Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

lịch sử văn học việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.29 KB, 21 trang )

Câu 1: Bản chất của vấn đề lịch sử văn học một dân tộc là gì? Chứng minh qua
trường hợp thể loại và hình tượng trong văn học Việt Nam trung đại và hiện đại:
1, Khái quát văn học trung đại và văn học hiện đại:
a, Văn học trung đại:
- Sự ra đời và hình thành phát triển:
+ Từ thế kỉ X đến trước khi hình thành văn học Việt Nam chỉ có văn học dân gian
+ Đầu thế kỉ X đánh dấu sự ra đời của dòng văn học Việt Nam ( văn học trung đại)
- Chủ đề chủ đạo của các tác phẩm văn học trung đại:
+ Từ thế kỉ X- XV: nêu cao tinh thần yêu nước, sức mạnh dân tộc, ý chí độc lập và tin
thần tự chủ, tự cường
+ Từ thế kỉ XVI đến nữa đầu thế kỉ XVII: Tập trung phê phán, phản ánh xã hội
+ Từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX: tập trung phản ánh, phê phán xã hội và đề cao
vai trò của con người.
+ Giai đoạn nữa cuối thế kỉ XIX: phê phán những thói hư dởm đời.
VD: Các tác phẩm văn học trung đại tiêu biểu như Hịch tướng sĩ, Nam quốc sơn hà…
b, Văn học hiện đại:
- Thời gian tư tưởng chủ đạo: văn học hiện đại kéo dài từ 1945-1975 chia làm 3 giai
đoạn”
+ 1945-1954: trong giai đoạn này, tư tưởng chủ đạo hướng về cuộc kháng chiến chống
Pháp ( Làng- Kim Lân)
+ 1954-1964: Cách nhìn mới về một cuộc sống mới, hướng đến tương lai tương sáng.
+ 1964- 1975: Những tác phẩm tiêu biểu như: Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng,
Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long => Hướng đến những con người cao đẹp với những
phẩm chất tốt đẹp trong xã hội.
+ Sau 1975: nổi bật với tác phẩm Bến quê- Nguyễn Minh Châu


2. Văn học trung đại và văn học hiện đại:
a, Giống nhau:
Về nội dung: cùng thể hiện tình cảm, tư tưởng của tac giả bao gồm 3 nội dung chủ đạo là
đánh giá hiện thực, giá trị nhân đạo và tinh thần yêu nước.


b, Khác nhau:
* Văn học trung đại:
- Nội dung: các tác phẩm của văn học trung đại luôn bị kèm kẹp trong một phạm vi nhất
định, bị tiêu khiển bởi các lễ nghi, lễ giáo, xã hội phong kiến. Các tác phẩm đôi khi chỉ là
một gióc khuất rất nhỏ của cuộc sống, thứ mà đôi khi bị người ra cho là vô nghĩa tỏng xã
hội phong kiến. Các tác phẩm văn học trung đại chủ yếu dùng để bày tỏ chí, tỏ lòng.
- Nghệ thuật:
+ Mang tính ước lệ, tượng trưng, có các điển tích điển cố. Các tác phẩm văn học trung
đại mang đậm phong cách cổ xưa, tuân theo cái truyền thống, sắp đặt sẵn, không có quan
điểm cá nhân trong bài viết.
+ Mang tính chất quy phạm: mang tính bó buộc, có quy luật vần chắc chặt chẽ ( thơ),
hịch, cáo, chiếu,…
+ Thể loại: ngoài các thể loại được tuân theo quy luật chặt chẽ trên, văn học trung đại còn
bao gồm nhiều thể loại truyền thống như: ca dao, tục ngữ…
* Văn học hiện đại:
- Nội dung: văn học hiện đại có nội dung phong phú, hấp dẫn người đọc hơn văn học
trung đại, có cái tôi cá nhân và giác ngộ lí tưởng cách mạng. Nó không chỉ thu hút người
đọc bởi cách viết đổi mới mà còn bởi nó bộc looj được nhiều góc khuất của xã hội, của
cuộc sống một cách chân thực nhất mà văn học trung đại không biểu hiện được.
- Nghệ thuật:
+ Quan điểm nghệ thuật: văn học hiện đại có cái nhìn mở rộng hơn, phóng khoáng hơn,
không bị ràng buộc bởi các lễ nghi, lễ giáo như ở văn học trung đại. Ở đây, tác giả được
biểu lộ cái tôi cá nhân vào bài viết.


+ Thể loại: đa dạng hơn văn học trung đại: truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút,… giúp người
viết tự do thể hiện tư tưởng tình cảm mà không sợ bị bó hẹp có thể viết ngắn hoặc dài,
thay đổi nhiều phong cách viết khac nhau, có các hình ảnh hiện đại.
3. Tổng quan:
- Nhìn chung, văn học hiện đại và văn học trung đại có những cách nhìn nhận khác nhau,

mang hai màu sắc hoàn toàn khác nhau, phù hợp với tiến trình phát triển của lịch sử. Nếu
như văn học trung đại bị bó hẹp trong niêm luật, gò bó, không thể hiện được cái tôi cá
nhân thì văn học hiện đại lại như một luồng gió mới thổi vào văn học Việt Nam, mang lại
những sắc thái mới, tiếng nói mới, phá bỏ mọi sự gò bó và cái tôi cá nhân được thể hiện
một cách rõ ràng nhất. Giá trị của văn học trung đại không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nó
không còn phù hợp với xu hướng hiện tại thì tự khắc nó sẽ phải nhường chỗ cho sự phát
triển cho văn học hiện đại.
Câu 2: Những đặc điểm cơ bản của văn chương nhà Nho Việt Nam thời trung đại?
Cho ví dụ minh họa:
- Có từ thời Lê Lợi
-Tư tưởng văn hóa: Áp dụng các học thuyết, tư tưởng, bài học của Nho giáo (Khổng Mạnh): chính trị, xã hội thời bình; Tứ thư, Ngũ kinh; Tam cương, Ngũ thường, Ngũ luân
để sáng tác nên các tác phẩm văn học
-“Tư tưởng Nho giáo không thuận lợi cho văn chương vì đa phần với văn chương vì nó
nặng nề về tuyến tính, về lý tính và tính chừng mực trong khi đó văn chương, tư duy văn
học mang tính hỗn hợp giữa tư tưởng và tình cảm, giữa lý tính và cảm tính, giữa nhận
thức và cảm thức, giữa ý thức và vô thức, tiềm thức, tiền ý thức, kể cả tính cực đoan
trong trường hợp cần thiết. Nó chỉ thuận lợi ở thể loại văn chính luận với các thể loại văn
sách thi Đình, thể loại gia huấn và thể hiện rõ ở thể loại văn chương mỹ thuật, dễ thấy ở
thành tố triết luận....”
-Nôi dung: Vì phát triển trong môi trường Nho giáo phát triển và còn chịu bởi thi pháp
văn chương cổ điển nên VHTĐ không bao giờ tách ra khỏi cảm hứng yêu nước, cảm
hứng nhân đạo, thế sự.
+Cảm hứng yêu nước được thể hiện phong phú, đa dạng qua mội thời kì lịch sử, khi đất
nước có giặc ngoại xâm (tư tưởng trung quân ái quốc, căm thù giặc ngoại xâm, xót xa
trước cảnh người bị đàn áp, ý chí tiêu diệt kẻ thù, sẵn sàng xả thân vì nước), khi đất nước
hòa bình (khát khao xây dựng Tổ quốc, yêu thiên nhiên, con người, tự hào với truyền
thống dân tộc), âm hưởng hào hùng, khi thì bi tráng, khi thì trầm lắng, thiết tha.


