Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Phát triển du lịch làng nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.14 KB, 30 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước ta có số lượng nghề, làng nghề rất lớn, hình thành và phát triển
khắp cả nước nằm rải rác theo các triền đề và ven các dịng sơng lớn và tập
trung đơng nhất tại vùng Đồng Bằng Bắc Bộ với trăm nghề và hàng nghìn làng
nghề lâu đời và nổi tiếng như: Bát Tràng, Hương Canh, Phù Lãng, Thổ Hà..., tơ
lụa có Vạn Phúc, Vân Phương..., tranh dân gian có Đơng Hồ, Hàng Trống, Kim
Hồng,...Sản phẩm cơng mỹ nghệ Việt Nam có nét độc đáo đến mức của sản
phẩm luôn kèm theo tên của làng làm ra nó, sản phẩm nổi tiếng cũng làm cho
làng nghề tạo ra nó nổi tiếng.
Lịch sử phát triển văn hóa cũng như lịch sự phát triển kinh tế nước nhà
luôn gắn liền với lịch sự phát triển của làng nghề Việt Nam. Bởi những sản
phẩm thủ công mỹ nghệ không chỉ là những vật phẩm văn hóa hay vật phẩm
kinh tế thuần túy cho sinh hoạt bình thường hàng ngày mà nó chính là những tác
phẩm nghệ thuật tiểu biểu cho nền văn hóa xã hội, cho mức phát triển kinh tế,
cho trình độ dân trí và đặc điểm nhân văn của dân tộc.
Điều đặc biệt là các làng nghề không chỉ đơn thuần sản xuất ra những
sản phẩm hành hóa như trong một cơng xưởng sản xuất mà nó là cả một mơi
trường văn hóa, kinh tế, xã hội và công nghệ truyền thống lâu đời. Nó bảo lưu
những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác được thể
hiện qua bàn tay, khối óc của các thế hệ nghệ nhân tài năng với những sản phẩm
mang bản sắc riêng của mình nhưng lại tiêu biểu cho cá dân tộc Việt Nam.
Ở mỗi làng nghề xưa và nay nó đã mang trong hai yếu tố cơ bản:
Truyền thống văn hóa và truyền thống nghề nghiệp. Hai yếu tố này hòa quyện
khơng tách rời nhau tạo nên văn hóa làng nghề nói riêng và văn hóa Việt Nam
nói chung. Khi nói đến làng nghề truyền thống nước ta không thể không nói tới
một làng nghề nổi tiếng vào bậc nhất nhì trong quá khứ cũng như trong hiện tại
đó là: Làng gốm Bát Tràng, làng cũng tuân theo bốn quy luật chung về điều
kiện hình thành và phát triển của một làng nghề truyền thống Việt Nam là: Vị trí
1



địa lý môi trường, kỹ thuật truyền thống và kinh nghiệm lâu đời, trình độ của
nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, nhu cầu của người tiêu dùng trên thị
trường.
Đồng thời nó cũng mang trong mình hai yếu tố cơ bản của một làng
nghề truyền thống. Nhưng để có được vị trí như làng nghề truyền thống. Nhưng
để có được vị trí như làng gốm Bát Tràng thì khơng phải làng nghề nào cũng
làm được. Điều gì đã làm nên sự thành cơng đó cho làng nghề này? Đó là một
câu hỏi khơng dễ gì giải đáp được đối với các làng nghề thủ công truyền thống
ở nước ta.
Theo thống kê của Viện nghiên cứu phát triển du lịch, hàng năm có tới
800 triệu người đi du lịch. Con số này là hơn 1 tỉ vào năm 2010 và đạt 1,6 tỉ vào
năm 2020. Trong đó chiếm 60% dịng khách du lịch hiện nay là chọn du lịch
văn hóa - làng nghề. Nước ta có đến hơn 2000 làng nghề thủ cơng, nếu được
quan tâm đúng mức thì tiềm năng phát triển du lịch sẽ rất lớn.
Hiện nay, ngoài mục đích chính là sản xuất các mặt hàng thủ cơng truyền
thống là chính, một số làng nghề đã kết hợp đưa hoạt động du lịch vào khai thác
tại làng. Có hai làng nghề có hoạt động du lịch thật sự phát triển đã đạt được
hiệu quả nhất định đó là: làng gốm Bát Tràng (Hà Nội) và làng nghề lụa Vạn
Phúc (Hà Đơng).
Chính vì những lí do như trên nên em đã chọn đề tài nghiên cứu “Phát
triển du lịch làng nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng” với mong muốn sẽ
đóng góp được một phần nào đó cho sự phát triển du lịch của làng gốm Bát
Tràng nói riêng và cho các làng nghề truyền thống Việt Nam nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Tìm hiểu nghiên cứu về sự lịch sử hình thành và phát triển của làng gốm
Bát Tràng ,có cuốn sách được các tác giả viết như :
- Cuốn sách: “ Gốm Bát Tràng thế kỷ XIV-XIX” của các tác giả Phan Huy
Lê , Nguyễn Đình Chiến và Nguyễn Quang Ngọc,nhà xuất bản Thế giới
Hà Nội.

2


- Lịch sử làng gốm Bát Trang qua web: Thuvien24.com
Thống kê số lượng khách du lịch đến tham quan gốm Bát Tràng tại web:
- Cổng giao tiếp điện tử thành phố Hà Nội: beta.hanoi.gov.vn
- Viện nghiên cứu du lịch Việt Nam
Tìm hiểu nghiên cứu về tiềm năng lợi ích du lịch của làng gốm Bát Tràng qua :
- Cuốn sách “ Gốm Bát Tràng thương hiệu đầu tiên của Việt Nam “ của tác
giả Nguyễn Văn Huân.
- Web: Cổng thông tin UBND huyện Gia Lâm
- Cuốn sách : “ Bát Tràng làng nghề làng văn” của tác giả: Bùi Xuân Đỉnh,
Nguyễn Thu Hiền, Bùi Thị Thanh Hoa, Tạ thị Tâm . Nhà xuất bản Hà Nội
2013.
Các giải pháp giúp sự phát triển du lịch của làng gốm ngày càng mạnh hơn
được nghiên cứu ở các cuốn sách:
- Cuốn sách: “ Vai trò tổ chức xã hội trong phát triển kinh tế,hiệp hội gốm
sứ Phong Khê và hội gốm sứ Bát Tràng của tác giả Hoàng Thế Anh.
- Cuốn sách “ Giải pháp phát triển thương mại điện tử trong các làng nghề
qua mơ hình làng nghề Bát Tràng” của tác giả Nguyễn Đức Tài.
Những tài liệu trên là những gợi ý quý báu có giá trị tham khảo, kế thừa giúp
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Phát triển du lịch làng nghề truyền thống gốm
sứ Bát Tràng”
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các di tích lịch sử văn hóa, nghệ thuật, cảnh quan làng nghề, các hoạt
động sản xuất có thể phục vụ khai thác du lịch, các hoạt động du lịch, các hoạt
động du lịch hiện nay tại làng gốm Bát Tràng.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Bài luận tập trung nghiên cứu về làng gốm sứ Bát Tràng và các hoạt động

khai thác du lịch hiện nay tại làng nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3


