Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

GIÁO ÁN CHƯƠNG 1: LINH KIỆN ĐIỆN ĐIỆN TỬ Ô TÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.97 KB, 12 trang )

A. GIỚI THIỆU BÀI GIẢNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
ĐIỆN- ĐIỆN TỬ Ô TÔ
Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
Thời gian (tiết)
T
Tổng

Bài
Thảo
Tên chương
T
số
thuyết
tập
luận
1 Chương 1: Các kiến thức cơ bản
9
9
về điện – điện tử trên ô tô
2 Chương 2: Hệ thống khởi động
3 Chương 3: Hệ thống cung cấp

5
7

5
6

điện trên ô tô
4 Chương 4: Hệ thống đánh lửa


5 Chương 5: Hệ thống điều khiển

12
17

11
14

động cơ
6 Chương 6: Hệ thống chiếu sáng

4

4

– tín hiệu
7 Chương 7: Các hệ thống điện

6

5

60

54

khác
Tổng cộng

B. GIÁO ÁN

GIÁO ÁN SỐ: 01

Kiểm tra

1
1
2

1

1
3

3

Thời gian thực hiện: 405 phút
Môn học: ĐIỆN- ĐIỆN TỬ Ô TÔ
Chương 1: CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ

ĐIỆN – ĐIỆN TỬ TRÊN Ô TÔ


MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài này, sinh viên sẽ có những khả năng sau:
− Hiểu và trình bày được các hệ thống điện trên ô tô, các thành phần chính và chức
năng của từng hệ thống
− Giải thích các lý thuyết và định luật cơ bản của dòng điện. Định nghĩa các thông
số cơ bản của dòng điện
− Mô tả cấu tạo và giải thích nguyên lý hoạt động của các linh kiện/bộ phận điện
được sử dụng phổ biến trên ô tô

− Mô tả nguyên lý hoạt động của các linh kiện điện tử sử dụng trên ô tô
− Cách đọc sơ đồ mạch điện trên ô tô
− Mô tả được các sự cố thường gặp trong mạch điện
ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Đồ dùng dạy học:
- Phấn, bảng.
- Bài giảng điện tử các kiến thức cơ bản về điện-điện tử ô tô (Power Point).
- Giáo trình ( tham khảo nội dung có liên quan trong các tài liệu).
Phương pháp dạy học :
- Thuyết trình có minh họa và giải thích.
- Phát vấn.
I. ỔN ĐỊNH LỚP:
Thời gian: 2’
Kiểm tra sỉ số lớp:..........Số sinh viên vắng:..........Tên:.................................
Tài liệu phát tay ( một số hình vẽ sơ đồ khối).
II. THỰC HIỆN BÀI HỌC:

1. Bài giảng mới
TT

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

THỜI


HOẠT ĐỘNG
CỦA GIÁO
VIÊN

1

2

Dẫn nhập:
Hệ thống điện-điện tử trên ô tô là
hệ thống không thể thiếu trên ô tô
vì nó đóng một vai trò quan trọng
trong quá trình cung cấp điện cũng
như hoạt động của xe khi chạy trên
đường.
Giảng bài mới
1.1 Giới thiệu về hệ thống điện
điện tử trên ô tô
a. Hệ thống khởi động
Hệ thống khởi động kết hợp các
bộ phận cơ khí và các bộ phận
điện để khởi động động cơ. Hệ
thống khởi động động cơ được
thiết kế để chuyển năng lượng
điện, được cung cấp bởi ắc quy
thành cơ năng thông qua máy
khởi động. Hệ thống khởi động
cơ bản bao gồm các thành phần
như sau: (1) Ắc quy, (2) dây và
cáp điện, (3) công tắc đánh lửa,
(4) công tắc từ (hoặc rơ le), (5)
máy khởi động, (6) bộ dẫn động
ăn khớp bánh đà, (7) công tắc
bảo vệ khởi động.

