Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

phần 1 . Hướng dẫn giảng dạy học phần sinh học cơ thể sinh học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (828.65 KB, 38 trang )

1. Vị trí, mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học chương trình sinh học cơ thể
1.1. Vị trí và mục tiêu của môn sinh học 11
1.1.1. Vị trí
1.1.2. Mục tiêu chương trình
1.1.2.1. Kiến thức
1.1.2.2. Kỹ năng
1.1.2.3. Thái độ
1.2. Giới thiệu cấu trúc, nội dung chương trình SGK sinh học 11
1.2.1. Chương trình sinh học 11 cơ bản
1.2.2. Chương trình sinh học 11 nâng cao
1.2.3. Cấu trúc, nội dung chương trình sinh học 11
1.2.3.1. Cấu trúc chương trình sinh học 11
1.2.3.2. Nội dung chương trình sinh học 11
1.2.3.3. Chuẩn kiến thức kỹ năng chương trình Sinh học cơ thể
1.2.4. Quan điểm xây dựng chương trình sinh học 11
1.2.5. Các thành phần kiến thức cơ bản của chương trình sinh học cơ thể
1.3. Phương pháp dạy học các thành phần kiến thức trong chương trình sinh học cơ thể ở trường
THPT
1.3.1. Đặc điểm dạy học sinh học cơ thể
1.3.2. Hướng dẫn dạy học các thành phần kiến thức trong chương trình sinh học cơ thể
1.3.2.1. Dạy học thành phần kiến thức khái niệm
1.3.2.2. Dạy học thành phần kiến thức quá trình
1.4. Định hướng phương pháp dạy học và phương pháp kiểm tra đánh giá
1.4.1. Định hướng phương pháp giảng dạy chương I
1.4.2. Định hướng phương pháp giảng dạy chương II
1.4.3. Định hướng phương pháp giảng dạy chương III
1.4.4. Định hướng phương pháp giảng dạy chương IV
1.4.5. Phương pháp kiểm tra – đánh giá chương trình Sinh học cơ thể
2. Phương pháp dạy học các chương: Chuyển hóa vật chất và năng lượng; cảm ứng; sinh trưởng
và phát triển, sinh sản.
2.1. Phương pháp dạy học chương: Chuyển hóa vật chất và năng lượng




2.1.1. Mục tiêu và cấu trúc nội dung chương: Chuyển hóa vật chất và năng lượng
2.1.1.1. Mục tiêu cần đạt
2.1.1.2. Cấu trúc chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng
2.1.1.3. Nội dung chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng
2.1.2. PPDH các bài ở phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật
2.1.3. PPDH các bài ở phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật
2.2. Phương pháp dạy học chương: Cảm ứng
2.2.1. Mục tiêu và cấu trúc nội dung chương: Cảm ứng
2.2.1.1. Mục tiêu cần đạt
2.2.1.2. Cấu trúc nội dung chương Cảm ứng
2.2.2. PPDH các bài ở phần Cảm ứng ở thực vật
2.2.3. PPDH các bài ở phần Cảm ứng ở động vật
2.3. Phương pháp dạy học chương: Cảm ứng
2.3.1. Mục tiêu và cấu trúc nội dung chương: Sinh trưởng và phát triển
2.3.1.1. Mục tiêu cần đạt
2.3.1.2. Cấu trúc chương Sinh trưởng và phát triển
2.3.1.3. Nội dung chương Sinh trưởng và phát triển
2.3.2. PPDH các bài ở phần Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
2.3.3. PPDH các bài ở phần Sinh trưởng và phát triển ở động vật
2.4. Phương pháp dạy học chương: Sinh sản
2.4.1. Mục tiêu và cấu trúc nội dung chương: Sinh sản
2.4.1.1. Mục tiêu
2.4.1.2. Cấu trúc chương Sinh sản
2.4.1.3. Nội dung chương Sinh sản
2.4.2. PPDH các bài ở phần Sinh sản ở thực vật
2.4.3. PPDH các bài ở phần Sinh sản ở động vật
2.5. Phương pháp kiểm tra đánh giá nội dung kiến thức các chương: Chuyển hóa vật chất và năng
lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản

2.5.1. Thiết kế đề kiểm tra chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng
2.5.2. Thiết kế đề kiểm tra chương Cảm ứng
2.5.3. Thiết kế đề kiểm tra chương Sinh trưởng và phát triển


2.5.4. Thiết kế đề kiểm tra chương Sinh sản
1. Vị trí, mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học chương trình sinh học cơ thể
1.1. Vị trí và mục tiêu của Sinh học 11
1.1.1. Vị trí
Chương trình Sinh học 11 là chương trình tiếp nối của Sinh học 10 (Sinh học tế bào), giới
thiệu cấp độ cơ thể của hệ thống sống, cụ thể là cơ thể thực vật và động vật đại diện cho cơ thể đa
bào phức tạp.
Chương trình sinh học 11 tuy xem xét ở mức độ cơ thể nhưng vì cơ thể thực vật và động
vật trong quá trình tiến hóa thích nghi với môi trường sống đã phân hóa rất đa dạng và khác nhau
cho nên được giới thiệu riêng từng phần. Mỗi chương trong Sinh học 11 được chia ra làm hai
phần: Phần A - Sinh học cơ thể thực vật, phần B - Sinh học cơ thể động vật. Nhưng giữa chúng
vẫn có nhiều điểm chung đại diện cho cấp độ cơ thể đa bào, vì vậy cần luôn luôn nhấn mạnh đến
quan điểm đa dạng nhưng thống nhất giữa chúng. Sự phân tách như vậy để HS dễ tiếp thu hơn và
GV dễ dạy hơn
1.1.2. Mục tiêu
1.1.2.1. Kiến thức
- Giải thích được vị trí, cấu trúc, mục tiêu của chương trình sinh học cơ thể ở trường phổ thông.
- Trình bày được nhiệm vụ, nội dung, các thành phần kiến thức cơ bản của chương trình.
- Phân tích được các dạng câu hỏi và vận dụng phương pháp hỏi đáp, việc sử dụng các phương
tiện trực quan trong dạy học sinh học cơ thể.
- Vận dụng được các phương pháp dạy học thích hợp vào dạy học các khái niệm quá trình, các tổ
hợp kiến thức trong chương trình.
1.1.2.2. Về kỹ năng
- Kỹ năng tư duy: Tiếp tục phát triển kỹ năng tư duy phân tích - quy nạp, chú trọng phát triển
tư duy lý luận (phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa,... đặc biệt là kỹ năng nhận biết, đặt

ra và giải quyết các vấn đề gặp phải trong học tập và thực tiễn cuộc sống).
- Kỹ năng học tập: Tiếp tục phát triển kỹ năng học tập, đặc biệt là tự học: biết thu thập và xử
lý thông tin, lập bảng, biểu, sơ đồ, đồ thị, biết làm việc theo cá nhân và nhóm, biết làm các báo
cáo nhỏ, biết trình bày trước tổ, lớp...
- Kỹ năng thực hành: Tiếp tục rèn luyện kỹ năng quan sát, tiến hành thí nghiệm qua các bài
thực hành.


