HNG DN GING DY BI 1
QUNG TR - MNH T V CON NGI
(1tit)
I. MC TIấU BI HC
1. Kin thc
Giỳp HS nm c:
- Nhng c im ln v iu kin t nhiờn Qung Tr.
- Quỏ trỡnh hỡnh thnh v phỏt trin a gii hnh chớnh qua cỏc thi k.
- Nhng nột chớnh trong i sng kinh t, vn hoỏ v xó hi ca tnh: Kinh t
nụng nghip vn l ch o. Mt s ngnh ngh c duy trỡ. Cụng nghip trong
nhng nm cui th k XX cú phỏt trin song quy mụ nh. i sng vn hoỏ
Qung Tr phong phỳ, a dng. Ngi dõn Qung Tr cú truyn thng hiu hc v
ó sn sinh ra nhng ngi con u tỳ ca quờ hng.
2. Tng tng
-Giỏo dc nim t ho v truyn thng vn hoỏ, lch s ca quờ hng, ý chớ
vn lờn trong mi iu kin hon cnh.
- Khắc sâu những phẩm chất, truyền thống của con ngời và quê hơng Quảng Trị,
đó là sự bền bỉ, dẻo dai, chịu thơng chịu khó, nhân hậu thuỷ chung, kiên cờng dũng
cảm, trọng nhân nghĩa, quý hiền tài.
3.Kyớ nng
- Rốn luyn k nng c bn , k nng phõn tớch, i chiu so sỏnh v nhn
xột.
II. NHNG IU CN LU í
Bi ging mang tớnh khỏi quỏt cao, do ú giỳp hc sinh nm v hiu c
giỏo viờn cn lu ý mt s vn sau:
-S dng bn hnh chớnh Vit Nam v bn hnh chớnh Qung Tr xỏc
nh v trớ a lý, quỏ trỡnh hỡnh a gii hnh chớnh Qung Tr thụng qua cỏc mc
thi gian.
-V truyn thng lch s: Thụng qua nhng phong tc th cỳng t tiờn v
nhng ngi cú cụng vi dõn vi nc, giỏo viờn nhn mnh ú l nột vn hoỏ c
sc th hin o lý " ung nc nh ngun " ca nhõn dõn Vit Nam núi chung v
nhõn õn Qung Tr núi riờng.
III. THIT B V TI LIU CN CHO BI HC
-S dng bn hnh chớnh Vit Nam v bn hnh chớnh Qung Tr.
-Tranh nh, t liu v mt s danh nhõn lch s a phng
1
12
- Tài liệu tham khảo: Ban chấp hành Đảng bộ Quảng Trị- Lịch sử Đảng bộ
QuảngTrị-Tập I- NXBXCTQG- 1996; Cục Thống kê Quảng Trị- Quảng Trị trước
thèm thế kỷ XX- Con số và sự kiện, Công ty in Thống kê và sản xuất bao bì Huế; Sở
Giáo dục- Đào tạo Quảng Trị-Lịch sử giáo dục Quảng Trị, Xí nghiệp In Giáo dục
Huế, 2002.
IV. GỢI Ý THỰC HIỆN BÀI GIẢNG
1.Giới thiệu bài mới
Ngay từ xa xưa ông cha ta đã có công lao rất lớn trong việc dựng nước và giữ
nước.Trong quá trình ấy, nhân dân Quảng Trị đã đóng góp một phần không nhỏ để
tạo lập quê hương và đất nước Việt Nam.
2. Dạy và học bài mới
Mục 1- Điều kiện tự nhiên
-Giáo viên dùng bản đồ hành chính Việt Nam hướng dẫn cho học sinh xác định
vị trí địa lý tỉnh Quảng Trị hiện nay.
- Nêu rõ những đặc điểm lớn về điều kiện tự nhiên của Quảng Trị:
+ Địa hình
+ Sông ngòi
+ Tài nguyên thiên nhiên.
+ Khí hậu ở Quảng Trị khá khắc nghiệt, hạn hán lụt, bão thường xuyên xảy ra
nhiều (theo SGK).
GV hỏi HS: Đặc điểm chính của điều kiện tự nhiên Quảng Trị là gì?
Mục 2- Địa giới hành chính
Để xác định địa giới hành chính Quảng Trị trong buổi đầu tạo lập, GV chú ý
những mốc lịch sử sau:
-Từ năm 179 TCN đến năm 192, Quảng Trị thuộc Quận Nhật Nam
-Từ năm 192 đến năm 1069 Quảng Trị thuộc vương quốc Chăm
-Từ năm 1075 đến năm 1306 Quảng Trị là đất của 2 nước Đại Việt và Chăm
Pa,lấy Cửa Việt-sông Hiếu làm ranh giới.
-Từ năm 1307 đến năm 1400 Quảng Trị thuộc nước Đại Việt thời Trần.
GV xác định: Suốt hơn 3 thế kỷ(1075-1400) Quảng Trị là vùng địa đầu của
nước Đại Việt. Trong suốt 300 năm giằng co của cuộc chiến tranh biên giới Việt-
Chăm, người dân Quảng Trị đã nung nấu quyết tâm xây dựng và bảo vệ quê hương
ngay từ buổi đầu tạo lập, góp phần cho sự ổn định về quốc phòng và an ninh Đại Việt.
-Năm 1801, Nguyễn Ánh đặt tên dinh Quảng Trị. Năm 1832, tỉnh Quảng Trị
thành lập.
2
12
-Sau hiệp định Giơ-ne-vơ (1954), Quảng Trị bị chia cắt, lấy vĩ tuyến 17 (sông
Bến Hải) làm ranh giới. Phía Bắc sông Bến Hải là huyện Vĩnh Linh, phía Nam sông
Bến Hải là vùng địch tạm chiếm...
-Năm 1976, Quảng Trị nằm trong Bình Trị Thiên hợp nhất.
-Tháng 7 năm 1989, tỉnh Quảng Trị được lập lại.
GV sử dụng bản đồ hành chính Quảng Trị để giúp học sinh xác định 2 thị xã và
7 huyện trong toàn tỉnh hiện nay.
GV hỏi HS: Quá trình hình thành địa giới Quảng Trị có những nét gì nổi bật?
Hãy nêu những mốc chính về sự thay đổi địa giới hành chính Quảng Trị ?
Mục 3- Đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội
a.Về kinh tế
-GV hỏi HS: Với vị trí và điều kiện tự nhiên ở Quảng Trị, em nào có thể cho
biết kinh tế chủ yếu ở Quảng Trị là gì ?
-Sau khi HS trả lời, GV nhấn mạnh: Kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước vốn có
lâu đời ở nước ta. Đối với tỉnh Quảng Trị hiện nay sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm vị
trí quan trọng trong toàn tỉnh.
-GV hỏi và hướng dẫn HS trả lời: Bên cạnh nghề nông còn có các ngành nghề
gì nữa mà em biết ? (nghề đánh bắt cá, nuôi cá, dệt vải, dệt chiếu mây, cói, đan lát
chằm nón, làm muối, đúc đồng, rèn...)
- Gv có thể kể thêm một số làng nghề truyền thống ở tỉnh như: làng rèn
(phường 3, Đông Hà), nghề đúc đồng (làng Phước Tuyền, Cam Thành, Cam Lộ), làng
Bún (Cẩm Thạch, Cam An, Cam Lộ), nghề bông sợi, dệt vải (làng Lập Thạch, Đông
Hà), làng rượu Kim Long, Hải Quế, Hải Lăng.
-GV hỏi và hướng dẫn HS trả lời: Khi hàng hoá nông nghiệp và các ngành
nghề thủ công được sản xuất ra nhiều đòi hỏi phải có vấn đề gì ? (đòi hỏi phải có sự
giao lưu buôn bán giữa các vùng).
-GV khẳng định: Ở Quảng Trị chúng ta ngay từ xa xưa cũng như hiện nay đã
có sự giao lưu buôn bán giữa các vùng và với nước bạn Lào. Các chợ mọc lên ở nhiều
nơi: chợ Phiên ở xã Cam Thành, Cam Lộ. Chợ Kẻ Diên ở làng Diên Sanh, Hải Thọ,
Hải Lăng. Chợ Sòng ở Cam An, Cam Lộ. Chợ Mai Xá ở Gio Mai, Gio Linh. GV có
thể giới thiệu thêm về chợ Phiên theo tài liệu tham khảo 2.
- GV xác định vị trí các chợ Kẻ Diên, chợ Sòng, Mai Xá, Tùng Luật, chợ
Phiên..
-Ngoài các chợ đó ra, có những chợ nào nữa mà em biết ?Hiện nay trung tâm
buôn bán của tỉnh ta ở đâu ?
3
12
GV kết luận: Việc giao lưu buôn bán là kết quả tất yếu của sự phát triển sản
xuất và thúc đẩy sản xuất phát triển.