b. Hệ thống cung cấp điện
Hệ thống cung cấp điện được sử
dụng để trả lại phần năng lượng
của ắc quy bị mất trong quá
trình khởi động. Thêm vào đó,
hệ thống cung cấp điện phải có
khả năng phản ứng nhanh trước
sự tăng vọt nhu cầu về điện của
các hệ thống. Khi động cơ hoạt
động, hệ thống cung cấp điện sẽ
chuyển đổi cơ năng của động cơ
thành năng lượng điện để nạp
cho ắc quy và cung cấp điện
cho tất cả các phụ tải.

HOẠT ĐỘNG
CỦA SINH
VIÊN

GIAN
5’

+ Giảng viên giới + Sinh viên lắng 30’
thiệu về các hệ nghe và lĩnh hội.
thống điện trên ô
tô.

+ Giảng viên giới + Sinh viên lắng 30’
thiệu về các hệ nghe và lĩnh hội.
thống điện trên ô

tô.


c. Hệ thống đánh lửa
Mục đích cơ bản của hệ thống
đánh lửa là cung cấp tia lửa bên
trong xi lanh vào cuối hành
trình nén để đốt cháy hỗn hợp
hòa khí.
Các bộ phận cơ bản của hệ
thống đánh lửa được mô tả trên
hình 1.3, gồm có: (1) ắc quy,
(2), biến áp đánh lửa (bobin),
(3) bộ điều khiển đánh lửa, (4)
bộ chia điện, (5) bugi, (6) cáp
d. Hệ thống điều khiển động cơ
Hệ thống điều khiển động cơ
bao gồm hệ thống điều khiển
xăng, lửa, góc phối cam, ga tự
động (cruise control).
Hệ thống điều khiển động cơ
gồm có ba nhóm: các cảm biến,
ECU động cơ, và các bộ chấp
hành.
e. Hệ thống chiếu sáng, tín hiệu
Gồm các đèn chiếu sáng, các
đèn tín hiệu, còi, các công tắc
và các relay. Đèn sử dụng trên
xe được phân loại theo mục
đích: chiếu sáng, tín hiệu và

thông báo. Các đèn sử dụng trên
xe bao gồm: đèn đầu, đèn đỗ,
đèn báo rẽ, đèn kích thước, đèn
cua, đèn phanh, đèn lùi, và các
đèn nội thất.
f. Hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin giám sát tình
trạng hoạt động của các hệ
thống chính trên xe, cung cấp
cho tài xế các thông tin về sự
vận hành đúng của các hệ
thống.
g. Các hệ thống khác
Bao gồm hệ thống gạt nước, hệ
thống nâng hạ kính, hệ thống
khóa cửa, hệ thống chống trộm,

+ Giảng viên giới + Sinh viên lắng 30’
thiệu về các hệ nghe và lĩnh hội.
thống điện trên ô
tô.

+ Giảng viên giới + Sinh viên lắng 30’
thiệu về các hệ nghe và lĩnh hội.
thống điện trên ô
tô.

+ Giảng viên giới + Sinh viên lắng 30’
thiệu về các hệ nghe và lĩnh hội.
thống điện trên ô

tô.

+ Giảng viên giới + Sinh viên lắng 20’
thiệu về các hệ nghe và lĩnh hội.
thống điện trên ô
tô.