4.1 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số ý kiến nhằm khai thác tốt hơn những tiềm năng du lịch
mà làng gốm Bát Tràng có được, đặc biệt là tiềm năng cho phát triển du lịch
làng nghề.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Bài luận tập trung nghiên cứu về những tiềm năng du lịch tại làng nghề
truyền thống gốm sứ Bát Tràng như: lịch sử làng gốm, các tài nguyên du lịch,
điều kiện về kinh tế, xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội, các cơ chế
chính sách, đầu tư tại làng gốm Bát Tràng và thực trạng khai thác những tiềm
năng đó tại Bát Tràng hiện nay. Qua đó nêu lên một số ý kiến góp phần khai
thác tốt hơn những tiềm năng này
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin: thu thập thông tin qua sách báo, mạng,
interne,...
- Phương pháp xử lí thơng tin: vận dụng phương pháp xử lý thông tin thu
thập đề hồn thành bài luận này
6. Đóng góp của đề tài
- Đề tài nghiên cứu góp phần chuẩn hóa, nâng cao tiềm năng phát triển du
lịch tại làng gốm Bát Tràng
- Kết quả đạt dược của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho khách du lịch tham quan trong nước.
7. Cấu trúc
Đề tài gồm 4 chương:
Chương I. Giới thiệu khái quát về làng gốm Bát Tràng.
Chương II. Thực trạng phát triển du lịch tại làng gốm Bát Tràng.

Chương III. Tiềm năng và lợi ích phát triển du lịch làng nghề tại Bát
Tràng.
Chương 4. Một số giải pháp đề phát triển du lịch tại làng gốm sứ Bát
Tràng.
4


Đề tài của em khơng đi sâu vào tìm hiểu nghiên cứu sự hình thành,
phát triển cũng như kỹ thuật sản xuất gốm của Bát Tràng mà chủ yếu tập trung
đi sâu vào tìm hiểu về sự phát triển của du lịch làng nghề gốm này bao gồm:
Tiềm năng, thực trạng và các giải pháp tạo điều kiện cho du lịch Bát Tràng phát
triển.

5


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ LÀNG GỐM BÁT TRÀNG
I. Vị trí địa lý
Vị trí: Nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, làng gốm Bát Tràng thuộc
huyện Gia Lâm, cách trung tâm thủ đơ Hà Nội hơn 10km về phía Đông – Nam.
Ðặc điểm: Làng gốm Bát Tràng đã tồn tại ở ven đô Thăng Long với tư cách một
làng nghề khoảng hơn 500 năm nay.
Tên Bát Tràng được hình thành từ thời Lê, đó là sự hội nhập giữa 5
dòng họ gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát xứ Thanh với dòng họ Nguyễn ở đất
Minh Tràng. Năm dòng họ lớn gồm các họ Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm đã
nhóm họp và quyết định đưa một số nghệ nhân, thợ gốm và gia đình con cháu
dời làng di cư về phía kinh thành Thăng Long tìm đất lập nghiệp. Họ dừng chân
tại vùng 72 gò đất trắng làng Minh Tràng.
Ðến Bát Tràng hơm nay, ít có ai ngờ có một thời nghề gốm sứ nơi đây

đã có cơ mai một, cả làng chỉ còn vài lò gốm của hợp tác xã với sản phẩm đa
dạng như bát, tích, chén, sành phẩm chất cấp thấp. Ðể có sức sống đầy xn sắc
hơm nay, người Bát Tràng ngồi cái tinh, cái nhạy cịn tiềm ẩn một tình u da
diết với nghề gốm cổ truyền. Bằng lòng yêu nghề và sự miệt mài lao động, tìm
tịi sáng tạo, các nghệ nhân đã tìm ra bí quyết men mờ, rạn của gốm cổ Việt để
phục chế các nước men gốm sứ Bát Tràng xưa. Những thành quả lao động sáng
tạo của lớp nghệ nhân già cùng sức trẻ của Bát Tràng đã làm nên một thế giới đa
dạng, sống động lấp lánh sắc màu từ nắm đất quê hương.
Gốm Bát Tràng từ xưa đến nay đã lưu hành trên khắp mọi miền đất
nước, thậm chí ra cả nước ngồi. Sản phẩm gốm Bát Tràng như lọ độc bình,
song bình, bát vẽ chuồn, bát vẽ các tích cổ...đã được các lái thương Bồ Ðào
Nha, Nhật Bản, Hà Lan, Pháp... mua với số lượng lớn. Nhiều nghệ nhân Nhật
Bản đã bắt chước phong cách tạo hình, nét vẽ phóng khống, màu men đa dạng,
giản dị, mộc mạc mà sâu lắng của gốm Bát Tràng.
6


Từ những thế kỷ trước, đồ gốm Bát Tràng đã thuộc loại cao cấp, quý
hiếm nhưng phần nhiều là đồ thờ: chân đèn, lư hương, bình hoa. Về sau, do thị
hiếu phát triển, cộng với nhu cầu thị trường, gốm Bát Tràng đã có nhiều đồ gia
dụng, phổ biến nhất là bát, đĩa, bình, lọ.
Ngày nay, cái khéo cái tài của người làng gốm Bát Tràng được phát
huy cao độ trong cơ chế thị trường. Nhiều mặt hàng phong phú về chủng loại và
kiểu dáng đã được sản xuất. Các loại gốm mỹ thuật, gốm sứ công nghiệp, đồ giả
cổ, gốm xây dựng cao cấp đã dần được sản xuất nhiều hơn đồ gốm gia dụng.
Bây giờ những mặt hàng truyền thống xưa chỉ được làm khi có khách đặt để
trùng tu phục chế di tích cổ. Đứng trước những mặt hàng mỹ nghệ gốm Bát
Tràng, ta cảm thấy thán phục đến kinh ngạc bởi bàn tay tài hoa của các nghệ
nhân làng gốm - những con người đã sai khiến được đất và lửa để tạo nên những
men ngọc cho đời.

II. Lịch sử hình thành và phát triển của làng gốm Bát Tràng
Xã Bát Tràng hiện nay gồm hai làng Bát Tràng và Giang Cao gộp lại,
là một trong 31 xã của huyện Gia Lâm, trước thuộc tỉnh Bắc Ninh, từ năm 1961
thuộc ngoại thành Hà Nội. diện tích tồn xã bát tràng gồm 153 ha, trong đó chỉ
có 46 ha đất canh tác.
Quá trình thành lập làng xã Bát Tràng dường như liên quan đến sự tụ
cư và chuyển cư được diễn ra trong một thời gian khá dài. Tương truyền đầu
tiên là những người thợ thuộc họ Nguyễn Ninh Tràng (Trường) từ trường Vĩnh
Ninh (Thanh Hoá), nơi sản xuất loại gạch xây thành nổi tiếng trong lịch sử
chuyển cư ra.
Là một làng nghề gốm truyền thống, từ xa xưa đã có một huyền thoại
truyền khẩu trong nhiều thế hệ người làng rằng: “Vào thời Trần (thế kỷ XIIIXIV), có ba vị đỗ thái học sinh (ngang với tiến sĩ thời Lê - Nguyễn) được triều
đình cử đi xứ Bắc Quốc là Hứa Vĩnh Kiều (người Bát Tràng), Đào Trí Tiến
(người làng Thổ Hà) và Lưu Phương Tú (người làng Phù Lãng).

