Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Thực trạng và biện pháp hoàn thiện công tác văn thư, lưu trữ tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.27 KB, 34 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi thực hiên công trình nghiên cứu khoa học với tên đề tài: “ Thực
trạng và biện pháp hoàn thiện công tác văn thư, lưu trữ tại Bệnh viện đa
khoa Hà Đông, Hà Nội”.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi trong thời gian
qua. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực về thông tin
sử dụng trong công trình nghiên cứu này.
Hà Nội, ngày 03 tháng 6 năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, trong quá trình khảo sát và thu thập, tổng hợp
thông tin tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ các Cán bộ của Bệnh viện đa
khoa Hà Đông.
Nhân đây, cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với giảng viênTS.Bùi Thị Ánh Vân bởi cô đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tình để tôi có thể hoàn
thành tốt đề tài này.
Trong quá trình làm đề tài tiểu luận tôi gặp khá nhiều khó khăn, mặt khác
do trình độ nghiên cứu còn hạn chế và những nguyên nhân khác nên dù cố gắng
song đề tài của chúng tôi không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì thế, tôi
rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô trong trường cũng như các bạn
đọc.
Những ý kiến đóng góp của mọi người sẽ giúp tôi nhận ra hạn chế và qua
tôi có thêm những nguồn tư liệu mới trên con đường học tập cũng như nghiên
cứu sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................1


LỜI CẢM ƠN......................................................................................................2
MỤC LỤC............................................................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài..............................................................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.........................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................2
5. Cấu trúc của đề tài...........................................................................................................2

CHƯƠNG 1..........................................................................................................3
LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ-LƯU TRỮ VÀ KHÁI QUÁT VỀ
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ ĐÔNG.................................................................3
I. Lý luận về công tác văn thư-lưu trữ.................................................................................3
1.1. Khái niệm, vai trò, ý nghĩa nội dung của công tác văn thư..........................................3
1.1.1. Khái niệm về công tác văn thư..................................................................................3
1.1.2. Vị trí của công tác văn thư........................................................................................3
1.1.3. Ý nghĩa của công tác văn thư....................................................................................3
1.1.4. Yêu cầu của công tác văn thư....................................................................................4
1.1.5. Nội dung của công tác văn thư..................................................................................5
1.1.5.1. Xây dựng và ban hành văn bản..............................................................................6
1.1.5.2. Quản lý văn bản đến...............................................................................................8
1.1.5.3. Việc giải quyết văn bản đi....................................................................................11
1.2. Công tác lưu trữ.........................................................................................................12
1.2.1. Khái niệm về công tác lưu trữ.................................................................................12
1.2.2. Vị trí, ý nghĩa của công tác lưu trữ.........................................................................13
1.2.3. Chức năng của công tác lưu trữ..............................................................................14
1.2.4. Tính chất của công tác lưu trữ.................................................................................15
1.2.5. Nội dung công tác lưu trữ bao gồm:.......................................................................15
1.3. Mối quan hệ và tầm quan trọng của công tác văn thư-lưu trữ...................................15
1.3.1. Mối quan hệ của công tác văn thư – lưu trữ............................................................15

1.3.2. Tầm quan trọng của công tác lưu trữ......................................................................16
II. KHÁI QUÁT VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ ĐÔNG.............................................16
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Bệnh viện.........................................................17
1.2. Khái quát về Bệnh viện đa khoa Hà Đông.................................................................18
1.2.1.Cơ cấu tổ chức..........................................................................................................18

CHƯƠNG 2:......................................................................................................22
THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC VĂN THƯ LƯU TRỮ TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA HÀ ĐÔNG......................................................................................22
1.1. Chức năng..................................................................................................................22
1.2. Nhiệm vụ....................................................................................................................23


1.3. Sơ đồ Phòng Kế hoạch tổng hợp................................................................................23
1.4.Công tác văn thư tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông......................................................24
1.4.1. Xây dựng và ban hành văn bản...............................................................................24
1.4.2. Việc quản lý văn bản đến........................................................................................24
1.4.3. Giải quyết văn bản đi..............................................................................................25
1.5.Công tác lưu trữ tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông.......................................................25
1.5.1. Phân loại tài liệu lưu trữ..........................................................................................25
1.5.2. Xác định giá trị tài liệu............................................................................................25
1.5.3. Bảo quản tài liệu lưu trữ..........................................................................................25
1.5.4. Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ..............................................................................26

CHƯƠNG 3........................................................................................................27
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC VĂN
THƯ–LƯU TRỮ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ ĐÔNG.........................27
3.1. Giải pháp về nhân sự..................................................................................................27
3.2. Nâng cao trình độ đối với nhân viên văn thư-lưu trữ.................................................27
3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư lưu trữ.....................................28


KẾT LUẬN........................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................30


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với sự đi lên của đất nước, sự phát triển nhanh mạnh của
nền kinh tế thị trường là sự ra đời của các cơ quan, tổ chức với những quy mô
lớn nhỏ và các loại hình kinh doanh đa dạng và phong phú. Mỗi cơ quan, doanh
nghiệp đều có những cách tổ chức sắp xếp bộ máy hoạt động riêng cho phù hợp
với tiến trình đi lên hội nhập của doanh nghiệp, tổ chức.
Trong bất cứ một doanh nghiệp nào, văn bản giấy tờ luôn là cầu nối quan
trọng giữa các doanh nghiệp, các cơ quan tổ chức, giữa nhà nước với nhân dân,
giữa doanh nghiệp với khách hàng. Vì vậy, công tác văn thư có vai trò rất lớn
không thể thiếu trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh
doanh. Bởi mọi văn bản giấy tờ đều được tập trung vào đầu mối là bộ phận văn
thư lưu trữ để quản lý và sử dụng có hiệu quả. Có thể nói công tác văn thư lưu
trữ là cánh tay đắc lực giúp cho lãnh đạo cơ quan nắm bắt được tình hình hoạt
động của cơ quan. Làm tốt công tác văn thư sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ, chính
xác, kịp thời những quyết định quản lý. Trên cơ sở đó, ban lãnh đạo sẽ đưa ra
được những quyết sách đúng đắn đảm bảo có lợi cho cơ quan, tổ chức.
Công tác văn thư, lưu trữ là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động
của mỗi cơ quan, tổ chức và đó là công việc của cả tập thể chứ không riêng một
cá nhân nào. Để đưa công tác này đi vào nề nếp và đạt được những bước tiến
dài, rất cần sự thay đổi nhận thức của không ít người, đặc biệt là cấp lãnh đạo
các cơ quan, tổ chức. Bên cạnh đó, cần có một đội ngũ cán bộ được đào tạo tốt
về chuyên môn, một sự chỉ đạo nhất quán trong hoạt động của các cơ quan nhà
nước và của các cơ quan chức năng chuyên ngành. Là những sinh viên chuyên
ngành quản trị văn phòng, tôi có nhiều điều kiện để nghiên cứu và học tập, tạo

