Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Nghiên cứu công cụ lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.13 KB, 22 trang )

Việc nghiên cứu vai trò của công cụ lao động qua các thời kỳ là việc rất
quan trọng nó giúp cho chúng ta hiểu được rõ hơn về công cụ lao động và vai trò
của nó đồng thời nó giúp chúng ta có một cái nhìn xuyên suốt lịch sử từ thời kỳ đồ
đá đến nay về sự phát triển của công cụ lao động của con người. Nghiên cứu công
cụ lao động sẽ giúp ta hiểu được ảnh hưởng, tác động của nó đến đời sống con
người. Với sự phát triển vượt bậc của công cụ hiện nay, ta có thể xác định được
nhiệm vụ, cách thức, định hướng trong cuộc cách mạng KHKT hiện nay và áp
dụng thành tựu KH-KT vào sản xuất.
1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG CỤ
1.1. Một số khái niệm
Công cụ là gì
Công cụ lao động là bộ phận quan trọng nhất của tư liệu lao động, là yếu tố
động, cách mạng nhất, yếu tố luôn thay đổi theo xu hướng tiến bộ cách mạng, yếu
tố độc nhất, cách mạng nhất, là vật nối trung gian giữa người và tư liệu lao động,
nó tác dụng trực tiếp vào đối tượng lao động, quy định trực tiếp năng suất lao
động, trình độ công cụ lao động, là cơ sở để phân biệt sự khác nhau giữa các thời
đại kinh tế.
Thí dụ: hòn đá, cái gậy là công cụ của người nguyên thuỷ; cái cày, cái cuốc là công
cụ lao động của người nông đân trong nền sản xuất nhỏ, lạc hậu; máy móc, cơ khí,
máy tự động là công cụ lao động trong nền sản xuất hiện đại.
Theo định nghĩa Anghen:
“Công cụ lao động là khí quan của bộ óc người, là tri thức được vật thể hóa có tác
dụng nối dài bàn tay và nhân lên sức mạnh trí tuệ cho con người”
Cách mạng khoa học công nghệ


Cách mạng khoa học công nghệ là đem khoa học vào công nghệ để hiện đại
hóa , cơ khí hóa vào dây chuyền sản xuất , biến đổi từ công nghệ lạc hậu chỉ thuần
túy thủ công tay chân thành công nghệ tiên tiến trang bị cơ khí thay cho sức người
Cách mạng khoa học kỹ thuật
Cách mạng khoa học kỹ thuật là một khái niệm nói về những phát triển


mang tính vượt bậc và bước ngoặt của khoa học và kỹ thuật diễn ra từ giữa thế
kỷ 20, hoặc sau khi Thế chiến thứ hai (1939-45) kết thúc. Trên thực tế, "Cách
mạng khoa học - kỹ thuật" là một khái niệm mới ra đời trong thế kỷ 20 và nội dung
của khái niệm này có nhiều điều chưa được thống nhất trong giới học giả nói
chung
1.3 Tại sao phải có công cụ lao động
Để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình, ngay từ khi xuất hiện, con người
phải lao động, phải sản xuất của cải vật chất. Do bản thân sức lao động có hạn, con
người phải tìm mọi cách không ngừng cải tiến, hoàn thiện và sáng tạo những
phương tiện sản xuất như công cụ, máy móc, vật liệu,… mà thường gọi là kỹ thuật.
Đó vừa là một đòi hỏi bức thiết của cuộc sống vừa là sự xác định bản chất và đặc
điểm của xã hội loài người.
Kĩ thuật càng tiến bộ thì sản xuất càng phát triển và sinh hoạt của con người
ngày càng nâng cao. Cũng do đó, con người buộc phải không ngừng mở rộng hiểu
biết của mình về thiên nhiên và vận dụng quy luật của thiên nhiên vào cuộc sống.
Đó là nguồn gốc và động lực thúc đẩy con người tìm ra lửa, sáng chế ra công cụ
bằng đá rồi bằng kim loại (đồng, sắt) và đến thế kỉ XVIII - phát minh ra động cơ
hơi nước, cuộc cách mạng lần thứ nhất này đã cho phép loài người chuyển từ công
trường thủ công sang nhà máy công xưởng, từ lao động thủ công sang lao động sản
xuất bằng máy móc. Những thành tựu này đã dẫn tới bước ngoặt về sự phát triển


lực lượng sản xuất chưa từng thấy trong lịch sử. Bước ngoặt này vĩ đại này đã mở
đầu cho nền sản xuất hiện đại.
Bước sang nền sản xuất hiện đại, do nhu cầu sinh hoạt của con người ngày
càng nâng cao, phức tạp, những yêu cầu về kĩ thuật và sản xuất lại càng được đặt ra
một cách gay gắt và bức thiết hơn bao giờ hết, nhất là trong tình hình bùng nổ dân
số thế giới và các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang bị cạn kiệt, đặc biệt từ sau
chiến tranh thế giới thứ II.
Trước hết, việc không ngừng cải tiến CCSX là một đòi hỏi bức thiết trong

