Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.11 KB, 30 trang )

CHƯƠNG 1 : PHẦN LÝ LUẬN CHUNG
BÀI 2 : VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
TRẺ
I.
Mối quan hệ giữa sự phát triển tâm lý và sự phát triển lời nói của trẻ
1. Quá trình nhận thức:
1.1. Nhận thức cảm tính : là phản ánh những thuộc tính bên ngoài của
sự vật, hiện tượng. cấp độ này gồm 2 quá trình tâm lý : cảm giác và
tri giác.
- Cảm giác là quá trình nhận thức phản ánh một cách riêng lẽ từng thuộc
tính của sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào giác quan.
Cảm giác chỉ phản ánh một cách riêng lẽ từng thuộc tính của sự vật, hiện
tượng thông qua họat động của từng giác quan riêng lẽ.
Ví dụ : Sờ vào nước nóng thấy nóng, nếm đường thấy ngọt,
- Tri giác là quá trình nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính
của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác
quan.
- Cảm giác và tri giác các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống cùng với việc
nghe và hiểu lời nói sẽ giúp trẻ biết sử dụng ngôn ngữ như là phương tiện
cơ bản để nhận thức thế giới. Trong quá trình khảo sát các sự vật, hiện
tượng, trẻ tri giác bằng nhiều giác quan khác nhau kết hợp với lời nói sẽ
giúp cho cảm giác, tri giác của trẻ đầy đủ, chính xác và sâu sắc hơn. Trên
cơ sở đó dễ hình thành được những biểu tưojng, khái niệm đúng đắn về
sự vật, hiện tương.
Ví dụ : khi trẻ quan sát quả xoài, tre sẽ sử dụng các giác quan : nhìn, sờ,
nếm,ngửi,… để thu nhận thông tin về những đặc điểm bên ngoài của quả
xoài và nhờ có ngôn ngữ sẽ giúp cho cảm giác, tri giác của trẻ về các đặc
điểm của quả xoài trở nên đầy đủ, chính xác và sâu sắc hơn.
1.2.

Nhận thức lý tính.



Nhận thức lý tính là cấp độ nhận thức phản ánh nhưengx thuộc tính, bản chất
(bên trong) và những mối quan hệ, liên hệ có tính chất quy luật của sự vật, hiện
tượng,. Cấp độ này gồm có các quá trình tư duy, trí nhớ và tưởng tượng.
 Tư duy: là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bên tỏng của sự
vật. Hiện tượng, những mối quan hệ, liên hệ có tính chất quy luật của sự


vật, hiện tượng, do đó giúp con gười nhận thức thế giới khách quan được
sâu sắc hơn. Ngôn ngữ có liên quan chặt chẽ tới tư duy của con người.
Mối quan hệ này được thể hiện ở chỗ ngôn ngữ chính là công cụ,là
phương tiện của tư duy.
Ví dụ :
+ khi cô đưa ra câu hỏi, mình phải suy nghĩ để đưa ra câu trả lời đúng.
+ Khi đọc sách, biết tổng hợp vấn đề để biết sách nói gì.
 Ngôn ngữ là chất liệu, nguyên liệu để tiến hành tư duy,nếu không có ngôn
ngữ thì không tư duy được qua đó thấy được quá trình nhận thức và ngôn
ngữ có quan hệ mật thiết với nhau. Giống như một người tư duy tốt thì lời
nói sẽ diễn đạt một cách mạch lạc và lô gíc.
 Trí nhớ : trong trí nhớ ngôn ngữ đóng vai tò rất quan trọng, Sự biểu hiện
bằng từ những cái đã đưojc ghi nhứ, lưu trữ và tái hiện chính là biểu hiện
mối quan hệ giũa các từ và đối tượng tương ứng. Con người dùng ừ ngữ
làm phương tiện để lưu trữ, ghi nhớ và tái hiện các sự vật, hiện tượng
tỏng cuộc sống.
Ví dụ : nếu ta có một kỷ niệm gắn liền với một bài hát thì khi mở bài hát đó lên
thì những kỷ niệm gắn liền với bài hát đó sẽ ùa về.
 Tưởng tượng : quá trình tưởng tượng của con người không thể không
dùng đến ngôn ngữ. Khi hình thành các biểu tượng của tưởng tượng,
ngôn ngữ giúp cho con người kết nối những kinh nghiệm đã qua với
những cái đang và sẽ xảy ra. Sản phẩn của tưởng tượng thường là các tiên

đoán về các biểu tượng.Tưởng tượng gồm 2 loại : tưởng tượng tái tạo và
tưởng tượng sáng tạo.
Ví dụ : trẻ chưa bao giờ gặp cô tiên thật nhưng thông qua những câu chuyện của
người lớn trẻ sẽ nghĩ cô tiên rất xinh đẹp và hiền hậu,tốt bụng còn phù thủy thì
xấu xí và ác độc.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình học nói của trẻ:
2.1. Yếu tố sinh lý:
 Não : não của trẻ phải được phát triển bình thường, trẻ em bị tổn thưng
não sẽ không nói được. Các chức năng nghe, nói được hoàn thiện cơ bản
vào lúc trẻ được 1,5 tuổi đến 2 tuổi.


Ví dụ : trẻ bị thiểu năng trí tuệ, tự kỷ thì trẻ sẽ không phát triển bình thường về
mặt thể chất và tinh thần như các trẻ khác
 Bộ máy phát âm: gồm các cơ quan hô hấp, thanh hầu, khoang miệng,
khoang mũi,...muốn nói được con người phải có bộ máy phát âm tốt và
đưoc luyện tập đúng mức, thường xuyên. Trẻ càng nhỏ khả năng điều
khiển bộ máy phát âm càng khó khăn, vì vậy cần có nhiều bài tập luyện
đối với từng bộ phận của bộ máy phát âm.
Ví dụ như trẻ sún răng, lưỡi ngắn, sứt môi, hở hàm ếch thì sẽ nói ngọng, nói đớt.
 Cơ quan thính giác : là một bộ phận quan trọng trong quá trình học nói,
Muốn học nói, trẻ phải nghe được người khác nói.
Ví dụ : Trẻ điếc không thể học nói được.
2.2.

Yếu tố tâm lí:

Sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ em có mối quan hệ qua lại chặt chẽ vs sự phát triển
tâm lí. Việc tiếp thu ngôn ngữ còn phụ thuộc vào sự nhanh nhạy của hệ thần
kinh và ý trí của đứa trẻ.

Vd: Có một số trẻ nói chậm hơn mức bình thường ,những trẻ này thường quá
rụt rè, nhút nhát ít chan hòa vs tập thể , quá chậm lặng,... hoặc những trẻ bị thiệt
thòi do khuyết tât bẩm sinh nào đó có tâm lí mặt cảm nên ngại giao tiếp, ít tiếp
xúc vs bạn bè, người xung quanh. -> tình cảm, tính cách cũng có ảnh hưởng rõ
rệt đến quá trình học nói của trẻ.
2.3.

Yếu tố xã hội:

Lời nói của trẻ em được hình thành và phát triển trong nhu cầu gia tiếp giữa trẻ
vs những người xung quanh. Trẻ em đc sống trong “một bầu kk ngôn ngữ tốt”
thì sẽ phát triển ngôn ngữ tốt và ngược lại. Chính vì vậy trong trường mn cô
giáo cần chú ý đến việc phát ngôn sao cho phù hợp vs tiêu chuaanjr nhất
dịnh,ko dùng các từ vượt quá khả năng nhận thức của trẻ, ko giải thích những từ
quá trừu tượng, lời nói của co phải chính xác. Rõ ràng về nôi dung trong sáng
về hình thức,làm ch trẻ hiểu và nhứ được dễ dàng,
Cô giáo còn giúp trẻ học nói tốt bằng cách tạo điều kiện cho trẻ đc giao tiếp vs
những người xung quanh,tạo moi rường sống,sinh hạ thoải mái ở nhà trường,
kích thích trẻ tham gia vào các hoạt động giao lưu văn nghệ,giao tiếp vs bạn bè,
người xq.


II, VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ TRONG VIỆC GIÁO DỤC TRẺ:
1, Vai trò của ngôn ngữ đối với việc phát triển trí tuệ:
- NN là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xq, bởi vì sự phát triển trí tuệ ở
trẻ chỉ diễn ra khi trẻ lĩnh hội những tri thức về sự vật và hiện tượng xq, song sự
lĩnh hội những tri thức đó lại không thể thực hiện được khi không có ngôn ngữ.
Ví dụ: khi dạy trẻ từ hoa cúc, chúng ta cho trẻ quan sát, cho trẻ nhận biết về tên
gọi, đặc điểm của hoa hồng gắn với từ tương ứng như: hoa cúc , đài hoa, cánh
hoa, nhụy hoa, cành hoa, lá, thân, rễ…

- NN chính là cơ sở của mọi sự suy nghĩ và là công cụ của tư duy, trẻ có nhu cầu
rất lớn trong việc nhận thức thế giới xung quanh. Muốn cho trẻ phân biệt được
sv này với sv khác, biết được đặc điểm, thuộc tính cơ bản của vật thì cần kết
hợp cho trẻ quan sát và dùng từ ngữ để giải thích, hướng dẫn và khẳng định kết
quả trẻ đã quan sát được. Trong khi nhận biết sự vật đó, phải cho trẻ dùng từ để
gọi tên sv, tên các chi tiết, đặc điểm, tính chất, công dụng của sv. Từ đó trẻ biết
phân biệt sv này với sv khác.
- Khi trẻ đã lớn, nhận thức của trẻ phát triển. Trẻ không chỉ có nhận biết những
sv, ht gần gũi mà còn muốn biết thêm những sv, ht không trực tiếp nhìn thấy. Để
đáp ứng nhu cầu đó của trẻ không có cách nào khác là thông qua lời kể của
người lớn, các tác phẩm vhoc,… kết hợp hình ảnh trực quan.
- Trẻ sd ngôn ngữ làm phương tiện biểu hiện nhận thức của mình: trẻ có thể
dùng lời để diễn đạt những hiểu biết, những suy nghĩ, những cảm xúc của mình,
trẻ hiểu được lời chỉ dẫn của người lớn; trẻ còn dùng ngôn ngữ để đặt ra muôn
vàn câu hỏi, yêu cầu, nguyện vọng, thể hiện tình cảm,… Bên cạnh đó một trong
những phương pháp đẻ kiểm tra nhận thức của trẻ là thông qua ngôn ngữ.
=> như vậy, ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục trí tuệ,
việc phát triển trí tuệ cho trẻ không thể tách rời với việc phát triển ngôn ngữ.
2, Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục đạo đức:
- Ở lứa tuổi mầm non, đặc biệt là mẫu giáo trẻ bắt đầu hiểu biết và lĩnh hội
những khái niệm, quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội. Muốn cho trẻ hiểu và
lĩnh hội được những khái niệm đạo đức này, chúng ta không thể chỉ thông qua
những hoạt động cụ thể hoặc những sv, ht trực quan đơn thuần mà phải có ngôn
ngữ.


Ví dụ: thông qua các hoạt động ở trường mầm non, cô giáo sử dụng ngôn ngữ
để giúp trẻ lĩnh hội những quy tắc, chuẩn mực hành vi đối với thiên nhiên và
những người xung quanh: biết giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ môi trường, kính
yêu, chăm sóc ông bà, cha mẹ, biết vâng lời người lớn.

=> Ngôn ngữ đã góp phần không nhỏ vào việc trang bị cho trẻ hiểu biết về
nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức và rẻn luyện cho trẻ những tình cảm, hành vi,
đạo đức phù hợp với xh mà trẻ đang sống.
3, Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục thẩm mỹ:
- Ngôn ngữ có quan trọng trong quá trình tác động có mục đích, có hệ thống
nhằm phát triển ở trẻ năng lực để cảm thụ cái đẹp và hiểu đúng đắn cái đẹp
trong tự nhiên, trong đời sống xh, nghệ thuật. Giáo dục trẻ lòng yêu cái đẹp và
năng lực tạo ra cái đẹp.
- Khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, trẻ có thể tìm thấy những hình
tượng nhân vật điển hình, mỗi nhận vật mang một sắc thái riêng, vẻ đẹp riêng;
trẻ còn được đắm chìm trong thế giới nghệ thuật ngôn từ.
Ví dụ: khi được nghe kể chuyện thạch sanh trẻ tìm thấy ở Thạc Sanh những nét
đẹp trong tâm hồn: hiền lành, chịu khó, dũng cảm,… còn Lý Thông thì độc ác,
tham lam, hèn nhát, mưu mô,… từ đó trẻ hiểu rằng phải sống đẹp như Thạch
Sanh
=> ngôn ngữ đã góp phần không nhỏ vào quá trình giáo dục cho trẻ những tình
cảm thẩm mỹ cao đẹp.
4, Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục thể lực:
- GD thể lực trong trường mầm non là quá trình tác động chủ yếu vào cơ thể trẻ,
tổ chức cho trẻ vận động, rẻn luyện cơ thể, giữ gìn vệ sinh, tổ chức tốt chế độ
sinh hoạt hợp lí nhằm bảo vệ và làm cho cơ thể trẻ phát triển hài hòa cân đối,
sức khỏe tăng cường và đạt đến trạng thái hoàn thiện về mặt thể chất.
- Trong chế độ sinh hoạt hàng ngày, cô giáo và người lớn đã dùng ngôn ngữ
hướng dẫn trẻ thực hiện tốt các yêu cầu do mình đề ra, góp phần làm cho cơ thể
trẻ phát triển.
Ví dụ: - các giờ thể dục gv dùng lời, tạo điều kiện giúp trẻ thực hiện chính xác
các động tác thể dục làm cho cơ thể trẻ phát triển cân đối.


- Cô dùng ngôn ngữ để thuyết phục trẻ ăn các loại thức ăn khác nhau: ăn cá sẽ

có nhiều chất đạm, ăn rau sẽ có nhiều chất sơ, vitamin, ăn cơm sẽ có nhiều tinh
bột,…

CHƯƠNG 2:
BÀI 1: ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM CỦA NGÔN NGỮ TRẺ TỪ LỌT LÒNG
ĐẾN 6 TUỔI
I, Giai đoạn tiền ngôn ngữ ( từ 0-12 tháng)
1, Thời kì i ,ơ ( 0-4 tháng):
- Từ những tháng đầu tiên trẻ phát ra những âm thanh như tiếng khóc, tiếng “ ọ”
“ ẹ”, đây không phải là âm thanh ngôn ngữ. Đó là những phản ứng tự nhiên của
cơ thể trẻ khi thấy đói, thấy ướt, hoặc nằm bị vướng. Tuy nhiên, những âm
thanh ban đầu này cũng là những tín hiệu báo cho người mẹ biết những cảm
giác khác nhau của trẻ. Trẻ hướng ánh mắt, quay về phía có tiếng nói rồi dần
dần biết đáp lại bằng những âm thanh ngắn, mấp máy môi.
- Gần 2 tháng tuổi, trẻ biết “ nói chuyện” với người lớn (cười, khua tay, chân và
phát ra các âm gừ gừ). Các âm trẻ phát ra thời kì này, khó phân biệt và chưa có
giá trị về mặt ngôn ngữ.
- Từ 3-4 tháng trẻ đã phát âm được các nguyên âm /a/, /e/, /u/, /i/ tuy nhiên các
âm trẻ phát ra ở thời kì này vẫn chưa rõ ràng
2, Thời kì bập bẹ (5-12 tháng)
- Tháng thứ 5 và 6, trẻ nằm một mình và bập bẹ. Trẻ thường nhắc lại âm thanh
của chính mình, quá trình nhắc lại ấy có sự lên xuống giọng. Trẻ đã nhận biết
được ngữ điệu của giọng nói ( âu yếm, cười đùa, quát nạt).
+ Ở thời kì này trẻ phát âm được nhiều âm hơn, trẻ phát ra một chuỗi âm thanh
như: cha cha, ba ba, da da… ở đây thường có sự kết hợp của mọt phụ âm với
một nguyên âm. Trong âm bập bẹ của trẻ âm đầu của âm tiết thường được nhấn
mạnh. Song những âm này mới chỉ có giá trị thuần túy về mặt âm thanh, có tác
dụng luyện tập bộ máy phát âm chứ chưa gắn với một nội dung ý nghĩa nào.
+ Trẻ dần dần nghe và nhận biết được những đồ vật quen thuộc khi nghe người
lớn gọi tên.