điều kiện cho bản thân hiểu biết sâu hơn về chuyên ngành. Đồng thời, xuất phát
từ thực tế, việc phát triển công tác văn thư lưu trữ là một trong các nhiệm vụ
quan trọng trong quá trình hội nhập hiện nay, góp phần quản lý văn bản một
cách khoa học, chính xác, nhanh chóng, đảm bảo, bảo vệ những thông tin có liên
quan đến cơ quan, tổ chức. Chính vì các lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “
1


Thực trạng và biện pháp hoàn thiện công tác văn thư tại Bệnh viện đa khoa Hà
Đông, Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu khoa học.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
- Tìm hiểu về công tác văn thư lưu trữ tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông,
Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông, Hà Nội từ năm
2011-2013.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài khóa luận nghiên cứu nhằm đạt được những mục đích sau:
- Tìm hiểu những vấn đề cơ bản về công tác văn thư lưu trữ.
- Phân tích, đánh giá thực trạng các hoạt động văn thư lưu trữ tại Bệnh
viện đa khoa Hà Đông, Hà Nội qua đó thấy rõ được những ưu điểm và hạn chế
nhằm đưa ra những vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết đối với Bệnh viện.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp như:
-Phương pháp nghiên cứu tài liệu: kế thừa những thông tin, tài liệu đã có.
-Phương pháp phân tích và tổng hợp: là phương pháp được tôi sử dụng
trong suốt quá trình làm đề tài.
- Phương pháp điều tra, khảo sát.
- Phương pháp thống kê.
5. Cấu trúc của đề tài
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung bài khóa luận của tôi bao gồm 3

chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về công tác văn thư lưu trữ.
Chương 2: Thực trạng công tác các hoạt động văn thư lưu trữ tại Bệnh
viện đa khoa Hà Đông, Hà Nội.
Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác văn thư tại
Bệnh viện đa khoa Hà Đông, Hà Nội.

2


CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ-LƯU TRỮ VÀ KHÁI QUÁT VỀ
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ ĐÔNG
I. Lý luận về công tác văn thư-lưu trữ
1.1. Khái niệm, vai trò, ý nghĩa nội dung của công tác văn thư
1.1.1. Khái niệm về công tác văn thư
Công tác văn thư là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ công việc liên quan
đến soạn thảo, ban hành văn bản, tổ chức quản lý, giải quyết văn bản, lập hồ sơ
hiện hành nhằm đảm bảo thông tin văn bản cho hoạt động quản lý của các cơ
quan, tổ chức
Nguồn: [ 1; Lý luận và phương pháp công tác văn thư_Vương Đình
Quyền]
1.1.2. Vị trí của công tác văn thư
Nói đến công tác văn thư là nói đến những công việc liên quan đến văn
bản giấy tờ, trong đó có soạn thảo, ban hành văn bản, tổ chức quản lý giải quyết
văn bản, lập hồ sơ hiện hành nhằm đảm bảo thông tin văn bản cho hoạt động của
các cơ quan, tổ chức. Nếu thiếu một trong các nội dung trên thì công tác văn thư
lưu trữ chưa thể nói là hoàn thiện và điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến nhiều lĩnh
vực hoạt động khác của cơ quan.
Công tác văn thư được xác định là một mặt hoạt động của bộ máy quản

lý nói chung và là nội dung trong hoạt động văn phòng. Trong văn phòng công
tác văn thư không thể thiếu được, chiếm một phần lớn trong hoạt động của văn
phòng và là một mắt xích trong hoạt động quản lý của cơ quan, đơn vị. Như vậy,
công tác văn thư gắn liền với hoạt động của cơ quan, được xem như là một bộ
phận của quản lý Nhà nước.
1.1.3. Ý nghĩa của công tác văn thư
Công tác văn thư đảm bảo thông tin cho hoạt đông lãnh đạo và quản lý
Nhà nước, là phương tiện thiết yếu giúp cho hoạt động của các đơn vị được hiệu
quả. Hiểu đúng về công tác văn thư sẽ giúp văn thư hoạt động có hiệu quả, nếu
hiểu không đúng sẽ kìm hãm sự phát triển của nó, điều này sẽ ảnh hưởng đến
3


năng suất lao động quản lý trong cơ quan Nhà nước.
Công tác văn thư đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác những
thông tin cần thiết phục vụ quản lý Nhà nước của mỗi cơ quan, đơn vị nói
chung. Thông tin phục vụ quản lý được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau
nhưng nguồn thông tin chủ yếu nhất, chính xác nhất là thông tin bằng văn bản.
Làm tốt công tác văn thư sẽ góp phần giải quyết công việc của cơ quan
được nhanh chóng, chính xác, có năng suất, chất lượng, đúng chính sách, đúng
chế độ và giữ gìn được bí mật của Đảng và Nhà nước, hạn chế bệnh quan liêu
giấy tờ, giảm bớt được giấy tờ vô dụng và việc lợi dụng văn bản Nhà nước để
làm trái pháp luật.
Công tác văn thư đảm bảo giữ lại đầy đủ chứng cứ về hoạt động của cơ
quan. Nếu trong quá trình hoạt động của cơ quan, các văn bản giữ lại đầy đủ, nội
dung chính xác, phản ánh chân thực các hoạt động của cơ quan thì khi cần thiết
các văn bản sẽ là bằng chứng pháp lý chứng minh cho hoạt động của cơ quan là
sát thực và hiệu quả.
Công tác văn thư đảm bảo giữ gìn đầy đủ hồ sơ, tài liệu tạo điều kiện
làm tốt công tác lưu trữ. Nguồn bổ sung chủ yếu, thường xuyên cho tài liệu lưu