-Về công nghiệp: GV trình bày như sách giáo khoa và hỏi HS: Em có nhận xét
gì về kinh tế ở Quảng Trị ? Muốn quê hương ngày càng giàu đẹp, bản thân chúng ta
phải làm gì ?
b.Văn hoá, xã hội
GV có thể hỏi và hướng dẫn HS trả lời theo chuỗi câu hỏi sau:
- Trên mảnh đất Quảng Trị chúng ta có những dân tộc nào cùng chung sống?
- Văn hoá Quảng Trị được xây dựng trên cơ sở nào?
- Người Quảng Trị chúng ta có những phong tục gì mà em biết?
- Ở làng em (địa phương em) có ngôi miếu, đình làng nào không? Những ngôi
miếu, đình làng đó thờ ai? ...GV có thể giới thiệu thêm về miếu thờ Huyền Trân Công
chúa theo tài liệu tham khảo 3.
Sau khi hướng dẫn và sửa chữa những câu trả lời của HS, GV chốt lại: Việc thờ
cúng tổ tiên hoặc thờ những người có công với dân với nước là nét văn hoá đặc sắc
của con người Việt chúng ta, thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ
trồng cây".
- GV có thể phân biệt cho HS rõ những phong tục tập quán này khác với những
tệ nạn mê tín dị đoan khác (xem bói, ma chay, đồng bóng...)
- Về tôn giáo: GV trình bày như sách giáo khoa và hỏi HS: Trên mảnh đất
Quảng Trị chúng ta có những ngôi chùa và nhà thờ nào mà em biết?
- Về truyền thống hiếu học ở Quảng Trị: GV có thể trình bày trong sách giáo
khoa. Qua đó khẳng định về truyền thống hiếu học của ông cha ta và động viên HS
phải hết sức cố gắng trong học tập để sau này trở thành những người công dân hữu
ích cho xã hội và quê hương. GVcó thể giới thiệu về vị tiến sĩ đầu tiên Bùi Dục Tài
theo tài liệu tham khảo 1.
- Về văn hoá tinh thần: (tuỳ theo địa phương nơi trường đóng) GV có thể khai
thác trong HS về các sinh hoạt văn hoá, các trò chơi dân gian trong các lễ hội mà hiện
nay vẫn lưu truyền. Từ đó đi đến khẳng định: Đời sống văn hoá tinh thần của người
dân Quảng Trị rất phong phú và đa dạng.
GV nhấn mạnh về những phẩm chất của con người quê hương Quảng Trị về
những người con ưu tú của quê hương.
Sơ kết bài học
4
12
GV khái quát lại vị trí địa lý, quá trình hình thành và phát triển của mảnh đất,
con người Quảng Trị. Nhấn mạnh những nét nổi bật về đời sống kinh tế, văn hoá
Quảng Trị.
HS làm việc với phiếu học tập (cá nhân hoặc nhóm)
Lập bảng thống kê về sự thay đổi địa giới hành chính tỉnh Quảng Trị qua các
thời kỳ:
Thời gian Địa giới hành chính
Gợi ý về câu hỏi kiểm tra
- Quá trình hình thành địa giới hành chính Quảng Trị
- Những nét văn hoá đặc trưng của Quảng Trị
- Suy nghĩ của chúng ta khi sống trên mảnh đất này
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vị tiến sĩ đầu tiên ở Quảng Trị- Bùi Dục Tài
Sinh vào năm Đinh Dậu (1477) tại một vùng quê nghèo (Hải Tân - Hải Lăng),
trong buổi đầu của xứ Ô - Lý mới trở về Đại Việt, nơi "đất đai hẻo lánh, phong tục
chất phát, nhân dân thưa thớt, không thể so với châu Hoan, châu Ái". Nhưng với ý chí
khổ học sau hơn 10 năm đèn sách, ông đã "sớm nêu sĩ vọng, đột phá khai khoa" xuất
sắc vượt qua kỳ thi Hương (1501) rồi thi Hội, thi Đình (1502) để vinh hạnh nhận
bằng Đệ nhị giáp tiến sĩ, được "sắc tứ vinh quy", được khắc tên vào bia ở Văn Miếu
và được phong hàm thất phẩm. "Do có công ứng nghĩa, lại tài cao được thăng tá thị
lang Bộ lại". Trước khi mất ông làm chức tham tướng, sau khi mất vua Lê Chiêu
Tông truy tặng chức Thượng thư Bộ lễ. Học giả Dương Văn An ca ngợi ông: "Bùi
Dục Tài về chính trị, văn chương xứng đáng làm bậc anh tài trong thiên hạ chứ đâu
phải là bậc anh tài của riêng châu Ô". Nhà bác học Lê Quý Đôn khen ông "văn mạch
một phương dằng dặc không dứt". Còn nhân dân thì chôn cất, thờ cúng ông trang
trọng trong chùa lớn của làng với niềm kính yêu sâu sắc.
(Dẫn theo Lịch sử giáo dục Quảng Trị, Sở Giáo dục- Đào tạo Quảng Trị-Xí
nghiệp In Giáo dục Huế, 2002).
2. Chợ Phiên Cam Lộ
Chợ Phiên Cam Lộ là một chợ lớn nhất nhì Trung Bộ trong các thế kỷ XV-
XVII; do nhu cầu phát triển luồng buôn bán hàng hoá trên bộ dưới thuyền theo tuyến
Cửa Việt- Cam Lộ- Ai Lao mà hình thành. Thị trường nội địa liên kết một cách sầm
uất làm cho chợ Phiên trở thành trung gian giữa Cửa Việt và dinh Ai Lao. Thuyền
5
12
buôn Nhật, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha...vào Cửa Việt lên; thương nhân
các bộ lạc: Lạc Hoàn, Vạn Tượng, miền Tây Thanh Nghệ từ Trấn Ninh, Quy Hợp qua
cửa khẩu dinh Ai Lao về. Luồng thương nghiệp mạnh mẽ này đã tạo điều kiện để
hình thành con đường chuyên chở hàng hoá (trâu, voi, hải sản, nông sản, kim loại, vũ
khí...) và chính đó là tiền thân của con đường 9 ngày nay. Gọi là chợ Phiên vì chợ
nhóm họp theo phiên (kỳ); cứ mỗi tháng có 6 phiên họp vào các ngày mồng 3, 8, 13,
23, 28 Âm lịch.
(Dẫn theo Di tích lịch sử Văn hoá tỉnh Quảng Trị- Sở Văn hoá- Thông tin- Bảo
tàng Quảng Trị 1995, trang 239-240).
3. Miếu thờ Huyền Trân công chúa
Ngôi miếu thờ nay nằm ở xóm Chùa, làng Kim Đâu thuộc xã Cam An, huyện
Cam Lộ. Đó là ngôi miếu thờ Bà Huyền Trân công chúa- một nhân vật lịch sử đã
nhận lời gả bán của 2 triều đại, đem tấm thân ngọc ngà để đổi lấy 2 châu Ô, Lý
“vuông ngàn dặm” về cho dân tộc Việt vào đầu thế kỷ XIV. Người dân Cam Lộ,
Đông Hà nói riêng, Quảng Trị nói chung thờ bà, tôn bà là một vị nhân thần trong cõi
tâm linh của họ.
(Dẫn theo Di tích lịch sử Văn hoá tỉnh Quảng Trị- Sở Văn hoá- Thông tin- Bảo
tàng Quảng Trị 1995, trang 239-240).
6
12
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY BÀI 2
QUẢNG TRỊ ĐẤU TRANH CHỐNG XÂM LƯỢC
(Từ cội nguồn đến trước năm 1930)
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiãún thæïc
Giúp HS nắm được:
Cùng với truyền thống hào hùng của dân tộc trong việc chống các thế lực ngoại
xâm và phong kiến, nhân dân Quảng Trị đã có những đóng góp đáng kể trong cuộc
đấu tranh bảo vệ quê hương xóm làng.
2. Tæ tæåíng
Giáo dục cho học sinh lòng tự hào về truyền thống yêu nước của quê hương,
dân tộc, lòng biết ơn bậc tiền bối, những anh hùng dân tộc đã xã thân hy sinh vì nước.
3. Kyí nàng
Rèn luyện kỷ năng sử dụng bản đồ, phân tích và nhận xét
Rèn luyện kỷ năng đối chiếu, so sánh, đánh giá sự kiện, hiện tượng lịch sử.
II. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Với đối tượng học sinh lớp 6, các em mới được nghiên cứu lịch sử dân tộc đến
chiến thắng Bạch Đằng (năm 938).Trong khi đó bài giảng lịch sử đề cập đến quá trình
lịch sử dài (đến trước năm 1930).Vì vậy, để thuận lợi cho việc giảng dạy, GV lưu ý
một số điểm sau:
-Phải nghiên cứu những phần có liên quan đến thông sử trong chương trình lịch
sử lớp 7 và lớp 8, như phần cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên,
khởi nghĩa Lam Sơn, phong trào nông dân Tây Sơn...