1.1.2.3. Về thái độ
- Củng cố niềm tin vào khoa học hiện đại, tạo cho học sinh hứng thú tìm hiểu sự đa dạng trong
hoạt động sống của thế giới sống.
- Có ý thức vận dụng các tri thức và kỹ năng học được vào thực tiễn cuộc sống học tập và lao
động.
- Xây dựng ý thức tự giác và thói quen bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, có thái độ
và hành vi đúng đắn đối với chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về dân số, sức
khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, tránh xa các tệ nạn xã hội.
1.2. Giới thiệu cấu trúc, nội dung chương trình SGK sinh học 11
1.2.1. Chương trình sinh học 11 cơ bản
Cả năm 37 tuần 52 tiết
HKI: 19 tuần - 27 tiết
HKII: 18 tuần - 25 tiết

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN SINH HỌC LỚP 11 CƠ BẢN
TUẦN TIẾ
1

T
1

NỘI DUNG


GIẢM TẢI

CHÚ
Bài 1. Sự hấp thụ nước và muối Mục I và III: không dạy, lồng ghép
khoáng ở rễ.

vào II, chỉ cần giới thiệu cơ quan
hấp thụ nước và muối khoáng chủ

2

GHI

yếu của cây là rễ
Bài 2. Vận chuyển các chất trong - Mục I, II: Không mô tả sâu cấu


cây.

tạo, chỉ dạy sự dẫn truyền của dịch
mạch gỗ và dịch mạch rây.
- Hình 2.4b: Không giải thích bằng

2

3

Bài 3. Thoát hơi nước.


hình này.
- Mục II.1: không trình bày, giải
thích thí nghiệm của Garo và hình
3.3 mà chỉ giới thiệu cơ quan thoát
hơi nước chủ yếu của cây là lá.
- Mục IV: cần lưu ý: cây có cơ
chế tự điều hòa về nhu cầu nước.
Khi cơ chế điều hòa không thực
hiện được cây không phat triển
bình thường.
- Câu 2* HS không cần trả lời

3

4

Bài 4. Vai trò của các nguyên tố

5

khoáng.
Bài 5+6. Dinh dưỡng Nitơ ở thực - Mục II (bài 5) – không dạy.

6

vật.
- Mục I, nhập vào bài 6
Bài 7. Thực hành: Thí nghiệm
thoát hơi nước và thí nghiệm về


4

7

vai trò của phân bón.
Bài 8. Quang hợp ở thực vật.

Mục II.1: không giải thích câu
lệch, hình 8.2 không dạy phần cấu

8

tạo, chỉ dạy phần hình thái
Bài 9. Quang hợp ở các nhóm - Chỉ giới thiệu C3, C4 và CAM
thực vật C3, C4 và CAM.

theo kênh chữ là đủ. Chỉ so sánh
như chuẩn đã mô tả: điều kiện
sống, có tế bào bao bó mạch hay
không, hiệu suất quang hợp cao
hay thấp.
- Bỏ hình 9.3 và 9.4 (không yêu
cầu so sánh dụa trên sơ đồ)

5

9

Bài 10+11. Ảnh hưởng của các
nhân tố ngoại cảnh đến quang



hợp. Quang hợp và năng suất cây

6

7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

10
11

trồng.
Bài 12. Hô hấp ở thực vật.
Mục II: không đi sâu vào cơ chế
Bài 13. Thực hành: Phát hiện

12


diệp lục và carôtenôit.
Bài 14. Thực hành: Phát hiện hô

13
14
15
16
17
18
19
20
21

hấp ở thực vật.
Bài 15. Tiêu hóa ở động vật.
Bài 16. Tiêu hóa ở động vật (tt).
Bài 17. Hô hấp ở động vật.
Bài 18. Tuần hoàn máu.
BÀI TẬP CHƯƠNG I
KIỂM TRA 45 PHÚT
Bài 19. Tuần hoàn máu (tt).
Bài 20. Cân bằng nội môi.
Bài 21. Thực hành: Đo một số chỉ

22
23
24
25
26

27
28

tiêu sinh lí ở người.
Bài 23. Hướng động.
Bài 23. Hướng động (tt).
Bài 24. Ứng động.
Bài 25. Thực hành: Hướng động.
ÔN TẬP HỌC KÌ I
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Bài 26. Cảm ứng ở động vật.

Mục II: cảm ứng ở động vật chưa
có tổ chức thần kinh – không dạy

21

29
30

Bài 27. Cảm ứng ở động vật (tt).
Bài 28+29. Điện thế nghỉ, điện Mục II (bài 28): cơ chế hình thành
thế hoạt động và sự lan truyền điện thế nghỉ - không dạy
xung thần kinh.

Mục I.2 (bài 29) cơ chế hình thành
điện thế hoạt động – không dạy

22
23


24

25

31
32
33
34

Bài 30. Truyền tin qua xináp.
Bài 31. Tập tính của động vật.
Bài 32. Tập tính của động vật (tt).
Bài 33. Thực hành: Xem phim về

35
36
37

tập tính của động vật.
Bài 34. Sinh trưởng ở thực vật.
Bài 35. Hoocmôn thực vật.
Bài 36. Phát triển ở thực vật có

38

hoa.
Bài 37. Sinh trưởng và phát triển



39

ở động vật.
Bài 38. Các nhân tố ảnh hưởng
đến sinh trưởng và phát triển ở

26

40

động vật
Bài 39. Các nhân tố ảnh hưởng
đến sinh trưởng và phát triển ở

41

động vật (tt).
Bài 40. Thực hành: Xem phim về
sinh trưởng và phát triển ở động

27
28
29
30

42
43

vật.
KIỂM TRA 45 PHÚT

Bài 41. Sinh sản vô tính ở thực

44

vật.
Bài 42. Sinh sản hữu tính ở thực

45

vật.
Bài 43. Thực hành: Nhân giống
vô tính ở thực vật bằng giâm,

31
32
33
34

46

chiết, ghép.
Bài 44. Sinh sản vô tính ở động

47

vật.
Bài 45. Sinh sản hữu tính ở động

48
49


vật.
Bài 46. Cơ chế điều hòa sinh sản.
Bài 47. Điều khiển sinh sản ở
động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở

35
36
37

50
51
52

người.
BÀI TẬP
ÔN TẬP
KIỂM TRA HỌC KÌ II

1.2.2. Chương trình sinh học 11 nâng cao
Cả năm : 37 tuần – 52 tiết
Học kì I: 19 tuần – 27 tiết
Học kì II: 18 tuần – 25 tiết


1.2.3. Cấu trúc, nội dung chương trình sinh học 11
1.2.3.1. Cấu trúc chương trình sinh học 11
CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT


CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT
CẢM ỨNG
CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

SINH HỌC CƠ THỂ

SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT
SINH TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

SINH SẢN Ở THỰC VẬT
SINH SẢN
SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT


Phần bốn sinh học cơ thể được sắp xếp theo một logic hợp lý, trong đó nội dung trước là cơ sở
của nội dung sau, kiến thức sau được hình thành dựa vào kiến thức trước. Bởi lẽ, mọi hoạt động
sống như cảm ứng, sinh trưởng, phát triển, sinh sản và vận động thực hiện được là nhờ hoạt động
trao đổi chất, cần có năng lượng mới có thể tổng hợp được các chất sống để xây dựng nên cơ thể,
đồng thời tích lũy năng lượng để dùng cho các hoạt động sống khác. Nếu không có sự trao đổi
chất và năng lượng thì không có sinh trưởng, phát triển, cảm ứng cũng như sinh sản. Do vậy mà
sự chuyển hóa vật chất và năng lượng được nghiên cứu trước các biểu hiện sống khác là điều tất
yếu. Tiếp đến là chương cảm ứng, nhờ có cảm ứng mà cơ thể sinh vật mới thích nghi được với
những biến đổi của môi trường sống do đó mới có thể tồn tại và phát triển.
Sau đó là chương sinh trưởng và phát triển, cơ thể sinh vật nhờ có sự trao đổi chất và năng
lượng mà vật chất được tích lũy, đến mức độ nhất định tế bào sẽ phân chia làm cơ thể tăng kích
thước, khối lượng tiếp đó là sự phân hóa tế bào hình thành nên các cơ quan. Như vậy nhờ sự
chuyển hóa vật chất và năng lượng cũng như cảm ứng sẽ dẫn đến sự sinh trưởng và phát triển.