trữ quốc gia là các hồ sơ, tài liệu có giá trị trong hoạt động của các cơ quan được
nộp vào lưu trữ cơ quan. Trong quá trình hoạt động của mình, các cơ quan cần
phải được tổ chức tốt việc lập hồ sơ tài liệu vào lưu trữ. Hồ sơ được lập càng
hoàn chỉnh văn bản giữ lại càng đầy đủ bao nhiêu thì chất lượng tài liệu lưu trữ
càng được tăng lên bấy nhiêu, đồng thời công tác lưu trữ có điều kiện thuận lợi
hơn để triển khai các mặt nghiệp vụ của mình.
1.1.4. Yêu cầu của công tác văn thư
Công tác văn thư là một bộ phận của công tác công văn giấy tờ. Do đó
trong quá trình thực hiện cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây:
+ Nhanh chóng:
Thực tế cho thấy quá trình giải quyết công việc của Bệnh viện phụ thuộc
nhiều vào việc xây dựng văn bản, việc tổ chức quản lý và giải quyết văn bản. Do
đó, xây dựng văn bản phải nhanh chóng, giải quyết văn bản phải kịp thời góp
4


phần vào việc giải quyết nhanh công việc của Bệnh viện.
+ Chính xác:
Chính xác về mặt nội dung: nội dung văn bản phải chính xác tuyệt đối về
mặt pháp lý, không được trái với các văn bản Nhà nước cấp trên. Dẫn chứng
hoặc trích dẫn ở văn bản phải chính xác, số liệu đầy đủ, chứng cứ rõ ràng.
Chính xác về mặt thể thức: văn bản ban hành phải đầy đủ các yếu tố thể
thức do Nhà nước quy định, chính xác về các khâu kỹ thuật nghiệp vụ của văn
thư. Yêu cầu chính xác phải được quán triệt đầy đủ trong các khâu đánh máy,
đăng ký văn bản vào, văn bản ra trong quá trình chuyển giao văn bản.
+ Bí mật:
Trong nội dung văn bản đến, văn bản đi của Bệnh viện có nhiều vấn đề
thuộc phạm vi bí mật của Bệnh viện, của Nhà nước. Vì vậy, trong quá trình tiếp
nhận, sao gửi, phát hành, bảo quản các văn bản đều phải đảm bảo bí mật. Tức là
chỉ những người có liên quan mới được biết về nội dung văn bản. Những văn

bản đã có dấu mật thì phải chuyển đúng đối tượng, không được để lọt vào tay
người không có trách nhiệm.
+ Hiện đại:
Tính hiện đại trong công tác văn thư đó chính là việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào công tác này. Như vây, nhân viên văn thư có thể soạn thảo
trên máy vi tính bằng các phần mềm có sẵn vừa đảm bảo chính xác về hình thức
và công việc soạn thảo cũng được tiến hành nhanh hơn so với phương pháp soạn
thảo thủ công.
1.1.5. Nội dung của công tác văn thư
Công tác văn thư gồm 3 nội dung sau:
- Xây dựng và banh hành văn bản như: soạn thảo văn bản, duyệt văn bản,
đánh máy văn bản, ký và ban hành văn bản.
- Tổ chức quản lý và giải quyết văn bản bao gồm: quản lý, tổ chức giải
quyết văn bản đến và quản lý, tổ chức giải quyết văn bản đi, văn bản mật, văn
bản nội bộ, quản lý hồ sơ.
- Quản lý và sử dụng con dấu.
5


Trong các cơ quan, tổ chức Nhà nước, văn bản sử dụng như một phương
tiện để ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lý hoặc thông tin cần thiết hình
thành trong cơ quan, tổ chức, đảm bảo sự điều hành, nó phản ánh đầy đủ tình
hình, kết quả hoạt động, quản lý của cơ quan, tổ chức đó.
Để đảm bảo công tác văn thư đem lại hiệu quả cao, nhân viên văn thư
phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
+ Nhận, bóc bì, đóng dấu vào sổ công văn đi, đến.
+ Sơ bộ phân loại văn bản, trình giám đốc phê duyệt, chuyển giao theo
dõi việc giải quyết văn bản đến.
+ Làm thủ tục gửi công văn đi, chuyển giao công văn, tài liệu.
+ Đánh máy, rà soát văn bản, in sao tài liệu.

+ Quản lý giấy mời họp, giấy giới thiệu.
+ Sử dụng và quản lý con dấu.
1.1.5.1. Xây dựng và ban hành văn bản
Văn bản nói chung là phương tiện ghi và truyền đạt thông tin bằng một
ngôn ngữ hay kí hiệu nhất định.
Để làm tốt công tác văn bản khi xây dựng và soạn thảo văn bản nhân viên
văn thư đã đảm bảo thực hiện theo đúng thể thức văn bản được quy định, sử
dụng đúng ngôn ngữ, câu từ của văn bản, nắm vững chức năng nhiệm vụ và
quyền hạn của cơ quan ban hành văn bản.
Trong các cơ quan thường ngày tiếp nhận, xử lý và ban hành nhiều văn
bản, để việc quản lý văn bản trong cơ quan được thống nhất, tuân theo một quy
trình chặt chẽ từ khâu tiếp nhận, phân loại, soạn thảo, trình ký, in ấn, phát hành
bảo đảm yêu cầu chung là kịp thời, chuẩn xác và an toàn. Các cơ quan, doanh
nghiệp xây dựng quy chế quản lý văn bản căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn đã thực hiện và điều kiện thực tế về cơ cấu tổ chức của cơ quan. Quy
chế đó đã được phổ biến rộng rãi tới từng bộ phận, đơn vị, nhân viên trong cơ
quan có liên quan đến công văn giấy tờ biết để thực hiện.
Quy trình soạn thảo văn bản:
Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu, đối tượng và hình thức văn bản.
6