7


Sau khi hồn tất cơng việc ngoại giao trên đường về nước qua vùng
Thiều Châu, gặp bão lớn, họ phải dừng lại nghỉ, nơi đó có xưởng gốm Khai
Phong. Trong nửa tháng, ba ông học lấy nghề làm gốm: từ cách thức xây lò, làm
bát đến làm men, chép lại thành sách và mỗi người thuê 4 người thợ khéo ở bên
ấy cùng về. Khi về nước, ba người hỏi nhau ai thích mơn gì? Hứa Vĩnh Kiều
làng Bát Tràng thích làm đồ trắng, người làng Thổ Hà thích màu đỏ, cịn người
làng Phù Lãng lại thích màu da lươn. Mỗi người trở về quê hương lập thành lò
làm gốm từ đấy”
Thực ra nghề làm gốm ở Việt Nam đã có một lịch sử phát triển từ rất
sớm. Hiện nay khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện ra những dấu vết đồ gốm thơ
có niên đại 6000 năm trước. Chuyển đến giai đoạn gốm Phùng Nguyên, Gò
Mun (Vĩnh Phú) thời đầu các vua Hùng, thì chất lượng gốm đã cao hơn, chắc

hơn với độ nung 800 - 900oC. các sản phẩm gốm trong giai đoạn này có xương
gốm bước đầu được tinh luyện, kỹ thuật tạo dáng đã đẹp và tiện dụng hơn. Hoa
văn trang trí được thể hiện bằng các phương pháp chải, rạch, dập và in. Người
thợ gốm đã loại bỏ dần những yếu tố ngẫu nhiên, bắt đầu quan tâm đến cái đẹp
của từng loại sản phẩm.
Đến giai đoạn gốm men Đại Việt (từ thế kỷ XI trở đi) thì một số trung
tâm gốm đã hình thành trên đất nước ta như vùng gốm Hà Bắc, Thanh Hoá,
Thăng Long, Đà Nẵng, ... những sản phẩm gốm dân dụng kết hợp với nghề làm
gạch ngói đáp ứng yêu cầu xây dựng chùa, tháp như chùa Phật Tích (Hà Bắc),
Quốc Tử Giám (Hà Nội), Tháp Chàm (Quảng Nam - Đà Nẵng), ... đặc biệt ở
thời Trần, có trung tâm gốm Thiên Trường (Hà Nam Ninh) với các sản phẩm
tiêu biểu như bát, đĩa, bình lọ phủ men ngọc, men nâu , ... như thế thì đâu phải
có sự truyền dạy của thợ gốm tàu mới có nghề gốm ở Bát Tràng, Thổ Hà, Phù
Lãng...
Duy chỉ có truyền thuyết nói về việc dân làng ở Bát Tràng từ Bồ Bát
chuyển cư ra Bắc và định cư ở hữu ngạn sơng Hồng, phía dưới Thăng Long, để
tiện việc chun chở nguyên liệu và thành phẩm là phù hợp với lịch sử. nghề
8


gốm ở Bát Tràng gắn liền với quá trình lập làng. Do vậy, thời điểm chuyển cư
hợp lý nhất của người làng Bồ Bát phải là vào khoảng cuối thời Trần (thế kỷ
XIV) và có thể coi đó là thời điểm mở đầu của làng gốm .
Một thực tế cho thấy người dân làng Bát không thờ tổ nghề như các
làng nghề thủ cơng khác. Chỉ có điều vào các dịp lễ hội thờ thành hoàng làng
hàng năm, dân làng rước các bài vị đề duệ hiệu, mỹ tự của các thần ra đình tế lễ,
các dịng họ được rước tổ của mình ra phối hưởng. Riêng họ Nguyễn Ninh
Tràng, là họ đầu tiên chuyển ra làng Bát, được quyền rước bát hương che lọng
vàng, đi vào giữa đình. Cịn các họ khác lần luợt rước bát hương che lọng xanh
đi né sang bên. Lễ hội làng Bát có nhiều trị chơi và các cuộc thi tài thật độc

đáo.
Ngồi thi nấu cỗ, đánh cờ người (mà tướng đều là các bà), làng còn tổ
chức đua tài bằng những sản phẩm tinh xảo do người thợ chế tác ra. Giải thưởng
tuy không lớn nhưng đã động viên mọi người khiến ai cũng cố gắng hết mình để
tạo ra những vật phẩm có giá trị vĩnh hằng, ai ai cũng háo nức tham gia và họ có
một niềm tin rằng, người được giải chính là được tổ nghề ban lộc, làm ăn sẽ khá
giả, nghề nghiệp tiến triển suốt năm. Đây cũng là vinh dự vô giá để mỗi người
tự nâng cao tay nghề hên đến năm sau lại có dịp đua tài .
II. Quy trình sản xuất Gốm Sứ Bát Tràng
Từ xa xưa Gốm Sứ đã là một vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình
và hiện nay gốm sứ đã phổ biến hầu như trên toàn thế giới từ những bộ ấm chén
cao cấp, bát đĩa để ăn cơm, tranh gốm sứ, tượng gốm sứ...vv. Gốm sứ đã là sản
phẩm không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta tuy nhiên ít ai biết được quy
trình sản xuất gốm sứ và nguồn gốc từ đâu làm ra. Chúng ta cùng đi tìm hiểu về
quy trình sản xuất Gốm Sứ và tại làng Cổ gốm sứ Bát Tràng.
Bước đầu tiên chính là chọn nguyên liệu làm lên sản phẩm gốm sứ, đó
chính là đất chúng ta thường sử dụng đất sét đệ làm ra các bộ ấm chén. Khác
với sản phẩm gốm đất nung, sứ Bát Tràng là sản phẩm cao cấp nên đất để làm
cần được tuyển chọn kỹ trước khi sản xuất sản phẩm. Với mỗi loại đất khác
9


nhau sẽ có các đặc điểm về vật lý chịu nhiệt chịu lực khác nhau, đất sản xuất
chủ yếu là đất Trúc Thơn và đất Cao Lanh.
Chất lượng thì đất trắng để làm các loại ấm chén trắng còn đất đỏ làm
ấm chén tử sa. “Nhất liệu, nhì nung, tam hình, tứ trí” ta thấy việc chọn đất là vơ
cùng quan trọng. Cao Lanh có nguồn gốc tên gọi từ Cao Lĩnh thổ (tức đất Cao
Lĩnh, là đất sét trắng tại Cao Lĩnh), một khu vực đồi tại Cảnh Đức Trấn, Giang
Tô, Trung Quốc. Các mỏ đất sét trắng tại đây được khai thác để làm nguồn
nguyên liệu sản xuất đồ sứ Trung Quốc. Tên gọi kaolin được các giáo sĩ dòng

Tên người Pháp du nhập vào Châu Âu trong thế kỷ XVIII và khi được phiên âm
ngược trở lại tiếng Việt thì nó đã trở thành Cao Lanh.
Đất sét Trúc Thơn có độ dẻo cao, khó tan trong nước, hạt mịn, màu
trắng xám, độ chịu lửa ở khoảng 1650°C. Thành phần hố học (tính trung bình
theo % trọng lượng) của đất sét Trúc Thôn như sau: Al203 27,07; Si02 55,87;
Fe203 1,2; Na2O 0,7; CaO 2,57; MgO 0,78; K2O 2,01; Ti02 0,81. Tuy là loại đất
tốt được người thợ gốm Bát Tràng ưa dùng nhưng sét Trúc Thơn cũng có một số
hạn chế như chứa hàm lượng ơxít sắt khá cao, độ ngót khi sấy khơ lớn và bản
thân nó không được trắng.
Ngày nay các công đoạn xử lý đất đã thay đổi nhiều bới áp dụng kỹ
thuật vào sản xuất, giúp tăng năng xuất, giảm thời gian khi xử lý. Các loại đất
thô từ mỏ mang về được chộn với nhau theo một tỷ lệ, tỷ lệ pha chế này được
giữ kín, hỗn hợp đất được cho vào một bình nghiền cùng với một lượng nước
vừa đủ. Sau đó bình nghiền sẽ hoạt động liên tục trong thời gian 24h-48h để cho
ra một sản phẩm gọi là hồ. Tại đây hồ được khử sắt bằng từ tính bởi một thiết bị
cho vào bể chứa hồ, sau khi khử hết sắt trong hồ sẽ được chuyển qua bể chứa
hoặc chuyển lên bể lắng để lấy đất dẻo
Tiếp theo là khâu tạo dáng cho sản phẩm đây là quy trình đặc biệt quan
trọng trong quy trình sản xuất. Từ những mảng đất đã được xử lý, người thợ bắt
đầu truyền cho mỗi sản phẩm một hình dáng riêng biệt. Người thợ gốm có thể
sử dụng phương pháp vuốt tay, be chạch trên bàn xoay hoặc tạo hình theo khn
10