Cuối cùng là chương sinh sản, mỗi cơ thể động vật, thực vật phát triển đến một giai đoạn nhất
định thì sẽ dẫn đến sự sinh sản.
1.2.3.2. Nội dung chương trình sinh học 11
 Chương I. Chuyển hóa vật chất và năng lượng

Nội dung nghiên cứu trong SGK Sinh học 11 không có mục chuyển hóa vật chất năng lượng
chung cho thực vật và động vật, vì vậy cần nhắc lại phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở cơ
thể đa bào là thực vật và động vật có những đặc điểm chung về chuyển hóa vật chất năng lượng ở
cấp tế bào (đã học ở sinh học 10) như phải thu nhận các chất từ môi trường để xây dựng nên các
hợp chất cần cho cơ thể, phải thải các chất độc hại, chất không cần thiết ra khỏi cơ thể. Cơ thể chỉ
là máy chuyển hóa năng lượng và sử dụng năng lượng thông qua ATP nhờ quá trình đường phân ở
trong chất tế bào và hô hấp hiếu khí trong ti thể, sử dụng hệ enzim để đồng hóa và dị hóa, quá
trình chuyển hóa vật chất và năng lượng chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như nhau,
nhưng ở cấp độ cơ thể có phân hóa cơ quan để giúp cho sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở
tất cả các tế bào, hơn nữa thực vật và động vật có sự phân hóa rất sớm trong phương thức dinh


dưỡng (Thực vật là cơ thể quang tự dưỡng, còn động vật là cơ thể hóa dị dưỡng) cho nên chuyển
hóa vật chất và năng lượng ở chúng có những đặc điểm riêng biệt.
+ Chương I gồm 14 bài giới thiệu về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật như: Trao
đổi nước, trao đổi chất khoáng và nitơ; các quá trình quang hợp, hô hấp ở thực vật với các yếu tố
ảnh hưởng và ứng dụng trong tăng năng suất cây trồng; Thực hành: Thí nghiệm thoát hơi nước và
vai trò của một số chất khoáng . Thí nghiệm về quang hợp và hô hấp .
+ Chương gồm 7 bài giới thiệu về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở cơ thể động vật: Tiêu
hoá, hấp thụ, hô hấp, máu, dịch mô bạch huyết và sự vận chuyển các chất trong cơ thể ở các nhóm
đông vật khác nhau; các cơ chế đảm bảo nội cân bằng. Thực hành: Quan sát sự vận chuyển máu
trong hệ mạch.
 Chương II. Cảm ứng

Nội dung của chương đề cập đến các hiện tượng diễn ra trong cơ thể thực vật và động vật để

phản ứng lại các kích thích của môi trường.
+ Gồm 3 bài giới thiệu về vận động và cảm ứng ở thực vật: Vận động hướng động và ứng
động. Thực hành: Làm được một số thí nghiệm về hướng động.
+ Gồm 8 bài giới thiệu về cảm ứng và tập tính ở động vật: Cảm ứng ở các động vật có tổ chức
thần kinh khác nhau; hưng phấn và dẫn truyền trong tổ chức thần kinh; tập tính. Thực hành: Xây
dựng tập tính cho vật nuôi trong gia đình hoặc thành lập phản xạ có điều kiện ở vật nuôi.
 Chương III. Sinh trưởng và phát triển

Nội dung của chương này giới thiệu về quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động
vật, các hoocmôn, các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
+ Gồm 3 bài giới thiệu về sinh trưởng và phát triển ở thực vật: Sinh trưởng sơ cấp và sinh
trưởng thứ cấp; các nhóm chất điều hoà sinh trưởng ở thực vật; sự phát triển ở thực vật có hoa.
+ Gồm 4 bài giới thiệu về sinh trưởng và phát triển ở động vật: Quá trình sinh trưởng và phát
triển qua biến thái và không qua biến thái. Vai trò của hoocmôn và những nhân tố ảnh hưởng đối
với sinh trưởng và phát triển của động vật. Thực hành: Xem phim về sinh trưởng và phát triển ở
động vật.
 Chương IV. Sinh sản

Nội dung của chương giới thiệu về sinh sản vô tính và hữu tính ở thực vật và động vật cũng
như các cơ chế, điều kiện để điều hòa sinh sản.


+ Gồm 3 bài giới thiệu về sinh sản ở thực vật: Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực
vật; các vấn đề về sinh sản sinh dưỡng nhân tạo, nuôi cấy mô tế bào và ứng dụng trong chọn
giống cây trồng. Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật.
+ Gồm 4 bài giới thiệu về sinh sản ở động vật: Sự tiến hoá trong các hình thức sinh sản ở
động vật: Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính, thụ tinh ngoài và thụ tinh trong, đẻ trứng, đẻ con;
cơ chế điều hòa sính sản; điều khiển sinh sản ở động vật và người; chủ động tăng sinh ở động vật
và sinh đẻ có kế hoạch ở người.
1.2.3.3. Chuẩn kiến thức kỹ năng chương trình Sinh học cơ thể

Chủ đề
1. Chuyển hóa vật
chất và năng
lượng ở thực vật
a. Trao đổi nước ở
thực vật

Mức độ cần đạt được

+ Kiến thức:
- Phân biệt được trao đổi chất giữa cơ thể với
môi trường và chuyển hóa năng lượng trong tế
bào.
- Trình bày được vai trò của trao đổi nước ở thực
vật: đảm bảo hình dạng nhất định của tế bào và
tham gia vào các quá trình sinh lí của cây. Thực
vật phân bố trong tự nhiên lệ thuộc vào sự có
mặt của nước.
-Trình bày được cơ chế trao đổi nước ở thực vật
gồm ba quá trình liên tiếp: hấp thụ nước, vận
chuyển nước và thoát hơi nước; ý nghĩa của
thoát hơi nước đối với đời sống thực vật.
- Nêu được cân bằng nước cần được duy trì bằng
tưới tiêu hợp lí mới đảm bảo cho sinh trưởng của
cây trồng.
- Trình bày được trao đổi nước phụ thuộc vào
điều kiện môi trường.
+ Kĩ năng: Biết được cách xác định cường độ
thoát hơi nước.
b. Trao đổi chất + Kiến thức:

khoáng và nitơ ở - Nêu được vai trò của nguyên tố khoáng ở thực
thực vật
vật.
- Phân biệt được các nguyên tố khoáng đa lượng
và vi lượng. Phân biệt được 2 cơ chế trao đổi ion
khoáng ở thực vật (thụ động và chủ động).
- Nêu được 3 con đường hấp thụ nguyên tố
khoáng: qua không bào, qua tế bào chất, qua
thành tế bào và gian bào.
- Trình bày sự hấp thụ và vận chuyển nguyên tố
khoáng phụ thuộc vào đặc điểm của hệ rễ, cấu
trúc đất và điều kiện môi trường.
- Trình bày vai trò của nitơ, sự đồng hóa nitơ
khoáng và nitơ tự do trong khí quyển.

Ghi chú

- Con đường hấp thụ
khoáng cũng giống như
con đường hấp thụ
nước.
- Ở rễ cây có nốt sần
với
vi
khuẩn


- Giải thích được sự bón phân hợp lí tạo năng
suất cao của cây trồng.
+ Kĩ năng: Biết bố trí một số thí nghiệm về phân

bón
c. Quá trình quang + Kiến thức:
hợp
- Trình bày được vai trò của quá trình quang
hợp.
- Nêu được lá cây là cơ quan chứa các lục lạp
mang hệ sắc tố quang hợp.
- Trình bày được quá trình quang hợp ở thực vật
C3 (thực vật ôn đới) bao gồm pha sáng và pha
tối.
- Trình bày được thực vật C4 sống ở khí haụa
nhiệt đới, cấu trúc lá có tế bào bao bó mạch, có
hiệu suất cao. Nêu được thực vật CAM mang
đặc điểm cây vùng sa mạc, có năng suất thấp.
- Trình bày được quá trình quang hợp chịu ảnh
hưởng của các điều kiện môi trường.
- Giải thích được quá trình quang hợp quyết định
năng suất cây trồng.
- Phân biệt được năng suất sinh vật và năng suất
kinh tế.
- Trồng cây dùng nguồn ánh sáng nhân tạo (ánh
sáng của các loại đèn) có thể đảm bảo cây trồng
đạt năng suất cao.
+ Kĩ năng: Biết đặt thí nghiệm phân tích các sắc
tố chính.
d. Quá trình hô + Kiến thức:
hấp ở thực vật
- Trình bày được ý nghĩa của hô hấp: giải phóng
năng lượng và tạo các sản phẩm trung gian dùng
cho mọi quá trình sinh tổng hợp.