thực tiễn cuộc sống. Bởi sức lực và khả năng lao động của con người có hạn, họ
không thể đáp ứng và điều khiển trực tiếp những công cụ đòi hỏi cao về thể lực,
tốc độ, độ chính xác và tính liên tục,… Do đó, con người buộc phải tìm tòi, phát
minh ra những công cụ lao động mới có thể khắc phục được những khuyết điểm
của mình.
Thứ hai, do những đòi hỏi của cuộc sống con người ngày càng cao, nhất là
trong bối cảnh dân số thế giới ngày càng tăng mà nguồn tài nguyên thiên nhiên
ngày càng vơi cạn thì việc tìm tòi, sáng chế ra những công cụ sản xuất mới, có kĩ
thuật – năng suất cao, những nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới để thay
thế được đặt ra một cách bức thiết, đòi hỏi cách mạng khoa học phải giải quyết.
Con người phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề năng lượng và vật liệu mới.
Năng lượng trong thiên nhiên không phải vô tận mà nhu cầu về năng lượng trong
đời sống và sản xuất lại tăng rất nhanh. Vật liệu là đối tượng lao động của con
người, các vật liệu tự nhiên ngày càng vơi cạn một cách nghiêm trọng trong khi
dân số ngày càng tăng. Hơn nữa, nguyên vật liệu tự nhiên không thể đáp ứng được
những đòi hỏi về chất lượng cao như chịu nhiệt, áp suất cao, khả năng chống chịu
cao,… Như vậy, những vật liệu mới, nhất là những vật liệu tổng hợp, đang giữ vị


trí rất quan trọng trong đời sống hằng ngày cũng như trong tất cả các ngành công
nghiệp. Việc tìm tòi, sáng tạo những vật liệu mới đang đặt ra một cách bức thiết
trước con người.
Thứ ba, những thành tựu KHKT cuối TK XIX, đầu TK XX cũng tạo tiền để
và thúc đẩy sự bùng nổ cách mạng KHKT hiện đại. Trong các lĩnh vực khác như
hóa học, vật lý, sinh học, các khoa học về Trái Đất, hải dương học, khí tượng
học… đều đạt được những thành tựu lớn.
Thứ tư, cuộc sống con người trên Trái Đất gắn bó chặt chẽ với những hiện
tượng thiên nhiên, như bão, gió, lụt, động đất,… Để lợi dụng những thuận lợi, khắc
phục hạn chế những tác hại của thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống, con người
buộc phải nghiên cứu tìm hiểu những khoảng không vũ trụ, những hành tinh khác

và những hiện tượng của thiên nhiên.
Thứ năm, để phục vụ cho việc tiến hành chiến tranh thế giới thứ II, hai bên
tham chiến đều phải đi sâu vào nghiên cứu KHKT để giải quyết tính cơ động của
bộ đội, các phương tiện thông tin, liên lạc và chỉ huy, sản xuất ra những vũ khí có
tính năng tàn phá và sát thương lớn,…
Cuối cùng, từ năm 1973 cuộc khủng hoảng dầu mỏ nghiêm trọng nổ ra,
nhưng thực chất là khởi đầu cho cuộc khủng hoảng chung đối với cả thế giới trên
nhiều mặt chính trị, kinh tế, tài chính, cơ cấu,… Chỉ có thành tựu của KHKT mới
đưa các quốc gia thoát khỏi khủng hoảng và tiếp tục phát triển.
2. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CÔNG CỤ SẢN XUẤT
2.1 Các cuộc cách mạng công cụ
Xã hội nguyên thủy là hình thái xã hội đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Nó
được bắt đầu từ con người thoát khỏi thế giới động vật, bước vào xã hội loài người


cho đến khi chế độ thị tộc phụ hệ tan rã, giai cấp và nhà nước xuất hiện. Đây là
thời kì xa xưa nhất và kéo dài nhất trong lịch sử nhân loại.
Giai đoạn đầu tiên trong lịch sử phát triển của nhân loại. Đây là loại hình
kinh tế xã hội sơ khai, trong giai đoạn quá độ từ vượn người sang người tinh khôn
Hômô Sapiens.
Lúc đầu vượn người cũng giống con vật đi tìm thức ăn theo bản năng. Về
sau, nhu cầu tìm kiếm thức ăn lớn, họ không thể dự trữ nhiều , nên người vượn cổ
cần phải nghĩ đến việc lao động để kiếm sống bằng cách săn bắt và hái lượm. Thời
kì này, người vượn đã biết chế tạo “công cụ” đầu tiên bằng đá, cành cây… Để có
được những mảnh đá nhọn, sắc để đào bới cũ, rễ cây, đập ném muông thú khi săn
bắt và hái lượm, họ đã biết dung những đá to nặng, ghè vào nhau. Các góc mãnh
vỡ sẽ có cạnh sắc và nhọn, vừa tay cầm. Ngoài ra họ còn biết tách từ các hạch đá
tạo ra những dao, rìu đá mỏng và sắc, để xé thịt rừng, chặt cây.
Với công cụ đá thô sơ nên con người chỉ có thể bằng việc săn bắn hái lượm.
Có nghĩa là họ hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, sống nhờ vào việc tìm kiếm thức