in. Sản phẩm sau khi tạo dáng còn ướt và rất dễ biến dạng do đó phải tiến hành
phơi sản phẩm sao cho khô đều, không bị nứt nẻ, không làm thay đổi hình dáng
của sản phẩm
Để nâng cao tính nghệ thuật cho tác phẩm gốm sứ Bát Tràng, người thợ
gốm dùng bút lông vẽ màu lên sản phẩm với đủ loại hoa văn. Đơi khi họ cũng
dùng các hình thức trang trí khác như đánh chỉ (định vịng trịn quanh miệng,

thân hoặc chân sản phẩm bằng màu hoặc men màu) hay bơi men chảy (một loại
men trang trí) lên miệng sản phẩm để khi nung men chảy tỏa xuống tạo nên
những đường nét màu sắc tự nhiên hài hòa. Nhiều gia đình lại sử dụng kỹ thuật
hấp hoa lên bề mặt gốm tráng men đã nung chín.
Sau khi sản phẩm Gốm Sứ cơ bản đã hoàn chỉnh, người thợ gốm có thể
nung sơ bộ sản phẩm ở nhiệt độ khơng cao rồi sau đó mới đem tráng men hoặc
dùng ngay sản phẩm Gốm Sứ hồn chỉnh đó trực tiếp tráng men lên rồi mới
nung. Đối với các sản phẩm lớn người ta hay dùng phương pháp dội men hay
phun men, cịn các sản phẩm bé thì dùng phương pháp nhúng men.
Các sản phẩm mộc thường được nung trong các loại lò ếch, lò đàn, lò bầu và
gần đây là lò hộp. Nhiên liệu đun là củi, than cám hoặc ga. Tuỳ theo mỗi loại lò
và mỗi dạng gốm cụ thể mà thời gian nung và nhiệt độ nung cũng khác nhau.
Gốm đất nung ở nhiệt độ từ 600 – 900 oC, gốm sành nâu từ 1100 – 1200 oC, gốm
sành xốp từ 1200 – 1250 độ C, gốm sành trắng từ 1250 - 1280 oC và đồ sứ từ
1280 – 1350oC.

11


Chương II.
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÀNG GỐM BÁT TRÀNG
I. Những sản phẩm chính của làng gốm Bát Tràng.
Sản phẩm gốm Bát Tràng vừa đa dạng về chủng loại, vừa phong phú về
màu sắc kích cỡ. Ngồi những sản phẩm truyền thống có từ các đây 400 - 500
năm, thì hiện nay với nhu cầu thị trường đã xuất hiện rất nhiều mẫu mã mới
phục vụ cho cuộc sống. Xét về tổng thể thì có thể chia các sản phẩm của Bát
Tràng làm các loại chủ yếu sau:
1. Đồ dân dụng.
- Cỡ nhỏ có: bát cơm, bát đào, bát đá, chén, tách và be rượu.
- Cỡ vừa có: bát yêu, bát nắp, ấm chuyên, ấm tích, liễn, phạng, thùng

hoa bèo,...
2. Đồ thờ.
Có bát hương, đỉnh chầm, cây đèn, độc bình, song bình, lộc bình, ống
cắm hương, chân nến, lọ hoa, bộ tam đa và các loại choé,...
3. Đồ trang trí nội thất và vườn.
Có các loại chậu hoa, chậu thống, đôn, trạc, nghê, voi, vịt, cá, tôm, cua,
ve sầu
cùng các loại phù điêu và đĩa treo tường và mới đây là những đồ vật có
kích thước rất nhỏ và ngộ nghĩnh thường phục vụ dưới hình thức đồ lưu niệm
cho khách du lịch như hộp phấn, hình người, bộ ấm chén cỡ nhỏ xíu. Với những
ngày lễ trong năm như: ngày quốc tế phụ nữ, ngày lễ tình yêu, ngày nhà giáo,...
cũng có những sản phẩm đặc trưng tại các quầy hàng.
II. Tổ chức sản xuất tại làng gốm Bát Tràng
Xã Bát Tràng gồm hai làng nhỏ là làng Giang Cao và làng Bát Tràng;
cả hai làng đều sản xuất đồ gốm sứ nhưng phần lớn sản phẩm bán ra vẫn do
làng Bát Tràng sản xuất.

12


Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) thực hiện chủ trương đổi mới cơ
chế quản lý kinh tế, xoá bỏ chế độ tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đã tạo ra một bước ngoặt
mới trong công cuộc phát triển của cả nước. Chính sách phát triển kinh tế nhiều
thành phần đã tạo một sức sống mới cho các làng nghề nói chung và cho Bát
Tràng nói riêng. Cơ chế mới đã mở rộng khả năng huy động mọi nguồn vốn, lao
động, vật tư trong các hộ gia đình vào phát triển sản xuất và xuất khẩu sản
phẩm.
Từ năm 1990 trở lại đây, nghề gốm Bát Tràng đã thực sự khởi sắc và
mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ khi chuyển hướng kinh tế, lấy hộ gia đình làm

nịng cốt trong sản xuất - kinh doanh. Chấp nhận cạnh tranh, mở rộng sản xuất
và thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, do vậy, sản xuất của Bát Tràng tăng
lên nhanh chóng, thu nhập được nâng cao, đời sống vật chất và tinh thần được
cải thiện rõ rệt.
Nói đến Bát Tràng ta khơng thể khơng nói đến làng cổ Bát Tràng. Hiện
tại, làng cổ Bát Tràng chỉ có diện tích 5,6 ha và chỉ cịn 20 lị gốm mang tính
chất dịng họ (cả làng hiện có 26 họ) nhưng nơi đây lại có nhiều di tích mang
đậm nét văn hoá truyền thống của làng.
Khu vực sản xuất chủ yếu của làng Bát Tràng hiện nay là khu đất mới,
khu sản xuất này phát triển từ sau năm 1990 và có diện tích lớn gấp hai lần so
với khu làng cổ trước kia.
Nguyên liệu chủ yếu để làm gốm của làng Bát Tràng là đất Cao lanh
trắng, hiện tại loại đất này tại chính làng đã hết, do vậy để sản xuất người dân
Bát Tràng phải mua đất từ các tỉnh lân cận Hà Nội như: Hải Dương, Hưng Yên,
Vĩnh Phúc, Quảng Ninh,...
Trước đây để tạo hình sản phẩm các nghệ nhân gốm thường dùng bàn
xoay đẩy bằng tay hoặc đạp bằng chân để vuốt ra sản phẩm, do vậy địi hỏi
người làm gốm phải có độ tinh xảo rất cao. Hiện nay, trong làng Bát Tràng
những người cịn có khả năng thực hiện kiểu tạo hình đó chỉ cịn khoảng ba, bốn
13