- Trình bày được ti thể (chứa các loại enzim) là
cơ quan thực hiện quá trình hô hấp ở thực vật.
- Trình bày được hô hấp hiếu khí (trường hợp có
ôxi xảy ra đường phân, chu trình Crep và chuỗi
truyền điện tử, sản sinh nhiều ATP) và sự lên
men (trường hợp không có ôxi tạo ra các sản
phẩm lên men)
- Trình bày được mối liên quan giữa quang hợp
và hô hấp.
- Nhận biết được hô hấp ánh sáng diễn ra ngoài
ánh sáng.
- Quá trình hô hấp chịu ảnh hưởng của các yếu
tố môi trường.
+ Kĩ năng: Thực hành phân biệt được hiện
tượng hô hấp ở thực vật.
2. Chuyển hóa vật + Kiến thức:

Rhizobium có khả
năng cố định nitơ tự
do.

- Liên hệ với bảo quản
nông sản sau thu
hoạch.


chất và năng - Phân biệt trao đổi chất và năng lượng giữa cơ
lượng ở động vật thể với môi trường và chuyển hóa vật chất năng
lượng trong tế bào.
- Trình bày được mối quan hệ giữa quá trình trao

đổi chất và quá trình chuyển hóa nội bào.
- Nêu những đặc điểm thích nghi trong cấu tạo
và chức năng của các cơ quan tiêu hóa và hô hấp
ở các nhóm động vật khác nhau trong những
điều kiện sống khác nhau.
- Nêu những đặc điểm thích nghi của hệ tuần
hoàn ở các nhóm động vật khác nhau, ý nghĩa
của cân bằng đối với cơ thể (cân bằng áp suất
thẩm thấu, cân bằng pH).
- Trình bày vai trò của các cơ quan bài tiết ở các
nhóm động vật khác nhau đối với nội cân bằng
và cơ chế đảm bảo nội cân bằng (thông qua mối
liên hệ ngược).
+ Kĩ năng: Thực hành các nội dung của chương.
3. Cảm ứng ở + Kiến thức:
động vật
- Nêu được hướng động là vận động sinh trưởng
hướng về phía tác nhân của môi trường do sự sai
khác về tốc độ sinh trưởng tại hai phía của cơ
quan (thân, rễ).
- Nêu được các kiểu hướng động.
- Nêu được cảm ứng là sự vận động sinh trưởng
hoặc không sinh trưởng do sự biến đổi của điều
kiện môi trường.
- Phân biệt được ứng động sinh trưởng và ứng
động không sinh trưởng. Cho ví dụ cụ thể.
- Nêu được vai trò của cảm ứng đối với thực vật.
+ Kĩ năng: Làm được một số thí nghiệm về
hướng động (đất, ánh sáng, nước, hóa chất).
4. Cảm ứng ở + Kiến thức:

động vật
- Nêu được đặc điểm cảm ứng của động vật so
với thực vật.
- Trình bày được sự tiến hóa trong các hình thức
cảm ứng ở các nhóm động vật có trình độ tổ
chức khác nhau (làm rõ các mức tiến hóa).
- Nêu được khái niệm điện sinh học, phân biệt
được khái niệm điện tĩnh và điện động. Mô tả
được sự dẫn truyền xung trên sợi trục (có bao
mielin và truyền tin qua xinap).
- Nêu được khái niệm tập tính động vật, các
dạng tập tính chủ yếu ở động vật (săn bắt mồi, tự
vệ, sinh sản,..).
Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính thứ
sinh, một số hình thức học tập ở động vật.


5. Sinh trưởng và
phát triển ở thực
vật

6. Sinh trưởng và
phát triển ở động
vật

7. Sinh sản ở thực
vật

Trình bày được một số ứng dụng của tập tính
vào thực tiễn đời sống.

+ Kĩ năng: Xây dựng được thí nghiệm tập tính
cho một số vật nuôi trong gia đình hoặc thành
lập phản xạ có điều kiện ở vật nuôi.
+ Kiến thức:
- Phân biệt sinh trưởng, phát triển và mối liên hệ
giữa chúng với nhau.
- Phân biệt được sinh trưởng sơ cấp và sinh
trưởng thứ cấp.
- Trình bày được ảnh hưởng của điều kiện môi
trường tới sự sinh trưởng và phát triển ở thực
vật, vai trò của các chất điều hòa sinh trưởng,
phát triển.
- Nhận biết được sự ra hoa là giai đoạn quan
trọng của sự phát triển ở thực vật Hạt kín.
- Nêu được quang chu kì là sự phụ thuộc của sự
ra hoa., phitôcrôm là sắc tố tiếp nhận kích thích
chu kì quang có tác động đến sự ra hoa.
+ Kĩ năng: Ứng dụng kiến thức về chu kì quang
vào sản xuất nông nghiệp.
+ Kiến thức:
- Nêu được quan hệ giữa sinh trưởng và phát
triển
- Phân biệt biến thái hoàn toàn và biến thái
không hoàn toàn.
- Trình bày được ảnh hưởng của hoocmon đối
với sự sinh trưởng và phát triển ở động vật.
- Nêu được cơ chế điều hòa sinh trưởng và phát
triển, nguyên nhân gây ra một số bệnh do rối
loạn nội tiết phổ biến, những nhân tố bên trong
và bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát

triển ở động vật, khả năng điều khiển sinh
trưởng và phát triển ở động vật và người.
+ Kĩ năng: Tìm hiểu được một số hiện tượng
sinh lí không bình thường ở người.
+ Kiến thức:
- Nêu được sinh sản vô tính là sự sinh sản không
có sự hợp nhất của các giao tử đực và giao tử cái
(không có sự tái tổ hợp vật chất di truyền), con
cái giống nhau và giống bố mẹ.
- Phân biệt được sinh sản vô tính và sinh sản hữu
tính, phân biệt được các hình thức sinh sản vô
tính.
- Trình bày được sinh sản hữu tính ở thực vật có
hoa.
+ Kĩ năng: Thực hiện được cách giâm, chiết,

Nồng độ cao sẽ gây hại
cho cây, cho người và
động vật (chiến tranh
hóa học do Mỹ gây ra
ở miền Nam Việt Nam)

- Phân biệt các khái
niệm cơ bản về sinh
trưởng và phát triển ở
động vật
- Giải thích được một
số bệnh xảy ra do
hoocmon sinh trưởng
không được điều hòa

một cách bình thường.


ghép cành.
8. Sinh sản ở động + Kiến thức:
vật
- Trình bày được các khái niệm, các hình thức
sinh sản vô tính ở động vật.
- Mô tả được nguyên tắc nuôi cấy mô và nhân
bản vô tính (nuôi mô sống, cấy mô tách rời vào
cơ thể, nhân bản vô tính ở động vật).
- Nêu được khái niệm, phân biệt được các hình
thức sinh sản vô tính ở động vật.
Nêu được chiều hướng tiến hóa trong sinh sản
hữu tính ở động vật.
- Trình bày được cơ chế điều hòa sinh sản,
những khả năng tự điều tiết quá trình sinh sản ở
động vật và con người.
- Nêu được khái niệm tăng sinh ở động vật. Phân
biệt được điều khiển số con và điều khiển giới
tính của đàn con ở động vật.
- Nêu được vai trò của thụ tinh nhân tạo, nguyên
tắc nuôi cấy phôi, khái quát các vấn đề về dân số
và chất lượng cuộc sống.
+ Kĩ năng: Ứng dụng các thành tựu nuôi cấy mô
vào thực tiễn sản xuất và đời sống.