- Từ 7-8 tháng , trẻ mới phát âm các âm bập bẹ gắn với các hoàn cảnh nhất định
và trong hoàn cảnh đó nó có một ý nghĩa.
Ví dụ: thấy mẹ bê bát bột, trẻ muốn ăn nên phát ra các âm ( măm măm măm )
hoặc (mâm mâm mâm)
Âm bập bẹ của trẻ ở gia đoạn này gồm 2 loại:
+ Âm bập bẹ không có nghĩa là những âm được trẻ phát ra không biểu hiện một
nhu cầu nào của trẻ, mà chỉ có tác dụng luyện tập bộ máy phát âm
+ Âm bập bẹ có nghĩa: là âm bập bẹ được trẻ phát ra thể hiện một nhu cầu,
mong muốn nào đó của trẻ, gắn với những hoàn cảnh nhất định.
Nét nổi bật của âm bập bẹ là tính không ổn định giữa âm và nghĩa. Mỗi trẻ thể
hiện một âm bập bẹ khác nhau trong cùng một nghĩa.
Ví dụ: cùng là đòi mẹ nhưng có cháu phát ra ( zây zây )có cháu phát ra ( ây ây
ây ), có cháu thì (za za za)
- Từ 9-12 tháng, một số âm bập bẹ của trẻ mất đi và được thay thế bằng các từ
chủ động.
- Đến cuối năm thứ nhất, trẻ có thể bắt chước tất cả các âm thanh mà trẻ nghe
thấy. Trẻ bập bẹ hàng tràng dài, phát âm những âm tiết đơn giản có nghĩa
=> KLSP:
1, Giai đoạn i, ơ -> cần thường xuyên trò chuyện với trẻ để hình thành sự tập
trung thính giác và thị giác cho trẻ, tạo được sự giao tiếp tình cảm giữa người
nói với trẻ, để kích thích nhu cầu học nói ở trẻ.
2, Giai đoạn bập bẹ -> cô thường xuyên trò chuyện luyện tập bộ máy phát âm
cho trẻ bằng cách nhắc lại các âm bập bẹ của trẻ để kích thích trẻ phát âm và
dạy cho trẻ những âm mới. Cô chú ý sd ngữ điệu rõ nét kết hợp với biểu hiện
của nét mặt. Cuối giai đoạn này ( 9-12 tháng) cô có thể dạy cho trẻ nói một số
từ.
Tóm lại, giai đoạn tiền ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng trong sự hình thành
và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Giai đoạn này trẻ bắt đầu học cách sử dụng bộ

máy phát âm, tập phát âm các âm vị của tiếng mẹ đẻ, tập lắng nghe và nhìn sự
chuyển động của cơ quan phát âm ( của người lớn ). Đây là những cơ sở ban
đầu quan trọng để trẻ tiếp thu ngôn ngữ ở giai đoạn sau


II, Giai đoạn ngôn ngữ (1-6 tuổi)
1, Đặc điểm ngữ âm của trẻ 1-2 tuổi:
- Nhu cầu giao tiếp với mọi người xung quanh ở trẻ ngày càng cao, điều đó thúc
đẩy quá trình tiếp thu ngôn ngữ ở trẻ. Trẻ không chỉ lắng nghe tiếng nói của mọi
người xung quanh mà còn muốn biểu hiện với mọi người những nhu cầu mong
muốn của mình bằng lời nói.
- Tuy nhiên việc hiểu được ý nghĩa của các từ, phát âm và sử dụng chúng như 1
phương tiện giao tiếp là hết sức khó khăn, trẻ vẫn còn sử dụng các âm bập bẹ để
biểu hiện các nhu cầu khác nhau.
Ví dụ: (mâm mâm) -> đòi ăn, uống
( ây ây) -> đòi đồ chơi của bạn
- Các âm bập bẹ của trẻ đều có nghĩa, nó thường gắn với một cử chỉ nào đó của
trẻ như: chỉ tay, gật đầu, lắc đầu,…
- Ngoài các âm bập bẹ với cấu trúc ngữ âm ngày càng phức tạp hơn, trẻ ở độ
tuổi này bắt đầu phát âm được những từ đầu tiên đó là những từ đơn giản, gần
gũi và quen thuộc với trẻ như: bà, ba, mẹ, gà, cá,…
- Đến cuối 2 tuổi, các âm bập bẹ của trẻ dường như mất hẳn, nhường cho sự
phát triển của các từ chủ động. Trẻ đã biết thể hiện ngữ điệu khi nói.
2, Đặc điểm ngữ âm của trẻ từ 2-3 tuổi:
a, Phụ âm đầu:
- Các phụ âm đầu trong tiếng Việt đều đã được xuất hiện dần trong vốn từ của
trẻ. Các phụ âm môi như: b, m xuất hiện sớm nhất. Các phụ âm xuất hiện nhiều:
b,m, đ, ch, th, n; các phụ âm xuất hiện ít: g, ph, p.
- Tuy đã phát âm hầu hết các phụ âm đầu, song nhiều trường hợp trẻ phát âm sai
phụ âm này thành phụ âm kia.

Ví dụ: đ -> t : đóng -> tóng
l -> n : làm -> nàm
kh

h : không -> hông
k : Khế -> kế -> hế


th

x : thịt -> xịt
ch : thịt

chịt

s -> th : súng – thúng
ng -> nh : ngủ -> nhủ
- Trong số các phụ âm đầu thì phụ âm b,m được trẻ nói đúng nhất.
b, Âm đệm:
- Đây là âm khó đối với trẻ dưới 3 tuổi gặp những âm tiết có âm đệm trẻ thường
lượt bỏ.
Ví dụ: hoa -> ha
Vô tuyến -> vô tiến
Bánh quy -> bánh ki
Hoa huệ -> ha hệ
c, Âm chính:
- Các nguyên âm đơn và nguyên âm đôi đã được xuất hiện trong vốn từ của trẻ.
Song vẫn còn một số nguyên âm trẻ phát vẫn chưa đúng như:
Ví dụ: o -> ă: xong -> xăng
uô -> ô : quả chuối -> quả chối

uơ -> iê : hươu -> hiêu
rượu -> riệu
- Các nguyên âm được trẻ nói đúng nhất là a, â , ư
d, Âm cuối:
- Các âm cuối đều đã được xuất hiện trong vốn từ của trẻ dưới 3 tuổi, trong đó
âm n là âm cuối xuất hiện nhiều nhất, âm p xuất hiện ít nhất. Trẻ thường phát
âm âm cuối m -> n
Ví dụ : phim -> phin
e, Thanh điệu:


- Trong 6 thanh điệu của trẻ thì thanh hỏi và ngã là 2 thanh có cấu tạo phức tạp,
chưa ôn định. Khi phát âm, trẻ thường chuyển thanh ngã thành thanh sắc và
thanh hỏi thành thanh nặng.
Ví dụ: Ngã -> ngá, ngủ -> ngụ\
3, Đặc điểm ngữ âm của trẻ từ 3-6 tuổi:
- Đây là thời kì mà khả năng nghe và phân biệt các loại âm thanh của trẻ ngày
càng ổn định. Ở thời kì này trẻ hoàn thiện dần về mặt ngữ âm, các phụ âm đầu,
âm cuối, âm đệm, thanh điệu dần dần được định vị.
- Trẻ phát âm đúng hầu hết các âm vị của tiếng mẹ đẻ, kể cả các âm, các vần
khó ( iêu, ươn, uông). Trẻ đã biết điều chỉnh nhịp điệu, cường độ, giọng nói khi
giao tiếp để phù hợp với từng hoàn cảnh, lời nói của trẻ đã rõ ràng, dứt khoát
hơn.
- Tuy vậy, ở lứa tuổi này, trẻ vẫn còn mắc một số lỗi về phát âm, còn nhầm lẫn
khi phát âm một vài phụ âm và nguyên âm ( x – s, ch – t,… ươ, uô, iê) và thanh
điệu ( ? và ~ ) . Mỗi cháu thường hay nói sai 1 âm hoặc 1 thanh riêng.
- Khi nói trẻ 3-4 tuổi hay nói chậm và kéo dài giọng, đôi khi còn ậm ừ, ê, a, nói
k liên tục và không mạch lạc. Trẻ 4-5 tuổi ít ê,a, ậm ừ hơn, song trẻ vẫn còn
phát âm sai thanh ngã, âm đệm và âm cuối.
- Đến 5 tuổi, trẻ có thể phát âm hầu hết các loại âm tiết của tiếng mẹ đẻ, cả

