điện trở kháng điều khiển cường độ dòng điện. Điện trở kháng của
dây dẫn phụ thuộc vào tiết diện, chiều dài, nhiệt độ của vật liệu làm dây dẫn.



II. DÒNG ĐIỆN VÀ CÁC ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN VỀ ĐIỆN

3 Các định luật cơ bản về điện
a. Định luật Ohm
Định luật Ohm xác định mối quan hệ giữa dòng điện, hiệu điện thế, và điện trở kháng. Định luật Ohm
nói rằng hiệu điện thế, U, trên 2 đầu dây dẫn tỷ lệ thuận với cường độ dòng điện, I, với hằng số tỷ lệ
bằng điện trở kháng R của mạch không thay đổi theo U.

U=IxR

I: cường độ dòng điện (A)
U: Hiệu điện thế (V)


II. DÒNG ĐIỆN VÀ CÁC ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN VỀ ĐIỆN

3 Các định luật cơ bản về điện
b. Định luật Watt
Công suất là cường độ sinh công của dòng điện, công suất được biểu thị bằng Watt. Một Watt bằng 1
Vôn nhân 1 ampere.

P=UxI

I: cường độ dòng điện (A)
U: Hiệu điện thế (V)


II. DÒNG ĐIỆN VÀ CÁC ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN VỀ ĐIỆN

3 Các định luật cơ bản về điện

c. Cảm ứng điện từ
Khi dòng điện đi qua một dây dẫn, một từ trường sẽ được tạo thành quanh dây dẫn. Số lượng đường
sức từ và cường độ từ trường sẽ tỷ lệ thuận với cường độ dòng điện qua dây dẫn. Chiều của các
đường sức từ được xác định bằng quy tắc bàn tay phải.


III. CÁC LINH KIỆN ĐIỆN

1. Công tắc
Công tắc là thiết bị phổ biến nhất để cung cấp sự điều khiển dòng điện qua tải. Một công tắc có thể
được dùng để đóng/ngắt dòng điện qua nhiều mạch điện khác nhau.


III. CÁC LINH KIỆN ĐIỆN

1. Công tắc
Loại công tắc đơn giản nhất là công tắc một tiếp
điểm, được dùng để đóng/ngắt một mạch đơn.

Loại công tắc nhiều tiếp điểm:


III. CÁC LINH KIỆN ĐIỆN

2. Rờ le
Rờ le cho phép một dòng nhỏ đi qua để điều khiển một dòng lớn qua mạch.


III. CÁC LINH KIỆN ĐIỆN


3. Solenoid



Solenoid là một công tắc điện từ, vận hành theo cùng nguyên tắc của rờ le. Tuy nhiên, solenoid
sử dụng một lõi bằng sắt có thể di chuyển được. Khi dòng điện đi qua cuộn dây, từ thông được
tạo ra xung quanh cuộn dây sẽ hút lõi sắt đi vào cuộn dây.


III. CÁC LINH KIỆN ĐIỆN

4 Điện trở

 Điện trở cũng có thể sử dụng để điều khiển dòng điện, hoặc được dùng như thiết bị cảm biến cho
hệ thống máy tính.

 Bao gồm: điện trở cố định, điện trở bậc, biến trở.


III. CÁC LINH KIỆN ĐIỆN

4 Điện trở
4.1 Điện trở cố định



Điện trở cố định thường làm bằng hợp chất cacbon hoặc bằng kim loại bị ôxy hóa. Giá trị của
điện trở kháng được xác định bằng dãy vòng màu trên vỏ. Thường có 4 hoặc 5 vòng màu.

Màu sắc


Giá trị

Màu sắc

Giá trị

Màu sắc

Giá trị

Màu sắc

Giá trị

Đen

0

Cam

3

Xanh lơ

6

Trắng

6


Nâu

1

Vàng

4

Tím

7

Nhũ vàng

-1

Đỏ

2

Xanh lá

5

Xám

8

Nhũ bạc


-2


III. CÁC LINH KIỆN ĐIỆN

4 Điện trở
4.1 Điện trở cố định


III. CÁC LINH KIỆN ĐIỆN

4.2 Điện trở bậc
Điện trở bậc thường được dùng để điều khiển tốc độ của
động cơ điện. Bằng cách thay đổi vị trí của công tắc, điện
trở kháng trong mạch sẽ tăng hoặc giảm. Khi điện trở
kháng trong mạch giảm, dòng sẽ gia tăng, và tốc độ động
cơ sẽ tăng. Ngược lại, khi công tắc ở vị trí tốc độ thấp, trở
kháng trong mạch sẽ tăng, làm giảm dòng, kết quả là tốc
độ động cơ giảm.


III. CÁC LINH KIỆN ĐIỆN

4.3 Biến trở
Biến trở cung cấp một lượng không giới hạn các giá trị của điện trở kháng trong một dải.


III. CÁC LINH KIỆN ĐIỆN


5. Các thiết bị bảo vệ mạch điện
a. Cầu chì

 Cầu chì được sử dụng để bảo vệ mạch điện.
 Các cầu chì trên ô tô thường có định mức 3 đến 30A. Khi một cầu chì bị đứt, nguyên nhân gây
quá tải cần được tìm và khắc phục trước khi thay thế một cầu chì mới cùng định mức.


×