Phân biệt được sinh sản
vô tính và tái sinh các
bộ phận của cơ thể.

Nêu được các khái
niệm về sinh sản hữu
tính. Sự tiến hóa của
các hình thức sinh sản
ở động vật.
Nêu các ví dụ trong
thực tế về điều khiển số
con, điều khiển giới
tính.
Kể một số thành tựu về
nuôi cấy phôi trên thế
giới và trong nước.
Tích hợp giáo dục dân
số, sự gia tăng dân số
và ảnh hưởng của nó
đến chất lượng cuộc
sống.

1.2.4. Quan điểm xây dựng chương trình:
Ngoài những phương hướng xây dựng chương trình do Ban chỉ đạo xây dựng chương trình
THPT đề ra, chương trình chú ý thêm những điểm sau đây:
- Các kiến thức trong chương trình tiếp tục chương trình của THPT được trình bày theo các
cấp độ tổ chức của hệ thống sống.
- Các kiến thức trong chương trình là các kiến thức sinh học đại cương, đề cập đến sinh học
cơ thể một cách tổng hợp như là một cấp độ tổ chức của hệ thống sống, khác với chương trình
THCS đề cập đến các nhóm đối tượng thực vật, động vật, con người một cách riêng lẻ.
- Phần Sinh học tế bào đã được học ở lớp 10, sinh học 11 chỉ đề cập đến mức độ cơ thể đa
bào. Tuy nhiên, Sinh học tế bào là cơ sở để hiểu được Sinh học cơ thể nên có những nơi, những
lúc cần thiết phải nhắc lại kiến thức sinh học 10 một cách khái quát để có tính thống nhất logic
(bài về quang hợp, hô hấp,...).

- Nội dung các bài học trong chương trình được xây dựng theo hướng đổi mới PPDH, từ
thông báo tri thức đã có sẵn sang tổ chức các hoạt động học tập, HS tự phát huy nội lực tự học để


chiếm lĩnh kiến thức mới. Do đó, GV phải nghiên cứu nội dung chương trình, chuẩn bị mọi điều
kiện cần thiết để có thể dạy học một cách có sáng tạo và đạt hiệu quả cao nhất.
- Sinh học 11 đề cập đến Sinh học cơ thể như là một cấp độ tổ chức của hệ thống sống nhưng
lại nghiên cứu cơ thể thực vật riêng với cơ thể động vật, bởi vì giữa chúng có những đặc điểm
riêng biệt đặc trưng cho từng nhóm cơ thể đa bào. Sự phân tách như vậy để HS dễ tiếp thu hơn.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, giữa cơ thể thực vật và động vật đều có nhiều đặc điểm chung nhất cho
cơ thể đa bào nhân thực về chuyển hóa vật chất và năng lượng, về cảm ứng, về sinh trưởng và
phát triển, về sinh sản.
1.2.5. Các thành phần kiến thức cơ bản của chương trình Sinh học cơ thể:
Kiến thức cơ bản trong chương trình Sinh học cơ thể bao gồm các khái niệm, quá trình và kiến
thức ứng dụng vào thực tiễn.
- Kiến thức khá niệm: phản ánh những tổ chức sống ở cấp độ cơ thể, phản ánh những hiện
tượng sinh học diễn ra trong cơ thể sinh vật, phản ánh các mối quan hệ tương hỗ giữa các tổ chức,
các hiện tượng giữa các bộ phận trong cơ thể, giữa cơ thể với môi trường.
+ Những khái niệm phản ánh các cấu trúc sống: lá, lục lạp, khí khổng, các cơ quan tiêu hóa,
tuần hoàn, hô hấp ở động vật, hệ thần kinh dạng lưới, hệ thần kinh dạng chuỗi, thần kinh ống,
xinap…
+ Những khái niệm phản ánh hiện tượng: quang hợp, hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn, phản xạ, cân
bằng nội môi, hướng động, ứng động, cảm ứng, tập tính, điện thế nghỉ, điện thế hoạt động, sinh
trưởng, phát triển, phát triển qua biến thái, phát triển không qua biến thái, sinh sản, sinh sản vô
tính, sinh sản hữu tính,…
+ Những khái niệm phản ánh về các quan hệ: ảnh hưởng của điều kiện môi trường lên quá trình
trao đổi nước, trao đổi khoáng, quang hợp, hô hấp, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, nội cân bằng,
điều hòa các hoạt động sống… các mối quan hệ như quan hệ quang hợp với hô hấp, giữa sinh
trưởng và phát triển.
- Kiến thức về quá trình, cơ chế sinh học cơ thể:

+ Quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng: vận chuyển các chất trong thân, thoát hơi nước,
quá trình đồng hóa nitơ ở thực vật, chuyển hóa và cố định nitơ, quang hợp, hô hấp ở thực vật, hô
hấp ở động vật…


+ Quá trình cảm ứng: từ thu nhận đến trả lời kích thích, từ điều kiện tác động môi trường đến
hình thành đặc điểm hình thái, cấu trúc,và đặc điểm sinh lí như: Truyền tin qua xinap, phản xạ ở
động vật…
+ Quá trình sinh trưởng và phát triển: từ hợp tử đến cơ thể trưởng thành, rồi cho giao tử mới
tăng khối lượng, kích thước.
+ Quá trình sinh sản: sinh sản hữu tính, sinh sản vô tính. Từ hình thành giao tử đến hợp tử.
- Kiến thức ứng dụng: tưới tiêu hợp lí, bón phân hợp lí tạo năng suất cao cho cây trồng, ứng
dụng của tập tính vào thực tiễn đời sống, ứng dụng chu kì quang, sử dụng các hoocmon vào sản
xuất nông nghiệp, ứng dụng khả năng điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật, người, thực
hiện các biện pháp sinh sản sinh dưỡng, nuôi cấy mô, sinh sản vô tính ở động vật.
1.3. Phương pháp dạy học các thành phần kiến thức trong chương trình sinh học cơ thể ở
trường THPT
1.3.1. Đặc điểm dạy học Sinh học cơ thể
Việc lựa chọn PPDH hợp lí trong chương trình phụ thuộc vào một số yếu tố cơ bản sau:
- Đặc điểm nội dung chương trình và SGK: Nội dung chương trình bao gồm các kiến thức về hình
thái, giải phẫu trong mối liên hệ với chức năng sinh lí ở cấp độ cơ thể thông qua các hệ cơ quan
quan trọng, được trình bày theo hướng hệ thống hoá kiến thức dựa trên những hiểu biết đã có về
động, thực vật ở THCS để hình thành những kiến thức mang tính sinh học đại cương, được kế tiếp
chương trình Sinh học tế bào và Sinh học cơ thể đơn bào (Sinh học 10), gần gũi với thực tiễn cuộc
sống. Nhờ đặc điểm đó nên HS có những hiểu biết khái quát và cái nhìn toàn cảnh về thế giới
sống trong mối quan hệ với môi trường xung quanh, sẽ có những cơ sở thuận lợi để hiểu biết sâu
sắc các quá trình sinh học ở các cơ thể động, thực vật, có nhiều điều kiện liên hệ với thực tế trong
khi học.
- Đặc điểm tâm sinh lí của HS: HS lớp 11 đã có khả năng tri giác, ghi nhớ, tính độc lập, tự chủ
trong học tập ở mức độ cao, ý thức, động cơ học tập đã được bộc lộ rõ, có năng lực phân tích, phê

phán, nhận định,...
- Các phương tiện trực quan: SGK là loại phương tiện trực quan cơ bản với kênh chữ và kênh hình
phong phú nên trong điều kiện việc cung cấp các phương tiện dạy học còn hạn chế, giáo viên có
thể phát huy vai trò của SGK.
Ngoài các yếu tố trên, khi lựa chọn PPDH, GV cũng cần chú ý đến mục đích dạy học, khả năng
vận dụng PPDH của mình.