-Kết hợp tư liệu với tranh ảnh, bản đồ để minh hoạ bài giảng thêm sinh động.
-Thông qua những sự kiện lịch sử cụ thể tại địa phương, GV nêu rõ sự đóng
góp to lớn của nhân dân Quảng Trị trong cuộc đấu tranh chung bảo vệ nền độc lập
dân tộc và củng cố thống nhất đất nước. Từ đó khắc sâu truyền thống của con ngưòi
và quê hương Quảng Trị thân yêu.
III. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU CẦN CHO BÀI GIẢNG
-Ảnh nhà đày Lao Bảo, nơi xảy ra cuộc khởi nghĩa ngày 28 tháng 9 năm 1915.
-Bản đồ hành chính Quảng Trị.
- Lịch sử Đảng bộ Quảng Trị, tập1(1930-1954)
- Quảng Trị trước thềm thế kỷ XXI-Con số và sự kiện
- Sách giáo khoa lịch sử lớp 7, lớp 8
7
12
IV. GỢI Ý THỰC HIỆN BÀI GIẢNG
1. Giới thiệu bài mới
Giáo viên tóm tắt nội dung cơ bản bài 1 và nhấn mạnh: Trên mảnh đất con
người Quảng Trị đã thể hiện truyền thống chống giặc ngoại xâm và giữ nước như thế
nào?
2. Dạy và học bài mới
Mục 1-Nhân dân Quảng Trị cùng cả nước chống xâm lược dưới thời Bắc
thuộc:
GV khái quát lại tình hình nước ta dưới ách đô hộ của bọn phong kiến phương
Bắc và hỏi HS: Dưới sự thống trị của phong kiến phương Bắc, đời sống của nhân dân
ta như thế nào? (phần này các em đã học). Sau khi HS trả lời, GV giúp HS rút ra
nguyên nhân các phong trào đấu tranh của nhân dân ta lúc bấy giờ ...
Trên cơ sở đó, GV hỏi HS: Em nào có thể nhắc lại các phong trào đấu tranh
của nhân dân ta thời gian này?
Dưới sự hướng dẫn và gợi ý của GV, HS sẽ trả lời đó là các phong trào đấu
tranh của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng... mà đỉnh cao
là chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền. Đây là một chiến thắng vĩ đại
của dân tộc ta, chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc. Đất nước giành được chủ quyền,
thống nhất.
- GV khẳng định: Trong cuộc đấu tranh của dân tộc chống ách đô hộ phương
Bắc, nhân dân Quảng Trị chúng ta đã có những đóng góp thiết thực vào sự thắng lợi
chung của cả nước.
- GV hỏi HS: Phong trào đấu tranh chống xâm lược thời Bắc thuộc của nhân
dân Quảng Trị thể hiện như thế nào?
- Dựa vào SGK, GV hướng dẫn HS trả lời: Trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà
Trưng nhân dân Nhật Nam kẻ trước người sau theo thủ lĩnh địa phương nổi dậy
chống chính quyền đô hộ. Năm 157, nhân dân Nhật Nam nổi dậy chống ách đô hộ
nhà Hán. Trong cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan nhân dân Quảng Trị đóng góp nhiều
công sức...
- GV kết luận: Trong cuộc đấu tranh chống bọn phong kiến phương Bắc, nhân
dân Quảng Trị chúng ta đã có những đóng góp hết sức to lớn, đã tô thêm truyền thống
đánh giặc giữ nước của dân tộc.
Mục 2- Nhân dân Quảng Trị trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và
phong kiến (Từ thế kỷ X đến năm 1858)
8
12
Để giúp HS hiểu rõ và nắm vững nội dung phần này, yêu cầu GV phải có sự
chuẩn bị kỹ về kiến thức khái quát tình hình nước ta qua các triều đại từ sau chiến
thắng Bạch Đằng năm 938 đến giữa thế kỷ XIX.
- GV hỏi HS: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa gì?
Sau khi HS trả lời, GV hỏi tiếp:
- Từ năm 938 đến giữa thế kỷ XIX nhiệm vụ đặt ra cho nhân dân ta là gì?
Đó là sự củng cố, bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng
đất nước phát triển về mọi mặt.
- GV hỏi: Để thực hiện nhiệm vụ đó, nhân dân Quảng Trị đã có những đóng
góp như thế nào?
Dựa vào SGK, GV hướng dẫn HS trả lời. Sau mỗi phần GV phải có sự minh
hoạ cụ thể (Tham khảo thêm SGK lớp 7, lớp 8).
- GV nhấn mạnh: Những phong trào đấu tranh của nhân dân Quảng Trị giai
đoạn này đã tô thêm truyền thống hào hùng của quê hương, cùng với nhân dân cả
nước bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Mục 3- Nhân dân Quảng Trị trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm
lược (Từ 1858 đến trước năm 1930)
- GV nêu rõ: Năm 1858 thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta. Trong khi
nhân dân cả nước đứng lên chống giặc thì triều đình nhà Nguyễn lại đi từ thoả hiệp
này đến thoả hiệp khác đối với kẻ thù.
- GV hỏi: Giai đoạn này nhân dân Quảng Trị đấu tranh chống thực dân Pháp
như thế nào?
Đầu năm 1874, hưởng ứng chiếu "Bình Tây" của các sĩ phu Nghệ An, nhân dân
Quảng Trị chống thái độ đầu hàng thoả hiệp thực dân của nhà Nguyễn. Tiêu biểu là
những trận chiến ở Dương Lệ (Triệu Thuận-Triệu Phong), An Ninh (Vĩnh Linh).
- Giáo viên nhấn mạnh: Sau vụ biến kinh thành Huế (1885), Tôn Thất Thuyết
đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Cùa) làm căn cứ kháng chiến chống Pháp. Giáo viên
nói thêm sự đóng góp của nhân dân Quảng Trị trong phong trào Cần vương.
- GV hỏi: Em nào có thể cho biết căn cứ Tân Sở (Cùa ) thuộc huyện nào của
tỉnh ta hiện nay? (HS trả lời)
- GV hỏi :Hưởng ứng chiếu Cần vương, trên địa bàn tỉnh ta có các cuộc khởi
nghĩa nào? Ở đâu ? Do ai lãnh đạo ?(HS trả lời và xác định trên bản đồ). Tuỳ theo địa
bàn trường đóng ,giáo viên nêu rõ cụ thể phong trào ở địa phương mình.
- GV hỏi: Vì sao phong trào này thất bại và nó có ý nghĩa gì?(HS trả lời)
9
12
- GV hỏi: Sang đầu thế kỷ XX, ở Quảng Trị có những phong trào đấu tranh nào
?
Dựa vào sách giáo khoa, giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời và nhấn mạnh về
cuộc khởi nghĩa của 36 tù chính trị ở nhà đày Lao Bảo ngày 28 tháng 9 năm 1915
(dựa vào tài liệu tham khảo, giáo viên kể vắn tắt cho học sinh nghe và dùng hình ảnh
để minh hoạ).
- GV khẳng định :Phong trào đấu tranh của nhân dân Quảng Trị sẽ được phát
huy mạnh mẽ hơn kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3-2-1930 (phần
này chúng ta sẽ được nghiên cứu sau)
- GV: Sau khi tìm hiểu phong trào đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân
Quảng Trị qua các thời kỳ em có suy nghĩ gì về con người Quảng Trị? (Qua đó cho ta
thấy con người Quảng Trị rất yêu quê hương, đất nước, kiên cường, dũng cảm trong
đấu tranh vì độc lập tự do của Tổ quốc, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh
chống ngoại xâm của dân tộc).
- GV hỏi : Theo các em, để phát huy những phẩm chất đáng quý đó trách
nhiệm của mỗi một chúng ta phải làm gì?(GV hướng dẫn HS trả lời)
b.Sơ kết bài học
Gv khái quát bài học và nhấn mạnh: Là con em của quê hương Quảng Trị,
chúng ta phải hết sức trân trọng và tự hào về truyền thống của cha ông, nguyện hết
sức cố gắng học tập thật tốt, khắc phục mọi khó khăn để vươn lên, sau này trở thành
những công dân hữu ích cho quê hương và đất nước.
c. Gợi ý về câu hỏi kiểm tra
-Những đóng góp của nhân dân Quảng Trị trong cuộc đấu tranh chung bảo vệ
nền độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hưởng ứng hịch Cần vương của vua Hàm Nghi
Trong thời gian chuẩn bị thực lực chống Pháp, nhân dân Quảng Trị đã giúp
Tôn Thất Thuyết và phái chủ chiến của ông xây dựng căn cứ Tân Sở (Cùa-Cam Lộ).