+ Giảng viên giới + Sinh viên lắng 20’



thiệu về các hệ nghe và lĩnh hội.
1.2 Dòng điện và các định luật cơ thống điện trên ô
tô.
bản về điện
1.2.1 Định nghĩa dòng điện
Dòng điện là dòng di chuyển có
hướng của các electron từ
20’
nguyên tử sang nguyên tử qua
một dây dẫn điện.(Hình 1.1)
1.2.2 Các thông số cơ bản của
dòng điện
a. Điện áp
Điện áp hay còn gọi là áp lực
điện là lực điện động (sức điện
động) gây nên sự di chuyển của các
electron trong dây dẫn.
b. Cường độ dòng điện
Dòng là cường độ của dòng

electron, được đo bằng ampere (A).
Dòng thể hiện số lượng electron đi
qua một điểm trong mạch trong
một giây. Dòng sẽ tăng khi điện áp
đặt vào mạch tăng, trong khi điện
trở của mạch không thay đổi.
c. Điện trở kháng
Điện trở kháng là đại lượng vật lý
đặc trưng cho tính chất cản trở
dòng điện, điện trở kháng được đo
bằng ohm. Trong một mạch điện,
điện trở kháng điều khiển cường độ
dòng điện. Điện trở kháng của dây
dẫn phụ thuộc vào tiết diện, chiều
dài, nhiệt độ của vật liệu làm dây
dẫn.

+ Giảng viên gợi
ý để sinh viên
tìm ra được định
nghĩa điện áp.
+ Giảng viên gợi
ý để sinh viên
tìm ra được định
nghĩa cường độ
dòng điện.

+ Nghe giảng.
+ Ghi bài.
10’

+Nêu lên những
điểm chưa hiểu
để GV giải đáp.
-Sinh viên chú ý 10’
lắng nghe, quan
sát, tiếp thu và
ghi chép.

+ Giảng viên gợi
ý để sinh viên
10’
tìm ra được điện -Sinh viên chú ý
trở kháng.
lắng nghe, quan
sát, tiếp thu và
ghi chép.

1.2.3 Các định luật cơ bản về
điện
a. Định luật Ohm
Định luật Ohm xác định mối quan
-Sinh viên chú ý 10’
hệ giữa dòng, điện áp, và điện trở
+ Giảng viên gợi lắng nghe, quan
kháng. Định luật Ohm nói rằng
ý để sinh viên sát, tiếp thu và


hiệu điện thế, V, trên 2 đầu dây dẫn tìm ra được định ghi chép.
tỷ lệ thuận với cường độ dòng điện, luật ohm.

I, với hằng số tỷ lệ bằng điện trở
kháng R của mạch không thay đổi
theo V.
-Sinh viên chú ý
V = I ×R
lắng nghe, quan
sát, tiếp thu và
I: cường độ dòng điện, đơn vị
ghi chép.
ampere (A)
V: điện áp, đơn vị Vôn (V)
Định luật Ohm có thể phát biểu
-Sinh viên chú ý
theo cách khác, như sau: Cường độ
lắng nghe, quan
dòng điện qua dây dẫn, I, tỷ lệ
sát, tiếp thu và
thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu
ghi chép.
dây dẫn và tỷ lệ nghịch với điện trở
của dây dẫn, R.
-Sinh viên chú ý
I =V / R
lắng nghe, quan
+ Giảng viên gợi sát, tiếp thu và
b. Định luật Watt
ý để sinh viên ghi chép.
Công suất là cường độ sinh công
tìm ra được định
10’

của dòng điện, công suất được biểu
luật ohm.
thị bằng Watt. Một Watt bằng 1
Vôn nhân 1 ampere.

P = I ×V

-Sinh viên chú ý
+ Giảng viên gợi lắng nghe, quan
c. Cảm ứng điện từ
ý để sinh viên sát, tiếp thu và 10’
Khi dòng điện đi qua một dây dẫn, tìm ra được cảm ghi chép.
một từ trường sẽ được tạo thành ứng điện từ.
quanh dây dẫn. Số lượng đường
sức từ và cường độ từ trường sẽ tỷ
lệ thuận với cường độ dòng điện
qua dây dẫn. Chiều của các đường
sức từ được xác định bằng quy tắc
bàn tay phải. (Hình 1.2)
1.3 Các linh kiện điện
1.3.1 Công tắc
Công tắc là thiết bị phổ biến nhất
để cung cấp sự điều khiển dòng
điện qua tải. Một công tắc có thể
được dùng để đóng/ngắt dòng điện
qua nhiều mạch điện khác nhau.