những âm khó ( loanh quanh, ngoằn ngèo, nghênh ngang).
- Đến 6 tuổi về cơ bản trẻ đã phát âm đúng các âm trong 1 số trường hợp trẻ
phát âm sai do các lí do:
+ Khuyết tật bẩm sinh của cơ quan phát âm
+ Do ảnh hưởng của môi trường sống.
-> KL: khả năng hoàn chỉnh về mặt phát âm của trẻ được tăng dần theo từng độ
tuổi trong quá trình tiếp xúc, giao lưu với những người xung quanh, việc phát
âm của trẻ đến cuối độ tuổi dần dần được định vị.


BÀI 2: ND VÀ PP LUYỆN PHÁT ÂM CHO TRẺ
I. Khái niệm luyện phát âm:
- là hướng dẫn cho trẻ phát âm đúng, rõ rang, biểu cảm âm thanh ngôn ngữ. Để
giúp trẻ phát âm được tốt cần:
+ Rèn luyện thính giác ngôn ngữ.
+ Luyện cơ quan phát âm
+ Luyện thở ngôn ngữ
+ Luyện giọng
II. Nội dung luyện phát âm
1. Giai đoạn tiền ngôn ngữ ( 0 – 1 tuổi)
a) Thời kì i, ơ ( 0 – 4 tháng)
- Hình thành sự tập trung thính giác, thị giác cho trẻ, thông qua sự “nói chuyện”
của người lướn với trẻ. Vd: như qua lời ru, tiếng hát của mẹ của bà.
b) Thời kì bập bẹ (5-12 tháng)
- Tiếp tục phát triển thính giác, thị giác.
- Trẻ nhận ra hướng phát âm, phân biệt được ngữ điệu của lời nói khác
nhau,nghe những bài hát có giai điệu êm dịu.
- Nhìn và nghe người lớn rung các đồ vật có âm thanh theo nhịp điệu
- Phát triển các vận động ngôn ngữ và luyện tập các bộ máy phát âm  trẻ phát
âm được âm thanh để thể hiện cảm xúc, kích thích trẻ phát âm những âm bập

bẹ.
- Trẻ 12 tháng: dạy trẻ nói 1 số từ, bắt chước tiếng kêu của 1 vài con vật, đồ vật.
2. Giai đoạn ngôn ngữ (1 – 6 tuổi)
a) Rèn luyện thính giác ngôn ngữ
- Khái niệm: là rèn luyện khả năng nghe âm thanh ngôn ngữ. Nghe âm thanh
ngôn ngữ là cơ sở để hiểu nghĩa của từ chính xác, sử dụng từ trong câu chính
xác.
- Nội dung:
+ Giúp trẻ phân biệt âm thanh nói chung.


VD: Tiếng chuông reo, tiếng gà gáy, tiếng điện thoại, tiếng chuông cửa, tiếng
đồng hồ
+ Phân biệt các âm thanh ngôn ngữ với nhau
VD: trẻ phân biệt được sự khác nhau giữ âm vị d và đ, s với x,
b) Luyện cơ quan phát âm
- Khái niệm: là làm cho các bộ phận của cơ quan này chuyển động linh hoạt,
nhịp nhàng, giúp trẻ dễ dàng điều khiển nó khi phát âm. Cơ quan phát âm bao
gồm rang, lưỡi, môi, gạt cứng, gạt mềm, thanh hầu, khoang mũi,… 1 trong
nhưunxg bộ phận này khuyết tật sẽ làm cản trở việc phát âm.
VD: bị hở hàm ếch sẽ gây nói đớt, bị sún sang trẻ sẽ bị nói ngọng.
- Nội dung:
+ Luyện vận động tự do: giúp các bộ phận môi, răng, lưỡi chuyển động nhịp
nhàng, linh hoạt
+ Luyện vận động theo phương thức phát âm: tập cho trẻ phát âm các âm vị, âm
tiết, từ và nói thành câu
c) Luyện thở ngôn ngữ ( là yếu tố quan trọng trong quá trình luyện phát âm)
- Âm thanh lời nói chỉ phát ra khi có luồng hơi từ phổi đi ra, vì vậy việc điều
chỉnh luồng hơi sao cho phù hợp với việc nói năng là rất cần thiết.
- So sánh với thở bình thường: thở ngôn ngữ là sự thở có lí trí, thở bình thường

là sự thở sinh lí.
VD: Thở ngôn ngữ: thở khi phát âm, khi nói chuyện, đọc thơ, khi thuyết trình,
đọc diễn cảm.
- Khả năng điều khiển sự thở ở trẻ chưa cao do đó trẻ vừa nói vừa thở, nghỉ
giọng không đúng lúc. Tất cả đều dẫn đến lời nói thiếu mạch lạc.
- Nội dung:
+ Thở tự do: Theo các mức độ khác nhau: thở ngắn, thở dài, thở nhanh, thở
chậm, thở nhẹ. Luyện thở tự do là cơ sở để trẻ thở ngôn ngữ.
+ Thở ngôn ngữ: thể hiện qua việc phát âm, từ ở những mức độ dài ngắn to
nhỏ… hay qua việc ngừng nghỉ khi đọc thơ, trò chuyện.
d) Luyện giọng
- Luyện giọng giúp trẻ có khả năng điều khiển giọng nói của mình, làm cho
giọng nói của mình trở nên biểu cảm, rõ ràng, thể hiện được thái độ, tình cảm


của người nói trong những âm điệu âu yếm, trầm bổng, vang, to, nhỏ, nhannh,
chậm.
II. Phương pháp và biện pháp luyện phát âm
1. Giai đoạn tiền ngôn ngữ
a) Thời kì i, ơ (o-4 tháng)
- Trẻ học nói dựa vào người lớn, vì vậy phương pháp ưu việt nhất là trò chuyện
với trẻ. VD: Nói chuyện với trẻ ở mọi lúc, mọi nơi như là trong lúc ăn ( ngon
quá phải không nào?), lúc vệ sinh,… chú ý: khi nói âm điệu phải nhẹ nhàng,
âu yếm, tạo đươc sự giao tiếp tình cảm để kích thích nhu cầu học nói ở trẻ.
- Khi nói chuyện, cần gọi tên trẻ để trẻ nhìn thẳng vào mặt người nói chuyện,
đòng thời người lớn có thể cầm tay trẻ, vuốt ve người trẻ
- Cho trẻ nghe âm thanh ngôn ngữ (trò chuyện) kết hợp với âm thanh đồ vật
(tiếng đồng hồ, tiếng chuông). Thay đổi vị trí đứng nói chuyện và vị trí hướng
đồ chơi để thay đổi hướng nhìn và hướng phát ra âm thanh giúp trẻ định hướng
mắt nhìn, tai nghe.

b) Thòi kì bập bẹ (5-12 tháng)
- 5-6 tháng tuổi trẻ phát ra các âm bập bẹ (cha cha, ma ma, ba ba,…) cô cần
chú ý lắng nghe các âm thanh trẻ phát ra và kịp thời nhắc lại các âm thanh đó để
kích thích trẻ phát âm tiếp. Bên cạnh đó, cô phát âm trước để trẻ bắt chước.
- Dạy trẻ nói 1 số từ bằng cách nói theo cô. Cho trẻ xem đồ chơi, đồ vật, tranh
ảnh, kích thích trẻ chú ý vào vật bằng tiếng kêu, câu hỏi. Cô gọi tên vật và cho
trẻ nói theo.
- Tăng cường trò chuyện với trẻ, để trẻ ngồi đối diện với cô. Cô nói với trẻ về
công việc của mình đang làm.
VD: Cô tắm cho Quỳnh nè! Hay là cô đang Cô đang mặc đồ cho Bảo nè!
 Bằng cách đó, cô cho trẻ làm quen với tên gọi của mình, tên gọi của đồ dùng,
1 số hành động trong sh hằng ngày.
- Để trẻ hiểu rõ lời nói của cô, phân biệt được ngữ điệu, cô cần kết hợp giữa ngữ
điệu giọng nói với biểu hiện của nét mặt.
VD: Khi khen trẻ thì cô cần kết hợp với ngữ điệu nhẹ nhàng, âu yếm, nét mặt
cười hiền hay khi không đồng ý việc làm của trẻ thì giọng nói nghiêm, chau
mày.