ăn có sẵn trong tự nhiên chưa có sản xuất. Vì thế họ không thể sống đơn lẻ mà phải
tập hợp thành bầy đàn để có sức mạnh để chống với thú dữ để tự vệ, cùng kiếm ăn
săn bắt thú rừng. Họ sống trong hang động, mài đá, lấy lá che thân.
Vì thế muốn tồn tại, con người phải chung sức lao động, cùng làm cùng
hưởng. Do đó , quan hệ giữa con người là bình đẳng, không có giai cấp và nhà
nước
Cuộc cách mạng đá mới
Thời kì “ đá cũ” những hòn đá tự nhiên người nguyên thủy chế tạo thành
những công cụ đơn giản, hết sức thô kệch,với những hình thù nhất định ghè,đẽo
một mặt,một đầu cho sắc,nhọn,có thể cầm tay để chặt,cắt đập,đâm như rìu,chùng


,lao…những công cụ thô sơ bằng đá đơn giản tạo ra năng suất thấp,thiếu lương
thực..nên người nguyên thủy đã nhận thức và chế tạo ra những công cụ với kĩ thuật
cao.
Thời kì “cách mạng đá mới ra đời” ở thời kì này phát triển và đa năng hơn.
Con người có óc sáng tạo, họ bắt đầu biết khai thác từ thiên nhiên cái cần thiết cho
cuộc sống của mình, chứ không chỉ thu lượm những cái có sẵn trong thiên nhiên.
Tạo ra nhiều công cụ lao động phong phú hơn và người ta cũng bắt đầu làm sạch
những tấm da thú để che thân cho ấm và cho “có văn hoá”. Ngoài ra, người ta đã
biết dùng đồ trang sức, như vòng cổ bằng vỏ ốc và chuỗi hạt xương (bằng cách
đem khoan lỗ rồi lấy dây xâu lại), vòng tay, vòng cổ chân, hoa tai bằng đá màu.
Người ta còn có sự tiến bộ rõ rệt hơn về công cụ đã chế tác ra nhiều công cụ lao
động bằng đá phong phú hơn và xuất hiện công cụ bằng đồng.
Như thế, từng bước, con người không ngừng sáng tạo, kiếm được thức ăn
nhiều hơn, sống tốt hơn và vui hơn.
Vào thời đá mới, có sự tiến bộ rõ rệt trong việc chế tác công cụ đồ đá, công
cụ đá nhờ chế tác mới đã trở nên đa năng và phong phú. Người nguyên thủy không
chỉ biết ghè đẽo, đâp, tướt mà còn biết khoan cưa mài đá. Với sự kết hợp khéo léo
giữa đá, xương thú, gỗ đã làm công cụ tăng lên. Các hạch đá được tước, ghè sẽ

được mài sắc các cạnh, mài nhọn, đục lỗ tra cán để tạo nên cuốc, xẻng, rìu,… công
cụ đá trở nên đa dạng, đa năng dễ đào bới và sức lao động được tiết kiệm hơn.
Năng suất lao động được tăng lên, diện tích trồng trọt dần dần được mở rộng, công
cụ tinh xảo hơn đã làm cho việc săn bắn có hiệu quả. Các con thú chưa ăn “để
dành” ngày càng nhiều dẫn đến chăn nuôi mở rộng, trở thành nghề để sinh sống.
Nhờ đó trồng trọt và nuôi ngày càng phát triển, thay thế dần việc hái lượm
và săn bắn con người dân tách khỏi sự phụ thuộc vào thiên nhiên hơn. Ngoài ra,


người ta đã biết dùng đồ trang sức, như vòng cổ bằng vỏ ốc và chuỗi hạt xương
(bằng cách đem khoan lỗ rồi lấy dây xâu lại), vòng tay, vòng cổ chân, hoa tai bằng
đá màu.
- Biết tạo ra công cụ lao động (đồ đá), nên loài người đã chuyển từ phương thức
"săn bắt, hái lượm" sang "chăn nuôi, trồng trọt", tức là chuyển từ kinh tế hái lượm
sang kinh tế sản xuất. Nhờ vậy, con người có thể chủ động tạo ra nguồn thức ăn
cho mình mà không phải phụ thuộc quá nhiều vào may rủi.
- Biết ghè đá vào nhau để tạo ra lửa, loài người dần dần thoát khỏi cảnh sống mông
muội, biết dùng lửa để nấu chín thức ăn, để tự vệ, để sưởi ấm...
- Xuất hiện kĩ thuật mài, khoan và cưa đá. Với sự xuất hiện kĩ thuật mài đá thì công
cụ lao động đã được chế tạo hoàn thiện, đúng theo hình dáng mong muốn và loại
hình ngày càng phong phú, đa dạng, trong đó quan trọng nhất là chiếc rìu mài và
cuốc.
- Đã tìm ra công cụ bằng đồng và kim khí
Thời đại kim khí:
Suốt thời đồ đá, con người từ chỗ sống bấp bênh tiến tới đủ sống. Vào buổi
đầu của thời đại kim khí, con người sản xuất không những đủ sống ở mức còn thấp
của hàng nghìn năm trước, mà còn tạo ra được một lượng sản phẩm thừa thường
xuyên.
Từ chỗ dùng những công cụ bằng đá, bằng xương, tre, gỗ, người ta bắt đầu
biết chế tạo đồ dùng và công cụ bằng đồng. Cư dân Tây Á và Ai Cập biết sử dụng