+ Giảng viên gợi
10’
ý để sinh viên

tìm hiểu về công -Sinh viên chú ý
tắc.
lắng nghe, quan
sát, tiếp thu và
ghi chép.


Hình 1.6 mô tả một số dạng công
tắc sử dụng trên ô tô.(Hình 1.5)
Loại công tắc đơn giản nhất là công
tắc một tiếp điểm, được dùng để
đóng/ngắt một mạch đơn.(Hình + Giảng viên gợi
1.6).
ý để sinh viên
1.3.2 Rờ le
tìm hiểu về rờ le.
Một số mạch điện sử dụng công tắc
dạng điện từ có tên gọi là rờ le.
Hình 1.8
+ Giảng viên gợi
1.3.3 Solenoid
ý để sinh viên
tìm
hiểu
về
Solenoid là một công tắc điện từ, Solenoid.
vận hành theo cùng nguyên tắc của
rờ le. Tuy nhiên, solenoid sử dụng
một lõi bằng sắt có thể di chuyển
được. Khi dòng điện đi qua cuộn

dây, từ thông được tạo ra xung
quanh cuộn dây sẽ hút lõi sắt đi vào
cuộn dây. Khi dòng điện qua cuộn
dây bị ngắt, lò xo hồi vị trong
solenoid sẽ đẩy lõi sắt về vị trí ban
đầu. Sự di chuyển của lõi sắt có thể
sử đụng để đóng/ngắt mạch điện
(trong motor khởi động), hoặc tạo
ra các chuyển động cơ khí (ví dụ,
đẩy bánh răng của motor khởi động + Giảng viên gợi
vào ăn khớp với vành răng của ý để sinh viên
bánh đà.
tìm hiểu về điện
1.3.4 Điện trở
trở.
Điện trở cũng có thể sử dụng để
điều khiển dòng điện, hoặc được
dùng như thiết bị cảm biến cho hệ
thống máy tính. Bao gồm: điện trở
cố định, điện trở bậc, biến trở.

-Sinh viên chú ý 10’
lắng nghe, quan
sát, tiếp thu và
ghi chép.
10’
-Sinh viên chú ý
lắng nghe, quan
sát, tiếp thu và
ghi chép.


-Sinh viên chú ý 20’
lắng nghe, quan
sát, tiếp thu và
ghi chép.

+ Giảng viên gợi
ý để sinh viên
a. Điện trở cố định
tìm hiểu về điện
Điện trở cố định thường làm bằng trở cố định.
-Sinh viên chú ý
hợp chất cacbon hoặc bằng kim
lắng nghe, quan
loại bị ôxy hóa. Các điện trở có
sát, tiếp thu và


một giá trị điện trở kháng thiết lập,
và được dùng để giới hạn dòng
điện qua mạch. Giá trị của điện trở
kháng được xác định bằng dãy
vòng màu trên vỏ. Thường có 4
hoặc 5 vòng màu.
b. Điện trở bậc
Điện trở bậc thường được dùng để
điều khiển tốc độ của động cơ điện.
Bằng cách thay đổi vị trí của công
tắc, điện trở kháng trong mạch sẽ
tăng hoặc giảm. Khi điện trở kháng

trong mạch giảm, dòng sẽ gia tăng,
và tốc độ động cơ sẽ tăng. Ngược
lại, khi công tắc ở vị trí tốc độ thấp,
trở kháng trong mạch sẽ tăng, làm
giảm dòng, kết quả là tốc độ động
cơ giảm.(Hình 1.9)
c. Biến trở
Biến trở cung cấp một lượng không
giới hạn các giá trị của điện trở
kháng trong một dải.
1.3.5 Các thiết bị bảo vệ mạch
điện
a. Cầu chì
Cầu chì được sử dụng để bảo vệ
mạch điện. Băng kim loại bên trong
cầu chì sẽ tan chảy hoặc uốn cong
khi dòng điện qua mạch vượt quá
giá trị dòng điện định mức của cầu
chì. Các cầu chì trên ô tô thường có
định mức 3 đến 30A. Khi một cầu
chì bị đứt, nguyên nhân gây quá tải
cần được tìm và khắc phục trước
khi thay thế một cầu chì mới cùng
định mức.(Hình 1.10)
1.4 Các linh kiện điện tử
1.4.1 Diode bán dẫn