-Mục đích: đưa ra một quyết định, chủ trương biện pháp cần thiết để
hướng dẫn, giải thích văn bản cấp trên hay giải quyết vấn đề bức xúc trong xã
hội.
+Thông tin cho đối tượng quản lý về tình hình và vấn đề nào đó.
+Báo cáo kết quả hoạt động của cơ quan, ngành, tổ chức trong đề xuất
vấn đề mới, xin ý kiến chỉ đạo đôn đốc, kiểm tra.
-Yêu cầu văn bản đẩm bảo vấn đề nhân lực, tài lực, vật lực để văn bản
đảm bảo hiệu quả cao nhất.

-Văn bản được ban hành phải được xác định rõ yêu cầu của văn bản, đối
tượng của văn bản, tên văn bản và những thể thức cần thiết theo đúng quy định
của pháp luật hiện hành.
Bước 2: Thu thập thông tin và xử lý thông tin.
-Thông tin là những căn cứ chủ yếu nhất để các nhà quản lý đưa ra các
chính sách, quyết định quản lý chính xác.
-Thông tin được thu thập phải kiểm tra đảm bảo tính khách quan, chính
xác, tránh hiện tượng chủ quan định kiến sẵn. Nguồn thông tin cần có sự hệ
thống hóa và chỉnh lý thông tin theo yêu cầu của vấn đề đặt ra cần giải quyết.
Bước 3: Xây dựng dàn bài, lập đề cương chi tiết, viết bản thảo.
-Xây dựng dàn bài: sắp xếp văn bản theo từng phần, từng chương mục
cho khoa học, hợp lý, đảm bảo tính logic, có trọng tâm, trọng điểm.
-Lập đề cương chi tiết: nhằm tiết kiệm thời gian, công sức, giữ được ý
kiến chủ động. Soạn đề cương xong nên tranh thủ ý kiến tham gia góp ý của
những người có trách nhiệm để có sự bổ sung, điều chỉnh cần thiết.
-Viết bản thảo: là làm cho ý chính trong đề cương được thực hiện thành
câu văn, đoạn văn có tính liên kết chặt chẽ với nhau
Bước 4: Duyệt và kí văn bản.
-Văn bản phải được xem xét, duyệt và ký theo thầm quyền được giao cả
về nội dung lẫn hình thức.
Bước 5: Ban hành triển khai văn bản.
Văn thư của cơ quan đảm bảo phát hành văn abnr kịp thời đúng nhiệm vụ,
7


ghi số văn bản, ngày tháng vào sổ, công văn đi kịp thời chính xác, và giúp thủ
trưởng triển khai văn bản, theo dõi thực hiện văn bản và sơ kết, tổng kết báo cáo
cho thủ trưởng.
1.1.5.2. Quản lý văn bản đến
Văn bản đến là văn bản tài liệu, thư từ do tổ chức tiếp nhận từ các nơi

khác đến bao gồm văn bản pháp quy, công văn thư mới, báo cáo, hồ sơ, đề án,
đơn hàng….
* Thủ tục tiếp nhận:
Bước 1: Kiểm tra và phân loại văn bản
Nhân viên văn thư khi tiếp nhận văn bản phải kiểm tra sơ bộ về số
lượng, tình trạng bì, nơi nhận, dấu niêm phong nếu có.
Đối với văn bản mật phải kiểm tra đối chiếu nơi gửi trước khi ký nhận.
Nếu phát hiện tình trạng mất, hỏng bì hoặc thời gian nhận chậm hơn so
với thời gian ghi trên bì đối với văn bản hỏa tốc hẹn giờ thì phải báo cáo cho
người phụ trách và lập biên bản với người đưa văn thư nếu cần thiết.
Văn bản fax chuyển đến thì nhân viên văn thư kiểm tra về số lượng văn
bản, số trang của văn bản để phát hiện kịp thời những thiếu sót để thông báo cho
nơi gửi.
Bước 2: Phân loại sơ bộ và bóc bì văn bản
Sau khi tiếp nhận văn thư, phải phân văn bản thành 2 nhóm:
- Loại không bóc bì gồm:
+ Gửi cho hội đồng quản trị, ban giám đốc, trưởng bộ phận và những
văn bản có ghi đích danh người nhận.
+ Văn bản mật
+ Văn bản gửi cấp ủy, đoàn thể trong cơ quan.
- Loại do nhân viên văn thư bóc phong bì gồm các văn bản:
+ Đề tên cơ quan hoặc gửi thủ trưởng nhưng không phải thư riêng.
+ Không đóng dấu mật, không ghi rõ họ tên.
+ Gửi các đơn vị chức năng trong cơ quan.
- Đối với các loại phong bì, nhân viên văn thư phải bóc những bì có đóng
8


dấu khẩn trước, không làm hỏng văn bản trong bì ( rách, mất số, ký hiệu văn
bản, địa chỉ cơ quan gửi…) và dấu bưu điện. Phải soát lại phong bì tránh bỏ sót