đồng sớm nhất, thoạt tiên là đồng đỏ vào khoảng 5500 năm trước đây. Cách ngày
nay khoảng 4000 năm, nhiều cư dân trên Trái Đất đã biết dùng đồng thau. Khoảng


3000 năm trước đây, cư dân ở Tây Á và Nam Âu là những người đầu tiên biết đúc
và sử dụng đồ sắt.
Công cụ kim khí đã mở ra một thời đại mới mà tác dụng và năng suất lao
động của nó vượt xa thời đại đồ đá. Đặc biệt là công cụ bằng sắt thì không có một
công cụ đá nào có thể so sánh được. Nhờ có đồ kim khí, nhất là sắt, người ta có thế
khai phá những vùng đất đai mà trước kia chưa khai phá nổi, có thể cày sâu cuốc
bẫm, có thể xẻ gỗ đón" thuyền đi biển, xẻ đá làm lâu đài và bản thân việc đúc sắt
cũng là một ngành sản xuất quan trọng bậc nhất. Bên cạnh chế tạo ra các công cụ
sản xuất bằng sắt, họ còn dùng sắt để chế tạo ra các loại vũ khí, sử dụng trong
chiến tranh... so với thời đồ đồng thì đồ đồng không thể thay thế các dụng cụ sản
xuất bằng đá, nhưng bước vào thời đại kim khí, những dụng cụ bằng kim khí đặt
biệt là sắt đã xóa bỏ, thay thế hoàn các công cụ bằng đá, và phát triển mạnh mẽ, và
phổ biến nhất.
Đây thực sự là một cuộc cách mạng trong sản xuất. Lần đầu tiên trên chặng
đường dài của lịch sử loài người, con người có thể làm ra một lượng sản phẩm
thừa.
Cuộc CMCN lần 1
Cuộc cách mạng công nghiệp hay cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ
nhất thực chất là một cuộc cách mạng về kỹ thuật, nó được bắt đầu ở nước Anh vào
cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Tiêu chí của cuộc cách mạng lần này là máy móc
thay thế công cụ thủ công. Cuộc cách mạng này trước hết diễn ra ở ngành công
nghiệp nhẹ, mở đầu với sự cơ giới hóa ngành dệt may. Điển hình là năm 1733 một
người thợ dệt tên Giôn-cây đã phát minh ra thoi bay giúp tang năng suất dệt vải lên
gấp nhiều lần. Năm 1767 một người thợ mộc tên là Giêm-Hacgrivo đã phát minh
ra được một máy kéo sợi đặt tên là Gienny.


Năm 1785, linh mục Edmund


Cartwright cho ra đời một phát minh quan trọng trong ngành dệt là máy dệt vải.
Máy này đã tăng năng suất dệt lên tới 40 lần.
Năm 1784, James Watt phụ tá thí nghiệm của một trường đại học đã phát
minh ra máy hơi nước. Nhờ phát minh này, nhà máy dệt có thể đặt bất cứ nơi nào
thay vì phải đặt gần các dòng sông như trước. Phát minh này được coi là mốc mở
đầu quá trình cơ giới hoá. Máy hơi nước dần được sử dụng rộng rãi ngay cả trong
các ngành công nghiệp nặng như để chạy máy bơm nước hầm lò, máy vận chuyển
bằng cáp treo, quạt gió. Máy hơi nước còn tạo ra một cách mạng trong giao thong
vận tải. Trong thời gian này, ngành luyện kim cũng có những bước tiến lớn. Năm
1784, Henry Cort đã tìm ra cách luyện sắt “puddling”. Mặc dù phương pháp của
Henry Cort đã luyện được sắt có chất lượng hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu
cầu về độ bền của máy móc. Năm 1885, Henry Bessemer đã phát minh ra lò cao có
khả năng luyện gang lỏng thành thép, khắc phục được những nhược điểm của chiếc
máy trước đó.
Bước tiến của ngành giao thông vận tải đánh dấu bằng sự ra đời của chiếc
đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước vào năm 1804. Đến năm 1829, vận
tốc xe lửa đã lên tới 14 dặm/giờ. Thành công này đã làm bùng nổ hệ thống đường
sắt ở Châu Âu và Mỹ. Năm 1807, Robert Fulton đã chế ra tàu thủy chạy bằng hơi
nước thay thế cho những mái chèo hay những cánh buồm.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần một là một cách mạng công nghiệp đã tạo
ra những công cụ lý tưởng để bọn chủ tư bản bóc lột người lao động một cách kiệt
cùng nhất, đó chính là máy móc. Người công nhân phải làm việc 12-16 tiếng mỗi
ngày, và họ đã trở thành nô lệ của máy móc cũng là của bọn tư bản. Tuy vậy ta
không thể phủ nhận sự kỳ diệu của nó. Nó là một cột mốc chói lọi trong lịch sử
tiến hóa văn mình của loài người, mang lại những tiến bộ phi thường, những thành