+Văn học trung đại Việt Nam luôn gắn bó với số phận con người. Cảm hứng nhân đạo có

hàm chứa cảm hứng yêu nước bởi có những bài ca yêu nước thể hiện nỗi băn khoăn, day
dứt trước số phận con người. Điều này được thể hiện một cách đa dạng qua việc ca ngợi
vẻ đẹp con người, đồng cảm với bi kịch con người, đồng tình với ước mơ, khát vọng của
con người, lên án các thế lực bạo tàn. Tư tưởng nhân đạo được thể hiện một cách đầy đủ
nhất trong nội dung của tác phẩm Truyện Kiều, đỉnh cao của tư tưởng nhân văn chủ
nghĩa.
→ Chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa yêu nước
Nghệ thuât:
+Tính quy phạm và bất quy phạm: Mục đích sáng tác là phải hướng tới việc giáo huấn
đạo đức, giáo hóa cuộc đời; bày tỏ lòng mình với thiên nhiên, bày tỏ lòng mình với bản
thân
+ Tính tranh nhã: hướng tới cái cao cả, trang trọng, hình tượng nghệ thuật hướng tới vẻ
tao nhã, mĩ lệ với ngôn ngữ cao quý, diễn đạt trau chuốt, hoa mĩ
+ Hình ảnh con người trong văn học: mqh vs thiên nhiên (hình tượng thiên nhiên gắn với
đạo đức, lí tưởng, thẩm mĩ của con người.); vs quốc gia, dân tộc ( thể hiện chủ yếu qua ý
thức sâu sắc về quốc gia dân tộc, truyền thống văn hiến lâu đời) ; trong mqh vs XH (thể
hiện mơ ước về cuộc sống công bằng, nhân ái; lên tiếng tố cáo , phê phán các thế lực
chuyên quyền và bày tỏ sự cảm thông với những người dân bị áp bức; lên tiếng tố cáo ,
phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự cảm thông với những người dân bị áp
bức.
+ Ngôn ngữ: Hán, Nôm
+ Các thể loại: * Thể loại chức năng: Chiếu, Biểu, Cáo, Tấu, Sớ, Hịch
* Thể loại văn học: thơ, phú, truyện kể

Câu 3: Sự vận động và phát triển của ý thức nhân văn trong văn học việt nam trung
đại? lấy ví dụ qua truyện truyền kì, ngâm khúc và truyện nôm


1. Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo- hai dòng chủ lưu của
VHTÐVN.

a. Chủ nghĩa yêu nước:
Văn hóa Ðại Việt, văn chương Ðại Việt khởi nguồn từ truyền thống sản xuất và chiến đấu
của tổ tiên, từ những thành tựu văn hóa và từ chính thực tiễn hàng nghìn năm đấu tranh
chống giặc ngoại xâm phương Bắc.
Hiếm thấy một dân tộc nào trên thế giới lại phải liên tục tiến hành những cuộc chiến
tranh chống giặc ngoại xâm như dân tộc Việt Nam. Nhà Tiền Lê, nhà Lý chống Tống.
Nhà Trần chống Nguyên Mông. Nhà Hậu Lê chống giặc Minh. Quang Trung chống giặc
Thanh. Những cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại được tiến hành trong trường kỳ lịch sử
nhằm bảo vệ nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc không những tôi luyện bản lĩnh dân
tộc, nâng cao lòng tự hào, tự tin, khí thế hào hùng của dân tộc mà còn góp phần làm nên
một truyền thống lớn trong văn học Việt Nam: Chủ nghĩa yêu nước.
Ðặc điểm lịch sử đó đã quy định cho hướng phát triển của văn học là phải luôn quan tâm
đến việc ca ngợi ý chí quật cường, khát vọng chiến đấu, chiến thắng, lòng căm thù giặc
sâu sắc, ý thức trách nhiệm của những tấm gương yêu nước, những người anh hùng dân
tộc quên thân mình vì nghĩa lớn. Có thể nói, đặc điểm này phản ánh rõ nét nhất mối quan
hệ biện chứng giữa lịch sử dân tộc và văn học dân tộc.
Quá trình đấu tranh giữ nước tác động sâu sắc đến sự phát triển của văn học, bồi đắp,
phát triển ý thức tự hào dân tộc, tinh thần độc lập tự chủ. Cho nên, chế độ phong kiến có
thể hưng thịnh hay suy vong nhưng ý thức dân tộc, nội dung yêu nước trong văn học vẫn
phát triển không ngừng.
Các tác phẩm văn học yêu nước thời kỳ này thường tập trung thể hiện một số khía cạnh
tiêu biểu như:
- Tình yêu quê hương
- Lòng căm thù giặc
- Yï thức trách nhiệm
- Tinh thần vượt khó, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc
- Ý chí quyết chiến, quyết thắng
- Ðề cao chính nghĩa của người Việt Nam trong những cuộc kháng chiến.



b. Chủ nghĩa nhân đạo
Văn học do con người sáng tạo nên và tất yếu nó phải phục vụ trở lại cho con người. Vì
vậy, tinh thần nhân đạo là một phẩm chất cần có để một tác phẩm trở thành bất tử đối với
nhân loại. Ðiều này cũng có nghĩa là, trong xu hướng phát triển chung của văn học nhân
loại, VHTÐVN vẫn hướng tới việc thể hiện những vấn đề của chủ nghĩa nhân đạo như:
- Khát vọng hòa bình
- Nhận thức ngày càng sâu sắc về nhân dân mà trước hết là đối với những tầng lớp thấp
hèn trong xã hội phân chia giai cấp
- Ðấu tranh cho hạnh phúc, cho quyền sống của con người, chống lại ách thống trị của
chế độ phong kiến.
- Ca ngợi vẻ đẹp của con người lao động
- Tố cáo mạnh mẽ và đấu tranh chống những thế lực phi nhân.
2. Văn học viết phát triển dựa trên những thành tựu của văn học dân
gian
- Văn học viết Việt Nam hay bất kỳ một nền văn học dân tộc nào khác đều phải phát triển
trên cơ sở kế thừa những tinh hoa của văn học dân gian. Trong tình hình cụ thể của
VHTÐVN, mối quan hệ giữa văn học viết và văn học dân gian chủ yếu là do các nguyên
nhân sau:
+ Sau khi nước nhà độc lập, nhu cầu thiết yếu mà nhà nước phong kiến Việt Nam
cần phải chú ý là việc xây dựng một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, chống lại
âm mưu bành trướng, đồng hóa của kẻ thù phương Bắc và nâng cao lòng tự hào dân tộc.
+ Những tác phẩm bằng chữ Hán trong thời kỳ này thường dễ xa lại với quần
chúng bình dân, tác phẩm ít được truyền tụng rộng rãi. Vì vậy, càng về sau, nhu cầu quần
chúng hóa, dân tộc hóa tác phẩm ngày càng mạnh mẽ. Trong quá trình giải quyết vấn đề
này, chỉ có văn học dân gian là nhân tố tích cực nhất.
Quá trình kế thừa, khai thác VHDG là một quá trình hoàn thiện dần các yếu tố tinh lọc từ
VHDG bắt đầu từ thơ ca Nguyễn Trãi về sau (Thời Lý- Trần, việc tiếp thu nguồn VHDG
chưa được đặt ra đúng mức).
+ Văn học viết tiếp thu từ văn học dân gian chủ yếu là về đề tài, thi liệu, ngôn ngữ,
quan niệm thẩm mỹ, chủ yếu là khía cạnh ngôn ngữ và thể loại.