văn bản, đối chiếu số ký hiệu ghi ngoài bìa với số ký hiệu văn bản ghi trong bì,
nếu có sai sót phải báo cho nơi gửi để giải quyết.
- Nếu văn bản đến có kèm thoe phiếu gửi thì phải đối chiếu văn bản trong
bì với phiếu, khi nhận xong văn bản thì phải ký xác nhận, đóng dấu vào phiếu
gửi và gửi trả lại cho nơi gửi văn bản.
- Văn bản là đơn thư khiếu nại hoặc đến quá chậm so với ngày tháng của
văn bản thì phải đính kèm văn bản với bì để làm bằng chứng.
Bước 3: Đóng dấu đến và ghi sổ vào ngày đến
- Tất cả các văn bản đến phải được đăng ký tập trung tại văn thư, trừ
những văn bản được đăng ký riêng theo quy định của cơ quna như: hóa đơn,
chứng từ kế toán…
- Tất cả văn bản đến thuộc diện đăng ký tại văn thư phải được đóng dấu
đến ghi sổ vào ngày đến.
- Đối với văn bản fax phải chụp lại trước khi đóng dấu.
- Văn bản được chuyển qua mạng có thể in ra và đóng dấu nếu cần.
- Các văn bản không thuộc diện đăng ký tại văn thư thì không phải đóng
dấu mà được chuyển thẳng cho cá nhân hay bộ phận.
- Dấu đến phải được đóng rõ ràng ngay ngắn vào khoảng trống dưới số ký
hiệu văn bản, hoặc dưới trích yếu nội dung hay dưới ngà, tháng năm ban hành
văn bản.
Bước 4: Vào sổ đăng ký văn bản đến
- Tất cả văn bản sau khi đóng dấu phải được vào sổ đăng ký văn bản đến
hoặc cơ sở dữ liệu văn bản đến trên máy vi tính.
- Bộ phận văn thư phải nhất thiết sử dụng sổ theo dõi văn bản dù đã nhập
dữ liệu văn bản đến trên máy vi tính.
- Khi vào sổ đăng ký phải ghi rõ ràng, chính xác, không dùng bút chì, bút
đỏ, không viết tắt, không viết từ hoặc cụm từ không thông dụng.
- Văn bản đến ngày nào thì vào sổ chuyển giao ngay ngày đó, tùy theo
9



văn bản cụ thể có thể dùng nhiều hay một sổ đăng ký.
Bước 5: Trình lãnh đạo phê duyệt
- Sau khi đăng ký văn bản đến phải được kịp thời trình cho người có thẩm
quyền xem xét và cho ý kiến phân phối, chỉ đạo giải quyết.
- Ý kiến phản hồi văn bản được ghi vào mục “chuyển” trong dấu “đến”, ý
kiến chỉ đạo giải quyết và thời hạn giải quyết văn bản đến (nếu có) được ghi vào
phần riêng.
- Sau đó văn bản được chuyển trở lại văn thư để đăng ký bổ sung vào sổ
đăng ký văn bản đến. Sổ đăng ký đơn thư (trong trường hợ đơn thư được vào sổ
đăng ký riêng) hoặc vào các trường tương ứng trong cơ sở dữ liệu văn bản đến.
Bước 6: Phân chuyển văn bản đến
- Văn bản được chuyển giao cho người có trách nhiệm giải quyết theo
nguyên tắc nhanh, đúng và chặt chẽ.
- Không nhờ người khác hoặc đơn vị khác nhận thay.
- Khi phân chuyển phải đăng ký vào sổ giao nhận, nếu là văn bản khẩn
hoặc hỏa tốc phải ghi rõ thời gian nhận.
Bước 7: Giải quyết, theo dõi giải quyết văn bản đến
- Sau khi văn bản được ban lãnh đạo cho ý kiến chỉ đạo giải quyết văn
bản được chuyển giao lại cho văn thư hoặc thư ký ghi vào sổ theo dõi giải quyết
văn bản đến và nhanh chóng chuyển văn bản đến cho các đơn vị, cá nhân được
phân công xử lý văn bản.
- Các văn bản khẩn phải được ưu tiên giải quyết.
- Những công việc quan trọng, phức tạp sau khi đề xuất ý kiến giải quyết
phải được lãnh đạo cấp cao thông qua.
- Các nhân viên thụ lý phải lập “hồ sơ công việc” bao gồm hồ sơ, các văn
abnr được hệ thống theo thứ tự thời gian và mối liên hệ giữa các văn bản, tờ kết
thúc hồ sơ.
* Theo dõi đôn đốc việc thực hiện
- Tất cả các văn bản đến có ấn định thời hạn giải quyết theo quy định của

pháp luật hoặc quy định của cơ quan tổ chức đều phải được theo dõi đôn đốc về
thời hạn.
- Trách nhiệm theo dõi đôn đốc việc giải quyết văn bản đến:
10


+ Người được giao trách nhiệm có nhiệm vụ theo dõi đôn đốc các đơn vị,
cá nhân giải quyết các văn bản đến thời hạn đã được quy định.
+ Căn cứ quyết định cụ thể của cơ quan, tổ chức cán bộ văn thư có nhiệm
vụ tổng hợp số liệu về văn bản đến bao gồm: tổng số văn bản đến, văn bản đến
đã được giải quyết, văn bản đến đã đến hạn nhưng chưa được gải quyết…để báo
cáo cho người được giao trách nhiệm. Trường hợp cơ quan, tổ chức chưa ứng
dụng máy vi tính để theo dõi việc giải quyết văn bản đến thì cán bộ văn thư phải
lập hồ sơ để theo dõi giải quyết.
1.1.5.3. Việc giải quyết văn bản đi
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu
Bước 2: Nghiên cứu và soạn thảo văn bản
Bước 3: Duyệt văn bản
Bước 4: Kiểm tra hồ sơ
Bước 5: Kiểm tra thể thức văn bản
Bước 6: Vào sổ đăng ký văn bản đi
Bước 7: Ban hành văn bản
Bước 8: Sắp xếp, lưu văn thư
Tất cả văn bản đi đều phải được giữ ở bộ phận lưu 2 bản, một bản sẽ để
lưu ở hồ sơ theo dõi công việc của đơn vị thừa hành, một bản lưu ở văn thư.
+Bìa số
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
Tên cơ quan (đơn vị)
Năm:…..
SỔ ĐĂNG KÝ VĂN BẢN ĐẾN

Từ số:……………………………………Đến số:……………………………
Từ ngày:……………………………….Đến ngày:…………………………..
Quyển số:…………………….