tựu to lớn và những thay đổi lớn trong cuộc sống con người, nâng cao năng suất
lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống.
Cuộc CMCN lần 2 (CMKHKT lần 1)
Cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai lại được khởi xướng từ cuối thế kỷ 19,
kéo dài đến đầu thế kỷ 20. Một trong những đặc điểm đáng lưu ý trong nền đại
công nghiệp là dây chuyền sản xuất hàng loạt - áp dụng nguyên lý quản trị của
F.W.Taylor (đề xuất năm 1909, ứng dụng vào thực tiễn năm 1913 - hãng Ford đi
tiên phong).
Các nhà khoa học đã có những phát minh lớn về những công cụ sản xuất
mới: máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động, người máy, hệ điều khiển tự
động. Các nhà sáng chế thời kỳ này cũng nghiên cứu, tạo ra những vật liệu mới
như chất polymer với độ bền và sức chịu nhiệt cao, được sử dụng rộng rãi trong
đời sống, và trong các ngành công nghiệp.
Trong thời gian này, những nguồn năng lượng mới hết sức phong phú và vô
tận như năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng
thủy triều… cũng được tìm ra để thay thế cho nguồn năng lượng cũ. Những tiến bộ
thần kì trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc như máy bay siêu âm khổng
lồ, tàu hỏa tốc độ cao và những phương tiện thông tin liên lạc, phát sóng vô tuyến
qua hệ thống vệ tinh nhân tạo, những thành tựu kỳ diệu trong lĩnh vực chinh phục
vũ trụ như phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất, bay vào vũ trụ
và đặt chân lên mặt trăng là những thành tựu đi vào lịch sử của cuộc cách mạng
công nghiệp lần hai này.


Bên cạnh đó, cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp với những tiến bộ
nhảy vọt trong cơ khí hóa, thủy lợi hóa, phương pháp lai tạo giống, chống sâu
bệnh… giúp nhiều nước có thể khắc phục nạn thiếu lương thực, đói ăn kéo dài.
Cuộc CMCN lần 3 CMKHKT lần 2
Mặc dù còn nhiều tranh cãi, những cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3
được cho là bắt đầu từ khoảng năm 1969 khi nhiều cơ sở hạ tầng điện tử, số hóa và

máy tính được phát triển mạnh. Vào thập niên 1960, chất bán dẫn và các siêu máy
tính được xây dựng, đến thập niên 70-80 thì máy tính cá nhân ra đời và Internet bắt
đầu được biết đến nhiều trong thập niên 90.
Cho đến cuối thế kỷ 20, Internet và hàng tỷ thiết bị công nghệ cao cùng
nhiều phát minh mới đã được sử dụng rộng rãi trong xã hội, qua đó hoàn thiện quá
trình cách mạng công nghiệp lần thứ 3.
Thời điểm: Cuối thế kỷ XIX - Nửa đầu thế kỷ XX
Phạm vi: Châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Á
Trung tâm: Tây Âu, Hoa Kỳ, Liên Xô, Nhật Bản.
Các lĩnh vực: Chế tạo máy, giao thông – liên lạc, vật liệu, năng lượng…
Khi hệ thống kỹ thuật dựa vào máy hơi nước, than đá và sắt thép truyền
thống đã tận dụng hết công suất của mình, nền công nghiệp muốn nhảy vọt thì phải
cần đến một hệ thống kỹ thuật mới hiệu quả hơn, thôi thúc các ngành khoa học –
kỹ thuật sáng tạo nên những thành tựu thật xứng đáng trước các yêu cầu cháy bỏng
từ công cuộc phát triển chung của xã hội loài người – yêu cầu công nghiệp hoá,
xây dựng hình mẫu xã hội công nghiệp phát triển.


Cái gì cần sáng tạo đã được sáng tạo: Năm 1862, Jean Leneir chế được xe
chạy bằng động cơ đốt trong; năm 1869, G.T.Grammer chế ra máy phát điện một
chiều dyamo, sau đó là máy phát điện xoay chiều (1877); A.G.Bell phát minh ra
máy điện thoại (1876), sau đó G.Marconi đã phát triển để liên lạc bằng sóng điện
từ giữa hai bờ biển Manche (1897); năm 1878 – 1879, J.Suan và T.Edison phát
minh ra bóng điện; năm 1895 động cơ diesel ra đời, để đến năm 1898 kỷ nguyên ô
tô xuất hiện (khi lần đầu tiên loài người được biết đến cuộc triển lãm ô tô vào năm
đó); năm 1903 – 1909, từ máy bay của anh em nhà Wringt (Mỹ) đến máy bay của
Blériot (Pháp), đã mở ra thời đại hàng không… Ngoài ra, hàng loạt những thành
tựu khác trên nhiều lĩnh vực đã hình thành nên một hệ thống ký thuật mới dựa vào
điện, dầu mỏ và hợp kim thay thế cho hệ thống kỹ thuật trước đó dựa vào máy hơi
nước, than đá và sắt thép; đồng thời làm xuất hiện thêm nhiều loại máy công cụ và