+ Trong quá trình phát triển, hai bộ phận luôn có mối quan hệ biện chứng, tác
động, bổ sung lẫn nhau để cùng phát triển (Những tác động trở lại của văn học viết đối
với văn học dân gian.
3. Văn học viết phát triển dựa trên cơ sở tiếp thu, tinh lọc những yếu tố
tích cực của hệ ý thức nước ngoài
- Sự du nhập của các học thuyết vào Việt Nam chủ yếu do các nguyên nhân sau:
+ Vấn đề giao lưu văn hóa giữa các dân tộc là một vấn đề mang tính quy luật. Từ
xưa, nước ta và các vùng phụ cận đã có sự giao lưu văn hóa nhưng chỉ trong phạm vi hẹp,
chủ yếu là từ Trung Quốc sang.
+ Hơn 1000 năm bắc thuộc, dân tộc ta không tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi sự bành
trướng văn hóa và nhất là âm mưu đồng hóa của kẻ thù. Những tên quan lại phương Bắc
sang đô hộ Việt Nam không chỉ bóc lột, vơ vét tài nguyên mà còn truyền bá rộng rãi các
học thuyết triết học có nguồn gốc từ Trung Quốc vào Việt Nam một cách khéo léo và
thâm hiểm.
+ Khi nhà nước phong kiến VN bắt đầu hình thành, giai cấp thống trị không có
mẫu mực nào khác hơn là nhà nước PK TQ đã tồn tại trước đó hàng nghìn năm và có rất
nhiều kinh nghiệm trong việc lợi dụng các học thuyết triết học như một công cụ đắc lực
trong việc củng cố ngai vàng, thống trị nhân dân.
- Các học thuyết Nho- Phật- Lão đều có những điểm tích cực nhất định nên các nhà tư
tưởng lớn của Việt Nam thời Trung đại đã chú ý khai thác, tinh lọc, vận dụng sao cho nét
tích cực đó phát huy tác dụng trong hoàn cảnh cụ thể của từng giai đoạn lịch sử.
4. Văn học chữ Hán phát triển song song với văn học chữ Nôm
Ngay từ khi được các nhà văn mạnh dạn đưa vào sáng tác văn học, chữ Nôm ngày càng
khẳng định vị trí của mình bên cạnh chữ Hán vốn đã có ảnh hưởng sâu sắc trong văn học
thời Lý Trần.
Sự phát triển của Văn học chữ Nôm khẳng định ý thức dân tộc phát triển ngày càng cao,
biểu hiện lòng tự hào, ý thức bảo vệ ngôn ngữ, văn hóa dân tộc chống lại âm mưu đồng
hóa của kẻ thù.

Ở thời Lý, Trần, việc sử dụng chữ Nôm trong sáng tác văn học chưa được phổ biến.


Từ thế kỷ XV về sau, Nguyễn Trãi đã mạnh dạn đưa chữ Nôm vào sáng tác văn học. Thơ
ông tuy chưa được trau chuốt nhưng đậm đà bản sắc dân tộc.Thành công của Nguyễn
Trãi chính là tiền đề cho con đường phát triển của văn học chữ Nôm đến đỉnh cao Truyện
Kiều.
5. Thơ phát triển sớm và mạnh hơn văn xuôi.
Ở thời trung đại, văn chính luận mang tính quan phương chủ yếu là công cụ của nhà nước
phong kiến. Mặt khác, những đặc thù trong tư duy nghệ thuật, truyền thống sáng tác dẫn
đến một thực tế là các tác phẩm văn xuôi hình tượng chỉ chiếm một số lượng khiêm tốn
so với các tác phẩm thơ ca.
Thể thơ thường sử dụng nhất trong VHTÐ là thơ Ðường luật. Ðây là hệ quả của quá trình
giao lưu văn hóa lâu dài và nằm trong quan niệm thẩm mỹ của các nhà thơ cổ điển. Trong
thời kỳ này, thơ Ðường luật đã được chính quy hóa trong văn chương trường ốc và văn
chương cử tử. Cho nên, sự thống trị văn đàn của thơ Ðuờng luật trong bất kỳ một tập thơ
nào thời trung đại là một điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, việc sử dụng thơ Ðường luật với tư cách là một thể thơ chính thống trong các
kỳ thi và trong sáng tác đã gây không ít trở ngại trong nội dung thể hiện do bị chi phối
bởi sự ngặt nghèo của luật thơ chặt chẽ.
Ở thời Nguyễn Trãi, thơ luật Ðường biến thể thành thơ thất ngôn xen lục ngôn đầy sáng
tạo, độc đáo, phóng khoáng, rất phù hợp với cách nghĩ, cách nói, tâm lý của dân tộc nên
được một số nhà thơ đời sau tiếp tục sử dụng (Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm).

6. Việc sử dụng điển tích và các hình ảnh tượng trưng ước lệ- những
thủ pháp nghệ thuật được sử dụng phổ biến trong văn chương trung
đại
Ðể miêu tả, người ta cho rằng cần phải có những mẫu mực mà qua nhiều thời kỳ đã được
mặc nhiên chấp nhận sử dụng. Quan điểm ước lệ không chú ý đến logic đòi sống, đến
mối quan hệ thực tế của các hình ảnh mang tính chất mẫu mực, công thức. Vì thế, khi

phân tích các hình ảnh ước lệ, chúng ta không cần đặt vần đề có lý hay không có lý, đúng
hay không đúng thực tế mà chỉ xem xét sức mạnh khơi gợi của hình tượng có sâu sắc hay
không, hình tượng có được dùng đúng tình đúng cảnh và thể hiện được tư tưởng tình cảm
của nhà thơ hay không.
VD chứng minh qua truyện truyền kì:


Trong truyền kì mạn lục. có truyện vạch trần chế độ chính trị đen tối, hủ bại, đả kích hôn
quân bạo chúa, tham quan lại nhũng, đồi phong bại tục, có truyện nói đến quyền sống của
con người như tình yêu trai gái, hạnh phúc lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng, có truyện thể
hiện đời sống và lý tưởng của sĩ phu ẩn dật.
Nguyễn Dữ đã phản ánh hiện thực mục nát của chế độ phong kiến một cách có ý thức.
Toàn bô tác phẩm thấm sâu tinh thần và màu sắc của cuộc sống, phạm vi phản ánh của
tác phẩm tương đối rộng rãi, khá nhiều vấn đề của xã hội, con người được đề cập tới...
Tư tưởng chủ đạo của Nguyễn Dữ là tư tưởng Nho gia. Ông phơi bày những cái xấu xa
của xã hội là để cổ vũ thuần phong mỹ tục xuất phát từ ý thức bảo vệ chế độ phong kiến,
phủ định triều đại mục nát đương thời để khẳng định một vương triều lý tưởng trong
tương lai, lên án bọn "bá giả" để đề cao đạo "thuần vương", phê phán bọn vua quan tàn
bạo để ca ngợi thánh quân hiền thần, trừng phạt bọn người gian ác, xiểm nịnh, dâm tà, để
biểu dương những gương tiết nghĩa, nhân hậu, thủy chung. Tuy nhiên Truyền kỳ mạn lục
không phải chỉ thể hiện tư tưởng nhà nho, mà còn thể hiện sự dao động của tư tưởng ấy
trước sự rạn nứt của ý thức hệ phong kiến…
Câu 4: Nêu và phân tích nôi dung cơ bản trong văn chương yêu nước dầu thế kỉ
1900-1930.
*Chúng ta đã nói rằng văn học Việt Nam trong những năm 1900-1930 Là văn học của
một giai đoạn cận đại có tính chất giao thời. Đối với lịch sử, 30 năm là thời gian quá ngắn
ngủi để trở thành một giai đoạn. Thế nhưng, văn học của chỉ 30 năm đó lại có những nét
rất khác so với văn học từ thế kỷ XI đến thế kỉ XIX và cũng khác so với văn học từ 1930
về sau.
Đặc điểm của tính chất giao thời không chỉ là sự tồn tại song song của hai thứ văn học cũ