11


Mẫu sổ số 1:
MẪU SỔ ĐĂNG KÝ VĂN BẢN ĐẾN
1
Ngày

2
Số

3
Nơi

tháng

đến

gửi

đến

4
Số và

5

Ngày

6
Nơi

ký hiệu tháng người

công

công

công

văn

văn

văn

nhận

7
Tên loại

8


9
Ghi


và trích

nhận

chú

yếu nội
dung công
văn

….

….
Mẫu sổ số 2:
MẪU SỐ CHUYỂN GIAO VĂN BẢN

1
Ngày

2
Số lượng

3
Số và ký

4
Người

chuyển


văn bản

hiệu văn

nhận

5
Ký nhận

6
Ghi chú

bản
….
….
Mẫu sổ số 4:
MẪU SỐ VĂN BẢN ĐI
1
STT

….

2
Ngày

3
Số và

4
Tên


5
Người

6
Người

7
Đơn vị

8
Số

9
Ghi

tháng



loại và



nhận

lưu văn

lượng


chú

văn bản

hiệu

trích

hoặc

bản và

văn

đi

văn

yếu văn

đơn vị

văn thư

bản đi

bản

bản


nhận

….
1.2. Công tác lưu trữ
1.2.1. Khái niệm về công tác lưu trữ
- Công tác lưu trữ là khâu cuối cùng của quá trình xử lý thông tin. Tất cả

những văn bản đến đã qua xử lý, bản lưu của văn bản đi và những hồ sơ tài liệu
12


liên quan đều phải được chuyển vào lưu trữ.[2;3]
- Công tác lưu trữ là một lĩnh vực hoạt động quản lý Nhà nước bao gồm
tất cả những vấn đề lý luận thực tiễn và pháp chế liên quan tới việc tổ chức khoa
học tài liệu, bảo quản và tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ
công tác quản lý, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu cá nhân.
- Công tác lưu trữ ra đời do đòi hỏi khách quan của việc quản lý, bảo quản
và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ xã hội. Vì thế công tác lưu trữ là một
mắt xích không thể thiếu trong hoạt động của bộ máy Nhà nước.
Ở nước ta, công tác lưu trữ thực hiện 2 nhiệm vụ sau:
+ Thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về lưu trữ.
+ Thực hiện các nhiệm vụ sự nghiệp lưu trữ thu thập, bổ sung tài liệu lưu
trữ, bảo quản bảo vệ an toàn và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ.
Công tác lưu trữ là sự lựa chọn, giữ lại và tổ chức khoa học những văn
bản, tài liệu có giá trị được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan,
được bảo quản trong kho lưu trữ để khai thác phục vụ cho các mục đích chính
trị, văn hóa, khoa học, lịch sử của toàn xã hội.
Tóm lại: Công tác lưu trữ là một lĩnh vực hoạt động quản lý Nhà nước
bao gồm tất cả những vấn đề lý luận thực tiễn và pháp chế liên quan đến việc tổ
chức khoa học tài liệu, bảo quản và tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ

phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và các nhu cầu chính đáng của nhân dân.
1.2.2. Vị trí, ý nghĩa của công tác lưu trữ
Công tác lưu trữ là một khâu rất quan trọng trong quy trình xử lý thông
tin, là một nội dung quan trọng trong hoạt động văn phòng. Công tác này có ảnh
hưởng trực tiếp tới hoạt động quản lý của cơ quan.
Công tác lưu trữ ra đời do đòi hỏi khách quan đối với việc bảo quản và tổ
chức sử dụng tài liệu. Ngày nay, những yêu cầu mới của công tác quản lý nhà
nước, quản lý xã hội, quản lý sản xuất kinh doanh, công tác luu trữ có vai trò
đặc biệt quan trọng đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội bởi thông tin trong
tài liệu lưu trữ là loại thông tin có độ tin cậy cao do nguồn gốc hình thành, do
đặc trưng pháp lý và tính chất làm bằng chứng lịch sử của tài liệu lưu trữ quy
13


định. Vai trò của công tác lưu trữ với hoạt động quản lý hành chính nhà nước,
quản lý sản xuất kinh doanh được thể hiện trên những khía cạnh cụ thể sau:
- Việc khai thác thông tin phục vụ soạn thảo, ban hành văn bản có thể từ
nhiều nguồn khác nhau nhưng nguồn thông tin từ tài liệu lưu trữ có vai trò quan
trọng vì tính chính xác, đọ tin cậy cao, thuận lợi, nhanh chóng, tiết kiệm. Nguồn
thông tin văn bản sử dụng để nghiên cứu đều đã qua các khâu xử lý nghiệp vụ
của công tác lưu trữ: thu thập, tra tìm, lựa chọn, tổ chức khia thác sử dụng văn
bản.
- Dựa trên những thông tin lưu trữ để nghiên cứu tìm ra quy luật vận
động, từ đó dự báo về xu hướng phát triển của vấn đề trong tương lai, nhất là
sựu vận động của đối tượng chịu sự tác động của văn bản đang soạn thảo.
- Trong quá trình xây dựng một văn bản, cần phải nghiên cứu pháp luật
liên quan đến nội dung văn bản của giai đoạn trước, nhằm đánh giá những thành
công thất bại của từng văn bản, từng quy định; tìm hiểu nguyên nhân để kế thừa
những hạt nhân hợp lý, phát huy giá trị tích cực, hạn chế đến mức thấp nhất
những tác động tiêu cực, những thiệt hại có thể xảy ra cho xã hội của văn bản