Đông đảo thanh niên trong tỉnh tự nguyện tòng quân, lên Tân Sở luyện tập quân sự,
chuẩn bị chiến đấu.
Sau cuộc tập kích vào quân Pháp đóng ở Huế (4-7-1885) bị thất bại, Tôn Thất
Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Quảng Trị. Ngày 13 tháng 7 năm 1885 tại Sơn phòng
Tân Sở, vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương vạch trần tội ác của thực dân Pháp, kêu
gọi nhân dân vùng lên chống Pháp cứu nước.
10
12
Hưởng ứng "Hịch Cần vương",nhân dân nhiều nơi trong tỉnh dưới sự lãnh đạo
của các sĩ phu yêu nước như Lê Thế Vỹ, Hoàng Hữu Bỉnh (Triệu Phong), Khoá Bảo
(Cam Lộ), Nhứt Nhuận, Đội Tề (Hải Lăng), Trương Đình Hội, Nguyễn Tự Như (Gio
Linh), Hoàng Văn Phúc (Vĩnh Linh) đứng lên tham gia chống Pháp. Tiêu biểu hơn cả
có các ông Trương Đình Hội, Nguyễn Tự Như đã chiêu tập được nhiều nghĩa binh ở
Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ và lãnh đạo nghĩa binh đánh nhau với giặc Pháp ở tỉnh
lỵ, ở đồng bằng Triệu Phong, ở Trạng Mè ( Gio Linh), ở Đò Lúc ( Vĩnh Linh). Ông
Hoàng Văn Phúc, một quân nhân yêu nước đã giương cao lá có đề hai chữ "Hiếu
trung", lãnh đạo nhân dân đánh giặc Pháp ở phía nam cảng Cửa Việt. Tháng 6 năm
1886 nghĩa quân đã tiến công đột phá nha phủ Triệu Phong. Tháng 7 năm 1886, Đồng
Khánh đã cử Nguyễn Hữu Độ hiệp lực cùng thực dân Pháp đem quân tấn công căn cứ
của nghĩa quân ở vùng rừng núi trong tỉnh thuộc các tổng Xuân Hoà, Bái Ân, An Xá,
An Định, Tam Đường; đặc biệt là tấn công vào các đồn Đệ Nhất (khe Cây Giang), Đệ
Nhị (Khe Chữ), Đệ Tam (Bến Me)...
Trong hàng chục năm kể từ sau khi triều đình Huế đầu hàng, thực dân Pháp
vẫn phải huy động binh lực và sử dụng bọn Việt gian vào việc "bình định".
Ở Quảng Trị, theo đề nghị của viện Cơ mật, Đồng Khánh một mặt nhờ quân
đội Pháp đánh giữ các nơi trọng yếu; mặt khác ra lệnh cho lập ở tỉnh một vệ 200
người có trang bị khí giới; ở phủ huyện lập phủ đoàn, huyện đoàn. Mỗi đoàn có 200
người; ở tổng thành lập tổng đoàn gồm 100 dân binh, trang bị bằng giáo mác để làm
nhiệm vụ bảo vệ Quảng Trị.
Nhiều người yêu nước ở Quảng Trị đã bị chúng bắt bớ, giam cầm, giết hại;
nhiều làng xóm bị tàn phá. Việc thực dân pháp sử dụng triều đình Huế và bọn phong
kiến đầu hàng chống lại Tổ quốc và nhân dân ta thời gian này càng làm nổi bật tính
chất yêu nước và chính nghĩa của phong trào Cần vương.
Sau khi cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng bị đàn áp,phong trào Cần vương
chấm dứt, nhiều nhà yêu nước trong cả nước nói chung, ở Quảng Trị nói riêng vẫn
tiếp tục nổi dậy chống Pháp cứu nước.
(Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị-Lịch sử Đảng bộ Quảng Trị, tập
I(1930-1954)-NXBChính trị Quốc gia-Hà Nội 1996-Trang 41-43)
2.Cuộc phá ngục Lao Bảo (1915)
Ở nhà đày Lao Bảo, tù chính trị bị đưa lên ngày một đông. Đến năm 1915, con
số tù nhân đã lên đến 200 người. Trong đó có những hội viên Việt Nam Quang Phục
Hội như Liêu Thanh, Hồ Bá Kiện, Nguyễn Lê Dự, Trương Bá Kiều.
11
12
Sáng ngày 28-9-1915, bọn cai và lính dẫn tù nhân đi lao động, trong đó có Liêu
Thanh. Theo kế hoạch đã chuẩn bị từ trước, khoảng 4 giờ chiều, lúc mặt trời bắt đầu
xuống núi, đoàn tù đi làm về đến cổng nhà đày. Liêu Thanh người chỉ huy cuộc phá
ngục, cất cao tiếng hò “ Chim bay về núi túi rồi. Anh không lo liệu còn ngồi chi đây!”.
Tiếng hò của Liêu Thanh cất lên như một mệnh lệnh. Toàn thể anh em tù xông vào
chém tên cai và ba tên lính đang làm nhiệm vụ áp giải. Cùng lúc, số tù nhân ở trong
khu nhà đày dưới sự chỉ huy của Hồ Bá Kiện nổi dậy giết lính gác, cướp 29 súng, 16
lưỡi lê, 5.000 viên đạn, phá lao, nhà bưu điện, thu lương thực. Một số tù nhân được
phân công tìm bắt tên đồn trưởng Ki(Kird) nhưng hắn đã tẩu thoát. Trong cuộc vật
lộn với địch, Liêu Thanh bị thương ở đầu gối, anh em tù băng bó và thay nhau cõng
anh đi theo vào rừng. Cuộc nổi dậy phá ngục của 36 tù nhân chính trị Lao Bảo thắng
lợi. Hai nhà cách mạng Liêu Thanh và Hồ Bá Kiện chỉ huy tù nhân rút vào rừng, lập
căn cứ tiếp tục chiến đấu ở Ban Tạ-cha thuộc tỉnh Xavanankhẹt-Lào. Khi tù nhân rút
đi, tên Ki(Kird) chaỵ về tỉnh lỵ Quảng Trị báo cho công sứ Pháp biết sự việc xảy ra.
Được tin cấp báo, thực dân Pháp tức tốc đối phó. Công sứ Pháp cử giám binh
Fêrê(Ferze) và thiếu uý Đagani(Degeni) dẫn 80 lính ở Huế và 40 lính ở Quảng Trị
hành quân lên Lao Bảo tuy lùng.
Từ ngày 30-9 đến ngày 10-10-1915, Fêrê và thiếu uý Đagani chỉ huy bọn lính
lùng sục khắp các vùng xung quanh Lao Bảo. Đến ngày 11/10/1915, chúng phát hiện
được anh em tù nhân đang trú tại Ban Tạ-cha. Hai bên đánh nhau một ngày quyết liệt,
quân Pháp không được vào bản. Sáng hôm sau(12-10), quân Pháp vào được bản thì
anh em tù nhân đã rút đi từ trước.
Quân Pháp tiếp tục truy lùng, đến ngày 15-10, hai bên gặp nhau tại bản Ta Loi,
tù nhân chiến đấu anh dũng, kiên cường, tiêu diệt được đội quân tiếp tế hậu cần của
quân Pháp, thu nhiều lương thực, đạn dược. Cuộc chiến đấu tiếp tục diễn ra nhiều
ngày sau đó. Nhưng dần dần, lực lượng của tù nhân ngày càng giảm sút do bị giam
cầm lâu ngày nên sức khoẻ đã suy kiệt, một số người đã hy sinh, số bị giặc bắt, có
người ốm đau...Hai nhà lãnh đạo là Liêu Thanh và Hồ Bá Kiện cùng một số nghĩa
quân cũng hy sinh trong chiến đấu. Đến đầu tháng 11-1915, nghĩa quân bị cô lập,
thiếu người chỉ huy nên cuối cùng bị thất bại.
(Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Trị-Nhà đày Lao Bảo(1896-1945)-NXBChính
trị Quốc gia-Hà Nội 2002-Trang56-57)
.
12
12
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY BÀI 3
NHÂN DÂN QUẢNG TRỊ ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN
DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG(1930-1945)
(2 tiết)
Hướng dẫn giảng dạy tiết 1:
ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI VÀ LÃNH ĐẠO
CÁCH MẠNG TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 1930 ĐẾN TRƯỚC CÁCH MẠNG
THÁNG 8 -1945
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Học sinh hiểu được
- Ảnh hưởng của Nguyễn Ái Quốc đến Cách mạng Việt Nam nói chung và
phong trào Cách mạng ở Quảng Trị nói riêng.
- Quá trình hình thành các tổ chức cộng sản đầu tiên ở Quảng Trị.
- Sự ra đời của Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh.