và mới lưu hành ở hai địa bàn văn học khác nhau, do hai lực lượng sáng tác đáp ứng nhu
cầu của hai loại công chúng khác nhau, mà còn là sư hiện diện của cả hau bên trong chủ
đề, trong hình tượng nghệ thuật, trong ngôn ngữ, phản ánh sự chuyển biến từ nền văn học
cổ truyền có tính chất của một vùng Phương Đông snag nền văn học cận hiện đại có tính
chất phổ biến cho cả thế giới.
Mang đặt trưng làm cầu nối như vậy có nhiều loại hiện tượng. Những tác giả “thử thách
ngòi bút” hầu như khắp các thể loại vừa cũ vừa mới như Phan Bội Châu, Tản Đà; những
tiểu thuyết lấy đề tài lịch sử nhằm treo gương giáo dục; những truyện ngắn như một số
truyện của Phan Bội Châu, của Tản Đà, của Nguyễn Bá Học;… lời văn reo rắt lên bồng
xuống trầm trong các tác phẩm văn xuôi… đều có ý nghĩa dấu nối, đều phản ánh tính
chất giao thời của một giai đoan lịch sử văn học.


Phải nhìn các hiện tượng đó trong tính chất giao thời, trong thời gian quá độ, tìm trong đó
quá trình chuyển mình, những nét đổi thay có tính chất đặc trưng, những hình thức trung
gian giữa cái cũ và cái mới, mới thấy rõ được quá trình diễn biến, mới phát hiện ra nét
bản chất, mới đánh giá đúng giá trị chân thực, ngoài giá trị nội dung và hình thức còn cần
chú ý cả giá trị lịch sử..
* Nền văn học giao thời ra đời tiếp theo sau nền văn học trung đại, là một bước chuyển
của đầu thế kỉ XX. Trong cả thời gian 1900-1930, hiện thực nổi bật nhất là tình trạng khổ
nhục vì mất nước, là cuộc đấu tranh anh hung, kiên trì, liên tục để giành độc lập, tự do.
Cho nên, căn cứ vào thực tế nổi bật nhất đó, chúng ta thấy có sự đối lập giữa văn học yêu
nước và văn học nô dịch, một bên là các nhà yêu nước và một bên là của thực dân và tay
sai; một bên là tiêu biểu cho dân tộc, cho nhân dân, một bên tiêu biểu cho quân thù cướp
nước và bán nước. Và có một thuật ngữ khác để biểu đạt khác là: văn học công khai hợp
pháp, và đối lập với nó là văn học công khai không hợp pháp. Trong xã hội Việt Nam
những năm đầu thế kỉ có một hiện thực lớn nữa, và lại thây thêm một mặt đối lập khác là:
văn học phong kiến và văn học tư sản.
=> Với 3 sự phân biệt như vậy, chúng ta đặt văn học giai đoạn 1900-1930 trong tương
quan với lịch sử đấu tranh giành độc lập, trong tương quan với lịch sử phát triển xã hội từ

phong kiến sang tư bản chủ nghĩa để tìm cách xác định tính chất, phân loại, phân kỳ và
đánh giá văn học giai đoạn đó.
* Trong sự phát triển lịch sử của văn học Việt Nam, văn học đầu thế kỉ XX là một bước
thay đổi chất lượng. Điều đó không chỉ căn cứ vào hiện tượng sử dụng chữ quốc ngữ, sự
phát triển của văn xuôi, sự ra đời của kịch, tiểu thuyết mà còn cả vào sự chuyển hướng
trong văn học nhà nho, trong văn học nông dân nữa. Đầy không phải là bước nhảy vọt
trong một quá trình phát triển tự thân của nên văn học cổ truyền, mà là một bước ngoặt
chuyển sang nền văn học khác trước, chịu tác động mạnh mẽ từ bên ngoài. Đó không chỉ
là bước ngoặt phát triển cao hơn của nền văn học dân tộc, mà còn là bước đầu của văn
học Việt Nam cùng loại có đời sống chung, vận mệnh chung với một nền văn học phổ
biến trên thế giới ngày nay.
* Sự đổi thay trong văn học đầu thế kỷ XX ở Việt Nam không giống tình hình phát triển
dần dần, tự phủ định nội tại từ văn học trung đại sang văn học cận, hiện đại trong văn học
của các nước phương Tây… Ở Việt Nam, lúc đó chuyển từ văn, thơ, phú, lục sang kịch,
tiểu thuyết, thơ mới biểu hiện sự thay đổi căn bản hơn: thay đổi cả bản thân văn học, bản
thân quan niệm văn học.


* Nếu như cuối thế kỷ XIX chúng ta đã dùng văn học cổ truyền làm vũ khí chống xâm
lược bằng vũ lực của thực dân, thì đến đầu thế kỷ XX, chúng ta đã thay đổi để đối phó lại
với sự xâm lược của thực dân về văn hóa.
Khi văn học Việt Nam chuyển sang giai đoạn cận đại xuất hiện trong đời sống xã hội, rất
nhiều bài vè kể chuyện đánh Pháp, tố cáo sự tàn ác của giặc, cảnh khổ nhục mất nước, sự
hèn hạ của vua quan, ca ngợi những anh hung chiến đấu và hy sinh, nhiều thơ trào phúng
chế giễu, vạch mặt bọn phản bội, bọn quan lại đầu hàng, nịnh nót và tham nhũng; rất
nhiều thơ ca tuyên truyền vừa hùng hồn vừa xúc động giục giã mọi người cứu nước, duy
tân, rất nhiều lời kêu gọi, bài chính luận thuyết phục chí tình chí lý, không những đã kế
thừa mà còn phát huy, làm phong phú thêm truyền thống đó. Đó là chưa có một tác phẩm
văn học nào lớn, nhưng đã sáng tạo ra vô số cách kích động lòng yêu nước, truyền bá tư
tưởng mới vào đông đảo quần chúng, đã huy động lực lượng tiếp tục cuộc đấu tranh.

Câu 5: Về sự vận động và phát triển của văn học việt nam trung đại đến hiện đại
+ quan niệm nghệ thuật về con người cá nhân, cá tính trong văn học việt nam
hậu kỳ trung đại
+ quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ mới 1932-1945 và tiểu thuyết
tự lực văn đoàn
a, Con người cá nhân, cá tính trong băn học Việt Nam hậu kỳ trung đại.
- Thứ nhất, con người cá nhân với ý thức khẳng định vẻ đẹp và tài năng của mình: thơ
Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, …
- Thứ hai, con người cá nhân với nhu cầu bộc lộ tình cảm riêng tư, tâm sự u ẩn: Thơ
Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, các nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ),
- Thứ ba, con người với khát vọng tự do, bình đẳng, khát vọng tình yêu và hạnh phúc: thể
hiện tiêu biểu trong các ngâm khúc hình thức song thất lục bát như Chinh phụ ngâm
khúc (bản dịch của Đoàn Thị Điểm?); Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Ai tư
vãn (Lê Ngọc Hân); Tự tình khúc (Cao Bá Nhạ), Thu dạ lữ hoài ngâm (Đinh Nhật
Thận), Bần nữ thán (khuyết danh), …
- Thứ tư, cảm hứng hành lạc và khát vọng nhu cầu trần thế của con người cá nhân Cao
hơn khát vọng tự do, khát vọng tự khẳng định vẻ đẹp hình thể, trí tuệ của mình, văn học
Việt Nam trung đại những năm cuối thế kỷ XVIII đến hết TK XIX còn thể hiện cảm hứng
hành. Tất cả chuyện phòng the, chăn gối được Hồ Xuân Hương mở màn như phát súng
lệnh:
Bốn mảnh quần hồng bay phất phới
Hai hàng chân ngọc duỗi song song
Hay:
Hiền nhân quân tử ai là chẳng
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo


Đến Nguyễn Công Trứ, con người ngất ngưởng ấy tự trào khi nằm cạnh cô đào trẻ về
tuổi của mình rằng: Ngũ thập niên tiền nhị thập tam, và cũng đã không ít lần ông “tương
tư”, ông “bỡn đào già”, “bỡn vợ lẽ”, …

Những bình diện của hình tượng con người cá nhân trong văn học Việt Nam trung đại
gắn liền với nội dung cảm hứng nhân đạo và cảm hứng thế sự đời tư của các nhà văn, nhà
thơ.
b, Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ mới 1932-1945 và tiểu thuyết tự lực
văn đoàn
Đối với khuynh hướng tiểu thuyết lãng mạn mà tiêu biểu là tiểu thuyết của nhóm Tự lực
văn đoàn, vấn đề con người cá nhân thực sự là nội dung cơ bản, xuyên suốt trong quan
niệm nghệ thuật về con người. Con người cá nhân được ý thức với việc khẳng định tư
tưởng tiến bộ tất yếu của sự phát triển xã hội hay nhằm khẳng định tư tưởng dân chủ
nhân đạo.
Những biến động về đời sống kinh tế, chính trị văn hóa của xã hội Việt Nam vào
những năm 1930-1945 đã dẫn đến sự xuất hiện của con người cá nhân và ý thức mới về
cá nhân. Có thể nói tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là một đỉnh cao của hành trình tự ý thức
cá nhân trong xã hội và văn học Việt Nam hiện đại. Về chính trị: xã hội phong kiến đang
bắt đầu tan rã, thực dân Pháp ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân, phát xít Nhật thì đang nhòm
ngó vào Việt Nam. Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời lãnh đạo phong trào yêu nước. Về
kinh tế: chính sách độc chiếm thị trường làm dân ta bần cùng và rơi vào vòng quay kinh
tế tư sản. Về văn hóa: hệ tư tưởng phong kiến bắt đầu sụp đổ và hệ tư tưởng tư sản đang
lên, hệ tư tưởng vô sản bắt đầu xuất hiện. Sách báo hải ngoại du nhập vào Việt Nam. Báo
chí nở rội khắp nơi…
Sự bùng nổ của thơ mới và văn xuôi Tự lực văn đoàn đánh dấu sự hình thành quan
niệm về cá nhân trong văn học. Ở mỗi giai đoạn, mỗi trào lưu văn học đều có quan điểm
riêng về con người. So với văn học trung đại, quan niệm về con người của Tự lực văn
đoàn có nhiều cách tân đổi mới. Sự cách tân ấy thể hiện trong tư tưởng của nhà văn, ở
việc đấu tranh giải phóng cái tôi cá nhân khỏi sự kìm kẹp của lễ giáo phong kiến hướng
đến quyền tự do quyết định hạnh phúc. Tình yêu đi theo nhịp đập của trái tim chứ không
theo sự xắp xếp của cha mẹ. Đó không phải là thứ tình yêu tài tử giai nhân hay những
mối tình theo thông lệ xã hội như mối tình của Dũng và Loan trong Đoạn tuyệt, Mai và
Lộc trong Nửa chừng xuân, Trương và Tuyết trong Đời mưa gió, Nhung và Nghĩa
trong Lạnh lùng..vv.. Tất nhiên, để đến được với hạnh phúc họ gặp vô vàn những cản trở

của gia đình trọng phú quý, cổ hủ và chính từ phía bản thân họ. Thế nhưng những rung
động tinh tế trong tâm hồn mỗi nhân vật thì không thể nào giấu nổi. Có thể nói một trong
những cách tân quan trọng về nội dung tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là thay đổi cách nhìn
về con người. Nhà văn đưa con người ra đấu tranh trực diện với xã hội cũ. Kết thúc tác
phẩm có thể là những tương lai xán lạn cho nhân vật hoặc còn để lại nhiều trăn trở trong
lòng người đọc.
Câu 6: Tính chất cổ điển và tính chất hiện đại trong sự vận động và phát triển của
thơ VN. Dẫn chứng qua thơ đường luật thời trung đại và thơ mới 1932-1945.


* Tính chất cổ điển của thơ đường luật
- Trong bậc thang tiến hóa của nền văn minh thế giới đã để lại nhiều dấu ấn khó phai.
Trên bình diện văn hóa tinh thần, Đường thi của một thời rực rỡ, biểu tượng hết sức huy
hoàng của nhân loại đã đạt đến đỉnh điểm của sự thăng hoa, rất nhiều bài thơ cho đến nay
vẫn còn làm say mê, xúc động lòng người. Có thể nói một điều là trong văn chương nói
chung và thơ ca nói riêng có lẽ thể loài thơ Đường là có sức sống mãnh liệt nhất. Lịch sử
đã trãi qua bao sự hưng vong, quốc gia đã bao lần đổi chủ nhưng không vì lẽ đó mà làm
mờ đi hồn tính của thơ Đường. Sự tồn tại bao giờ cũng lý do nhất định của nó, với thơ
Đường và thơ Đường luật đó chính là sự tinh diệu trong nghệ thuật được nhào nặn, chắt
lọc của những ngòi bút tài hoa qua nhiều thế hệ.
- Thơ Đường là thể loại thơ mà có thể nói sống đúng nghĩa với hai chữ " trữ tình". Tình
cảm, cảm xúc trở thành mạch nối vô hình để hàn kết các hình ảnh, ý tưởng, nhạc điệu tạo
nên sự vận động của ý thơ trên con đường tạo nên cấu tứ.
- Cái độc đáo nhất của thơ Đường là dồn nén biểu cảm để đạt tới sự tập trung cao độ và
trở thành tính khái quát, triết lí. Thơ Đường thường gợi chứ không tả.Từ những khoảng
trống, khoảng trắng, nốt lặng vô hiønh trong kết cấu, trong các tương quan, trong các "
nhãn tự", người đọc tự khám phá về thế giới tâm hồn của nhà thơ được dồn nén vào trong
đó.
- Con người Trung Quốc nói riêng và con người phương Đông nói chung đặc biệt mẫn
cảm với triết lí về thế giới về cuộc đời con người. Vì vậy các nhà thơ Đường gửi gắm vào

thơ những quan điểm triết lí nhân sinh. Những quan điển này thường được biểu hiện
thông qua các cặp phạm trù đối lập: quá khứ- hiện tại, tình- cảnh, sống- chết, thực mộng, động-tĩnh...Các cặp phạm trù đã gợi cho người đọc nét bản chất, một quy luật chân
lí của đời sống.
- Thơ Đường đặc biệt là luật thơ, có cấu trúc hòan thiện. Nó là sự hài hòa giữa bằng trắc,
âm dương,đối xứng và phi đối xứng. Nó lại nhất quán từ đề tài, mở đề tới kết luận. Nó là
sự kết hợp giữa thực từ và hư từ, giữa lời nói và không phải lời nói.
- Thơ Đường hết sức coi trọng việc sử dụng ngôn ngữ. Ngôn ngữ thơ Đường và ngôn ngữ
khái quát so với ngôn ngữ thơ ca đời trước. Mặt khác ngôn ngữ thơ đường còn là ngôn
ngữ tinh luyện và chính xác, cô động và hàm súc.Cũng như thơ nói chung, thơ Đường sử
dụng rộng rãi phép tĩnh lược và đảo trang.Tất cả những yếu tố trên đã hợp thành chỉnh
thể nghệ thuật, tạo nên cái tinh tế, diệu xảo để chuyển tải nội dung một cách tốt nhất.
- Thơ Đường nói chung và thơ đường luật nói riêng không chỉ la thành tựu riệng của thơ
Trung Quốc mà còn là một thành tựu nổi bật trong thơ ca nhân lọai. Nói đến những đặc
trưng cơ bản của thơ không thể không nói đến tính chất cổ điển trong thơ Đường. Và