mới.
Như vậy làm tốt các khâu nghiệp vụ của công tác luu trữ góp phàn thúc
đẩy cho hoạt động hệ thống hóa pháp luật được tốt, góp phần loại bỏ những quy
phạm lỗi thời, làm giảm sự chồng chéo giữa các văn abnr quy phạm pháp luật,
nâng cao chất lượng hiệu quả bảo đảm cung cấp thông tin cho hoạt động xây
dựng hệ thống văn bản.
1.2.3. Chức năng của công tác lưu trữ
Công tác lưu trữ là một ngành hoạt động của Nhà nước với các chức năng
bảo quản tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ. Do đó, công tác lưu trữ có các chức
năng sau:
- Giúp Nhà nước tổ chức, bảo quản hoàn chỉnh và an toàn tài liệu phông
lưu trữ quốc gia.
- Tổ chức sử dụng có hiệu quả tài liệu, phông lưu trữ quốc gia góp phần
thực hiện tốt đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra trong
14


giai đoạn cách mạng.
Hai chức năng có mối quan hệ mật thiết với nhau, nếu thực hiện một cách
thống nhất, đan xen, kết hợp hài hòa sẽ tạo tiền đề về thực hiện chức năng tổ
chức và sử dụng tài liệu lưu trữ quốc gia.
1.2.4. Tính chất của công tác lưu trữ
- Tính chất khoa học
- Tính chất cơ mật
1.2.5. Nội dung công tác lưu trữ bao gồm:
- Phân loại tài liệu lưu trữ
- Xác định giá trị tài liệu
- Thu thập, bổ sung tài liệu vào kho (phông) lưu trữ
- Bảo quản tài liệu lưu trữ
- Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ

- Tiêu hủy tài liệu lưu trữ
1.3. Mối quan hệ và tầm quan trọng của công tác văn thư-lưu trữ
1.3.1. Mối quan hệ của công tác văn thư – lưu trữ
Giữa công tác văn thư và lưu trữ không có sự tách biệt mà có mối quan hệ
chặt chẽ, thúc đẩy lẫn nhau. Mối quan hệ này thể hiện qua sự liên tục trong quá
trình từ soạn thảo, ban hành, quản lý văn bản đến lưu trữ hiện hành và đưa vào
lưu trữ lịch sử.
Khi soạn thảo văn bản việc tìm hiểu các thông tin, các tài liệu đã xử lý
trước đó là rất quan trọng để hình thành nên văn bản. Các tài liệu được lưu trữ
tốt sẽ là nguồn cung cấp thông tin có giá trị pháp lý, chính xác và kịp thời nhất
cho người soạn thảo văn bản. Trên thực tế, cơ quan quản lý nhà nước không thể
rút ngắn thời gian ban hành các quyết định, giải quyết kịp thời, đúng đắn các yêu
cầu của công dân nếu không có đầy đủ, kịp thời thông tin từ tài liệu lưu trữ.
Công việc của một cơ quan được tiến hành nhanh hay chậm, thiết thực hay quan
liêu là do công văn giấy tờ có làm tốt hay không, do việc giữ gìn hồ sơ, tài liệu
có được cẩn thận hay không. Như vậy, thực hiện tốt công tác lưu trữ sẽ góp phần
thực hiện tốt công tác văn thư.
15


Ngược lại thực hiện tốt công tác văn thư cũng sẽ góp phần thực hiện tốt
công tác lưu trữ. Cụ thể là việc quản lý văn bản và lập hồ sơ hiện hành có ảnh
hưởng quan trọng đến việc thực hiện tốt công tác lưu trữ. Có thể xem công tác
lập hồ sơ như cầu nối giữa công tác văn thư với công tác lưu trữ. Nếu hồ sơ
được lập khoa học sẽ tiết kiệm thời gian, công sức và tạo điều kiện thuận lợi để
công tác lưu trữ phát triển, từ đó từng bước phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ.
1.3.2. Tầm quan trọng của công tác lưu trữ
Vai trò của công tác văn thư lưu trữ đối với hoạt động quản lý hành chính
nhà nước, quản lý sản xuất kinh doanh là rất quan trọng, thể hiện ở 4 điểm sau:
- Góp phần quan trọng đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lý; cung

cấp những tài liệu, tư liệu, số liệu đáng tin cậy phục vụ các mục đích chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội. Đồng thời cung cấp những thông tin quá khứ, những
căn cứ, những bằng chứng phục vụ cho hoạt động quản lý của các cơ quan.
- Giúp cho cán bộ, công chức cơ quan nâng cao hiệu suất công việc và
giải quyết xử lý nhanh chóng và đáp ứng được các yêu cầu của tổ chức, cá nhân.
Hồ sơ, tài liệu trở thành phương tiện theo dõi, kiểm tra công việc một cách có hệ
thống qua đó cán bộ, công chức có thể kiểm tra, đúc rút kinh nghiệm góp phần
thực hiện tốt các mục tiêu quản lý: năng suất, chất lượng hiệu quả và đây cũng là
những mục tiêu, yêu cầu của cải cách nền hành chính nhà nước, cải cách quản lý
doanh nghiệp ở nước ta hiện nay.
- Góp phần bảo vệ bí mật những thông tin có liên quan đến cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp và các bí mật quốc gia.
Từ những lý lẽ trên, có thể thấy được nếu quan tâm làm tốt công tác văn
thư và lưu trữ sẽ góp phần bảo đảm cho các hoạt động của nên hành chính nhà
nước, nền quản lý sản xuất kinh doanh được thông suốt. Thiết nghĩ mỗi cơ quan
hành chính nhà nước, cơ quan doanh nghiệp cần phải có một nhận thức đúng
đắn về vị trí và vai trò của công tác văn thư lưu trữ để có thể đưa ra những biện
pháp phù hợp nhằm đưa công tác văn thư, lưu trữ tại cơ quan, đơn vị mình đi
vào nề nếp và góp phần nâng cao tích cực hiệu quả quản lý của cơ quan, đơn vị.
II. KHÁI QUÁT VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ ĐÔNG
16