1.3.2. Hướng dẫn dạy học các thành phần kiến thức trong chương trình sinh học cơ thể
1.3.2.1. Dạy học thành phần kiến thức khái niệm
Sinh viên ôn lại những vấn đề lí luận về dạy học các khái niệm Sinh học ở trường phổ thông.
Chương trình Sinh học cơ thể bao gồm một hệ thống các khái niệm. Việc hình thành các khái
niệm đó vẫn theo những con đường chung.
* Ví dụ. Dạy học khái niệm sinh sản hữu tính
+ Mục tiêu: HS nêu được định nghĩa và bản chất của sinh sản hữu tính. Nêu được những đặc
điểm ưu việt của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính.
+ PPDH: Hỏi đáp
+ Cách tiến hành:
Bước 1. Xác định nhiệm vụ nhận thức
GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm sinh sản vô tính rồi đặt vấn đề: Ở TV có hoa, ĐV bậc
cao, cơ thể mới được tạo ra nhờ sự kết hợp của trứng và tinh trùng tạo thành hợp tử. Đó là hình
thức sinh sản nào? Cơ sở của hình thức sinh sản đó là gì?
Bước 2. Quan sát hiện tượng
GV lấy ví dụ: Cá, ếch nhái, bò sát, chim, đa số côn trùng và nhiều động vật sống ở nước
thường đẻ trứng. Trứng có thể được thụ tinh trước hoặc sau khi đẻ. Trứng đã được thụ tinh sẽ nở
ra con non.
Bước 3. Phân tích dấu hiệu chung, dấu hiệu bản chất, định nghĩa khái niệm
GV nêu các câu hỏi, HS trả lời:
1/ Các cơ thể mới được sinh ra từ bộ phận nào của cơ thể mẹ?
2/ Đặc điểm của cơ thể con so với cơ thể mẹ có gì sai khác?

3/ Sự tạo thành các cơ thể mới như trên là nhờ những cơ chế nào?
- GV: Đặc điểm sinh sản như trên là sinh sản hữu tính. Hãy định nghĩa sinh sản hữu tính.
Bước 4. Đưa khái niệm mới vào khái niệm đã biết
- GV hỏi: So với sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính có những đặc điểm gì ưu việt hơn?
Bước 5. Vận dụng khái niệm: GV yêu cầu HS lấy ví dụ về sinh sản hữu tính.
* Các biện pháp dạy học để hình thành khái niệm
Để thực hiện quá trình hình thành khái niệm có hiệu quả, có thể sử dụng các biện pháp sau:
a. Sử dụng biện pháp phân tích – tổng hợp


Trong hình thành và phát triển các khái niệm, các biện pháp phân tích, so sánh, tổng hợp,
trừu tượng hóa, khái quát hóa giữ vai trò quan trọng. Sử dụng biện pháp phân tích, tổng hợp có
thể bằng sơ đồ, bảng biểu hoặc bằng lời. Ở đây, biện pháp phân tích - tổng hợp được xem là công
cụ để định hướng cho HS khám phá và làm sáng tỏ những dấu hiệu bản chất của các khái niệm.
Khi thực hiện biện pháp này, GV thiết kế các câu hỏi, bài tập để định hướng hoạt động nhận thức
cho HS, HS sử dụng các thao tác tư duy kết hợp với thông tin trong SGK, tài liệu tham khảo để trả
lời câu hỏi, bài tập mà GV đặt ra. Qua đó HS không chỉ lĩnh hội được các kiến thức mà còn rèn
luyện được các kĩ năng tư duy.
Ví dụ : Sử dụng biện pháp phân tích - tổng hợp để chứng minh rễ là cơ quan hấp thụ nước và
ion khoáng (mục I - Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng - Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối
khoáng ở rễ - SGK sinh học 11).
+ Hoạt động của GV: Sau khi xác định mục tiêu học tập bằng cách đặt vấn đề “Nước có
vai trò quan trọng đối với tế bào, vậy vai trò của nước là gì? Ở thực vật cơ quan nào hấp thụ nước
và muối khoáng?” GV có thể đặt các câu hỏi cho HS:
1. Quan sát hình 1.1 và mô tả cấu tạo bên ngoài của hệ rễ, xác định các thành phần cấu tạo
nên hệ rễ?
2. Sự phát triển của hệ rễ như thế nào?
3. Trong các bộ phận cấu tạo nên hệ rễ bộ phận nào giữ vai trò quan trọng nhất? tại sao?
4. Quan sát hình 1.2 và mô tả cấu tạo lông hút của rễ?
Hệ rễ của cây trên cạn với cây thủy sinh có gì khác nhau?

5. Từ đó hãy cho biết hệ rễ của cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion
khoáng như thế nào?
+ Hoạt động của HS: HS sử dụng thao tác phân tích để xác định các bộ phận cấu thành nên
hệ rễ của cây, hướng phát triển của hệ rễ, bộ phận quan trọng nhất của hệ rễ. HS tiếp tục sử dụng
thao tác phân tích để tìm hiểu cấu tạo của lông hút. Khi HS xác định được những đặc điểm cấu tạo
của hệ rễ phù hợp với chức năng hút nước và muối khoáng là HS đã sử dụng thao tác tổng hợp, từ
việc phân tích cấu tạo rút ra được đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng.
-

Nêu cấu tạo của hệ rễ: hệ rễ gồm rễ chính và các rễ bên. Trên rễ có miền lông hút gồm nhiều lông
hút, đỉnh sinh trưởng ở đầu rễ, miền sinh trưởng dãn dài. Tại miền sinh trưởng rễ có thể phát triển
dài ra.


-

Từ việc phân tích các bộ phận cấu tạo nên hệ rễ xác định được hướng phát triển và bộ phận quan
trọng nhất trong hệ rễ: hệ rễ của thực vật phát triển vươn dài ra, đâm sâu, lan tỏa, hướng đến
nguồn nước trong đất để hút nước. Trong các bộ phận của hệ rễ thì lông hút có vai trò quan trọng,
lông hút là bộ phận hút nước và các ion khoáng của hệ rễ.

-

Tìm hiểu cấu tạo bộ phận quan trọng nhất là lông hút: lông hút là các tế bào biểu bì kéo dài. Lông
hút gồm: thành tế bào mỏng không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn. Lông hút có
áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp mạnh của rễ.