người. Những sản phẩm của làng bây giờ đa phần được làm theo phương pháp
đổ khuôn, làm theo cách này thì thời gian chi phí cho một sản phẩm ngắn hơn,
tuy vậy nhưng giá trị thẩm mỹ của sản phẩm khơng giảm đi, phương pháp sản
xuất này cịn gọi là in. Sản phẩm sau khi dỡ khuôn chỉ cần sửa sang lại một chút
như bỏ bavia hay vê lại những đường miệng sản phẩm là đã xong được phần
cốt.
Đối với những sản phẩm cầu kỳ như yêu cầu phải đắp nổi, khắc tạo
hình,... hay sản phẩm có kiểu dáng khơng thể tạo được khn thì người thợ gốm

vẫn phải dùng tay để vê, nặn và uốn trực tiếp trên sản phẩm còn chưa se mặt.
Những sản phẩm sửa lại như vậy mà không dùng bàn xoay gọi là hàng làm bộ,
nếu dùng đến bàn xoay gọi là hàng làm bàn. Tóm lại, hiện nay việc sản xuất của
làng Bát Tràng vừa kế thừa được truyền thống, vừa kết hợp được phương pháp
sản xuất mới có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Trong làng Bát Tràng hiện nay việc sản xuất ra sản phẩm ngồi những
lị gốm nhỏ mang tính chất gia đình đã có những cơng ty lớn, tất cả là những
công ty tư nhân, những công ty này đã cung cấp khoảng 30% sản phẩm cho thị
trường. Tại toàn bộ các cơng ty lớn này thì hiện nay đã sử dụng loại lò tuynel
đốt bằng gas để nung sản phẩm, do vậy việc sản xuất mang tính thương mại cao
hơn.
Cịn đối với các lị nung gia đình thì quy mơ sản xuất rất đa dạng; từ
loại lò nhỏ chỉ dùng để sản xuất một loại sản phẩm như bát hoặc chậu hoa hoặc
đơn hay vật liệu trang trí xây dựng,...các lò này chỉ sử dụng từ 7 đến 10 người
làm và đa phần các lò nhỏ này vẫn sử dụng loại lò hộp đất sử dụng than cám.
Còn những lò được coi là lớn, lượng sản phẩm đa dạng hơn và đủ loại
kích cỡ như ấm, chén, bát,... to nhất là những lọ hoa cao chừng 30 cm để tiết
kiệm khơng gian trong lị. Lị lớn thường có khoảng 50 - 100 công nhân, của
một hay nhiều hộ hợp tác sản xuất. Tại các cơ sở lớn họ có điều kiện đốt lị ga
(lị nung tuynel), bởi chi phí cho một lị cỡ trung dung tích 2,5 m 3, dùng 15 bình
ga và đốt trong 12 tiếng đồng hồ thì chi phí vốn ban đầu đã là 200 triệu đồng.
14


Với chi phí như vậy, nếu khơng nung một số lượng sản phẩm đủ lớn trong một
lần đốt lị thì rất lãng phí và giá thành sản phẩm sẽ rất cao. Lị gas có chi phí cao
hơn hản lị hộp nhưng lượng khói thải gây ơ nhiệm mơi trường lại ít hơn nhiều
và hiệu quả đạt được cao hơn nhiều (90% - 93%). Hiện nay, tồn xã Bát Tràng
đã có 37% lị gốm dùng lị gas để nung sản phẩm.
Tóm lại, việc tổ chức sản xuất hiện nay ở làng Bát Tràng khá đa dạng

vừa kế thừa được những nét truyền thống của làng nghề cổ vừa mang tính sản
xuất bán cơng nghiệp có tính hiện đại và có hiệu quả kinh tế cao rất đáng được
tiếp tục nghiên cứu phát triển sao cho vừa phát huy được hiệu quả cả về hàng
hoá lẫn tham quan du lịch.
III. Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản
Làng Bát Tràng sản xuất ra lượng sản phẩm gốm sứ nhiều nhất so với
các làng ở các vùng xung quanh như: Giang Cao, Kim Lan, Đa Tốn,...Trong
làng Bát Tràng mới, theo các trục đường lớn cửa hàng đã đua nhau mọc lên san
sát, trưng bày các sản phẩm của lị nhà mình hoặc sản phẩm tổng hợp của một
số lò xung quanh cho gian hàng thêm sinh động và phong phú.
Mặc dù hướng tiêu thụ chính của các lị vẫn là bán bn cho các đại lý
sản phẩm truyền thống của lị mình hoặc sản xuất và sản xuất theo các đơn đặt
hàng. Các đơn đặt hàng hoặc các đại lý có thể ở rất gần như ở ngay làng Giang
Cao bên cạnh hay trong thành phố Hà Nội và xa hơn là đi các tỉnh khác trong cả
nước hoặc có thể xuất khẩu ra nước ngồi như: Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Hà Lan,...
Cịn các cửa hàng ở làng có lẽ chỉ mang tính chất trưng bày bởi lượng
bán lẻ tại cửa hàng là rất ít. Có thể là hiện tại, khâu mơi giới, thương mại tại các
cửa hàng này có thể chưa hấp dẫn nhưng ngun nhân chủ yếu có lẽ tại vị trí
các cửa hàng của khu vực làng mới Bát Tràng này. Làng nằm ngay bên bờ sông
Hồng, giáp trực tiếp với hướng bờ sông nhưng lương khách đi du lịch bằng
đường sơng lại chủ yếu cập bến làng phía trên là làng Giang Cao và khách du
lịch bằng đường bộ cũng phải qua làng Giang Cao mới tới được làng Bát Tràng.

15


Vậy nên, khách tới tham quan và mua hàng thực sự đã bị tập trung sự chú ý ở
những gian hàng cũng rất to và đẹp ở làng Giang Cao.
Có thể du khách cũng khơng biết đến những lị gốm và những gian
hàng gốm thực sự của làng Bát Tràng. Bởi đến Bát Tràng vào dịp cuối tuần mà

đường xá vắng vẻ vơ cùng và chẳng có cửa hàng nào có khách. Có lẽ một phần
cũng là do sản phẩm của Bát Tràng chỉ mới dừng lại ở những đồ dùng hằng
ngày và những vật phẩm trang trí truyền thống, chưa thực sự dành nhiều cho du
lịch. Nên lượng bán lẻ ở cửa hàng chỉ có thể nói là có chứ không đáng kể.
IV. Những hạn chế mà làng nghề đang gặp phải
Mặc dù làng Bát Tràng trong những năm qua đã có sự phục hồi và phát
triển về kinh tế, có những thành tựu nhất định về cải thiện và nâng cao đời sống
của nhân dân, góp phần đa dạng hố sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của sản
phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế nhưng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
của làng vẫn còn nhiều hạn chế và khó khăn cần khắc phục:
Trước hết, đó là thị trường tiêu thụ sản phẩm. Làng Bát Tràng 100% dân
cư làm nghề thủ công và dịch vụ nên có thể nói lượng sản phẩm sản xuất ra là
rất lớn. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là bán buôn với số lượng lớn cho các nơi
nên giá thường rất rẻ.
Sản phẩm của Bát Tràng vốn rất nổi tiếng nhưng thị trường xuất khẩu lại
có tính ổn định khơng cao. Cịn đối với chính những cửa hàng tại làng, hàng hố
lại khơng thể bán trực tiếp được do lượng sản phẩm dành cho khách du lịch còn
chưa nhiều, chưa đủ hấp dẫn nên lợi nhuận thu được giảm đi rất nhiều. Khi làm
hàng theo các đơn đặt hàng của các đại lý, thì ngay những đại lý ở gần ngay
cạnh như làng Giang Cao cịn khơng cho cơ sở sản xuất in biểu tượng hay dấu
hiệu riêng của cơ sở mình lên sản phẩm, làm cho các sản phẩm của làng không
đến được tay khách hàng theo đúng xuất xứ của nó.
Vốn để phát triển sản xuất cũng là vấn đề đang được đặt ra của làng nghề.
Làng có lượng lao động đồi dào với vốn nghề truyền thống rất quý báu và thị
trường rộng lớn nhưng vốn cho sản xuất hầu hết là vốn tự có, vốn vay ngân
16