- Nắm khái quát những nét cơ bản nhất về phong trào cách mạng ở tỉnh ta qua
các giai đoạn 1930 - 1935; 1936 - 1939; 1939 đến trớc Cách mạng tháng Tám thắng
lợi.
2- Tư tưởng
- Giáo dục cho học sinh lòng tự hào và yêu mến quê hương đất nước.
- Luôn luôn tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng.
- Biết ơn những chiến sĩ cách mạng, những Đảng viên cộng sản tiền bối của
quê hương đã anh dũng chiến đấu và hy sinh vì quê hương đất nước.
3- Kỷ năng
- Rèn kỷ năng phân tích, so sánh và nhận thức về lịch sử của địa phương và dân
tộc.
- Rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ.
II. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Do dung lượng kiến thức nhiều, nhưng giáo viên chỉ trình bày trong một tiết vì
vậy cần lưu ý nêu bật những nội dung cơ bản sau:
- Sự ra đời của các tổ chức tiền thân của Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh
(chú ý phân tích hoàn cảnh và ý nghĩa của sự ra đời đó).
- Nêu bật những nội dung chủ yếu của phong trào cách mạng ở tỉnh Quảng Trị
từ 1930 đến trước khi Cách mạng tháng Tám thắng lợi (phần này tập trung nêu bật vai
trò của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng, mối liên hệ giữa phong trào cách
mạng cả nước với phong trào cách mạng ở Quảng Trị...).
13
12
III. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU CẦN CHO BÀI GIẢNG
- Tài liệu lịch sử địa phương của tỉnh và các huyện thị.
- Tài liệu lịch sử địa phương dùng trong trường học.
- Ảnh và tiểu sử các đồng chí Bí thư đầu tiên của Đảng bộ Đảng cộng sản Việt
Nam tỉnh.
- Bản đồ hành chính tỉnh.
IV. GỢI Ý THỰC HIỆN BÀI GIẢNG
1- Giới thiệu bài mới
- Giáo viên nêu sơ lược về phong trào cách mạng cả nước nói chung và Quảng
Trị nói riêng trước khi Đảng ra đời.
- Khi có sự ra đời của các tổ chức cách mạng, các chi bộ cộng sản đến sự thành
lập Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh, phong trào cách mạng đã chuyển sang
giai đoạn mới...
Mục 1 -Sự ra đời của Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Trị
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời câu hỏi:
Em hảy nêu ảnh hưởng cách mạng Tháng 10 Nga và những hoạt động của Nguyễn Ái
Quốc đối với cách mạng Quảng Trị trước năm 1930? Giáo viên nhấn mạnh: Phong
trào cách mạng Quảng Trị phát triển, nhiều tổ chức yêu nước ra đời như Việt Nam
độc lập Đảng(tháng 6-1925), sau chuyển thành chi bộ Cách mạng Thanh niên; sự ra
đời của Tỉnh bộ Việt Nam cách mạng Thanh niên (cuối năm 1927), Tân Việt cách
mạng Đảng (1928). Tháng 11-1929 đến đầu năm 1930, các chi bộ cộng sản đầu tiên ở
Quảng Trị được thành lập- đó là chi bộ An Tiêm, chi bộ Tường Vân ở Triệu Phong,
chi bộ Tân Tường ở Cam Lộ...Đó là những tổ chức tiền thân của Đảng bộ Đảng cộng
sản Việt Nam tỉnh Quảng Trị.
- Giáo viên hỏi: Hội nghị thành lập Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam diễn ra
trong hoàn cảnh nào?
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc tài liệu, thảo luận, sau đó chốt lại: ngày 3-2-
1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Sau sự kiện trọng đại này việc xây dựng cơ sở
Đảng, thành lập các chi bộ Đảng ở Quảng Trị được xúc tiến mạnh mẽ...
- Giáo viên trình bày tiếp: Được sự giúp đỡ của Xứ uỷ Trung Kỳ, ngày
21/4/1930, Hội nghị thành lập Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Trị
được tiến hành tại nhà ông Nguyễn Phu ở làng Đại Hào (Triệu Đại-Triệu Phong).
- Giáo viên trình bày nội dung Hội nghị (theo sách giáo khoa)
- Giáo viên gợi ý để học sinh trả lời câu hỏi về ý nghĩa của việc thành lập Đảng
bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh sau đó chốt lại những ý sau:
14
12
- Đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của tình hình cách mạng trong tỉnh.
- Đánh dấu sự lớn mạnh của phong trào cách mạng tại tỉnh Quảng Trị.
- Là kết quả của phong trào yêu nước và cách mạng diễn ra tại địa phương...
- Mở ra một thời kỳ mới có Đảng lãnh đạo...
Mục 2- Phong trào cách mạng ở Quảng Trị từ 1930 đến trớc Cách mạng
tháng Tám năm 1945
- Giáo viên giúp học sinh hiểu rõ những nét nổi bật trong phong trào cách mạng
ở Quảng Trị giai đoạn1930-1935; 1936-1939; 1939-1945
* Phong trào cách mạng ở Quảng Trị giai đoạn 1930 - 1935
- Giáo viên nhấn mạnh là giai đoạn phong trào cách mạng Quảng Trị có sự lãnh
đạo của Đảng -> có nhiều chuyển biến so với thời kỳ trước năm 1930.
- Tuy bị đàn áp, khủng bố nhưng các Đảng viên cộng sản vẫn tồn tại và hoạt
động, phong trào cách mạng vẫn được duy trì.
- Nhân dân vẫn ủng hộ Đảng, tin theo Đảng và đi theo Đảng.
* Phong trào dân tộc dân chủ (1936 - 1939) ở Quảng Trị
Trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và nêu câu
hỏi: Tại sao đến năm 1936 phong trào cách mạng ở Quảng Trị được phục hồi?
- Giáo viên tiếp tục gợi ý để học sinh trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về
phong trào dân tộc dân chủ 1936-1939 ở Quảng Trị? (Phong trào phát triển dưới
nhiều hình thức, thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia với nhiều phong trào tiêu
biểu).
- Giáo viên dựa vào tài liệu tham khảo để nói thêm về phong trào chống thuế
và phong trào đón Gô-đa ở Quảng Trị (Tuỳ theo thời gian và địa phương nơi trường
đóng để khai thác và mở rộng kiến thức).
* Phong trào cách mạng ở Quảng Trị từ 1939 đến trước Cách mạng tháng
Tám năm 1945
- Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào tài liệu sách giáo khoa để lần lượt trả
lời câu hỏi sau:
+ Tại sao từ cuối năm 1939 các tổ chức Đảng và các đoàn thể nhân dân ở
Quảng Trị phải chuyển vào hoạt động bí mật-bất hợp pháp ( Phong trào cách mạng ở
Quảng Trị trong giai đoạn này có nhiều khó khăn do sự khủng bố dã man của thực
dân Pháp -> Tỉnh uỷ chuyển các hoạt động sang bí mật).
+ Sự chuyển hướng vào hoạt động bí mật của Tỉnh uỷ có tác dụng gì? (tránh
được tổn thất, lực lượng cách mạng được bảo vệ).
15
12
+ Phong trào cách mạng ở Quảng Trị từ năm 1940 đến trước cách mạng Tháng
Tám năm 1945 diễn ra như thế nào? (Học sinh dựa vào sách giáo khoa để trả lời).
- Giáo viên nhấn mạnh: Đến năm 1944, do hoảng sợ trước phong trào cách
mạng địch tập trung lực lượng đàn áp, nhiều cán bộ, đảng viên bị bắt, phong trào ở
Quảng Trị tạm thời lắng xuống nhưng Đảng vẫn tiếp tục hoạt động, nhân dân vẫn tin
tưởng hăng hái theo Đảng, phong trào chuẩn bị cho một giai đoạn mới cao hơn.
b Sơ kết bài học
- Giáo viên cần khái quát sự phát triển của phong trào cách mạng ở Quảng Trị
từ khi có Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh đời ra đời -> khẳng định vai trò lãnh
đạo của Đảng.
- HS làm bài tập ( nếu còn thời gian hoặc về nhà)
Lập bảng thống kê về phong trào cách mạng của nhân dân Quảng Trị qua các
giai đoạn
Thời gian Hình thức đấu tranh Các phong trào tiêu biểu
1930-1935
1936-1939
1939-1945
- Trong giai đoạn từ 1930 đến 1939 phong trào bị địch tăng cường khủng bố,
đàn áp nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng phong trào vẫn tồn tại và phát triển, nhân
dân tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng ...
c. Gợi ý câu hỏi kiểm tra
1. Quá trình thành lập Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Trị đã
diễn ra như thế nào?
2. Ý nghĩa của sự ra đời Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Trị.