-

Từ sự phân tích, tổng hợp được đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của hệ rễ: hệ rễ của cây

sinh trưởng liên tục hình thành nên số lượng khổng lồ các lông hút làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa
rễ và đất giúp rễ hấp thụ được nhiều nước và ion khoáng.
b. Sử dụng biện pháp so sánh
Việc sử dụng biện pháp so sánh trong hình thành và phát triển khái niệm có hiệu quả chính là
xác định được các dấu hiệu bản chất của mỗi khái niệm. Những đặc tính đó là cơ sở, tiêu chí cho
việc nhận ra sự giống và khác nhau giữa các hiện tượng trong cơ thể thực vật, phân biệt được các
hiện tượng đó. Hình thức diễn đạt so sánh có thể bằng lời, bằng sơ đồ hay bằng bảng. Đặc biệt sự
sắp xếp những điểm giống và khác nhau của các hiện tượng của cơ thể thực vật bằng sơ đồ hay
bảng sẽ giúp HS hiểu rõ hơn sự giống, khác nhau và bản chất của hiện tượng, nhờ vậy kiến thức
được khắc sâu hơn. Nên yêu cầu HS tự tìm ra những điểm giống và khác nhau của mỗi hiện tượng
trong cơ thể thực vật và tự diễn đạt, như vậy sẽ giúp HS phát triển khả năng tư duy và khả năng
diễn đạt, tự lĩnh hội được tri thức.
Ví dụ: Sử dụng biện pháp so sánh để phân biệt hình thức sinh sản bào tử và sinh sản sinh
dưỡng (Mục II - Sinh sản vô tính ở thực vật - Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật - SGK sinh học
11)
+ Hoạt động của GV: GV hướng dẫn HS so sánh các đặc điểm giống và khác nhau giữa 2
hình thức sinh sản vô tính là sinh sản bào tử và sinh sản sinh dưỡng theo trình tự sau:
- GV lấy ví dụ về sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng (sinh sản bằng bào tử: cây
dương xỉ…, sinh sản sinh dưỡng: khoai lang, gừng, nghệ…), yêu cầu HS nghiên cứu ví dụ và trả
lời câu hỏi:
+ Trong các ví dụ trên, cơ thể con được tạo ra từ bộ phận nào của cơ thể mẹ?
+ Từ bào tử, từ bộ phận sinh dưỡng của cơ thể mẹ hình thành cơ thể mới là nhờ cơ chế nào?
→ Sinh sản vô tính là gì?


(Trả lời đến đây, HS đã xác định được điểm giống nhau giữa sinh sản bào tử và sinh sản sinh
dưỡng).
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II – tìm những thông tin về sinh sản bào tử và sinh sản
sinh dưỡng và hoàn thành bảng.
Bảng : Phân biệt sinh sản bào tử và sinh sản sinh dưỡng

Đặc điểm so sánh
Sinh sản bào tử
Sinh sản sinh dưỡng
Ví dụ
Đặc điểm
Hình thức sinh sản
Ý nghĩa
+ Hoạt động của HS: HS quan sát tranh vẽ phóng to (hoặc hình vẽ trong SGK), đọc thông
tin trong SGK, gia công bằng các thao tác tư duy: Phân tích, tổng hợp, so sánh để phát hiện dấu
hiệu bản chất của 2 hình thức sinh sản vô tính: Sinh sản bào tử và sinh sản sinh dưỡng. Tìm ra
những điểm giống nhau giữa 2 hình thức sinh sản và phân biệt sự khác nhau rồi điền vào bảng 1.
c. Sử dụng biện pháp hệ thống hóa
Trong quá trình hình thành và phát triển khái niệm, GV phải luôn coi trọng vấn đề tổng kết.
Tổng kết là hệ thống hóa nội dung theo một logic nhất định. Hệ thống hóa trên cơ sở tiếp cận cấu
trúc - hệ thống trong hình thành và phát triển khái niệm chính là tổng kết các dấu hiệu bản chất
của mỗi hiện tượng. Thao tác logic này giúp cho người học có một kiến thức trọn vẹn, đầy đủ và
sâu sắc về bản chất của mỗi hiện tượng, thấy được sự giống nhau và phân biệt được những điểm
khác nhau của các hiện tượng.
Ví dụ: Sử dụng biện pháp hệ thống hóa trong viêc hình thành và phát triển khái niệm sinh
trưởng, phát triển và sinh sản ở thực vật.
+ Hoạt động của GV: GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK, hệ thống hóa các dấu hiệu bản
chất của các hiện tượng, phân biệt được bản chất và ý nghĩa của các hiện tượng qua bài tập sau:
Hãy điền nội dung thích hợp vào bảng sau:
Bảng. So sánh sinh trưởng, phát triển và sinh sản
Các dấu hiệu Các hiện tượng trong cơ thể
bản chất
Sinh trưởng
Phát triển
(1)
Ví dụ

Bản chất
Nguyên nhân
Phân loại

Sinh sản


Nhân tố ảnh
hưởng
Ý nghĩa
Nếu con đường tổ chức hoạt động nhận thức của HS theo lối diễn dịch, bảng trên như “cọc
tiêu” định hướng hoạt động nhận thức để HS tự mình gia công thông tin sao cho bộc lộ được bản
chất của mỗi quá trình và ý nghĩa của mỗi quá trình đối với đời sống của thực vật.
Nếu theo con đường quy nạp, bảng trên chính là logic hệ thống hóa lại kiến thức, tổng kết các
dấu hiệu bản chất và ý nghĩa của mỗi quá trình trong cơ thể thực vật sau khi HS đã học xong
chương 3 và chương 4 trong chương trình sinh học 11. Sử dụng biện pháp hệ thống hóa này giúp
HS có một kiến thức trọn vẹn, đầy đủ, sâu sắc về bản chất của các quá trình, ý nghĩa của các quá
trình và việc vận dụng vào thực tiễn.
+ Hoạt động của HS: Khi phân tích các yếu tố ở cột (1), HS đã hệ thống hóa được đầy đủ
các dấu hiệu bản chất của mỗi hiện tượng. Mỗi dấu hiệu bản chất đó HS có thể diễn đạt bằng lời
hay bằng bảng...Tiếp đó HS so sánh theo hàng ngang để thấy rõ được sự giống và khác nhau của
các hiện tượng. Hệ thống hóa toàn bảng cho phép HS nhận thức sâu sắc được bản chất, ý nghĩa
của các hiện tượng đối với cơ thể thực vật.
* Các phương pháp được sử dụng trong dạy học khái niệm
a. Sử dụng phương pháp hỏi đáp
+ Phương pháp hỏi đáp là phương pháp GV đặt ra những câu hỏi để HS trả lời hoặc tranh
luận với nhau và với cả GV, qua đó HS lĩnh hội được nội dung bài học.
+ Vai trò của phương pháp hỏi đáp:
- Gây được hứng thú nhận thức, khát vọng tìm tòi cho HS nên nội dung dạy học được HS
lĩnh hội một cách vững chắc.

- Dạy cho HS trình tự các bước giải quyết một vấn đề, giúp HS nắm vững các thao tác tư
duy.
- Cho phép thu được thông tin ngược về chất lượng lĩnh hội kiến thức của HS, kịp thời giúp
GV điều chỉnh quá trình dạy học một cách linh hoạt.
- Được sử dụng phổ biến, thích hợp cho hầu hết các bài và thường được sử dụng kết hợp với
các PPDH khác.
* Các phương pháp hỏi đáp được vận dụng trong dạy học sinh học cơ thể: Căn cứ vào tính
chất nhận thức của người học, có thể phân biệt hai hình thức hỏi đáp chính sau:


a1. Phương pháp hỏi đáp- tái hiện thông báo
GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời trực tiếp. Câu trả lời của HS chỉ cần nhớ lại một cách
chính xác kiến thức có sẵn, hay mô tả lại chính xác kết quả quan sát những gì GV đã tổ chức, điều
khiển trước đó. Phương pháp này được sử dụng phổ biến khi ôn tập, kiểm tra hoặc khi tài liệu học
tập đòi hỏi phải nhớ chính xác các hành động, số liệu, sự kiện.
Ví dụ về sử dụng hỏi đáp- tái hiện thông báo khi dạy học tổ hợp kiến thức “Tiêu hoá ở động
vật có ống tiêu hoá”: Trong chương trình sinh học lớp 7, lớp 8, HS đã được tìm hiểu về tiêu hoá ở
các ngành, lớp động vật và ở người nên GV sử dụng hỏi đáp- tái hiện để HS nêu được đặc điểm
chung của tiêu hoá ở các động vật có ống tiêu hoá:
GV: Ở những động vật nào đã xuất hiện ống tiêu hoá?
HS: Động vật có ống tiêu hoá là những động vật đa bào, bắt đầu từ giun.
GV: Cấu tạo chung của ống tiêu hoá là gì?
HS: Ống tiêu hoá đã phân hoá thành các cơ quan tiêu hoá
GV: Trong quá trình tiêu hoá, diễn ra những hoạt động nào?
HS: Tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá diễn ra hoạt động biến đổi lí học (nhai, nuốt, nhào
trộn, ợ, đẩy, nghiền) và hoạt động biến đổi hoá học (nhờ tác dụng của enzim các chất phức tạp
được biến đổi thành các chất đơn giản để hấp thụ). Những biến đổi lí học và hoá học nhằm tiêu
hoá và hấp thụ thức ăn.
GV: Các nhóm động vật có ống tiêu hoá nhưng cấu tạo của các cơ quan tiêu hoá có đặc điểm
khác nhau. Hãy quan sát hình 15.3 đến 15.6 (sách cơ bản), so sánh cấu tạo ống tiêu hoá của các