hàng và vay tư nhân với lãi xuất cao. Việc hỗ trợ cho vay ưu đãi của nhà nước
còn quá ít.

Cạnh tranh và liên kết kinh tế trong làng nghề còn hạn chế, 70% sản
phẩm của làng là do các hộ tư nhân sản xuất ra, mỗi lò làm một loại sản phẩm
nên tính cạnh tranh vẫn chưa cao và sự liên kết để tạo sự lớn mạnh, uy tín đối
với các cơ sở ở phạm vi rộng hơn như về khâu ngun vật liệu hay tiêu thụ cịn
chưa nhiều.
Ơ nhiễm môi trường tại Bát Tràng cũng là vấn đề cần quan tâm đặt biệt.
Nguyên liệu chính cho sản xuất là đất, than, củi và một số hoá chất. Mà tại xã
Bát Tràng nói chung hiện cịn 63% các lị vẫn còn đốtlò hộp bằng than cám. Do
các lò nung thường xuyên hoạt động, nên nhiệt độ ở làng khá cao, phải hơn
1,5oC - 3oC so với các làng khác. Tác nhân gây ô nhiễm môi trường là các chất
thải rắn: xỉ than, than củi, các sản phẩm loại,... và các khí đốt lị, khí thải của các
phương tiện vận chuyển v.v...
Theo thống kê năm 1998, tỷ lệ người mắc các chứng bệng về đường hơ
hấp rất cao, sau đó là các bệnh ung thư, bệnh về đường tiêu hoá. Hiện nay, vấn
đề này đã được mọi người chú ý nhưng do đặc tính ngành nghề nên các nguy cơ
vẫn ở dạng cao.
Một điểm nữa cũng cần được đề cập đến đó là sự quan tâm, giúp đỡ và
đầu tư nâng cấp của nhà nước đối với Bát Tràng là chưa thích đáng. Sự phát
triển mạnh về sản xuất và thương mại trong những năm vừa qua của cả xã Bát
Tràng là sự phân chia: Bát Tràng thì sản xuất còn Giang Cao làm thương mại.
Mặc dù trong chủ trương của Đảng bộ và chính quyền thành phố Hà Nội
nói chung và chủ trương của Đảng bộ và chính quyền huyện Gia Lâm nói riêng
đã lựa chọn làng Bát Tràng thuộc xã Bát Tràng để xây dựng mơ hình làng nghề,
xã nghề truyền thống với mục tiêu là: phát triển sản xuất gắn liền với phát triển
du lịch thương mại, phát triển kinh tế phải đảm bảo môi trường sống của nhân
dân, đổi mới cuộc sống nông thôn đồng thời phải giữ gìn và tơn vinh bản sắc
văn hố làng xã.
17



Để thực hiện mục tiêu trên một cách đồng bộ, từ năm 1999 UBND thành
phố đã tích cực tập trung chỉ đạo các sở, ngành cùng tham gia để hoàn chỉnh qui
hoạch chi tiết làng nghề truyền thống Bát Tràng; kế hoạch gồm: cải tạo và nâng
cấp đường liên xã qua Bát Tràng (gắn với thoát nước và điện chiếu sáng), cải
tạo và nâng cấp hệ thống điện, nước và xây dựng cảng Bát Tràng.
Thực tế là chỉ đoạn đường từ đê qua làng Giang Cao và UBND xã đến
làng cổ Bát Tràng mới được hoàn thành một phần (khoảng 3/4). Còn phần còn
lại, doạn từ đê qua làng Giang Cao đến Bát Tràng không biết đến bao giờ mới
được làm xong. Đường điện chiếu sáng ở địa phận làng Bát Tràng cũng chưa
thấy đâu và người dân làng Bát Tràng chỉ cịn biết ngồi đợi và họ khơng biết các
ban chỉ đạo cấp trên có nhớ đến kế hoạch này không.

18


Chương 3
TIỀM NĂNG VÀ LỢI ÍCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH
LÀNG NGHỀ TẠI BÁT TRÀNG
I.Tiềm năng cho phát triển du lịch
1. Sản phẩm độc đáo, hấp dẫn khách du lịch
Hiện nay, khó có thể nói chính xác Bát Tràng có bao nhiêu loại sản
phẩm, có thể khoảng trên dưới 300 loại. Bởi cùng một tên như nhau thì đã có ít
nhất từ 5 đến 7 thể loại khác nhau về màu sắc, kiểu dáng và kích cỡ. Khi bước
vào cửa hàng từ trung bình trở lên trong làng, khách du lịch đã thấy rất phong
phú và đa dạng rồi. Với những cửa hàng lớn, thì du khách thật sự bị chống
ngợp bởi khơng gian bóng bẩy và sặc sỡ của thế giới đồ gốm sứ. Các cửa hàng
to có thể là của các cơng ty, các hộ có lị sản xuất hoặc chỉ làm đại lý và thường
có tất cả các loại sản phẩm.
Nhưng sản phẩm của mỗi cửa hàng lại không hề giống nhau. Nếu cửa
hàng này khách không ưng về màu men hay kiểu dáng thì có thể sang một cửa

hàng khác, mỗi cửa hàng có một đặc trưng về sản phẩm riêng vì được tạo bởi
những bí quyết nghề nghiệp khác nhau.
Có thể nêu ví dụ về sản phẩm rất được khách du lịch ưa chuộng là bộ
tách uống trà. Chủng loại sản phẩm này đã có tới 30 loại với màu sắc, kích cỡ
khác nhau. Với sự phong phú như vậy, chắc chắn dù khách hàng có khó tính đến
đâu cũng có thể tìm được cho mình một bộ ưng ý.
Kỹ thuật chế tác gốm ở Bát Tràng đã có thể phục chế lại được tất cả
các sản phẩm cổ truyền đặc sắc từ 300 - 400 năm trước, điều mà không một nơi
sản xuất gốm sứ làm được giỏi bằng. Chính điều này đã giúp Bát Tràng khơng
những duy trì được tiếng tăm vốn có mà cịn làm cho tiếng tăm đó vang xa hơn.
Trong mỗi sản phẩm là tâm hồn và tài nghệ với nét văn hoá Bát Tràng từ xưa
truyền lại qua bao đời nay, các sản phẩm đó vẫn rất đẹp và vơ cùng rõ nét. Có
những sản phẩm của các nghệ nhân Bát Tràng đã trở thành báu vật của làng như
19