3. Thử phân tích vai trò của Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Trị
đối với phong trào cách mạng ở tỉnh từ 1930 đến trước Cách mạng tháng Tám năm
1945.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Về Hội nghị thành lập Tỉnh uỷ chính thức.
Đầu tháng 10 -1930, do đường dây liên lạc giữa Thừa Thiên với Quảng Trị bị
vỡ, hai đồng chí Lê Thế Tiết và Nguyễn Hữu Mão bị địch bắt. Tỉnh uỷ lâm thời chỉ
còn lại đồng chí Trần Hữu Dực tiếp tục hoạt động. Trong tình hình khó khăn, bị mất
liên lạc với Xứ ủy, hoạt động của Đảng bộ có bị gián đoạn trong một thời gian ngắn
lại tiếp tục khôi phục và phát triển. Tháng 11-1930, Xứ uỷ Trung Kỳ cử đồng chí
Nguyễn Nhuệ, xứ uỷ viên vào phụ trách Quảng Trị. Đến Quảng Trị đồng chí Nguyễn
16
12
Nhuệ thay mặt xứ uỷ Trung Kỳ triệu tập hội nghị tại Tân Tường (Cam Lộ) để thành
lập Tỉnh uỷ chính thức.
Tỉnh uỷ chính thức được Hội nghị cử ra 5 đồng chí:
- Trần Hữu Dực - Bí thư kiêm công tác tuyên truyền.
- Đoàn Bá Thừa (tức Đoàn Minh Thí) phụ trách tài chính và cổ động.
- Trần Ngọc Hoành - Phụ trách tổ chức.
- Lê Hoạch phụ trách huấn luyện.
- Trương Sĩ Đản.
Tỉnh uỷ họp phiên họp đầu tiên tại Tân Tường đã nhất trí đề ra các chủ trương:
tích cực phát triển Đảng, bồi dưỡng Đảng viên; xây dựng các tổ chức quần chúng nh
công hội đỏ, nông hội đỏ, thanh niên cộng sản đoàn...
Hội nghị Tỉnh uỷ quyết định ra tờ báo Tiến Lên làm cơ quan tuyên truyền của
Đảng bộ và tờ Bạn Dân Cày, sau đổi thành Mặt trận đỏ (có phụ trang nói về phụ nữ)
phát hành trong các hội quần chúng...
(Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị- Lịch sử Đảng bộ Quảng Trị tập I
(1930 - 1954)-Nhà xuất bản chính trị Quốc gia-Hà Nội 1996- trang 75, 76).
Bài đọc thêm
2. Phong trào "đấu tranh chống thuế" ở Quảng Trị
Đầu năm 1937, tình trạng mất mùa đã xảy ra nghiêm trọng trong toàn tỉnh làm
cho đời sống của nông dân hết sức khó khăn. Trong lúc đó chính phủ lại thúc ép thu
thuế làm cho đại bộ phận nông dân khắp nơi lo lắng về việc nộp thuế. Trước tình hình
đó, Tỉnh ủy ra nghị quyết về "đấu tranh chống thuế"...Thực hiện nghị quyết đó, dưới
sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, khoảng 100 làng trong tổng số 480 làng ở vùng đồng
bằng trong tỉnh đã lợi dụng các cuộc họp làng, đưa yêu sách đòi miễn thuế, hoãn
thuế, tổ chức lấy chữ ký vào đơn xin miễn thuế, hoãn thuế, rồi tổ chức các đoàn đại
biểu 30- 50 người, 100 người lần lượt kéo lên các phủ lỵ, tỉnh lỵ đưa đơn xin miễn
thuế, hoãn thuế. Có một số nơi như nhân dân vùng Gia Đẳng (Triệu Phong), Xuân
Lộc (Gio Linh) không chịu nộp thuế. Ngày 22-7-1937, Đảng bộ Vĩnh Linh rải truyền
đơn đòi miễn thuế, đòi để dân nộp thuế hai kỳ, đòi trả tự do cho những người bị bắt.
Sôi nổi và liên tục hơn cả là cuộc đấu tranh của nhân dân tổng An Thái đòi quận công
Nguyễn Hữu Bài phải bỏ độc quyền rừng núi. Cuộc đấu tranh nổ ra từ tháng 3-1937
và kéo dài cho hết tháng 10 - 1937. Kết quả, nhân dân tổng An Thái huyện Hải Lăng
đã buộc Nguyễn Hữu Bài phải giảm thuế cửa rừng và để cho nhân dân trong vùng tự
do vào rừng cắt tranh, hái củi, đốt than.
17
12
Qua cuộc đấu tranh đòi giảm thuế, hoãn thuế, đã lôi kéo và phân hóa một bộ
phận phú nông, địa chủ nhỏ với bọn nắm giữ chính quyền địa phương. Các hình thức
đấu tranh ôn hòa, hợp pháp xuất hiện ngày càng nhiều, lôi kéo đông đảo nông dân
tham gia, các báo chí ở địa phương đã đưa tin cổ vũ kịp thời, phản ánh, hướng dẫn và
nêu lên kinh nghiệm của các cuộc đấu tranh chống sưu thuế của nhân dân trong tỉnh.
(Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị-Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Trị, tập
I(1930-1954)-NXBChính trị Quốc gia-Hà Nội 1996-Trang 124,125)
3. Phong trào đón Gô Đa ở Quảng Trị
* Ở phủ Triệu Phong, Hải Lăng
Đầu năm 1937, Pháp cử một phái đoàn do Gô Đa dẫn đầu sang điều tra tình
hình Đông Dương, được tin đó, tại phủ Triệu Phong dưới sự chỉ đạo của đồng chí Lê
Duẩn, nhóm cựu chính trị phạm của phủ đã làm đơn gửi cho tri phủ huyện đòi được
đón tiếp Gô Đa để đề đạt những nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Để giam
chân cựu chính trị phạm một cách khéo léo, tri phủ Triệu Phong được sự tiếp tay của
thực dân Pháp đã mời các cựu chính trị phạm nổi dậy của Quảng Trị về tại phủ đường
Triệu phong để thảo luận dân nguyện. Trước tình hình đó, đồng chí Lê Duẩn đã tìm
cách báo cho đồng chí Trần Công Khanh ở Vĩnh Linh và chỉ thị phải tổ chức một
cuộc biểu tình vào Triệu Phong để ủng hộ phong trào đấu tranh ở đây.
Sáng ngày 20-2-1937, phủ ủy Vĩnh Linh đã huy động lực lượng quần chúng
khoảng 4000 người tuần hành theo ba hướng kéo về phủ đường Triệu Phong. Ngày
21-2-1937, cả ba cánh của đoàn biểu tình đã đến bến đò chợ Sãi (Triệu Phong) hợp
lực với quần chúng Triệu Phong, Hải Lăng họp mít tinh tại thị xã Quảng Trị để thảo
dân nguyện, sau đó kéo về mít tinh tại chợ Sãi thành lập ban vận động đón Gô Đa của
tỉnh do đồng chí Lê Duẩn làm trưởng đoàn.
Sau đó, đoàn mít tinh hô vang khẩu hiệu và trở về địa phương. Đến ngày 26-2-
1937 Gô Đa từ Hà Nội vào Huế dừng lại tại giáo đường Quảng Trị, gần 600 người
thay mặt cho hàng vạn nhân dân Triệu Phong, Hải Lăng, do đồng chí Lê Duẩn dẫn
đầu kéo đến tận giáo đường Quảng Trị gặp Gô Đa. Đồng chí Lê Duẩn thay mặt đoàn
biểu tình phát biểu ý kiến về tình hình dân chúng ở Quảng Trị đưa yêu sách của đông
đảo nhân dân lao động. Đoàn biểu tình đã trao cho Gô Đa nhiều bản dân nguyện.
(Ban chấp hành Đảng bộ huyện Triệu Phong-Lịch sử Đảng bộ huyện Triệu
Phong(1930-1975)-Trang 44,45)
* Ở Vĩnh Linh
Ngày 22- 4-1937, được tin Gô Đa từ Hà Nội đang trên đường vào Huế nghỉ lại
qua đêm ở Cửa Tùng, ban vận động toàn tỉnh quyết định sẽ tổ chức đón tiếp Gô Đa
18
12
thật rầm rộ tại Hiền Lương. 8 giờ sáng ngày 26-2-1937, xe của đại sứ Gô Đa và đoàn
tùy tùng vừa lên khỏi ngã ba đoạn vào quốc lộ I vào Vĩnh Thành thì phải dừng lại
trước một rừng cờ và biểu ngữ xếp thành hàng đứng chật hai bên đường. Từ bến đò
hiền Lương về Cửa Tùng ước chừng 15.000 người hô vang khẩu hiệu : Hoan hô Gô
Đa. Mặt trận bình dân muôn năm ! Thả hết tù chính trị ! Bỏ thuế thân, giảm thuế điền
thổ! Ban hành tự do dân chủ !