- Cô hát cho trẻ nghe bài hát có giai điệu vui và êm dịu, vừa hát cô vừa cầm tay
trẻ duỗi ra gập vào nhẹ nhàng theo nhịp điệu của bài hát hoặc cho trẻ vỗ tay, lắc
các đồ vật có thể phát ra âm thanh. Cô cần thay đổi vị trí để giúp trẻ định hướng
nơi phát ra âm thanh.
2. Giai đoạn ngôn ngữ (1-6 tuổi)
a) Luyện phát âm theo mẫu
* Trẻ từ 1- 3 tuổi.
- Tiếp tục cho trẻ phát âm theo cô các hợp âm có độ to, nhỏ, nhanh, chậm khác
nhau bằng cách cô phát âm mẫu và yêu cầu trẻ nói theo.
VD: yêu cầu trẻ nói theo cô âm e: e…e…e (kéo dài)
- Song song với việc phát âm từng âm riêng lẻ, cô cho trẻ phát âm các tiếng, từ

có chứa các âm. VD: mẹ, ba, bà,…
* Trẻ từ 3 – 6 tuổi
- Cô cần củng cố, chính xác hóa lại các âm vị tiếng việt: bằng cách phát âm phát
âm mẫu rõ rang, có cường độ vừa phải, kết hợp với việc cho trẻ biết vị trí và
quan sát sự chuyển động của bộ máy phát âm, sau đó cho trẻ phát âm lại. Trong
quá trình trẻ phát âm, cô chú ý lắng nghe và sửa sai cho trẻ.
b) Luyện phát âm qua trò chơi (đây là phương pháp được sử dụng nhiều và
thcíh hợp với trẻ vì trẻ học mà chơi chơi mà học)
- Trò chơi luyện thở: giúp trẻ hít thở đều, biết cách lấy hơi khi nói
VD: Trò chơi thổi nơ bay, thổi chong chóng, thổi bóng, ngửi hoa…
- Trò chơi luyện thính giác:
+ Đoán tiếng kêu của các con vật. VD: cô giả làm tiếng kêu của con chó, mèo,
vịt và yêu cầu trẻ đoán tên của con vật đó.
+ Đoán tên bạn trong lớp: VD: 1 trẻ nhắm mắt, cho 1 bạn đọc thơ hoặc hát, yêu
cầu trẻ nhắm mắt đoán tên bạn vừa hát.
- Trò chơi rèn luyện bộ máy phát âm:
+ Tập điều khiển hoạt động môiVD: trò chơi gọi gà (bập bập)
+ Tập điều khiển hoạt động hàm theo các hướngVD: Nhai kẹo cao su, nhai thịt
nạc
+ Tập phát âm thanh:VD: Con chó kêu ntn các con?


+ Luyện lưỡi: VD: Trò chơi “kim đồng hồ quay”
- Trò chơi luyện giọng: Bắt chước tiếng kêu của các con vật, các phương tiện
giao thông… ở các mức độ to, nhỏ, nhanh, chậm khác nhau. VD: Đồng hồ kêu
tích tắc, gà gáy ò ó o, vịt kêu cạp cạp, máy bay kêu ù ù ù
- Trò chơi đóng vai giữ vai trò quan trọng trong luyện giọng. Các trò chơi
nàynên kết hợp với vận động chân, tay, chạy…
- Trò chơi truyền tin: GV đưa ra chủ đề, trẻ sẽ nói theo yêu cầu của chủ đề.
* Chú ý:

- các trò chơi luyện phát âm được tiến hành theo các bước:
+ GV nêu mục đích, yêu cầu, nội dung chơi, cách chơi và làm mẫu cách chơi.
+ Tổ chức cuộc chơi:có thể cho trẻ chơi theo nhóm hoặc cả lớp.
- Trò chơi đi từ dễ đến khó: ban đầu có thể luyện từng âm riêng lẻ, sau đó luyện
các âm liên kết thành âm tiết, từ.
b) Luyện phát âm qua xem vật thât, đồ chơi, tranh vẽ.
* Xem tranh: Là hình thức đưa đối tượng đến gần trẻ để quan sát tìm hiểu đối
tượng trong điều kiện không có vật thật. VD: Tranh con voi, tranh các hoạt động
sinh hoạt của con người, tranh về các hiện tượng tự nhiên như bão, lũ,…
- Yêu cầu: tranh đúng, đpẹ, sinh động
- Cách hướng dẫn: Cho trẻ xem tranh rồi yêu cầu trẻ gọi tên theo yêu cầu.
VD: Để rèn luyện âm s cho trẻ, GV chuẩn bị các tranh: chim sẻ, hoa súng, củ
sắn, sông
- Cô yêu cầu trẻ lấy từng tranh và tự đọc tên đồ vật trong tranh vẽ hoặc GV đọc
tên đồ vật có trong tranh, hoặc yêu cầu trẻ lấy tên đồ vật đó và đọc lại.
 GV cần theo dõi và sửa sai cho trẻ, giúp trẻ phát ấm đúng.
* Xem vật thật hoặc đồ chơi:là hình thức cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với đôi
tượng (xem, sờ, ngửi, nếm, nghe…) giúp trẻ tri giác đối tượng 1 cách cụ thể và
khách quan để trẻ nắm được các đặc điểm riêng biệt của đối tượng kèm với từ
và phát âm từ đó.
VD: Quả dưa hấu: gọi tên: quả dưa hấu, nhìm: dạng hình tròn, màu xanh, sờ:
láng, nếm: ngọt
- Yêu cầu: đúng, đpẹ, vệ sinh và phù hợp với từng độ tuổi.


d) Luyện phát âm qua các bài thơ, câu nói vần, câu nói nhanh.
- GV sd các bài thơ, ca dao, đồng dao, câu đố, câu nói vần, nói nhanh ( trong bài
có các âm, các thanh cần luyện) đọc cho trẻ nghe, sau đó hướng dẫn trẻ để rèn
luyện khả năng phát âm đúng, rõ ràng, có nhịp điệu
VD : Luyện âm c: Con cua mà có hai càng

Luyện âm ê: Ếch dưới ao
Luyện âm n: nu na nu nống
- Tác dụng:
+ Trẻ say mê hào hứng luyện tập vì vừa học vừa chơi
+ Trẻ có điều kiện nghe đi nghe lại, đọc đi đọc lại làm cho cơ quan phát âm
được tập luyện nhiều lần
- Tập cho trẻ nói nhanh, nói đúng cũng là hình thức luyện tập tốt, có thể sử dụng
cho trẻ 4 – 6 tuổi.
- Cách thực hiện: GV lựa chọn những câu trong đó có các âm cần luyện rồi nói
mẫu từng câu, từng từ rõ ràng và đúng. Lần đầu cô nói chậm rồi nói nhanh dần
lên nhưng vẫn đảm bảo nói đúng. Cô hướng dẫn trẻ nói chậm đúng 1 sô lần(3,4
lần), sau đó tùy lứa tuổi mà cô tang dần tốc độ, chú ý sửa lỗi cho trẻ.
VD: con cá rô rục rịch trong rổ réo róc rách
Lúa nếp là lúa nếp nàng, lúa lên lớp lớp làm lợn no nê
- Luyện nói nhanh âm s, cô cho trẻ nói câu sau ở các tốc độ nhanh chậm khác
nhau: Hoa sen, Hoa súng
Hoa súng, hoa sen
* Lưu ý khi dạy phát âm cho trẻ:
- Dạy phát âm cho trẻ là công việc đòi hỏi người GV cần tiến hành thường
xuyên và tỉ mỉ trong các hoạt động
- GV phải là người luôn mẫu mực về cách phát âm, dung từ, dung câu
- GV cần khai thác triệt để các hoạt động giáo dục ở trường mầm non vào việc
rèn luyện và phát triển khả năng phát âm của trẻ.
- Không nên nhắc lại lỗi phát âm sai của trẻ mà cung cấp ngay âm đúng và yêu
cầu trẻ nói lại