phương tiện, vật liệu, hoá chất… thúc đẩy sản xuất và kinh tế phát triển lên một
tầm cao mới – xác lập vững chắc nền đại công nghiệp gắn liền với phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Đáng chú ý nữa, đó là việc phát hiện ra hiện tượng phóng xạ của
H.Becquerel (năm 1896) và của Mary Quyry (năm 1898) đã chỉ ra những khiếm
khuyết lớn trong các định luật cơ bản của nền vật lý học cổ điển, đồng thời cho
thấy nguyên tử không phải là thành phần nhỏ nhất và không thể chia cắt của vật
chất. Cuộc khủng hoảng trong vật lý học diễn ra từ đó. Nhưng không lâu sau đã
được giải quyết bởi M.Planck thông qua Thuyết Lượng tử (năm 1900), A.Einstien
thông qua Thuyết Tương đối (năm 1905) và cơ học lượng tử sau đó (1925 – 1926).
Một trong những đặc điểm đáng lưu ý trong nền đại công nghiệp là dây chuyền sản
xuất hàng loạt - áp dụng nguyên lý quản trị của F.W.Taylor (đề xuất năm 1909, ứng
dụng vào thực tiễn năm 1913 – hãng Ford di tiên phong).


Nhưng cũng chính từ nền đại công nghiệp gắn liền với phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa mà nhân loại phải gánh chịu những hệ luỵ kinh hoàng bởi hai
cuộc đại chiến thế giới (1914 – 1918 và 1939 – 1945), đồng thời làm cho đà phát
triển khoa học - kỹ thuật chậm đi, mặc dù vẫn đạt được những tiến bộ to lớn như:
Kỹ thuật hạt nhân, cùng nhiều phương tiện và công cụ hiện đại nhằm mục tiêu
quân sự. Một khi đem chúng sử dụng vào mục đích chiến tranh thì hậu quả thật
khủng khiếp.
Nói tóm lại, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ ba đã đưa nhân loại
lên trình độ văn minh công nghiệp, hay nói chính xác hơn, xác lập nên phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện đại, mà biểu hiện ra là nền sản xuất công
nghiệp tiên tiến, có khả năng tạo ra nguồn của cải vật chất và tinh thần đồ sộ cho
nhân loại. Nhưng cái giá phải trả quá đắt: Hai cuộc đại chiến thế giới đã huỷ diệt
80 triệu con người, trong đó phải kể đến hai quả bom nguyên tử dội xuống
Nagazaki và Hirosima (8/1945). Đồng thời, nó rung chuông cảnh báo về mục đích
sử dụng và năng lực làm chủ các thành tựu khoa học - kỹ thuật trên con đường

nhân loại đi về phía trước.
Năm trụ cột của cuộc Cách mạng công nghiệp lần III là (1) sự chuyển dịch
sang năng lượng tái tạo; (2) chuyển hóa các công trình xây dựng ở mọi lục địa
thành các nhà máy điện mini để thu gom năng lượng tái tạo tại chỗ; (3) áp dụng
công nghệ hydro và các công nghệ lưu trữ khác trong mọi công trình và xuyên suốt
cơ sở hạ tầng để lưu trữ năng lượng gián đoạn; (4) sử dụng công nghệ Internet để
chuyển đổi lưới điện của tất cả các lục địa thành một liên mạng lưới chia sẻ năng
lượng hoạt động giống như Internet (khi hàng triệu tòa nhà tạo ra những lượng nhỏ
năng lượng tại chỗ, chúng có thể bán phần thặng dư trở lại lưới điện và chia sẻ điện
với các láng giềng cùng châu lục), và (5) chuyển các phương tiện vận tải sang các


phương tiện chạy điện và pin nhiên liệu có thể mua và bán điện thông qua một lưới
điện thông minh ở cấp châu lục.
Từ cuộc cách mạng lần thứ ba trở đi, khoa học ngày càng gắn liền với kỹ
thuật, đồng thời khoa học - kỹ thuật nhanh chóng trở thành yếu tố của công nghệ
trong sản xuất, tạo ra sự thay đổi vượt bậc trong nền sản xuất vật chất và tinh thần
của xã hội, đưa nền kinh tế nông nghiệp bao phủ xã hội loài người hàng xưa nay
lên nền kinh tế công nghiệp. Bước sang đầu thế kỷ XX, xã hội công nghiệp không
chỉ được hình thành ở Anh, Pháp, Mỹ mà còn cả ở Liên Xô, Nhật, nhiều nước ở
châu Âu.
Cuộc CMCN lần 4
Năm 2013, một từ khóa mới là “Công nghiệp 4.0” bắt đầu nổi lên xuất phát
từ một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến lược
công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con
người. Đây được gọi là cuộc cách mạng số, thông qua các công nghệ như Internet
vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR),
mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)… để
chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số.
Khuynh hướng: Phát triển trên 3 lĩnh vực chính:

+ Công nghệ sinh học: Nghiên cứu tạo ra những bước nhảy vọt trong nông nghiệp,
thủy sản, y dược, chế biến nông sản, thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái
tạo, hóa học và vật liệu.
+ Vật lí: Mục tiêu phát minh và phát triển các robot thế hệ mới, máy in 3d, xe tự
lái, một số loại vật liệu mới( graphene,skyrmions,…) và công nghệ nano.