Gô Đa xuống xe, bắt tay Trần Công Khanh, đại biểu đoàn biểu tình và nói
chuyện với quần chúng. Thay mặt quần chúng Vĩnh Linh, đồng chí Trần Công Khanh
chào mừng ông Gô Đa, nói lên nguyện vọng của nhân dân và trao bản dân nguyện.
Đứng giữa đoàn biểu tình, Gô Đa pháp biểu ý kiến đại ý "nhân danh là đại biểu
Chính phủ bình dân Pháp và cá nhân, tôi cám ơn nhân dân VĩnhLlinh, và Gio Linh đã
đón tiếp tôi long trọng và thân mật, tôi xin nhận tất cả các lời chào mừng của các bạn
cùng những nguyện vọng tha thiết và chính đáng của các bạn... Nhân dân Pháp luôn
ủng hộ các bạn song muốn thực hiện được nguyện vọng của mình, chính các bạn phải
tự đấu tranh để giành lấy được nguyện vọng. Bổn phận của chúng tôi là thu nhặt
nguyện vọng của các bạn về cho nhân dân và cho chính phủ Pháp. Tôi tin tưởng nhân
dân Pháp sẽ tích cực ủng hộ các bạn đòi cho được những yêu sách ấy..
Thay mặt cho nhân dân Vĩnh Linh, đồng chí Trần Công Khanh đáp lời bằng
tiếng Pháp tỏ lòng cám ơn, rồi đưa nguyện vọng của nhân dân cho Gô Đa. Gô Đa bắt
tay thân mật các đồng chí đại diện của ta, vẫy tay chào tạm biệt rồi lên xe... Cuộc biểu
tình thắng lợi một cách tốt đẹp.
(Ban chấp hành Đảng bộ huyện Vĩnh Linh-Lịch sử Đảng bộ và nhân dân huyện
Vĩnh Linh(1930-1975)-1994-Trang 40)
* Ở Cam Lộ
"Ở Cam Lộ, mặc dù bọn thống trị ở địa phương đã có lệnh triệu tập trước các
chính trị phạm, quản chế không cho đón tiếp Gô Đa và cấm quần chúng tham gia.
Giấy báo của ban vận động gửi về địa phương để chuẩn bi đón Gô Đa bị bọn hương
lý ém nhẹm nhưng từ sáng sớm 26-2, hàng ngàn quần chúng với đầy đủ băng cờ,
biểu ngữ, có mặt ở hai địa điểm đã quy định. Thấy quần chúng gương cao biểu ngữ
đứng chật hai bên đường số 1, bọn thống trị quá lo sợ tìm cách bịt kín tin này. Khi Gô
Đa đến Đông Hà, chúng không dừng lại ở đó "tiếp" quần chúng. Lúc Gô Đa đi rồi,
đồng chí Hồ Xuân Lưu đứng lên diễn thuyết. Quần chúng biểu tình hô vang các khẩu
hiệu với nội dung: Chống sưu cao thuế nặng, đòi các quyền tự do dân chủ, dân sinh.
Sau đó đoàn biểu tình kéo lên huyện đường Cam Lộ biểu dương lực lượng, đưa
nguyện vọng lên quan huyện đòi miễn sưu thuế, cấm bắt dân ngủ tập trung tại huyện
19
12
đường. Cuối cùng đoàn biểu tình phân công về các làng, xã, biểu dương lực lượng
tinh thần trước khi giải tán về nhà.
(Ban chấp hành Đảng bộ thị xã Đông Hà-Lịch sử Đảng bộ thị xã Đông
Hà(1930-1999)-NXBChính trị Quốc gia-Hà nội 2000-Trang 80)
* Ở Gio Linh
Ở Gio Linh, dưới sự lãnh đạo của ban vận động đón Gô-đa của tỉnh, các đồng
chí chính trị phạm và cốt cán trong huyện đã phân công nhau về từng địa phương
tuyên truyền, nói rõ chính sách áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến, nổi thống
khổ của nhân dân, qua đó mà huy động nhân dân đón Gô Đa, đưa dân nguyện, yêu
cầu cải cách dân sinh, dân chủ ở Đông Dương.Bọn địch dấu ngày giờ cuộc hành trình
của phái đoàn Gô Đa nên ở Vĩnh Linh và Gio Linh ta không rõ phái đoàn đến địa
phương vào lúc nào. Do vậy, ngày 23-2-1937, các cựu chính trị phạm đã huy động
được hơn 300 người, hầu hết là thanh niên khỏe mạnh ở các làng, xã lân cận như Tân
Hà, Tân Lịch, Lễ Môn, Hà Thượng, Lạc Tân...rầm rộ kéo nhau về Dốc Miếu dự mít
tinh. Không gặp được Gô-đa, số người này phải ở lại chờ hôm sau. Các đồng chí cốt
cán về ngay địa phương mình phụ trách để tiếp tục huy động quần chúng biểu tình,
mít tinh tại địa điểm cũ.
Sáng ngày 24-2-1937, đoàn biểu tình của Gio Linh có 2 cánh: Một cánh gồm
dân chúìng ở 2 bên quốc lộ 1A thuộc tổng An Xá do đồng chí Cổ Tuế chỉ đạo kéo
đến; một cánh từ sông Bến Ngự kéo lên gồm dân chúng các làng Lại An, Phước Thị,
Lâm Xuân, Hoàng Hà, Nhĩ Trung, Nhĩ Thượng... do đồng chí Trần Trằm phụ trách.
Từ sáng sớm đến trưa, đoàn biểu tình càng đi càng dài, có thêm 300 quần chúng gia
nhập. Riêng nhân dân Mai Xá dùng thuyền chở 150 người vào thẳng Triệu Phong.
Song các đoàn biểu tình không gặp được Gô- Đa, vì ông ta không đi theo lịch trình đã
được thông báo, do đó chỉ có quần chúng Lễ Môn, Kinh Môn, Hai Chữ, Thủy Bạn,
Xuân hòa... kéo ra nhập với nhân dân Vĩnh Linh, tạo thành một cuộc biểu tình rầm rộ
với 15000 quần chúng đón Gô-đa, đưa dân nguyện tại bến đò Hiền Lương vào ngày
26-2-1937.
(Ban chấp hành Đảng bộ huyện Gio Linh - Lịch sử Đảng bộ huyện Gio Linh
(1930-1975)-trang40-41)
4. Truyền đơn chống nạn cướp lúa tại Đông Hà và Triệu Phong ngày 17-9-
1941
"Hỡi anh em quốc dân đồng bào !Hỡi các tài gia phú hào!
Chính phủ bước tới nấc thang cuối cùng của sự ăn cướp sau khi đã cướp tiền, bạc,
vàng của các tài gia, chúng lại cướp lúa .
20
12
Ăn cướp lúa !Chính phủ đã giật bát cơm nuôi sống chúng ta.
Ăn cướp lúa ! Chính phủ làm cho các tài gia bị nghèo nàn, phá sản.
Ăn cướp lúa ! Chính phủ sẽ làm cho toàn thể dân chúng sẽ không có lúa gạo
để mua, để vay mượn, giá lúa gạo sẽ lên cao, chúng ta sẽ chết đói.
Không thể ngồi im chờ chết, anh chị em hãy đứng lên quyết liệt đấu tranh.
Chống chính sách cướp lúa !
Đả đảo lũ ăn cướp là đế quốc cướp nước và bọn vua quan phản bội ".
( Đảng cộng sản Đông Dương)
(Ban chấp hành Đảng bộtỉnh Quảng Trị - Lịch sử Đảng bộtỉnh Quảng Trị, tập I
(1930-1975)-NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996 Trang )
21
12
Hứớng dẫn giảng dạy tiết 2
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở QUẢNG TRỊ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1- Kiến thức
Học sinh nắm được:
- Khi tình hình trong nước và thế giới có nhiều chuyển biến, thời cơ cách mạng
đã xuất hiện, Đảng bộ Quảng Trị đã biết nắm lấy thời cơ, phát lệnh khởi nghĩa giành
chính quyền trong toàn tỉnh.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Quảng Trị, khởi nghĩa giành chính quyền ở
Quảng Trị đã diễn ra thắng lợi nhanh chóng.
- Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cách mạng Tháng Tám ở Quảng
Trị.
2. Tư tưởng
- Bồi dưỡng cho học sinh lòng biết ơn sâu sắc với các thế hệ cha ông đã không
tiếc xương máu để giành lại cuộc sống độc lập, hạnh phúc cho quê hương, đất nước,
tự hào với truyền thống cách mạng, sự đóng góp của quê hương Quảng Trị trong
phong trào chung của cách mạng cả nước.
- Luôn luôn cảnh giác mọi âm mưu của kẻ thù, quyết tâm bảo vệ thành quả của
cách mạng.