chiếc bình gốm cao 3 m của nghệ nhân Nguyễn Minh Ngọc tại Xóm 1, làng cổ
Bát Tràng. Đây là chiếc bình sứ lớn nhất Việt Nam và là niềm tự hào của người
dân Bát Tràng.
Với những sản phẩm mang tính lịch sử và nghệ thuật như vậy, khách
du lịch có thể đến thăm làng theo các tour du lịch chuyên đề như: Nghệ thuật
gốm sứ dân gian Việt Nam hay văn hoá Viêt Nam hoặc đơn thuần chỉ để ngắm
nhìn sự phong phú trong các cửa hàng.
2. Làng có các cơng trình kiến trúc cổ.
Giờ đây khi đặt chân đến Bát Tràng ta sẽ thấy nhà gạch san sát, đường
ngõ quanh co, chật hẹp, tuy vậy, nó lại thể hiện rất rõ nét đặc trưng của làng
nghề cổ Việt Nam.
Làng có lịch sử khoảng 500 năm và cho đến tận ngày nay trong làng
những ngơi nhà cổ (có tuổi từ 100 - 200 năm) còn lại khá nhiều. Các ngơi nhà
này có tường bao quanh rất cao, trên tường có gắn nhiều mảnh gốm hoặc gạch

Bát Tràng loại xấu để trần, không trát. Loại gạch làng Bát Tràng nổi tiếng bền
trắc và không bị mọc rêu. Những ngôi nhà cổ này hiện nay thường có nền nhà
thấp hơn mặt đường, thậm trí có nơi mặt đường cao ngang tường hay tới tận nóc
nhà.
Làng có 100% số hộ gia đình sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ từ lâu đời
(làng hồn tồn khơng có diện tích đất nơng nghiệp) nên có thể nói, người dân
trong làng có cuộc sống sung túc hơn các làng khác rất nhiều (nhất là các làng
thuần nông bên cạnh). Từ xa xưa, số hộ giàu đã chiếm một tỷ lệ tương đối trong
làng, các hộ này đã xây cất cho mình những ngơi nhà bề thế, những ngơi nhà đó
giờ đây đã trở thành những cơng trình kiên trúc cổ kính, bề thế và rất đẹp.
Ngoài ra, theo truyền thống làng xã Việt Nam, các cơng trình như: đền
làng, đình làng và nhà thờ họ, thờ tổ cũng được xây dựng từ rất sớm. Những
ngôi nhà này được xây dựng kiên cố, có cột, xà và cửa bằng lim. Tiếp thu nền
kiến trúc kiểu Pháp vào những năm đầu thế kỷ XX, trong làng cũng có những
ngơi nhà kiểu này. Nhà kiểu Pháp có tường rất dày từ 40 - 60 cm, trần cao, mái
20


nhà được làm bằng xà lim và gạch mỏng Bát Tràng. Giờ đây, nhiều ngôi nhà với
các kiểu kiến trúc cổ vẫn cịn cộng với các ngơi nhà theo kiến trúc mới đan xen
tạo nên sự phong phú về kiến trúc rất hấp dẫn khách du lịch.
Đình làng là nơi diễn ra lễ hội của làng vào rằm tháng 2 âm lịch hàng
năm. Ngơi đình này vốn có kiến trúc hồn tồn giống đình Đình Bảng ở Bắc
Ninh (thời trước thuộc huyện Gia Lâm, tổng Bắc Ninh), một ngơi đình đẹp nổi
tiếng, nhưng trong chiến tranh, một phần đình đã bị phá huỷ, tuy nhiên nó đã
được dân làng khơi phục lại ngay sau đó và vẫn theo lối kiến trúc cũ. Hàng năm,
vào rằm tháng 2 âm lịch làng mở hội tại đây để tưởng nhớ công ơn tổ tiên đã có
cơng chọn đất mở làng và truyền lại nghề quý cho con cháu.
Làng Bát Tràng không chỉ nổi tiếng về nghề gốm mà cũng nổi tiếng
là nơi có nhiều sỹ tử từ cổ trí kim thành đạt. Ngay từ đời Lý, làng Bát Tràng đã

được nhà vua ban cho văn chỉ có nóc, dùng để ghi danh các bậc đỗ đạt trong
làng, một số tiến sỹ trong làng cũng đã lưu danh trong bia đá ở Quốc Tử Giám.
Làng có một ngơi đền cổ thờ Thánh mẫu (người chọn đất làng để ngự
và phù hộ cho dân làng). Ngơi đền này có tiếng là linh thiêng do vậy hàng tháng
vào ngày rằm và mồng một, dân làng và dân ở một số vùng lân cận vẫn đến để
cúng tế. Nhưng hiện tại lối đi trước của ngôi đền đã bị lũ sông Hồng làm lở và
cuốn trôi do vậy ngơi đền rất cần sự quan tâm của chính quyền địa phương để tu
bổ và mở mang diện tích mặt trước, để cho biểu tượng tâm linh của làng được
đàng hồng và to đẹp hơn. Và mỗi khi có lễ hội dân làng lại được nô nức tổ
chức lễ rước từ đình làng tới đền như truyền thống xa xưa.
Trong làng hiện có 22 họ và hầu hết các họ đều có nhà thờ họ to và bề
thế. Những nhà thờ họ mang tính riêng biệt của mỗi dịng tộc và tạo nên cho
làng một quần thể kiến trúc độc đáo của khơng gian thờ cúng.
Nói tóm lại, làng Bát Tràng hiện cịn lưu giữ được rất nhiều những
cơng trình kiến trúc cổ và đã thực sự là nguồn tài nguyên nhân văn quý giá cho
phát triển du lịch.
3. Vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển du lịch:
21


Làng nằm bên hữu ngạn sông Hồng, theo truyền thuyết lập làng thì vị
trí này vốn thuận lợi cho chun trở nguyên liệu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
theo đường sơng. Nhưng hiện nay ngồi bến sơng, thì giao thơng đường bộ cũng
rất thuận tiện, có thể nói đường bộ là con đường giao thơng chính của làng.
Từ trung tâm Hà Nội, chỉ với 30 phút đi ô tô là du khách đã tới được
Bát Tràng bằng đường đê Long Biên-Xn Quan hay từ các tỉnh ở phía đơng
bắc cơ thể tới Bát Tràng bằng con đường qua xã Đa Tốn, tới chân đê sông
Hồng, đi qua đê là tới được Bát Tràng chính vì vậy nó rất thuận lợi cho việc tổ
chức các tour du lịch đến từ Hà Nội hay các tỉnh khác.
Nằm bên bờ sông Hồng, Bát Tràng được coi như là điểm dừng cho tour

du lịch Thăng Long-Phố Hiến trên sơng Hồng, làng có bến sông rất tiện cho tàu
cập bến và lên thẳng làng cổ Bát Tràng, vào các lò gốm thăm quan.
4. Nét độc đáo của phương thức sản xuất ngành nghề thủ công
truyền thống
Làng Bát Tràng đã nổi tiếng từ xa xưa. Người dân Thăng Long-Hà Nội
thường hay truyền tụng câu:
“Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng
Thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xá”
Với sản phẩm gốm sứ Bát Tràng, từ 100  200 năm trước đã được tiêu
thụ rộng rãi trên cả nước và ra nước ngồi bằng đường sơng do vậy mua và
dùng được đồ Bát Tràng khơng khó.
Tuy nhiên, khi đến thăm Bát Tràng du khách không chỉ có thể mua
được hàng của Bát Tràng tận lị với giá rẻ, nhiều kiểu dáng phong phú mà đặc
biệt là du khách có thể trực tiếp chiêm ngưỡng những bàn tay thợ khéo léo đang
chế tác sản phẩm, theo dõi và biết được để làm ra sản phẩm hoàn chỉnh người
thợ phải làm như thế nào, điều đó rất hữu ích cho những ai thích khám phá, tìm
hiểu. Nếu muốn du khách có thể tự tay tạo cho mình một sản phẩm ngộ ngĩnh
theo ý mình và nhà lị sẽ nung cho bạn, thời gian nung nếu vượt quá thời gian