+ Kĩ thuật số: Những yếu tố phát triển cốt lõi của kĩ thuật số trong cách mạng công
nghiệp 4.0 là: Trí tuệ nhân tạo(AI), Vạn vật kết nối- internet of Thinhs(IoT) và dữ
liệu lớn(big data).
Tiến trình phát triển Cách mạng công nghiệp 4.0.
Đặc trưng lớn nhất của công nghiệp 4.0 là tính kết nối giữa các chủ thể và
chu trình kinh tế nhờ vào sự phát triển của hạ tầng công nghệ thông tin và Internet,
mà đỉnh cao là mạng lưới vạn vật kết nối.
Đã và đang diễn ra từ những năm 2000, còn được gọi là cuôc cách mạng số, là xu
hướng mới trong việc tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong sản xuất.
Năm 2013, từ khóa cách công nghiệp 4.0 được biết đến trong một báo cáo ở
Đức nhằm nói đến chiến lược phát triển công nghệ cao, điện toán hóa các ngành
sản xuất, thay thế gần như hoàn toàn sức lao động của con người. Tạo ra những
nhà máy thông minh với cấu trúc hệ mô – đun, hệ thống giám sát các quy trình,
giúp con người dễ dàng hợp tác với máy móc hay trí tuệ nhân tạo tron quá trình sản
xuất.
Công nghiệp 4.0 đã vươn ra toàn thế giới với sự tham gia ứng dụng và phát triển
của nhiều nước tạo ra cuộc cách mạng 4.0
Cơ hội đi kèm thách thức và rủi ro toàn cầu:
Cuộc cách mạng này sẽ mang tới nhiều cơ hội phát triển và hội nhập, nhưng đồng
thời cũng đặt ra nhiều thách thức với các nước đang phát triển.
Đó là thách thức tụt hậu xa hơn, lao động chi phí thấp mất dần lợi thế, khoảng cách
công nghệ và tri thức nới rộng hơn dẫn đến phân hóa xã hội sẽ sâu sắc hơn...
Phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền

kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên


thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất là những người làm trong lĩnh vực
bảo hiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tài chính, vận tải.
Với sự chuyển động của cuộc cách mạng này, trong khoảng 15 năm tới thế giới sẽ
có diện mạo mới, điều chắc chắn sẽ là thách thức lớn đối với những lao động văn
phòng, trí thức, lao động kỹ thuật, lao động giá rẻ.
Sau đó, những bất ổn về kinh tế nảy sinh từ Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ
dẫn đến những bất ổn về đời sống. Hệ lụy của nó sẽ là những bất ổn về chính trị.
Nếu chính phủ các nước không hiểu rõ và chuẩn bị đầy đủ cho làm sóng công
nghiệp 4.0, nguy cơ xảy ra bất ổn trên toàn cầu là hoàn toàn có thể.
3. VAI TRÒ, TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG CỤ ĐỐI VỚI ĐỜI
SỐNG CON NGƯỜI
Lịch sử xã hội loài người cho đến nay là lịch sử phát triển của năm phương
thức sản xuất: Công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ
nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Sự phát triển của loài người từ công xã nguyên thuỷ
đến các chế độ khác là sự chuyển đổi vô cùng to lớn trong đó công cụ lao động
đóng vai trò không thể thiếu được. Theo Ăngghen lao động là yếu tố quyết định sự
chuyển hoá biến vượn thành người chứ không phải sự thay đổi của môi trường
hoàn cảnh. Mà trong lao động thì công cụ lao động đóng vai trò quan trọng hàng
đầu. Qua hàng triệu năm mỗi khi xã hội có sự chuyển mình, chuyển từ chế độ xã
hội này sang chế độ xã hội khác thì lại là một lần có sự xuất hiện của công cụ lao
động mà công cụ lao động sau thường tạo nền những cuộc cách mạng trong sản
xuất. Để có một nền kinh tế phát triển như ngày nay với máy móc, thiết bị hiện đại
phục vụ cho lao động thì công cụ lao động đã phải trải qua biết bao thời kỳ và càng
chứng minh tầm quan trọng không thể thiếu được trong lao động của nó.
Thời kỳ công xã nguyên thuỷ