- Không nên bắt trẻ nói lại nhiều lần 1 âm vị hay 1 âm tiết riêng lẻ ngay 1 lúc vì
như vậy trẻ dễ bị ức chế, không muônc luyện tập, dễ tạo ra lỗi sai mới trong
cách phát âm của trẻ ( nói lắp…)

CHƯƠNG 5
BÀI 2: NN ĐÔI THOẠI VÀ PP PHÁT TRIỂN NN ĐỐI THOẠI CHO TRẺ.
I. Ngôn ngữ đối thoại
1. Khái niệm
Đối thoại về căn bản là lời nói hội thoại. Lời nói hội thoại bao gồm những phản
ứng tương hỗ của 2 cá nhân giao tiếp với nhau, các phản ứng tự phát 1 cách
bình thường được xác định bởi hoàn cảnh hoặc lời nói của người tham gia đối
thoại. Mục đích của đối thoại là hỏi về cái gì đó và đòi hỏi trả lời.
2. Biểu hiện
- Trong đối thoại thường sd câu không đầy đủ các thành phần (thành phần bỏ có
thể hiểu được do hoàn cảnh nói năng)
- Lời đối thoại, trẻ nắm tương đối dễ vì nghe nhiều trong đời sống hằng ngày.
II. PP dạy trẻ ngôn ngữ đối thoại
1. Dạy trẻ ngôn ngữ đối thoại
- NNĐT được dạy cho trẻ trong giao tiếp tự do dưới hình thức trò chuyện với trẻ
và đàm thoại trên tiết học nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
2. Các hình thức dạy trẻ ngôn ngữ đối thoại
2.1. Hình thức trò chuyện với trẻ:
a) Trò chuyện với trẻ
- Đây là hình thức nói miệng đơn giản nhất được sd để trao đổi thông tin, tình
cảm, ý nghĩ… của người lớn với trẻ và trẻ với người lớn trong sinh hoạt hằng
ngày.
VD: Cô và trẻ trò chuyện về món ăn trong buổi trưa hôm nay
- Người nói chuyện, ngoài ngôn ngữ còn sd các phương tiện biểu cảm khác như:
cử chỉ, nét mặt, giọng nói.
- Ngôn ngữ nói chuyện đơn giản thường là những câu đơn hoặc những câu
không trọn vẹn.
- Trong giao tiếp tự do, trẻ tham gia vào trò chuyện với cô giáo, với các bạn.



b) Yêu cầu khi trò chuyện với trẻ.
- Cô tổ chức trò chuyện thường xuyên với trẻ ở mọi lúc, mọi nơi trong mọi hoạt
động.
- Cô có thể chuẩn bị trước về chủ đề trò chuyện, ghi ngắn gọn nội dung cần trò
chuyện với trẻ.
- Trong quá trình trò chuyện với trẻ, không được làm cho trẻ mất hứng. Trò
chuyện phải dựa vào sự hiểu biết và kinh nghiệm của trẻ.
- Cô để cho trẻ tự do suy nghĩ, tự do nói, phải xem trẻ như người bạn, bình đẳng
khi nói chuyện.
- Trong quá trình trò chuyện, giọng nói, nét mặt, cử chỉ của cô phải thật sự thu
hút trẻ.
c) PP dạy trẻ NNĐT
* Đối với nhà trẻ và MG bé
- Trò chuyện phải được kết hợp với trực quan, hướng chú ý của trẻ lên đối
tượng, sau đó gợi cho trẻ nhớ lại bằng những câu hỏi đơn giản.
- Ở lứa tuối này, trò chuyện với trẻ còn dựa trên chính những hoạt động của trẻ
hằng ngày
- Cô tổ chức trò chuyện với cá nhân trẻ là chủ yếu hoặc có thể trò chuyện với 1
nhóm trẻ.
* Đối với MG nhỡ và lớn.
- Cô hướng trẻ vào cuộc nói chuyện, tiếp xúc 1 cách tự nhiên, nhẹ nhàng, thoái
mái.Hướng cuộc nói chuyện của trẻ vào nội dung bằng những câu hỏi gợi ý.Nếu
nội dung chuyện nghèo nàn hay trẻ không thích, cô có thể khéo léo đổi chủ đề.
- Ở MG lớn, nội dung trò chuyện cần rộng hơn, sâu hơn. Khi trò chuyệnkhông
cần đến trực quan. Trong quá trình trò chuyện, cô đề nghị trẻ nói nhẹ nhàng, rõ
rang, không quát tháo, không nói to và phải nói lên suy nghĩ của mình.
- Cô cần động viện, khuyến khích những trẻ còn rụt rè, không hay tham gia vào
trò chuyện.
* Tóm lại: Trò chuyện có tác dụng rất lớn cho việc phát triển ngôn ngữ đối
thoạivà rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ tuổi mầm non. Trong quá trình trò

chuyện, trẻ được thoải mái, tự do, không bị gò ép nên kích thích được trẻ nói
nhiều, nói hay, đồng thời còn góp phần mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ. Vì vậy, ở
trường mầm non, cô giáo cần tăng cường tổ chức trò chuyện với trẻ.


2.2. Hình thức trên tiết học:
a. Đàm thoại trên tiết học:
- Đàm thoại trên tiết học (ĐTTTH) vừa là hình thức, vừa là phương pháp phát
triển ngôn ngữ đối thoại cho trẻ.
- ĐTTTH được thực hiện nhằm mục đích phát triển ngôn ngữ mạch lạc và phát
triển tư duy trong sự thông nhất.
- Để chuẩn bị tốt cho đàm thoại, cô phải cung cấp những kiến thức, khắc sâu
những biểu tượng về nội dung cần đàm thoại từ trước khi tổ chức buổi đàm
thoại. Trong những buổi trò chuyện tự do, cô có thể hướng trẻ trò chuyện theo
chủ đề gần với đề tài cần đàm thoại, dựa trên những kiến thức đã được hình
thành ở trẻ.
b. Yêu cầu khi đàm thoại:
- Cô giáo cần chuẩn bị kĩ, đầy đủ về nội dung và phương pháp. Cô chuẩn bị giáo
án, kiến thức, hệ thống câu hỏi, dự kiến những tình huống xảy ra và cách xử lý.
- Đàm thoại phải được tiến hành nhẹ nhàng, thoải mái, không áp đặt trẻ, nội
dung đàm thoại phải đầy đủ, ý nghĩa.
- Trong đàm thoại không nhồi nhét kiến thức, k đi lệch khỏi đề tài đàm thoại,
phải đi đến kết luận cuối cùng.
- Phải kích thích trẻ tích cực tư duy, nêu nhận xét, trình bày ý kiến, sự hiểu biết
của mình.
c. Phương pháp dạy trẻ đàm thoại trên tiết học:
* Mục đích khi dạy trẻ:
- phát triển nhận thức
- Phát triển tư duy
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc.

* Cấu trúc đàm thoại: gồm 3 phần:
- Mở đầu: Cô cần hướng chú ý của trẻ vào đề tài đàm thoại. Việc hướng sự chú
ý của trẻ vào đàm thoại cần hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút trẻ. Cô cần kích thích trẻ
chuẩn bị suy nghĩ và phát biểu tích cực.
* Phần phát triển: ( phần chính và khó nhất trong đàm thoại)
- Cô sử dụng câu hỏi là chính, câu hỏi phải có hệ thống, logic, chính xác, rõ
ràng phù hợp với từng lứa tuổi.