22


viếng thăm của du khách thì sản phẩm đó sẽ được gửi lại cho du khách qua
đường bưu điện. Sự thú vị đó chỉ có đến thăm Bát Tràng du khách mới có được.
II. Lợi ích của việc phát triển du lịch tại làng gốm Bát Tràng
1. Cho phép mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả kinh tế của
làng nghề
Thị trường tiêu thụ chủ yếu của toàn bộ các chủ lị và cơng ty gốm sứ
trong làng là các đại lý tiêu thụ sản phẩm trên toàn quốc, cùng với việc xuất
khẩu ra nước người thông qua buôn bán thương mại.

Từ sau năm 1990, khi nhà nước ta ban hành chính sách mở cửa giao
lưu rộng rãi với các nước trên thế giới thì Bát Tràng cùng với cả nước có thêm
một thị trường mới đó là cung cấp sản phẩm cho khách du lịch nước ngoài. Tuy
số lượng hàng hố bán được cho khách du lịch nói chung (cả trong nước và
ngoài nước) so với lượng hàng bán ra là rất nhỏ nhưng do giá trị của mỗi sản
phẩm tăng lên (vì giá bán lẻ cho khách du lịch cao hơn so với giá bán thông
thường) nên cũng coi như đem lại cho làng nghề một thị trường đáng kể.
Nếu khách du lịch là người sinh sống ở nước ngồi thì có nghĩa là khi
bán được hàng cũng đồng nghĩa với việc cửa hàng đã xuất khẩu được sản phẩm
của mình tại chỗ mà khơng mất một đồng vận chuyển và thuế xuất hàng như sự
xuất khẩu thơng thường.
2. Duy trì và phát huy tính sáng tạo của người thợ
Nhu cầu của khách du lịch là nhỏ lẻ và rất khác biệt, bởi sản lượng mua
tối đa của một du khách chỉ khoảng 20 sản phẩm trên một du khách, nên để sản
phẩm ngày càng phong phú, đa dạng, hấp dẫn được khách du lịch thì địi hỏi
những người thợ phải không ngừng cải tiến mẫu mã và công nghệ sản xuất để
cho ra những sản phẩm mới hơn, đẹp hơn và rẻ hơn.
Yếu tố đó có lẽ là quá nhỏ, song nếu người thợ quan tâm và cố gắng
phát huy những khả năng của mình thì cũng đem lại sự phát triển cho nền sản
xuất của tồn làng nghề. Bởi nếu khơng, với những sản phẩm truyền thống
người thợ sản xuất hết năm này sang năm khác theo những đơn đặt hàng thì với
23


cơ chế thị trường như hiện nay sé khơng có lợi cho uy tín và sự phát triển của
làng. Trong tương lai khơng xa làng cịn có thể mất chỗ đứng trên thị trường nếu
như khơng tích cực sáng tạo và đổi mới.
3. Là phương thức để tài nghệ của người thợ gốm Bát Tràng ngày
càng vang xa hơn.
Khi đã tới Hà Nội, hiếm ai có thể bỏ qua những địa danh nổi tiếng của

nó, đặc biệt là Bát Tràng. Khi đã biết Bát Tràng, mấy ai có dịp đi qua mà lại
không ghé vào thăm.
Tuy làng nghề đã rất nổi tiếng, sản phẩm được bán rộng rãi ở khắp mọi
nơi nhưng nếu có dịp đến được Bát Tràng mà mua một cái gì đó thì lại rất khác
biệt. Khi tới thăm lị gốm, người khách lạ sẽ có cơ hội được nhìn trực tiếp
những bàn tay khéo léo đang tô vẽ, đắp nặn từng sản phẩm, khách du lịch có thể
được ngắm nhìn, lựa chọn thoả thích tại các gian hàng trưng bày vô cùng phong
phú. Nếu vị khách nào tò mò muốn biết về sản phẩm hay hỏi han tìm hiểu về
từng sản phẩm thì đã có ngay các chun gia tại chính các lị giải thích và trình
bày rất đọc đáo.
Với những khách du lịch đó, họ đã trở thành một thuyết minh viên rất
khách quan về Bát Tràng, ở những nơi họ sẽ đi qua.
Đó là thứ quảng cáo miễn phí mà đem lại hiệu quả rất cao cho sự nổi
tiếng vốn có của Bát Tràng. Như vậy, chính du lịch đã góp phần đưa tiếng tăm
của Bát Tràng đi xa hơn.

24


Chương IV.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TẠI LÀNG GỐM SỨ BÁT TRÀNG
1. Những giải pháp trong thiết kế và tổ chức sản xuất, trưng bày
Hiện nay sản phẩm của Bát Tràng đã rất đẹp và phong phú, tuy nhiên
những sản phẩm dành cho du lịch chưa nhiều. Sản phẩm của Bát Tràng vẫn đơn
thuần chỉ là đồ gia dụng như: cốc chén, bình, vị,... du khách cũng rất thích và
mua rất nhiều.
Tuy nhiên để là một vật lưu niệm, có lẽ điều du khách du lịch mong
muốn chỉ là một món đồ nho nhỏ, xinh xinh tiện mang đi để về làm quà hoặc
trưng bày để nhớ dấu ấn về những nơi họ đã đi qua. Ví dụ: các đồ vật nhỏ, có

hình ảnh như đĩa, bình rượu...
Một thực tế là các hoa văn, hình ảnh phỏng theo các điển tích cổ sẽ rất
khó bán cho khách du lịch vì họ khơng am hiểu về điển tích đó mà chỉ đơn
thuần muốn có một kỷ niệm về nơi mà họ đã đến thăm. Do đó, bên cạnh việc
vẫn duy trì một số sản phẩm truyền thống đặc trưng, Bát Tràng cũng cần phải có
những sản phẩm mang hình ảnh gắn liền với điểm du lịch và chỉ nên phân phối
các sản phẩm này tại các điểm du lịch đó.
Đối với khách du lịch trong nước, các hình ảnh này có thể là hình ảnh
về Hà Nội, về làng gốm Bát Tràng, còn đối với khách du lịch quốc tế, Bát Tràng
có thể sản xuất các sản phẩm có hình ảnh chung về Việt Nam. Các hình ảnh này
có thể ở dạng vẽ hoặc ở dạng mơ hình mơ phỏng…
Nếu như du khách có ghé vào thăm một lị nào đó trong làng thì có thể
hỏi những người thợ dễ dàng về những gì độc đáo và thú vị của sản phẩm.
Nhưng tại các gian hàng, sản phẩm rất đa dạng và phong phú và đa dạng mà
không hề thấy có một chút chỉ dẫn, giới thiệu gì đối với từng sản phẩm, nên nếu
du khách chỉ muốn tự mình xem và tìm hiểu thì sẽ rất khó, buộc phải hỏi thăm
người bán hàng. Nên để du khách hiểu biết được về gốm sứ của Bát Tràng và tự
25


×