- Bồi dưỡng cho học sinh lòng kính yêu Đảng, Bác Hồ và niềm tin vào sự lãnh
đạo của Đảng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
3. Kỹ năng
- Rèn luyện kỷ năng, phân tích, nhận định, kết luận.
- Kỹ năng đọc bản đồ.
II. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
- Khi giảng dạy cần lưu ý ngoài việc trình bày theo thứ tự, cần gắn quá trình
diễn biến của cách mạng tháng Tám ở Quảng Trị với tiến trình cách mạng của cả n-
ước trong cùng thời kỳ (Lịch sử của từng địa phương không tách biệt với Lịch sử dân
tộc).
- Qua diễn biến của cách mạng cần làm rõ mọi chủ trương, đường lối của Đảng
bộ Quảng Trị trong thời kỳ này đều được các Hội nghị của TW Đảng soi đường chỉ
lối.
- Khai thác, phân tích nguyên nhân, ý nghĩa thắng lợi của cách mạng tháng
Tám ở Quảng Trị.
III. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU CẦN CHO BÀI GIẢNG
22
12
- Bản đồ Quảng Trị.
- Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Trị, tập I (1930 - 1945).
- Lịch sử Đảng bộ các huyện, thị.
IV .GỢI Ý THỰC HIỆN BÀI GIẢNG
1. Giới thiệu bài mới
Giáo viên có thể nêu lại sự ra đời của Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh
Quảng Trị để từ đó cho học sinh thấy được với sự ra đời của Đảng, phong trào cách
mạng ở tỉnh ta có những bước chuyển biến, từ những bước phát triển đó đã dẫn đến
sự thắng lợi của Đảng trong việc lãnh đạo thành công đối với cách mạng tháng Tám
năm 1945 ở Quảng Trị... góp phần vào thắng lợi chung trong cả nước.
2. Dạy và học bài mới
Mục 1-Tình hình Quảng trị trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
Phần này giáo viên gợi ý, hướng dẫn sinh trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những
nét cơ bản của tình hình Quảng Trị sau ngày Nhật đảo chính Pháp? Học sinh dựa vào
tài liệu sách giáo khoa để trả lời, giáo viên chốt lại: Nhật vào Quảng Trị lập chính
quyền bù nhìn Phan Văn Hy, tăng cường chính sách bốc lột về kinh tế, làm đời sống
nhân dân trong tỉnh vô cùng khổ cực ý thức giác ngộ của quần chúng nhân dân ngày
càng cao.
Giáo viên nhấn mạnh:
- Đời sống nhân dân trong tỉnh vô cùng cực khổ do sự thống trị của phát xít
Nhật và tay sai.
- Từ tháng 4 năm 1945 Tỉnh uỷ lâm thời được lập lại, phong trào cách mạng ở
nhiều địa phương trong tỉnh đã có sự phát triển mạnh.
- Ngày18-8-1945 Uỷ ban khởi nghĩa của tỉnh được thành lập, quyết định tổng
khởi nghĩa giành chính quyền dự định từ 21đến 25-8-1945.
- Chiều 22-8-1945, Lệnh khởi nghĩa của Uỷ ban khởi nghĩa được phát trong
toàn tỉnh kêu gọi nhân dân toàn tỉnh khởi nghĩa giành chính quyền.
(Giáo viên gợi ý cho học sinh trả lời câu hỏi: Vì sao Uỷ ban khởi nghĩa không
phát lệnh khởi nghĩa sớm hơn hoặc muộn hơn ngày 22-8-1945).(Nhật đã đầu hàng
đồng minh không điều kiện, thời cơ cách mạng đã đến, Hồ Chủ Tịch đã ra lời kêu gọi
toàn quốc Tổng khởi nghĩa, ở trong nước nhiều địa phương đã khởi nghĩa giành chính
quyền thắng lợi. Ở trong tỉnh quân đội Nhật và bè lũ tay sai của chúng hoang mang
dao động, mất hết khả năng chống phá cách mạng, quần chúng cách mạng trong tư
thế sẵn sàng).
23
12
Mục 2- Khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám ở
Quảng Trị
GV: Theo em sự kiện nào mở màn cho khởi nghĩa giành chính quyền ở Quảng
Trị?
- 19 giờ ngày 22-8-1945...
(Cả sự kiện có ý nghĩa mở màn ngay sau khi có lệnh khởi nghĩa của Uỷ ban
khởi nghĩa tỉnh).
GV: Sau sự kiện mở đầu đó, khởi nghĩa giành chính quyền đã diễn ra như thế
nào ở tỉnh lỵ Quảng Trị? Giáo viên tường thuật khởi nghĩa giành chính quyền trong
cách mạng Tháng Tám ở tỉnh lỵ trên lược đồ Quảng Trị-chú ý các mốc sự kiện:
- 1 giờ ngày 23-8-1945 lực lượng tự vệ ở thị xã Quảng Trị chiếm lĩnh nhiều vị
trí được phân công.
- 5 giờ ngày 23-8-1945 cuộc tổng khởi nghĩa cướp chính quyền ở thị xã tỉnh lỵ
Quảng Trị kiết thúc thắng lợi.
- 9 giờ này 23/8/1945 đồng chí Trần Hữu Dực thay mặt Uỷ ban khởi nghĩa
tuyên bố xoá bỏ chính quyền bù nhìn, thành lập Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời
tỉnh.
(Giáo viên gợi ý phân tích cho học sinh trả lời câu hỏi: Việc giành thắng lợi ở
thị xã tỉnh lỵ có ý nghĩa gì đối với phong trào ở các địa phương còn lại?)
- Cách mạng đã lan nhanh khắp các huyện thị còn lại và đến ngày 25-8 cách
mạng thắng lợi hoàn toàn tại Quảng Trị.
(Giáo viên kết hợp tài liệu giảng dạy và tài liệu lịch sử địa phương để liên hệ
không khí khởi nghĩa ở từng địa phương, trên cơ sở đó gợi ý để học sinh trả lời được
câu hỏi: Hình thức khởi nghĩa chủ yếu ở các huyện, thị và ở tỉnh?).
Mục 3 -Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám
ở Quảng Trị.
Nguyên nhân thắng lợi
(Cho học sinh suy nghĩ trả lời, sau đó giáo viên nhận xét và chốt lại những
nguyên nhân chính:
+ Tình hình trong nước và địa phương có nhiều thuận lợi.
+ Đảng bộ địa phương đã biến nắm thời cơ chuẩn bị đầy đủ mọi mặt,
phát động được toàn dân nổi dậy...) (đây là nguyên nhân cơ bản).
+ Đảng đã vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối khởi nghĩa của Đảng
và điều kiện cụ thể ở địa phương.
24
12
Ý nghĩa lịch sử: Giáo viên cho học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận
và sau đó chốt lại:
+ Lần đầu tiên nhân dân tỉnh Quảng Trị đứng lên làm chủ quê hương,
làm chủ vận mệnh của mình.
+ Góp phần quan trọng vào sự nghiệp giành độc lập trong Cách mạng
tháng Tám ở cả nước.
Sơ kết bài học
Khẳng định sự lãnh đạo tài tình của Trung ương Đảng và Đảng bộ tỉnh đã có
đường lối chủ trương sát hợp, nhanh chóng, kịp thời cơ -> đã giành hoàn toàn thắng
lợi từ 22-8 đến 25-8). Chỉ trong vòng 4 ngày toàn tỉnh Quảng Trị đã giành được chính
quyền về tay nhân dân...
HS làm việc với phiếu học tập ( theo nhóm và cá nhân)
Lập bảng thống kê về cách mạng tháng Tám ở Quảng Trị.
Thời gian Địa phương giành chính quyền
c. Gợi ý câu hỏi kiểm tra
1) Nêu một số nét chính về tình hình ở Quảng Trị trước cách mạng tháng Tám
năm 1945.
2) Diễn biến, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng
Tắm ở Quảng Trị.
3) Bài tập về nhà: Hãy sưu tầm những mẩu chuyện về cách mạng tháng Tám ở
địa phương em.
4) Nhận xét của em về khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng
Tám năm 1945 ở Quảng Trị (về thời cơ, lực lượng tham gia).
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Về hội nghị thống nhất lực lượng cách mạng trong
toàn tỉnh và bàn việc khởi nghĩa
Ngày 18/8/1945 Hội nghị toàn tỉnh được triệu tập tại làng Phước Lễ nhằm
thống nhất lực lượng cách mạng trong tỉnh và bàn việc khởi nghĩa. Hội nghị có đông
đủ đại biểu các phủ, huyện trong tỉnh tham dự.
Hội nghị đã nghe các phủ, huyện báo cáo tình hình và phong trào cách mạng
từng nơi, tình hình các đoàn thể cứu quốc, cơ sở của Mặt trận Việt Minh, tình hình
25
12