ghi chép.

+ Giảng viên gợi

ý để sinh viên
tìm hiểu về điện
trở bậc.
-Sinh viên chú ý 10’
lắng nghe, quan
sát, tiếp thu và
ghi chép.

+ Giảng viên gợi
ý để sinh viên
tìm hiểu về biến
trở.
-Sinh viên chú ý
lắng nghe, quan
sát, tiếp thu và
ghi chép.
+ Giảng viên gợi
ý để sinh viên
tìm hiểu về cầu
10’
chì.
-Sinh viên chú ý
lắng nghe, quan
sát, tiếp thu và
ghi chép.

+ Giảng viên gợi
ý để sinh viên
Diode là linh kiện bán dẫn đơn giản tìm
hiểu

về
nhất, nó chỉ cho dòng điện đi qua Diode.
-Sinh viên chú ý 10’
theo 1 chiều. Diode được tạo thành
lắng nghe, quan
bằng cách ghép nối một bán dẫn
sát, tiếp thu và


loại N và một bán dẫn loại P. Bên
N gọi là cathode, bên P gọi là anod.
Vùng anod và cathode nối với nhau
gọi là lớp chuyển tiếp PN (còn gọi
là vùng tiếp giáp). Bên ngoài lớp
vỏ của diode có sơn một đường
vân, đánh dấu cực cathode.
Hình 1.11
e. Một số loại diode sử dụng trên
ô tô
i. Diode Zener
Cấu tạo: Diode Zener có cấu tạo
tương tự Diode, Diode Zener được
ứng dụng trong chế độ phân cực
ngược. Khi phân cực thuận Diode
Zener như diode thường, nhưng khi
phân cực ngược Diode zener sẽ
gim một mức điện áp cố định bằng
giá trị ghi trên diode.Hình 1.12
ii. Diode phát quang
Diode phát quang (Light Emitting

Diode – LED) có hoạt động giống
như diode, ngoại trừ LED có khả
năng phát ra ánh sáng khi nó được
phân cực thuận. Trong cấu tạo của
LED có một thấu kính nhỏ cho
phép thấy chùm ánh sáng khi có
dòng điện đi qua diode. Khi LED
được phân cực thuận, dòng điện đi
qua diode sẽ được giải phóng dưới
dạng ánh sáng. Các đèn làm từ
LED có tuổi thọ cao hơn các đèn
sợi đốt, do LED phát ra ánh sáng
dạng năng lượng điện không có
tính chất sinh nhiệt. Các LED có
thể phát sáng với các màu khác
nhau như màu đỏ, vàng và xanh
lục.Hình 1.13

ghi chép.

+ Giảng viên gợi
ý để sinh viên
tìm
hiểu
về
Diode Zener.
-Sinh viên chú ý
lắng nghe, quan 10’
sát, tiếp thu và
ghi chép.


+ Giảng viên gợi
ý để sinh viên
tìm
hiểu
về
Diode
phát -Sinh viên chú ý
quang.
lắng nghe, quan
sát, tiếp thu và 10’
ghi chép.