cũng chính vì lẽ đó mà thơ Đường nói chung và thơ Đường luật nói riêng có một sức
sống mãnh liệt cho tới ngày nay.
* Tính hiện đại trong thơ mới 1932-1945 và tiểu thuyết Tự lực văn đoàn
- Sự khẳng định cái Tôi: Nền văn học trung đại trong khuôn khổ chế độ phong kiến chủ
yếu là một nền văn học phi ngã. Sự cựa quậy, bứt phá tìm đến bản ngã đã ít nhiều xuất
hiện trong thơ của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ,… Đến Phong trào thơ mới, cái
Tôi ra đời đòi hỏi được giải phóng cá nhân, thoái khỏi luân lý lễ giáo phong kiến chính là
sự tiếp nối và đề cao cái bản ngã đã được khẳng định trước đó. Đó là một sự lựa chọn
khuynh hướng thẩm mỹ và tư duy nghệ thuật mới của các nhà thơ mới.
- Nỗi buồn cô đơn: là cảm hứng của chủ nghĩa lãng mạn. Với các nhà thơ mới, nỗi buồn
ấy còn là cách giải thoát tâm hồn, là niềm mong ước được trải lòng với đời và với chính
mình.
- Cảm hứng về thiên nhiên và tình yêu: ngay từ khi ra đời, “ thơ mới đã đổi mới cảm xúc,
đã tạo ra một cảm xúc mới trước cuộc đời và thiên nhiên, vũ trụ”. Cảm hứng về thiên

nhiên và tình yêu đã tạo nên bộ mặt riêng cho Thơ mới. Đó là vẻ đẹp tươi mới, đầy
hương sắc, âm thanh, tràn trề sự sống.
- Sự phong phú về thể loại, vần và nhạc điệu cùng với hình tượng, cảm xúc của ngôn ngữ
đã tạo nên một phong cach diễn đạt tinh tế, bằng cảm giác, bằng màu sắc của hội họa thơ
mới.

Câu 7: Trình bày hiểu biết về cac thể loại văn học VN:
Phú/ cáo/ kịch/ truyện truyền kì/ ngâm khúc/ truyện nôm/ truyện ngắn hiện đại
Cho dẫn chứng, chứng minh
A, Phú:
- Nền văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc có một sự liên hệ chặt chẽ với nhạu Do
đó sự ảnh hưởng tiếp thu sự thinh hoa lẫn nhau là không thể tránh khỏi ( Mà chủ yếu là
sự tiếp nhận và ảnh hưởng của Việt Nam từ Trung Quốc). Trong đó thì có sự ảnh hưởng
và du nhập của thể loại Phú của Trung Hoa vào Việt Nam. Sự phát triển của phú Trung
Hoa dự trên sự ra đời của Sở từ (Khuất Nguyên) và văn vần ra đời thể phú. Nói tóm lại


chúng ta có thể có một mô hình sau cho sự ra đời của thể Phú lúc sơ khai:
Sở từ + Văn Vần = Phú
-Mà người đầu tiên đã sáng tác Phú chính là Khuất Nguyên. Và ở Việt Nam thì bài Phú
được phát hiện cổ nhất hiện nay là bài "Dọi biển Xuân phú" của Khương Công phụ. Sau
đó là quá trình chính thống hóa thể loại Phú theo các quy định được dùng trong triều , tưc
là một thể thơ của tầng lớp quý tộc, quan lại, nho sĩ. Đến thời nhà Trần thì các nhà viết
Phú nổi tiếng đã xuất hiện, đánh dấu một bước phát triển mới của thể loại này ở nước
ta;như Mạc Đĩnh Chi (Ngọc tỉnh liên phú), Trương Hán Siêu (Bạch Đằng giang phú).
Nhưng nó thực sự là một thể văn học được Việt hóa mạnh mẽ khi ra đời một loạt các bài
phú viết bằng chữ Nôm: Phú lẳng lơ, Tụng Tây Hồ phú, Chiến tụng Tây Hồ Phú, Hàn
nho phong vị phú......... Nói tóm lại thể phú ở nước ta có một quá trình phát triển lâu dài,
tât nhiên là không thể sánh được sự phát triển của Phú Trung Hoa mà đỉnh cao của nó là
Hán Phú

-Xét về mặt hình thức thể loại thì Phú được chia thành 2 loại: Là Phú cổ thể và Phú cận
thể (hay Phú Đường luật). Sau đây là một số nét cơ bản về hình thức 2 loại Phú này:
+ Phú Cổ thể
Phú cổ thể vốn là từ thơ cổ phong dãn ra, do đó nó có một kết cấu rộng rãi và các đoạn
mạch cũng không cần phải chặt chẽ, chỉ cần có vần là được.
+ Phú Cận thể ( Phú Đường luật)
Đây là hình thức Phú ra đời vào thời Đường, do đó mà người đời sau gọi là Đường luật
- Thể Phú cổ thể về cơ bản có 4 loại chính là: Phú tứ tự, Phú thất tự, Phú lưu thuỷ và Phú
Sở từ.
VD: Trích đoạn mở đầu của Tài bàn
Tài bàn, tài bàn! Ai sinh ra chàng?Trăm hai mươi quân, phu bá kéo hàng. Cũng văn, cũng
sách, cũng chi, lão, trang.
Nào ăn, nào đánh, muốn dọc muốn ngang.Có gì lạ đâu, khác chín lưng khàn. Từ khi mới
sang, vát mặt nghênh ngang, đi đâu theo đó, sum hop thạnh làng.
b, Cáo:
- Cáo là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ
lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi
người cùng biết
- Trong thể cáo, có loại văn cáo thường ngày như chiếu sách của vua truyền xuống về
một vấn đề nào đó, có loại văn đại cáo mang ý nghĩa một sự kiện trọng đại, có tính chất
quốc gia.
- Cáo có thể được viết bằng văn xuôi hay văn vần nhưng phần nhiều được viết bằng văn


biền ngẫu, không có vần hoặc có vần, thường có đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp
hai vế đối nhau
- Cáo là thể văn hùng biện, do đó lời lẽ phải đanh thép, lí luận phải sắc bén, kết cấu phải
chặt chẽ, mạch lạc.
Ví dụ: Tác phẩm tiêu biểu: "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi.
Bình Ngô đại cáo là bài cáo viết bằng văn ngôn do Nguyễn Trãi soạn thảo vào mùa xuân

