Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

lý luận và thực tiễn TKQĐ lên CNXH ở VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.26 KB, 4 trang )

1. VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG:
Phần lớn thế hệ trẻ trong nhà trường hiện nay có kiến thức rất rộng, nhanh nhạy trong nắm bắt
thông tin có sức khoẻ tốt, tinh thần cầu thị trong học tập, khả năng ứng dụng những kiến thức
học vào thực tiễn cao, quý trọng thầy cô, đoàn kết với bạn bè sống có kỷ cương, không ngừng
phấn đấu vươn nên trong học tập và trong cuộc sống. Nhưng cũng có một bộ phận không nhỏ thế
hệ trẻ đang ứng xử một cách vô văn hoá. Văn hoá ứng xử học đường Việt Nam đã ở vào cấp độ
báo động đỏ. Quá nhiều hành vi thiếu văn hoá của cả học sinh và giáo viên. Văn hoá học đường
đang xuống cấp nghiêm trọng, là sự xuống cấp đáng sợ nhất của một nền giáo dục. Hiện có rất
nhiều người đồng tình với ý kiến này khi cho rằng văn hoá ứng xử học đường đang bị xem nhẹ.
Nhà trường chỉ tập trung vào việc dạy kiến thức tự nhiên xã hội mà quên đi giáo dục nhân cách
sống cho học sinh. Thực tế cho thấy trong môi trường học đường, nơi văn hoá được coi trọng,
đượcxây dựng và phát huy lại đang diễn ra những điều thiếu văn hoá. Trong môi trường giáo dục
hai mối quan hệ chính là quan hệ giữa thầy và trò và quan hệ giữa các trò với nhau. Trong đó
mối quan hệ giữa thầy và trò là mối quan hệ cốt lõi nhất để xây dựng môi trường giáo dục.
Không dừng lại ở việc đánh lộn lẫn nhau học trò hiện nay yêu quá sớm, yêu nhiều và quan niệm
yêu gắn liền với tình dục đã để lại những hậu quả khó lường. Có những bạn trẻ đứng trước nguy
cơ vô sinh hoặc đã bị vô sinh do nạo hút thai ở tuổi dậy thì, sức khoẻ giảm sút, tâm lý tổn
thương. Văn hoá ứng xử giữa học trò với nhau ngày nay mang nhiều màu sắc biến tướng. Tình
trạng kết bè, kết phái tạo thành băng, hội cũng là vấn đề nhức nhối nó không những làm ảnh
hưởng đến môi trường giáo dục mà còn làm cho xã hội quan tâm lo lắng. Hiện tượng lập băng
nhóm rồi đi cướp, trấn lột, dằn mặt lẫn nhau, thanh toán ân oán cá nhân của học trò làm gióng
lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với các nhà làm công tác giáo dục và quản lí giáo dục.
Những năm gần đây hiện tượng tiêu cực trong giáo dục không phải là ít. Những sự việc như học
trò biếu phong bì cho thầy cô đổi lại thầy cô cho học trò điểm cao để học trò đỡ tốn công học.
Biếu xén thầy cô để tránh bị kỷ luật…nó đã góp phần làm biến tướng và thương mại hoá quan hệ
thầy trò, làm cho thầy không còn là thầy, không được tôn trọng, không uy nghiêm, được học trò
coi là tấm gương để noi theo học tập, trò cũng chẳng phải trò, chẳng lễ phép, kính trọng thầy và
chăm chỉ học hành tu dưỡng. Ở đâu đó chúng ta còn thấy những thầy giáo không đủ tư cách làm
tấm gương, những cô giáo thiếu tinh thần trách nhiệm, những học trò bàng quan với việc học với
tương lai, cuộc đời, chúng ta có thể thấy rằng việc giáo dục giới trẻ hiện nay đang là vấn đề cấp
thiết được cả xã hội quan tâm. Việc xây dựng được môi trường giáo dục mà ở đó thầy đúng


nghĩa là thầy, trò đúng nghĩa là trò, trong môi trường giáo dục đó chỉ có tình yêu thương, sự kính
trọng, bao dung biết ơn và hoà hiếu đó là mơ ước của tất cả mọi người. Nhưng đáng buồn thay
thực trạng văn hoá ứng xử của thế hệ trẻ trong nhà trường đang xuống cấp một cách nghiêm
trọng cả về đạo đức lối sống và ý thức sống.
2. THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG


Đối với chính quyền: Vai trò của truyền thông đối với nhà nước cực kì quan trọng. Thông
qua những kênh thông tin đại chúng mà những chính sách về kinh tế, chính trị, những văn bản
quy phạm pháp luật được truyền đến người dân một cách kịp thời và nhanh chóng nhất. Từ đó
nhanh chóng có được phản ứng của dư luận để điều chỉnh các chính sách của mình một cách hợp
lý sao cho hợp lòng dân. Ngoài ra truyền thông cũng làm cho bộ máy nhà nước trở nên minh
bạch hơn, một quan chức dính líu đến “scandal” nghiêm trọng sẽ nhanh chóng được phanh phui
và ngay lập tức sẽ có người thay thế vị trí đó.






Đối với công chúng: Giúp người dân nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng và chính
xác nhất, từ đó điều chỉnh hành vi cho phù hợp với pháp luật cũng như nắm bắt thông tin về các
mảng khác của đời sống như: mua sắm, thực phẩm,… một cách kịp thời.
Đối với nền kinh tế: Doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm của mình cũng như những
dịch vụ,… đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dung, kết nối các vùng miền, khu vực
khác nhau để tạo nên một mạng lưới thương mại toàn cầu.
3. CÔNG DÂN TOÀN CẦU
Công dân toàn cầu là những người sống và làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau. Họ có thể có
một hoặc nhiều quốc tịch. Hiện tượng xuất hiện khái niệm công dân toàn cầu đã làm thay đổi cơ
bản mọi khái niệm và giá trị về biên giới, lãnh thổ, chính trị, văn hóa, quản lý nhà nước và cả

ngành tư pháp quốc tếNếu không xét tới mặt chính trị, các công dân toàn cầu có thể mang lại
nhiều lợi ích cho xã hội nhờ lượng kiến thức và kinh nghiệm họ tích luỹ được khi sinh sống và
làm việc tại nhiều quốc gia và nhiều nền văn hoá khác nhau. Ví dụ, một doanh nhân thường
xuyên đến nhiều quốc gia khác nhau để làm việc thì co thể tận dụng những hiểu biết và kinh
nghiệm của mình (có được khi làm việc tại nhiều quốc gia) về nguồn tài nguyên, nhân lực, sản
phẩm, thị trường,... ở nhiều quốc gia khác nhau để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Một
ví dụ khác là một công dân toàn cầu có thể kết hợp các hiểu biết về nhiều nền văn hoá khác nhau
để tạo nên các cầu nối giữa kiến thức, và nhờ đó tạo nên giá trị đóng góp cho xã hội.
4. XÂY DỰNG CON NGƯỜI XHCN
+ Có tư tưởng xã hội chủ nghĩa: có ý thức làm chủ, có tinh thần tập thể, có tư tưởng mình vì mọi
người, mọi người vì mình, có tinh thần dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, quyết vươn lên
hàng đầu, có tinh thần tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
+ Có đạo đức và lối sống xã hội chủ nghĩa: trung với nước, hiếu với dân, yêu thương con người,
cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Có tinh thần quốc tế trong sáng, có lối sống lành mạnh,
trong sáng.
+ Có tác phong xã hội chủ nghĩa: làm việc có kế hoạch, có biện pháp, có quyết tâm, có tổ chức,
có kỷ luật, có kỹ thuật, có năng suất, chất lượng hiệu quả: lao động quên mình, không sợ khó, sợ
khổ, làm việc vì lợi ích của xã hội, tập thể và bản thân mình.
+ Có năng lực để làm chủ: bản thân, gia đình và công việc mình đảm nhiệm, đủ sức khỏe và tư
cách tham gia làm chủ nhà nước và xã hội, thực hiện có kết quả quyền công dân: phải không
ngừng nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học - công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ để làm
chủ.
Ngoài những tiêu chuẩn chung nêu trên. Hồ Chí Minh còn nêu những tiêu chuẩn cụ thể cho từng
giới, từng ngành. Đảng ta tiếp thu tư tưởng Hồ Chí Minh đã vạch ra một cách toàn diện nội dung
của con người mới Việt Nam trong tất cả các quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp. Tổng hoà các
quan hệ xã hội với những tiêu chuẩn đã được xác định, sẽ tạo ra cái bản chất của con người mới
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đưa ra 13 tiêu chí lối sống và phong
cách của con người công nghiệp và 25 yêu cầu về con người hiện đại.
5. VH TRUYỀN THỐNG VN TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
1. Chúng ta đang ở vào một giai đoạn lịch sử đầy biến động. Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập với