động vật khác nhau.
HS quan sát hình, nêu được đặc điểm khác nhau về cấu tạo một số cơ quan trong ống tiêu
hoá của các nhóm động vật. GV đặt vấn đề: Sự khác nhau trong cấu tạo ống tiêu hoá của các
nhóm động vật có ảnh hưởng tới những hoạt động tiêu hoá và hấp thụ thức ăn như thế nào?
Để giải quyết vấn đề trên, GV kết hợp sử dụng các PPDH khác, hướng dẫn HS phát hiện đặc
điểm tiêu hoá ở các nhóm động vật có ống tiêu hoá: ĐV ăn thịt, ĐV ăn thực vật.
a2. Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận
HS độc lập giải quyết từng phần nhỏ hàng loạt câu hỏi do GV nêu ra. Mỗi câu hỏi hay một
nhóm câu hỏi phải xây dựng sao cho khi trả lời HS nhận được một "liều kiến thức" nhất định và
cứ lần lượt hỏi đáp như vậy, HS lĩnh hội được một nội dung kiến thức về một chủ đề trọn vẹn.
+ Ví dụ 1. Vận dụng hỏi đáp- tìm tòi bộ phận dạy học "Khái niệm sinh trưởng và phát triển"


- Mục tiêu: HS phân biệt được sinh trưởng với phát triển ở thực vật và nêu được mối quan hệ
giữa sinh trưởng với phát triển.
- Cách tiến hành:
GV nêu lệnh hoạt động: Từ 1 hạt đậu gieo trồng đến khi thu hoạch được các hạt mới, cây đậu
đã trải qua những giai đoạn nào?
HS trả lời, GV viết thành sơ đồ:
Hạt đậu → nảy mầm (mọc rễ, thân, chồi, lá) → cây con → Cây trưởng thành → ra hoa, tạo
quả → quả chín
GV hỏi: Nhận xét gì về khối lượng, kích thước của cây đậu qua các giai đoạn?
HS: Khối lượng, kích thước của cây đậu tăng lên qua các giai đoạn.
GV: Tại sao có sự tăng lên đó?
HS: Do có sự tăng lên về số lượng, khối lượng, kích thước tế bào nhờ quá trình phân bào.
GV: Hiện tượng đó gọi là sinh trưởng. Hãy định nghĩa sinh trưởng ở thực vật.
HS nêu định nghĩa.
GV: Hãy nhận xét về đặc điểm hình thái của cây đậu qua các giai đoạn.
HS: Hình thái cây đậu qua các giai đoạn có sự khác nhau.
GV: Tại sao có sự biến đổi về hình thái và chức năng sinh lí của các cơ quan, bộ phận trong

cây đậu qua các giai đoạn?
HS: Nhờ sự phân chia tế bào và sự phân hoá tế bào đã phát sinh các cơ quan, bộ phận có đặc
điểm hình thái khác nhau.
GV: Phát triển là gì?
HS nêu định nghĩa về phát triển.
GV: Hai quá trình sinh trưởng và phát triển không tách rời mà luôn xen kẽ nhau trong đời
sống của thực vật. Hãy nêu ảnh hưởng của sinh trưởng đến phát triển và ngược lại.
HS: Hai quá trình đó liên tiếp xen kẽ nhau. Sinh trưởng làm tiền đề cho phát triển: Sự biến
đổi về số lượng các cơ quan sinh dưỡng dẫn đến sự thay đổi chất lượng các cơ quan sinh sản.
GV: Mốc đánh dấu sự phát triển rõ rệt nhất là giai đoạn ra hoa. Lấy mốc là sự ra hoa, người
ta chia ra pha sinh trưởng, phát triển sinh dưỡng (pha sinh dưỡng) và pha sinh trưởng, phát triển
sinh sản (pha sinh sản). Hãy nêu đặc điểm sinh trưởng và phát triển diễn ra trong hai pha đó.


HS: Pha sinh dưỡng có sự sinh trưởng, phát triển của các cơ quan sinh dưỡng; pha sinh sản
có sự sinh trưởng, phát triển của các cơ quan sinh sản. Hai pha này diễn ra liên tiếp và có lặp lại
tạo nên chu kì sinh trưởng và phát triển.
GV nêu ví dụ: Bón phân, tưới nước nhiều cây sinh trưởng nhanh và kéo dài làm chậm phát
triển là thể hiện quan hệ sinh trưởng nhanh, phát triển chậm. GV yêu cầu HS lấy những ví dụ thực
tế chứng minh có những quan hệ sinh trưởng chậm, phát triển nhanh; sinh trưởng và phát triển
bình thường; sinh trưởng và phát triển đều nhanh, đều chậm.
+ Ví dụ 2. Vận dụng hỏi đáp- tìm tòi bộ phận dạy "Khái niệm cảm ứng ở động vật"
- Mục tiêu: HS nêu được định nghĩa và bản chất cảm ứng ở động vật.
- Cách tiến hành:
GV đặt vấn đề: Môi trường sống luôn luôn thay đổi nhưng sinh vật vẫn tồn tại và phát triển
được. Vì sao sinh vật có khả năng đó?
HS nêu các câu trả lời. GV hướng dẫn HS giải quyết vấn đề đó như sau:
GV nêu ví dụ: Ngày nắng nóng, chó thè lưỡi thở; trời trở rét, mèo xù lông, co mạch máu,
nằm co mình lại. Từ đó nêu câu hỏi: Nguyên nhân nào làm cho chó thè lưỡi thở, mèo xù lông?
HS trả lời: do nhiệt độ.

GV hỏi: Nhân tố nhiệt độ mà chó và mèo nhận biết được được gọi là gì?
HS: Nhân tố kích thích
GV: Hiện tượng chó thè lưỡi, lông mèo xù lên được gọi chung là gì?
HS: Sự trả lời kích thích.
GV: Những nhân tố và hiện tượng trên gọi là cảm ứng. Cảm ứng là gì?
HS: nêu định nghĩa cảm ứng.
GV: Mỗi phản ứng đều diễn ra qua 3 giai đoạn, đó là những giai đoạn nào?
HS: Tiếp nhận kích thích, phân tích kích thích và trả lời kích thích.
GV: Tại sao cảm ứng ở động vật có tính chính xác và tốc độ nhanh hơn ở thực vật? (Do ở
động vật có hệ thần kinh là bộ phận phân tích kích thích).
a3. Các dạng câu hỏi được vận dụng trong dạy học Sinh học cơ thể
+ Câu hỏi đòi hỏi HS mhớ và nhắc lại các kiến thức đã học trước khi đi sâu vào tìm hiểu một
cấu trúc hay một chức năng mới (câu hỏi tái hiện) hoặc trước khi hệ thống hoá để đi đến kiến thức
mang tính đại cương.


×