năm 1428, thay lời Bình Định Vương Lê Lợi để tuyên cáo kết thúc việc giành chiến thắng
trong cuộc kháng chiến với nhà Minh, khẳng định sự độc lập của nước Đại Việt. Đây
được coi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ 2 của Việt Nam, sau bài Nam quốc sơn hà. Bình
Ngô đại cáo là tác phẩm văn học với chức năng hành chính quan trọng đối với lịch sử dân
tộc Việt Nam và là tác phẩm có chất lượng văn học tốt đẹp
c, Kịch:
*Khái niệm: Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp vì có sự tham gia của nhiều ngành
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: kịch bản ( lĩnh vực văn học), đạo điễn, diễn viên, họa
sỹ… (thuộc lĩnh vực sân khấu).
*Đặc điểm: gồm các mâu thuẫn xung đột kịch
Xung đột bên ngoài: giữa nhân vật này với nhân vật khác, nhân vật với gia đình dòng
họ…
Xung đột bên trong: nội tâm, tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.
*Hành động kịch: đó là sự tổ chức cốt truyện nhân vật, tình tiết, diễn cố theo một diễn
biến chặt chẽ, nhất quán. Hành động kịch do các nhân vật kịch thực hiện, trong quá trình
đó nhân vật bộc lộ đặc điểm, tính cách của mình
- Ngôn ngữ kịch: có 3 loại ( đối thoại, độc thoại và bang thoại)
- Ngôn ngữ kịch khắc họa đặc điểm ngoại hình và tính cách nhân vật
- Ngôn ngữ kịch mang tính hành động
Gần gũi với đời sống, ít nhiều mang tính khẩu ngữ.
*Cốt truyện kịch:
- Phát triển theo xung đột kịch, qua các giai đoạn: mở đầu, thắt nút, phát triển, cao trào,
giải quyết ( cởi nút).
- Thời gian và không gian kịch
- Mỗi vở kịch có thể chia thành nhiều màn (hồi). mỗi màn có thể chia thành nhiều lớp.
*Phân loại kịch:
- Xét theo nội dung ý nghĩa của xung đột kịch
- Căn cứ vào ngôn ngữ trình diễn:
- Căn cứ vào tính truyền thống hay hiện đại:
VD: vở kịch “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng



Bi kịch Vũ Như Tô đã thức tỉnh ý thức của chúng ta về vấn đề muôn thuở : Mối quan hệ
giữa nghệ thuật và cuộc sống - NGHỆ THUẬT PHẢI VỊ NHÂN SINH thì nghệ thuật
mới tồn tại và được nhân dân tôn thờ, nâng niu, bảo vệ. Là một nghệ sĩ đầy tài năng và
giàu sáng tạo, Vũ Như Tô muốn khẳng định tài năng của mình, muốn tô điểm cho đất
nước, muốn làm đẹp cho đời, nhưng khát vọng nghệ thuật và đam mê sáng tạo của ông đã
đặt lầm nơi lạc chốn, lạc điệu với thời thế, xa rời thực tế, nên đã phải trả giá bằng chính
sinh mệnh của bản thân và của cả công trình thấm đẫm mồ hôi tâm não của mình. Người
đọc, người xem thương người nghệ sĩ có tài có tâm, đam mê nghệ thuật, khao khát sáng
tạo, sẵn sàng hi sinh tất cả cho cái đẹp nhưng xa rời thực tế, mà phải trả giá đắt bằng cả
sinh mệnh và cả công trình nghệ thuật đầy tâm huyết sáng tạo của mình. Qua tấn bi kịch
của người nghệ sĩ thiên tài Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng gợi những suy nghĩ sâu sắc
về mối quan hệ giữa người nghệ sĩ với hoạt động sáng tạo nghệ thuật và thực tế đời sống
nhân dân. Vì vậy vấn đề tác giả đặt ra ngày ấy, giờ đây bước sang thiên niên kỉ mới, nó
vẫn còn nguyên giá trị.
d. Truyện truyền kì:
- Truyện truyền kì có nguồn gốc từ Trung Hoa và lan toả ảnh hưởng trong toàn khu vực
đồng văn. Tuy nhiên, khi du nhập vào mỗi nước, tuỳ hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà chúng
được biến thái, tạo nên nét đặc sắc riêng cho mỗi dân tộc.
- Về cơ bản, truyền kì có hai đặc điểm nổi bật:
+ Tuy là văn học viết, nhưng truyền kì dựa trên cơ sở truyền thống tự sự dân gian, khai
thác các mô típ, nhân vật, cốt truyện, thậm chí cả lối kể dân gian. Cho nên, muốn tìm nét
đặc trưng hoặc so sánh ảnh hưởng của truyền kì giữa các dân tộc trong khu vực đồng văn,
một nguyên tắc bắt buộc là phải xuất phát từ kho tàng truyện dân gian của dân tộc đó.
+ Truyền kì lấy yếu tố kì ảo làm phương thức thể hiện nội dung. Nhưng, mức độ của
cái kì ảo phụ thuộc vào truyền thống thẩm mĩ dân tộc và nhu cầu lịch sử của dân tộc ấy.
Như vậy, phải bám sát lịch sử và truyền thống thẩm mĩ dân tộc khi nghiên cứu truyền kì
của họ.
- Về cơ bản, truyền kì Việt Nam phát triển theo ba xu hướng: dân gian, lịch sử và thế tục

VD: truyện truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ
Tác phẩm gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán, theo thể loại tản văn (văn xuôi), xen lẫn
biền văn (văn có đối) và thơ ca, cuối mỗi truyện có lời bình của tác giả hoặc của một
người có cùng quan điểm của tác giả. Hầu hết các truyện xảy ra ở đời Lý, đời Trần,
đời Hồ hoặc đời Lê sơ từ Nghệ An trở ra Bắc.
Lấy tên sách là Truyền kỳ mạn lục, hình như Nguyễn Dữ muốn thể hiện thái độ khiêm
tốn của một người chỉ ghi chép truyện cũ. Tuy nhiên, cũng theo Bùi Duy Tân, căn cứ vào


tính chất của các truyện thì thấy Truyền kỳ mạn lục không phải là một công trình sưu tập
như Lĩnh Nam chích quái, Thiên Nam vân lục... mà là một sáng tác văn học với ý nghĩa
đầy đủ của từ này. Đó là một tập truyện phóng tác, đánh dấu bước phát triển quan trọng
của thể loại tự sự hình tượng trong văn học chữ Hán.
e. Ngâm khúc:
-Ngâm khúc là thể loại trữ tình trường thiên thuần túy Việt Nam viết bằng thể thơ song
thất lục bát. Trong thơ này nhân vật trữ tình thường thể hiện nỗi niềm hồi tưởng mong
nhớ, sầu muộn, suy tư, ai oán, xót thương cho số phận mình. Ngâm khúc là sản phẩm kết
hợp nhuần nhuyễn giữa thể thơ song thất lục bát với phương thức trữ tình dài hơi, gắn với
số phận thăng trầm của một con người. Thể thơ song thất lục bát có câu song thất vần trắc
xen câu lục bát vần bằng; có vần chân và vần lưng khiến cho âm điệu xoắn xuýt, thích
hợp với tình cảm ai oán, thương xót của thể loại ngâm khúc hơn bất cứ thể loại nào khác.
Ngâm khúc thường dùng nhiều tiểu đối, từ Hán Việt cho câu thơ tha thiết trang trọng.
"Ngâm khúc có khi là khúc ca ai oán tình sầu, có khi là nỗi buồn thăm thẳm nhưng không
bao giờ nó thoát ra buổi hoàng hôn đầy bất trắc của bóng tối phong kiến đương thời.
- Các tác phẩm tiêu biểu của thể loại Ngâm khúc là: Chinh phụ ngâm của Đặng Trần
Côn gồm 476 câu thơ được viết bằng chữ Nôm, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia
Thiềuđược viết bằng chữ Nôm gồm 356 câu thơ
VD: “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều
- Cung oán ngâm khúc là tiếng thét oán hờn của một trang nữ lưu tố cáo và phản kháng
chế độ phong kiến đã đối xử phũ phàng tàn ác đối với phẩm giá và những tình cảm trong