sự phát triển khoa học công nghệ phá vỡ mọi cái ngăn cách dân tộc. Một cuộc xâm nhập sâu


rộng về văn hóa từ nhiều nguồn đang diễn ra dưới rất nhiều hình thức thông qua báo chí, văn
học, dịch thuật, đầu tư, xuất nhập khẩu, du lịch, giao lưu, hội thảo… tác động mạnh mẽ vào tư
tưởng, tình cảm, tâm lý, thói quen, lẽ sống và cách sống của công chúng. Tiếp biến văn hóa, xâm
lăng văn hóa, bổ sung văn hóa, đa dạng các nền văn hóa… là những vấn đề hiện hữu hàng ngày
trên mọi lĩnh vực đời sống chính trị, KT-XH. Trong khi đó quả đất cứ quay trong vần vũ đổi thay
khí hậu, dịch bệnh, chạy đua vũ trang, chạy đua kinh tế, phân cực xã hội, xung đột tôn giáo,
chính trị… Trước tình hình đó, việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc trở thành một vấn đề
quan trọng, một lựa chọn thường xuyên, liên tục trên quan điểm văn hóa là gốc rễ của đổi mới và
phát triển.
2. Bản sắc dân tộc hình thành và phát triển cùng lịch sử dân tộc vừa bền vững vừa biến động,
gồm những đặc điểm in sâu đậm trong tâm hồn, tình cảm, lối sống, lối tư duy của một cộng đồng
qua quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm để bảo vệ quê hương, đất nước, chống thiên tai
khắc nghiệt để tồn tại và phát triển. Bản sắc người Việt Nam với những đức tính tiêu biểu: yêu
nước, hiếu học, cần cù lao động, thực tế, bình dị, đôn hậu, trọng lẽ phải, yêu cái đẹp. Đấy là:
lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự cường dân tộc; tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn
với cá nhân, gia đình, làng, nước; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính
cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, giản dị trong lối sống. Tính cách con
người Việt Nam là bản sắc văn hóa Việt Nam. Bản sắc văn hóa Việt Nam trước hết thể hiện sâu
đậm trong văn hóa, văn nghệ Việt Nam. Nó là cốt lõi văn hóa, văn nghệ dân tộc, là đặc điểm nổi
trội của văn hóa văn nghệ vừa ở hình thức vừa ở nội dungNhững đặc điểm, giá trị tương đối ổn
định trên đã được thể hiện dưới những khuôn mẫu xã hội được tích lũy và tái tạo trong cộng
đồng người qua không gian và thời gian và trở thành bản sắc của mỗi cộng đồng người Việt
Nam, của đất nước Việt Nam, lịch sử Việt Nam, tư duy Việt Nam, nghệ thuật Việt Nam.
3. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn CNH-HĐH, hội nhập quốc tế, phát triển bền vững, ta thấy nhiều
vấn đề đặt ra về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộckhi bàn về truyền thống văn hóa và
đời sống hiện đại nói rằng, “những phương thức sản xuất và sở hữu, những của cải vật chất,
những hình thái tổ chức, những tín ngưỡng và những đau khổ, những sự nghiệp đang làm và

những giải trí, ước mơ khát vọng của đời sống hiện đại cần những giá trị mang tính lịch sử, tính
nhân sinh, tính giá trị phù hợp”. Vì vậy, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc trở thành một sự lựa
chọn văn hóa. Trước tính chất phức tạp, sự ngổn ngang, sự “nhốn nháo vĩ đại” xuất hiện, tồn tại
khuynh hướng dè dặt, bảo thủ, khép kín trước yêu cầu hiện đại hóa, hội nhập tạo nên sự trì trệ
trong đời sống, sự đông cứng văn hóa. Bên cạnh đó, sự hiểu biết cạn cợt truyền thống, tinh hoa
dân tộc, chạy theo phương Tây, hướng về nhân loại, quay lưng với văn hóa dân tộc, cho bản sắc
văn hóa truyền thống cản trở sự hội nhập, tạo nên những phức tạp trong tiếp biến văn hóa, làm
chỗ dựa cho xâm lăng văn hóa, vô tình quên lãng, hoặc coi nhẹ nguyên tắc cốt yếu trong văn hóa
là bổ sung chứ không phải là thay thế.
Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc là một quá trình bồi đắp, bổ sung giá trị văn hóa đồng thời
tiếp thu những tinh hóa văn hóa thế giới làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc. Đấy là sự tiếp
thu có phê phán, có chọn lọc. Tiếp thu nhưng không chỉ tiếp thu mà là cộng sinh, là tiếp biến văn
hóa với sự chủ động sáng tạo, chủ động chọn lựa, chủ động kết tinh theo phương châm: “tiên tiến
và hiện đại”. Điều ấy đồng nghĩa với tiếp thu nhân loại để dân tộc hóa. Và nữa, “càng tiến xa vào
hiện đại, hội nhập càng trở lại rất sâu với căn cước dân tộc… Trở về dân tộc cũng để lọc lấy tinh
hoa. Mở ra thế giới cũng là để tiếp nhận tinh hoa”… “Đi đến tận cùng dân tộc thì gặp nhân loại.
Nhân loại ở ngay trong mỗi một con người”. UNESCO công nhận và khuyến nghị sự đa dạng
các nền văn hóa cũng từ thực tế phát triển và quan hệ biện chứng giữa các nền văn hóa.


4. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc phải gắn với sự phát triển KT-XH. Nghị quyết
“Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, là mục tiêu và động lực của sự phát triển”. Ý nghĩa to lớn,
đồng thời rất thiết thực của văn hóa đối với đời sống xã hội đã được xác định rõ ràng, dứt khoát
Văn hóa được nhìn nhận một cách tổng thể bao gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, có sự
tương quan, tác động lẫn nhau. Việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa với những quan điểm
mới về: vấn đề Dân tộc (tính dân tộc, bản sắc dân tộc); vấn đề Đại chúng (nhân dân sáng tạo và
hưởng thụ văn hóa) và vấn đề Khoa học (“tiên tiến”, “hiện đại”, bao quát tính khoa học và xu thế
khách quan), đã được xác định là một động lực cho phát triển KT-XH . Từ sự xác định ấy, đặc
biệt là từ thực tế CNH-HĐH, hội nhập quốc tế, những vấn đề về giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa Hà Tĩnh, bản sắc văn hóa dân tộc phải được quan tâm đúng mức trong các chủ trương, chính

sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình hành động phát triển KT-XH, QPAN… trong các hoạt
động cụ thể của các cơ quan, đơn vị, trong các mối quan hệ giữa con người với con người, con
người với cộng đồng, con người với môi trường xã hội, môi trường thiên nhiên.
Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc là sự lựa chọn văn hóa cho phát triển bền vững. Phát triển
bền vững chính là sự tiến lên của một trạng thái kinh tế thể hiện ở mức sống sung túc của nhân
dân, một cuộc sống luôn được cải thiện trong một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Trên con
đường tiến lên ấy, bản sắc văn hóa dân tộc là căn cứ để ứng xử với mọi vấn đề.
6. NGUỒN LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
2. Các nguồn lực
Căn cứ vào nguồn gốc, có thể phân loại nguồn lực như sau :
a. Vị trí địa lí: tự nhiên, kinh tế, chính trị, giao thông.
b. Tự nhiên: đất, nước, khí hậu, biển, sinh vật, khoáng sản
c. KT-XH: dân số và nguồn LĐ, vốn, thị trường, KHKT, chính sách và xu thế phát triển
Ngoài ra, căn cứ vào phạm vi lãnh thổ,có thể chia thành nguồn lực trong nước (nội lực), nguồn
lực nước ngoài (ngoại lực)
3. Vai trò của nguồn lực đối với phát triển kinh tế
Nguồn lực có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
- Vị trí địa lí tạo thuận lợi hay gây khó khăn trong việc trao đổi. tiếp cận hay cùng phát triển giữa
các vùng trong một nước, giữa các quốc gia với nhau.
- Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất. Đó là những nguồn vật chất vừa
phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế. Sự giàu có và đa dạng về tài
nguyên thiên nhiên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển.
- Nguồn lực kinh tế - xã hội nhất là dân cư và nguồn lao động, nguồn vốn, khoa học - kĩ thuật và
công nghệ, chính sách toàn cầu hóa, khu vực hóa và hợp tác, có vai trò quan trọng để lựa chọn
chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.
Hiểu biết và đánh giá đúng cũng như biết huy động tối đa các nguồn lực sẽ thúc đẩy quá trình
phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia. Các nước đang phát triển muốn nhanh chóng thoát khỏi tụt
hậu. cần phát hiện và sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có trong nước đồng thời kết hợp với sự
hỗ trợ của các nước phát triển.




×