- Một câu hỏi có có thể hỏi nhiều trẻ, để đảm bảo tất cả trẻ đều được tham gia
và để mỗi trẻ có thể đc phát triển.
- Trong quá trình đàm thoại, cô có thể sử dụng dụng cụ trực quan đối với nhà trẻ
và mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ và lớn chỉ sử dụng khi cần thiết với mục đích
minh họa, gợi mở cho đàm thoại.
- Việc đưa đến kq cuối cùng về nội dung đàm thoại, cô có thể trực tiếp trình bày.
Tuy nhiên, đối với trẻ MGL, cô có thể đặt câu hỏi gợi ý để trẻ có thể tự đưa ra
kết luận và sau đó cô nhấn mạnh lại.
* Phần kết thúc:
- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ, nhắc nhở những trẻ chưa tích cực
trên tiêt học.
- Để đàm thoại có kết quả, GV có thể đề nghị cha mẹ trẻ ở nhà, trò chuyện với
trẻ theo chủ đề mà trẻ đã được đàm thoại trên lớp. Gv chỉ dẫn, giải thích rõ ràng
cho cha mẹ trẻ cần trò chuyện về nd gì? Ntn ? để họ thực hiện.
 Để dạy trẻ lời nói mạch lạc trong ngôn ngữ đối thoại GV dạy trẻ k chỉ trả
lời những câu hỏi 1 cách rời rạc từng từ hoặc từng câu mà còn dạy trẻ trả lời
câu hỏi 1 cách trọn vẹn. Để đạt mục đích này, GV có thể trong 1 lúc, đặt cho
trẻ 1,3 câu hỏi về 1 nd theo những dàn ý đã chuẩn bị sẵn.

CHƯƠNG 5: BÀI 3:
NGÔN NGỮ ĐỘC THOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN

NGỮ ĐỘC THOẠI CHO TRẺ
I. NGÔN NGỮ ĐỘC THOẠI
1. Độc thoại là gì?
- Độc thoại là lời nói mạch lạc của một người. Mục đích của độc thoại là thông
báo những sự kiện nào đó.
- Độc thoại thường là lời nói của phong cách sách vở. Độc thoại là hệ thống có
tổ chức của các tư tưởng có hình thức lời nói, là những tác động có dự định
trước đến những người xung quanh.
Ví dụ: Thuyết trình, kể lại câu chuyện mà mình đã được nghe, nghe bản tin thời
sự, cô giảng bài…
2. Biểu hiện của độc thoại


- Khi miêu tả, tường thuật, phán đoán, hình thức độc thoại của lời nói được sử
dụng.
- Trong độc thoại, chúng ta thường dùng các cấu trúc cú pháp đơn giản hoặc
phức tạp của ngôn ngữ chuẩn làm cho lời nói trở thành mạch lạc. Vì vậy, trẻ
phải nắm được các cấu trúc cú pháp để lời nói mạch lạc và truyền đạt thông báo
của mình.
- Trẻ học độc thoại khó vì ít nghe trong đời sống hằng ngày. Nói chuyện với trẻ,
người lớn thường sử dụng hình thức đối thoại.
- Kỹ năng về lời nói độc thoại cần được phát triển ở lứa tuổi mẫu giáo. Ở tuổi
nhà trẻ. Trẻ đã làm quen lời nói mạch lạc, lời thoại thông qua lời ru, tiếng hát,
lời kể chuyện của người lớn.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ NGÔN NGỮ ĐỘC THOẠI
1. Dạy trẻ ngôn ngữ độc thoại.
- Ngôn ngữ độc thoại bắt đầu dạy một cách có hệ thống từ lớp mẫu giáo. Nhưng
sự chuẩn bị cho việc đó được bắt đầu ngay từ tuổi nhà trẻ, khi cô đọc, kể cho trẻ
nghe.
- Dạy trẻ ngôn ngữ độc thoại là vấn đề khó đối với trẻ và cả cô giáo. Vì vậy,

trước khi cho trẻ kể lại về một nội dung nào đó, cô giáo cần cho trẻ nắm vững,
nhớ được nội dung đó. Trong khi trẻ kể cô có thể sử dụng nhiều câu hỏi gợi mở,
nếu như trẻ quên.
Ví dụ: Ví dụ: Truyện “Dê con nhanh trí” – Dê mẹ dặn dê con như thế nào?
Câu hỏi phải phù hợp với trẻ cả về hình thức ngữ pháp và nhận thức. Khi đàm
thoại cô cần lưu ý giới thiệu cho trẻ biết thêm các từ đồng nghĩa những cụm từ
thay thế để tạo điều kiện cho trẻ lựa chọn từ để kể. Dùng ngôn ngữ ngắn gọn, dễ
hiểu, phù hợp với nhận thức của trẻ kể lại nội dung tác phẩm: Cô kể diễn cảm,
lời kể có các mẫu câu cần luyện cho trẻ (mới). Mẫu truyện của cô có tác dụng
chỉ cho trẻ thấy trước kết quả trẻ cần đạt được về nội dung, độ dài, trình tự câu
chuyện.
2. Các hình thức dạy trẻ ngôn ngữ độc thoại
2.1. Dạy trẻ ngôn ngữ độc thoại trong giao tiếp tự do
- Trong giao tiếp tự do, cô có thể dạy trẻ kể lại thông báo của cô hoặc có thể đề
nghị kể lại những gì trẻ đã gặp.
- Trong lời thông báo của cô, cô chỉ sử dụng kiến thức, vốn từ, các mẫu câu
quen thuộc với trẻ để trẻ hiểu và có thể kể lại cho người khác nghe.


- Trong khi trẻ kể, cô chú ý gợi mở, bổ sung những từ trẻ không nhớ, thay vào
đó những từ hay hơn…, cô cùng các trẻ khác cần phải chú ý lắng nghe lời kể
của trẻ.
- Cô đề nghị cha mẹ trẻ chú ý lắng nghe con mình kể lại những gì trẻ gặp trên
đường đi, kể lại những thông báo của cô, kể lại những hoạt động sinh hoạt ở nhà
trường và cần gợi ý trẻ hứng thú kể lại chuyện.
Ví dụ: Cô cho trẻ về chuyến đi chơi cuối tuần vừa rồi cùng với gia đình. Trong
quá trình trẻ kể cô sẽ gợi mở, hỏi trẻ các câu hỏi về những việc trẻ đã làm và đã
gặp, cô chú ý lắng nghe trong quá trình trẻ kể.
2.2. Dạy trẻ ngôn ngữ độc thoại trên tiết học
Nội dung dạy trẻ ngôn ngữ độc thoại trên tiết học bao gồm:

- Kể lại những tác phẩm văn học
- Kể chuyện theo tranh
- Kể về đồ chơi, đồ vật
- Kể theo trí nhớ
- Kể chuyện sáng tạo
a. Kể lại những tác phẩm văn học
- Là cho trẻ kể lại những tác văn học mà trẻ đã được nghe cô giáo kể trong tiết
dạy cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
Ví dụ: Cô cho trẻ kể lại câu chuyện “Dê con nhanh trí” mà cô đã dạy ở tiết học
trước.
b. Kể chuyện theo tranh
- Cách tiến hành:
+ Trên cơ sở nội dung được vẽ trong tranh, cô hỏi trẻ về nội dung đó. Cô chú ý
đặt câu hỏi theo trình tự, logic của các sự vật, hiện tượng phản ánh trong tranh.
Phải cho trẻ hiểu mối quan hệ của nội dung được phản ánh trong tranh. Sau đó
cô thiết lập một câu chuyện ngắn theo nội dung bức tranh.
+ Cô kể cho trẻ nghe, vừa kể cô vừa chỉ vào tranh. Sau khi cô kể mẫu xong, cô
đề nghị trẻ nhìn vào tranh và kể lại bằng ngôn ngữ của mình, cô theo dõi và sửa
lỗi cho trẻ.
+ Cô cần lưu ý cho trẻ suy nghĩ về bức tranh, kể lại nội dung được phản ánh
trong bức tranh chứ không chỉ nhận biết nó.