sáng, cao quý của người phụ nữ. Cung nữ chính là nạn nhân bi thảm của những đặc
quyền phong kiến ích kỷ và vô nhân đạo, bị vua chúa biến thành đồ chơi để thoả mãn thú
tính hoang dâm của mình, rồi bị ném đi không thương tiếc vào lãng quên. Nguyễn Gia
Thiều là một văn hào uyên thâm và chứa chan tinh thần nhân đạo đã thấu hiểu nỗi lòng
của người cung nữ, đã dồn hết tâm huyết và văn tài để viết nên một tác phẩm bất hủ, đau
đớn xé lòng về cuộc đời nàng. Bài ngâm còn chứng minh cho thấy "bọn đại quí tộc đã
không còn tin tưởng vào đạo trị quốc của nhà nho nữa”
f. Truyện nôm:
- Truyện Nôm là truyện thơ được viết bằng chữ Nôm, thường làm theo thể thơ lục bát.
Truyện Nôm có hai loại là truyện Nôm bác học (như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên...)
và truyện Nôm bình dân (như Trê Cóc, Lục súc tranh công...).
- Nội dung:
+Tố cáo bộ mặt thối nát, tàn bạo của xã hội phong kiến trên bước đường suy vong của
nó.
+Ðề cao phẩm chất tốt đẹp của quần chúng lao động.
+Ngoài ra các tác giả truyện Nôm bình dân cũng thường đưa ra những cách giải quyết
tích cực, tiến bộ các vấn đề xã hội
=> Ba vấn đề này được coi là ba đặc điểm chính về nội dung của truyện Nôm bình dân.
Ba đặc điểm này cũng đã nói lên rằng truyện Nôm bình dân có một nội dung gần gũi với
quan niệm đạo đức, thẩm mĩ của quần chúng lao động.
VD: “Lục Vân Tiên”- Nguyễn Đình Chiểu


- Lục Vân Tiên là một tác phẩm truyện thơ nôm nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu, được
sáng tác theo thể lục bát vào đầu những năm 50 của thế kỷ 19 và được Trương Vĩnh
Ký cho xuất bản lần đầu tiên vào năm 1889. Đây là một trong những sáng tác có vị trí
cao của văn học miền Nam Việt Nam
- Truyện Lục Vân Tiên được viết bằng thể lục bát, vì được in nhiều lần nên có nhiều văn
bản khác nhau, có khi thêm bớt cả trăm câu thơ. Theo văn bản thường dùng hiện nay,
truyện có 2082 câu thơ lục bát, kết cấu theo lối chương hồi.

g. Truyện ngắn hiện đại:
- Truyện ngắn là một thể loại văn học. Nó thường là các câu truyện kể bằng văn xuôi và
có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết.
Thông thường truyện ngắn có độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chục trang, trong khi đó tiểu
thuyết rất khó dừng lại ở con số đó. Vì thế, tình huống truyện luôn là vấn đề quan trọng
bậc nhất của nghệ thuật truyện ngắn.
- Truyện ngắn thường chỉ tập trung vào một tình huống, một chủ đề nhất định. Trong khi
đó, tiểu thuyết chứa được nhiều vấn đề, phủ sóng được một diện rộng lớn của đời sống.
Do đó, truyện ngắn thường hết sức hạn chế về nhân vật, thời gian và không gian trong
truyện ngắn cũng không trải dài như tiểu thuyết. Đôi khi truyện ngắn chỉ là một khoảng
khắc của cuộc sống...
VD: “Hai đứa trẻ”- Thạch Lam
Đọc truyện ngắn Hai đứa trẻ, cxùng lúc người đọc có thể lắng nghe được nhiều tiếng nói
khác nhau, hòa phối trong nhau và có thể cảm nhận được nhiều ý nghĩa khi nhìn từ nhiều
góc độ :
– Lời gợi nhắc về tình cảm đối với nguồn cội, quê hương với những mẩu kí ức đẹp mà
buồn – Hai đứa trẻ như một bài thơ êm dịu về quê hương trong kí ức tuổi thơ.
– Lời cảnh tĩnh của nhà văn đối với những kiếp sống quẩn quanh, đơn điệu, mỏi mòn.
– Niềm trân trọng đối với những mong ước nhỏ nhoi, khiêm nhường của những con
người nhỏ bé, bất hạnh bị bỏ quên nơi”ga xép” của những chuyến tàu thời gian.
Tuy vậy , cảm hứng bao trùm, chủ đạo của tác phẩm vẫn là niềm cảm thương chân thành
của nhà văn đối với cuộc sống chìm khuất, mỏi mòn, quẩn quanh của những kiếp người
nhỏ nhoi nơi phố huyện nghèo, bình lặng, tối tăm và những ước mong khiêm nhường mà
thiết tha của họ
=>Qua đó, người đọc có thể cảm nhận được tình yêu quê hương tha thiết và tấm lòng yêu
thương trân trọng của nhà văn đối với con người.
Câu 9: so sánh truyện ngắn VN thời trung đại và truyện ngán VN hiện đại. từ đó
đánh giá sự vận động và phtrieen thể loại này
a. Văn học trung đại
- Khái niệm truyện ngắn trung đại dường như lại có sự phức tạp hơn. Đây là một khái

niệm tương đối của khoa nghiên cứu văn học hiện đại dùng để chỉ một hiện tượng không
thuần nhất về cả nội dung lẫn nghệ thuật. Nó bao hàm nhiều loại kiểu tác phẩm khác
nhau ra đời trong khoảng mười thế kỉ (từ thế kỉ X – cuối thế kỉ XIX). Trên thực tế, thời
trung đại chưa hề biết đến khái niệm này. Thay vì dùng một thuật ngữ có tính chất khái


quát, người xưa lại có tên gọi riêng cho mỗi tác phẩm (như:chí, lục, phả, bút, tùy bút, ký,
ký sự…). Thêm vào đó, ngay cả các thiên trong cùng một tác phẩm cũng không thuần
nhất về mặt thể loại và chúng được các tác giả gọi bằng những thuật ngữ rất khác nhau.
- Truyện ngắn trung đại được viết bằng chữ Hán, có tính chất hư cấu, cốt truyện đơn giản,
thiên về mục đích giáo huấn. Đa số các tác phẩm đều nặng về kể. Kết cấu truyện thường
đi theo trật tự thời gian tuyến tính và khi đọc xong độc giả ít khi phải tìm hiểu gì thêm
* Dấu ấn văn hóa- lịch sử trong truyện ngắn trung đại Việt Nam:
- Bản sắc văn hóa Việt Nam qua truyện ngắn trung đại:
+ Dấu ấn cội nguồn
+ Phong tục, tín ngưỡng
- Chân dung thời đại qua truyện ngắn trung đại
+ Truyện ngắn trung đại phản ánh sâu sắc công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước
+Bức tranh chân thực về xã hội phong kiến Việt Nam trên đà suy thoái
* Đặc điểm nghệ thuật:
- Đặc điểm cốt truyện:
+ Cốt truyện mô phỏng, vay mượn
+ Yếu tố kì ảo như một thủ pháp nghệ thuật
- Đặc điểm kết cấu:
+ Kết cấu theo trật tự thời gian
+ Kết cấu theo mô hình tuyến nhân vật đối lập
b, Văn học hiện đại:
Truyện ngắn hiện đại hoàn toàn mang đầy đủ tính thi ca, là thể loại có đẳng cấp tinh vi và
toàn bích của văn học. Ngôn ngữ truyện ngắn không phải là sự thông báo mà như một
công trình toán học để tạo ra một thế giới riêng trần trụi trong sự hài hòa tiếng nói và

những mảnh vỡ hiện thực từ những yếu tố khác nhau hợp lại. Truyện ngắn hiện đại chấp
nhận sự hỗn độn và tính bất quy luôn lấp lánh ánh sáng nhận thức.
- Cốt truyện:


+ Cốt truyện luận đề
+ Cốt truyện có sự kiện mang tính kịch cao
+ Cốt truyện tâm lý
- Kết cấu của truyện hiện đại:
+ Kết cấu đảo lộn thời gian của sự kiện
+ Kết cấu truyện lồng trong truyện
+ Kết cấu dưới hình thức thư từ, nhật ký
+ Kết cấu theo mạch phát triển tâm lý

.



×