1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Bệnh viện
Có lịch sử hình thành và phát triển gần 100 năm, nguyên là cơ sở điều trị
tuyến cuối của Hà Tây cũ nay thuộc Bệnh viện đa khoa tuyến thành phố của Hà
Nội, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông có quy mô 500 giường kế hoạch, gồm 32
khoa, phòng. Trong đó 17 khoa lâm sàng, 9 khoa cận lâm sàng và 6 phòng chức
năng theo cơ cấu của một bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh. Bệnh viện có hơn 500
cán bộ, trong đó 118 bác sỹ (1 tiến sĩ, 18 thạc sĩ, 9 bác sĩ chuyên khoa II, 34 bác

sĩ chuyên khoa I), có 4 dược sĩ đại học và 247 điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật
viên (19 cao đẳng và đại học). Hiện nay, Bệnh viện đảm nhận khám chữa bệnh
cho nhân dân khu vực phía Tây và Nam Hà Nội - nơi có lưu lượng bệnh nhân
đông, thường xuyên trong tình trạng quá tải.[4]
Tuy cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nguồn nhân lực còn hạn chế song các y
bác sỹ nơi đây luôn xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm cơ bản là khám chữa bệnh
cho nhân dân, đặc biệt là giải quyết tốt khám chữa bệnh cho các đối tượng chính
sách, người nghèo và trẻ em.
*Thông tin chung Bệnh viện:
- Tên Bệnh viện: Bệnh viện đa khoa Hà Đông
- Địa chỉ: Số 2 phố Bế Văn Đàn – Phường Quang Trung – Quận Hà Đông
- Năm thành lập: Năm 1910
- Tổng diện tích: 31.035 m²
+ Chiều dài: 197,60 m
+ Chiều rộng: 157 m

17


Từ năm 2003 đến nay, Bệnh viện chuyển sang thực hiện nghị định 10 và
Nghị định 43 của Chính Phủ. Bệnh viện phải tự hoạch toán về chi trả một phần
lương và phụ cấp của cán bộ. Bệnh viện đã sắp xếp lại guồng máy khám chữa
bệnh, đưa tin học vào quản lý bệnh viện. Với những nỗ lực không ngừng trong
nhiều năm qua, Bệnh viện được Bộ Y Tế chọn làm bệnh viện vệ tinh của Bệnh
viện Bạch Mai và đueọc trao danh hiệu bệnh viện tiên tiến xuất sắc toàn diện.
Theo đánh giá của Sở Y Tế Hà Nội thì Bệnh viện đa khoa Hà Đông là bệnh viện
đa khoa hoàn chỉnh nhất đứng trong tốp đầu của Sở Y Tế Hà Nội, được Sở quyết
định nâng cấp thành bệnh viện hạng I.
1.2. Khái quát về Bệnh viện đa khoa Hà Đông
1.2.1.Cơ cấu tổ chức

- Ban giám đốc:
+ Giám đốc: 01
+ Số lượng phó giám đốc: 02
- Số lượng khoa: 30 khoa và 01 đơn nguyên
- Số lượng phòng: 07 phòng và 02 đơn nguyên
- Bảng danh sách các khoa phòng

18


STT

Các phòng ban và hội
đồng

Chi tiết
- 01 Giám đốc;

1

Ban giám đốc

- 02 Phó giám đốc.
- Phòng Tổ chức cán bộ;
- Phòng điều dưỡng
- Phòng Hành chính quản trị;
- Phòng Tài chính, kế toán;

2


Phòng chức năng

- Phòng Kế hoạch, tổng hợp;
- Phòng Chỉ đạo tuyến;
- Phòng vật tư trang thiết bị y tế;
- ĐN quản lý chất lượng;

3

Khoa cận lâm sàng và lâm
sàng; phòng khám trực
thuộc

- ĐN CNTT.
- Khoa Sinh hóa;
- Khoa Huyết học truyền máu
- Khoa Vi sinh;
- Khoa Giải phẫu bệnh;
- Khoa Chẩn đoán hình ảnh;
- Khoa Thăm dò chức năng;
- Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
- Khoa Dinh dưỡng
- Khoa Dược
- Khoa Ngoại tổng hợp
- Khoa Chấn thương
- Khoa Sản
- Khoa Gây mê hồi sức
- Khoa Khám bệnh
- Khoa Cấp cứu
- Khoa Hồi sức tích cực

19


- Khoa Nhi
- Khoa Nội thận, tiết niệu
- Khoa Nội tim mạch
- Khoa Nội tổng hợp
- Khoa Nội tiêu hóa
- Khoa Y học cổ truyền
- Khoa Các bệnh nhiệt đới
- Khoa Hô hấp và bệnh phổi
- Khoa Răng hàm mặt
- Khoa Tai mũi họng
- Khoa Mắt
- Khoa Phục hồi chức năng
- ĐN Ung Bướu

20


-Số lượng cán bộ nhân viên: 636
*) Sơ đồ cơ cấu tổ chức của bệnh viện:
SỞ Y TẾ HÀ NỘI

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ ĐÔNG

ĐẢNG ỦY

BAN GIẢM ĐỐC


CÔNG ĐOÀN

CÁC HỘI ĐỒNG

CÁC KHOA LÂM SÀNG

CÁC KHOA CLS

PHÒNG CHỨC NĂNG

KHỐI NỘI

KHỐI NGOẠI

HHTM

KHTH

Khám bệnh

Ngoại TH

Sinh hóa

TCCB

Cấp cứu

Chấn thương


Vi sinh

TCKT

Nội tim mạch

Phụ sản

GPB

HCQT

Nội tổng hợp

Hồi sức TC

TDCN

Điều dưỡng

Nội tiêu hóa

GMHS

CĐHA

Chỉ đạo tuyến

Hô hấp và bệnh
phổi


RHM

KSNK

Vật tư TTBYT

Mắt

Dược

ĐN Quản lý CL

Các bệnh nhiệt
đới

ĐN CNTT

YHCT
Nội thận tiết niệu
Phục hồi CN
Nhi
Dinh dưỡng
ĐN Ung bưới

21
KHTH



×