Ví dụ: Cô đưa cho tranh xem 1 bức tranh về ngôi nhà cảnh vật xung quanh ngôi
nhà của 1 bạn nhỏ, cô hỏi trẻ về những hình ảnh có trong bức tranh (theo trình
tự logic). Sau đó, cô kể 1 câu chuyện liên quan đến nội dung của bức tranh, vừa
kể vừa chỉ vào tranh. Sau khi kể xong cô đề nghi trẻ nhìn vào tranh và kể lại
theo suy nghĩ và ngôn ngữ của mình.
c. Kể chuyện theo đồ vật, đồ chơi
- Đồ vật, đồ chơi dùng để cho trẻ tập kể chuyện phải to vừa phải, hình thức đẹp,

hấp dẫn gây được cảm xúc của trẻ khi kể. Đối với trẻ bé đồ vật phải dơn giản,
với trẻ lớn đồ vật nhiều chi tiết hơn.
- Cách tiến hành:
+ Trước khi kể, cô cho trẻ quan sát, trò chuyện làm quen với đồ vật, đồ chơi đó.
+ Cô đặt vật ở vị trí thuận lợi cho cả lớp cùng quan sát và đàm thoại. Sauk hi
đàm thoại xong, cô kể mẫu cho trẻ nghe từ 12 lần, kể đến đâu cô chỉ vào vật
đến đó.
+ Cô cho trẻ kể lại, khi kể yêu cầu trẻ nhìn vào vật để kể, kể to, rõ ràng cho các
bạn cùng nghe. Kết thúc, cô nhận xét lời kể của trẻ.
-Giờ dạy trẻ kể về đồ vật, đồ chơi được bắt đầu từ mẫu giáo bé.
Ví dụ: Cô kể chuyện “Đôi dép của bé” cho trẻ nghe. Cô phải đặt đôi dép ở vị trí
thuận lợi để cả lớp cùng quan sát và đàm thoại. Sau đó cô kể mẫu từ 1-2 lần,
vừa kể vừa chỉ vào các bộ phận của đội dép  Cô cho trẻ kể lại câu chuyện và
vừa kể vừa chỉ vào vật.
d. Kể chuyện theo trí nhớ
- Kể về những gì trẻ đã quan sát, đã làm… cô chọn những đề tài phù hợp với
trẻ.
- Cách tiến hành:
+ Trước khi cho trẻ kể, cô tổ chức đàm thoại giúp trẻ nhớ lại sự việc đã xảy ra,
cô kể mẫu và hớng dẫn cho trẻ kể lại.
+ Khi trẻ kể cô chú ý trình tự lời kể của trẻ, sửa câu, từ trẻ dùng chưa chính xác,
hướng dẫn trẻ diến đạt rõ ràng dễ hiểu.
+ Cô kịp thời động viên, khuyến khích trẻ. Kết thúc cô nhận xét lời kể của trẻ.
-Hình thức này được tổ chức cho trẻ từ lớp mẫu giáo lớn.
Ví dụ: Ngày mai là ngày cuối tuần, các con ở nhà làm gì? Các con chú ý nhớ
những việc đã làm hoặc được đi chơi thế nào để kể lại cho cô nhé!


e. Kể chuyện sáng tạo ( mẫu giáo lớn)
- Trẻ tự sáng tác câu chuyện theo trí tưởng tượng của mình, có đầu, có cuối,

đúng ngữ pháp, diễn cảm.
- Cách tiến hành:
+ Trước khi trẻ kể, cô gợi ý đề tài, nội dung câu chuyện và sau đó kể mẫu theo 1
đề tài.
+ Trẻ tự sáng tác 1 câu chuyện theo đề tài cô gợi ý. Cô giúp trẻ kể, gợi ý dùng
từ, những câu hay, chú ý sửa những lỗi trẻ mắc phải.
-Có những phương án kể chuyện sáng tạo khác nhau như:
+ Cô kể phần mở đầu, trẻ nghĩ ra phần tiếp tục và kết thúc câu chuyện.
+ Cô nghĩ ra phần kết thúc, trẻ sáng tạo phần mở đầu và cả thân truyện.
+ Trẻ nghĩ ra câu chuyện theo đề tài do cô đưa ra.
Ví dụ: Cô kể 1 đoạn chuyện rồi yêu vầu trẻ suy nghĩ kết thúc câu chuyện (giao
nhiệm vụ). Cô cho trẻ xem mô hình trước 1 ngày, đàm thoại gợi ý, gợi ý trước
đề tài để trẻ tự suy nghĩ.
*Tóm lại: Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, không chỉ được thực hiện
trong giao tiếp tự do mà còn phải có những tiết học với mục đích phát triển
ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Đó là những tiết học khó, đòi hỏi cô giáo phải chuẩn
bị cẩn thận và nắm vững phương pháp dạy.

CHƯƠNG 6 :BÀI 2 :
LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI VỚI CHỮ VIẾT THEO QUAN ĐIỂM TÍCH
HỢP.
I.

Làm quen với chữ viết

1. Cơ sở tâm lý và giáo dục học về việc học về việc học cho trẻ làm quên
với chữ viết.
- Bất kì 1 trẻ em nao học tiêng mẹ đẻ cũng qua 1 thời gian rất dài, nghe trước
khi bắt đầu nói sau đó trẻ trải qua nhiều năm ở giai đoạn nghe và nói trước
khi vào giai đoạn sẵn sàng vào đọc và viết.

- Giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết có mối liên hệ với nhau. Quá trình này
diễn ra theo 3 giai đoạn:
+ Hình thành cơ sở cho việc đọc và viết


+ Học về chữ viết và hiểu ngôn ngữ viết
+ Trẻ đọc và viết thành thạo
 Trẻ phải đạt đến một trình độ phát triển tâm lí nhất định mới bắt đầu hứng
thú đến chữ viết.
2. Muc tiêu cả việc chuẩn bị cho trẻ đọc và viết
- Thứ nhất giúp trẻ hiểu ý nghĩa của chữ viết
- Phát triển hứng thú và nhu cầu đọc và viết của trẻ.
- Phát triển sự hiểu biết về mối quan hệ giữa lời nói và chữ viết
-

Nhận biết tên chữ cái

- Phát triển vốn từ thị giác.
- Phát triển các kĩ năng chuẩn bị cho học đọc và viết.
- Tạo tâm thế chuẩn bị sẵn sàng đến trường phổ thông
 Cô giáo cần tạo một môi trường chữ viết pong phú: đọc hoặc kể cho trẻ
nghe, cho trẻ xem sách, truyện tranh….nhằm thực hiện các hoạt động trải
nghiệm thông qua các trò chơi, tìm hiểu, khám phá thiên nhiên xã hội… trải
nghiệm qua việc vẽ, viết các nét ngoạch ngoạc, sao chép chữ, tô chữ và trải
nghiệm qua việc đọc mò theo trí nhớ, đọc dựa theo dấu hiệu gợi ý của tranh
ảnh, đọc truyện tranh chữ to, giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa lời nói và
chữ viết.
VD:
3. Những hoạt động làm quen với chữ viết
- Cho trẻ làm quen với chữ viết theo cách tiếp cận ngôn ngữ trọn vẹn :có

nghĩa là tất cả các kĩ năng nghe đọc viết đều phát triển và có mối quan hệ
qua lại lẫn nhau, không dạy ngôn ngữ một cách riêng lẻ mà được tích hợp
trong các hoạt động nhằm thúc đẩy tất cả các nhu cầu của trẻ bằng cách
giups trẻ phát triển trí tuệ, hiểu biết về xã hội, tình cảm và thể chất. thông
qua hoạt động nghe và đọc giúp trẻ phát triển nhận thức, hoạt động nói và
viết giúp trẻ phát triển ngôn ngữ biểu cảm,điễn đạt mạch lạc.
- Dạy trẻ làm quen 29 chữ cái: cho trẻ nhận biết và phát âm 29 chữ cái tiến
việt và nhận diện được các chữ cái trong từ đồng thời cho trẻ tập tô chữ cái,
rèn cách cầm bút, cách ngồi vào bàn học, dể trẻ chuẩn bị vào lớp 1.
- Dạy trẻ làm quen với việc đọc viết: để giúp trẻ làm quen với việc đọc viết,
trường mn cần:
+ xây dựngmôi trường chữ viết phù hợp với chủ đề, chủ điểm.


×