1.4.2 Transistor
Transistor là một bán dẫn có 3 lớp,
được tạo thành bằng cách kết hợp 3
bán dẫn loại N và P theo cách bố trí
khác nhau. Nếu bán dẫn N ghép
giữa 2 bán dẫn loại P sẽ tạo thành
transistor PNP, ngược lại, bán dẫn
loại P ghép giữa 2 bán dẫn N sẽ tạo
thành transistor NPN. Ba lớp của
của transistor gọi là vùng nền B
(base), vùng phát E (emitter), và
vùng góp C (collector). Vùng nền
B chứa ít tạp chất và rất mỏng,
vùng phát có nhiều tạp chất nhất,
và vùng góp có tạp chất trung bình.
Để phân biệt PNP hay NPN

Transistor ta căn cứ vào ký hiệu
linh kiện dựa vào mũi tên trên đầu
phát. Nếu mũi tên hướng ra thì
transistor là NPN, và nếu mũi tên
hướng vào thì transistor đó là PNP.
(Hình 1.14)
1.5 Mạch điện và các ký hiệu quy
ước trên sơ đồ mạch điện
1.5.1 Sơ đồ mạch điện
Các loại sơ đồ mạch điện: sơ đồ
mạch tiêu chuẩn, sơ đồ nối dây, sơ
đồ mạch cuối, sơ đồ đường đi của
dòng điện. Một vài sơ đồ mạch
điện tiêu biểu (Hình 1.14)
1.6 Các lỗi thường gặp trong
mạch điện
1.6.1 Hở mạch
Mạch điện được gọi là gián đoạn
(hở mạch) khi các vật dẫn không
tạo thành mạch vòng khép kín. Đa
số hở mạch là do đứt gãy trong
mạch điện, điện áp nguồn tồn tại
đến điểm hở mạch. Khi hở mạch do
đứt cầu chì, cần khắc phục sự cố

+ Giảng viên gợi
ý để sinh viên
tìm
hiểu
về

transistor.
-Sinh viên chú ý
lắng nghe, quan 10’
sát, tiếp thu và
ghi chép.

+ Giảng viên gợi
ý để sinh viên
tìm hiểu các ký
hiệu mạch điện.
-Sinh viên chú ý
lắng nghe, quan 10’
sát, tiếp thu và
ghi chép.
+ Giảng viên gợi
ý để sinh viên
tìm hiểu các lỗi
thường gặp trong
mạch điện.
-Sinh viên chú ý
lắng nghe, quan
sát, tiếp thu và
ghi chép.
10’


gây quá dòng, trước khi thay thế
cầu chì mới.
1.6.2 Ngắn mạch
Ngắn mạch là kết quả của dòng

điện qua những mạch không mong
muốn. Ngắn mạch làm dòng tăng
cao bất thường, có thể gây cháy
dây và thiết bị.
1.6.3 Điện trở cao
Lỗi điện trở cao xuất hiện khi có sự
thêm vào mạch điện trở không
mong muốn. Các nguyên nhân gây
điện trở cao bao gồm: mất liên kết
mối nối, mối nối bị ăn mòn, dây
dẫn bị ăn mòn. Điện trở cao làm
tăng tải, giảm dòng, giảm hiệu suất.
3

Củng cố kiến thức và kết thúc
+ Giới thiệu về HT điện ô tô.
+ Định nghĩa và các định luật cơ
bản.
+ Tìm hiểu đặc tính các linh kiện
cơ bản.
+Cách đọc sơ đồ mạch điện.

4

Hướng dẫn tự học

5

Tài liệu tham khảo


Giảng viên hướng dẫn sinh viên
tham khảo thêm một số tài liệu về
các vấn đề liên quan tới điện-điện tử
ô tô.

 Rút kinh nghiệm:
-

Phương pháp dạy học:...............................................................................
Phương tiện dạy học:................................................................................
..................................................................................................................
Phân bố thời gian:.....................................................................................
Hình thức ví dụ:........................................................................................
Ngày tháng 09 năm 2017


Bộ môn phê duyệt

Giáo viên biên soạn
(ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Ngọc Thạnh

Nguyễn Đức Trọng



×