Trong xã hội nguyên thuỷ lực lượng sản xuất và năng suất lao động hết sức
thấp kém, người nguyên thuỷ bất lực trướoc sức mạnh của tự nhiên, phải chiến đấu
vô cùng khó khăn để tồn tại. Trải qua quá trình lao động hàng vạn năm, người
nguyên thuỷ dần dần tích luỹ được kinh nghiệm sản xuất đặc biệt là công cụ lao
động và phương pháp sản xuất ngày càng hoàn thiện hơn. Kết quả là họ ngày càng
tiết kiệm được sức lao động và thu được sản phẩm nhiều hơn. Trước hết, từ những
hòn đá tự nhiên, người nguyên thuỷ chế tạo thành những công cụ đơn giản, hết sức
thô kệch, với những hình thù nhất định như ghè, đẽo một mặt, một đầu cho sắc,
nhọn, có thể cầm tay để chặt, cắt, đập, đâm,.. như rìu, chùng, lao... những công cụ
thô sơ đầu tiên này được dùng vào rất nhiều việc, kể cả làm việc và sửa chữa công
cụ, tự vệ chống thú dữ. khoa học gọi thời này là thời đồ đá cũ. Qua một thời gian
dài, nhờ sống tập thể, kinh nghiệm sản xuất tăng lên, người nguyên thuỷ dần cải
tiến và chuyên môn hoá các loại công cụ. Một loạt công cụ mới xã hội thích ứng
với nhu cầu từng công việc nhất định. Có cái dùng để lao, có cái dùng để đập, có
cái dùng để cắt xén, đào, nạo...
Từ thời đồ đã cũ, loài người dần dần bước sang thời đại đồ đã mới, đặc điểm
của thời đại này là công cụ chế tạo có kỹ thuật hơn, tinh vi hơn... còn người đã áp
dụng rộng rãi kỹ thuật mài nhẵn đá, nhiều loại công cụ mới sắc bén ra đời như việc
phát minh ra cung tên, mũi tên bằng đá nhọn có thể được bắn ra xa và xuyên qua
được con vật lớn, cung tên ra đời thúc đẩy nghề săn bắn phát triển. Bên cạnh đó
nghề nông nguyên thuỷ cũng phát triển lúc đầu con người chỉ biết vứt hạt ở quanh
nhà dùng gậy nhọn ở xỉa đất để gieo trồng về sau họ chế tạo là rìu để phát cỏ, chặt
cây rừng, chế tạo ra quốc để vỡ đất, cho nước vào ruộng để trồng trọt dùng súc vật
nuôi để kéo cày. Khi nghề chăn nuôi thay thế nghề săn bắn và nghề nông dần dần
thay thế việc hái lượn, thì người nguyên thuỷ có điều kiện định cư. Do cuộc sống


định cư cho nên người nguyên thuỷ có được sự tư duy sáng tạo, phục vụ cho lợi
ích của bản thân.
Cuối thời nguyên thuỷ, con người đã biết luyện đồng và đồng thau. Thời đại

kim thuộc bắt đầu tiếp theo con người còn biết luyện cả sắt. Những công cụ được
chế tạo bằng những thứ kim loại đó đã tạo ra sự tăng lên vượt bậc của năng suất
lao động, kinh tế sản xuất thay thế săn bắt hái lượm và chiếm vị trí chủ đạo. Với
chiếc cày có lưỡi bằng sắt do súc vật kéo, con người có thể trồng trọt bên một quy
mô lớn có thể khai hoang, mở rộng diện tích do đó làm cho tư liệu sinh hoạt không
ngừng tăng lên. ở thời kỳ này người nguyên thuỷ đã có bễ thổi lò, cối giã gạo, bàn
quay làm đồ gốm. Như vậy trải qua hàng chục vạn năm tuy phát triển chậm chạp
song công cụ lao động đã đặt cơ sở cho toàn bộ sự phát triển sau này của loài
người.
Hạn chế : luôn được sống trong công bằng bình đẳng trong các nguyên tắc
vòng này được xây dựng trên của một lực lượng sản xuất quá thấp kém => mọi
thành quả lao động chỉ đủ duy trì trong cuộc sống hàng ngày không có của cải để
dành, để tích lũy
Thời kỳ chiếm hữu nô lệ
Ngành kinh tế trong xã hội chiếm hữu nô lệ có ba ngành sản xuất chính: Trồng trọt,
chăn nuôi và thủ công nghiệp.
* Trồng trọt: công cụ chủ yếu là bằng đá và gỗ năng suất lao động thấp.
* Chăn nuôi: Ngoài việc cung cấp sức kéo cho nông nghiệp còn cung cấp thực
phẩm cho con người.


* Thủ công nghiệp: Phát triển đáng kể với các công cụ lao động tương đối hoàn
thiện ngay từ thời ấy đã xuất hiện những xưởng thủ công và những công trường
khai thác quặng, mỏ lớn.
Công cụ lao động trong thời đại chiếm hữu nô lệ được hoàn thiện dần, người
ta bắt đầu chế tạo và sử dụng những công cụ bằng kim loại, đầu tiên là công cụ
bằng đồng đỏ, đồng thau, rồi đến bằng sắt. ngoài những công cụ thông thường như
cày, liềm, rìu, xẻng, cào.... Mặc dù công cụ lao động trên còn thô sơ và nặng nề
nhưng đã tạo điều kiện để nâng cao năng suất lao động hơn so với khi còn sử dụng
những công cụ bằng đá trước kia. Việc phát hiện ra đồng rồi đến sắt và việc chế tạo

ra các công cụ lao động bằng đồng và bằng sắt đã tạo ra môt bước ngoặt to lớn
trong sản xuất ra của cải vật chất, nó đã góp phần đưa con người bước một bước
tiến dài trong lịch sử từ thời kỳ nguyên thủy sang thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Cùng
với sự chuyển rời từ thời kỳ này sang thời kỳ khác là sự văn minh của con người
ngày càng cao giúp cho xã hội ngày càng phát triển đi lên.
Thời kỳ phong kiến
Dưới chế độ phong kiến ngành kinh tế có vai trò quyết định nhất là nông
nghiệp. Trong thời kỳ đầu của chế độ phong kiến công cụ còn rất thô sơ dần dần về
sau mới áp dụng phổ biến các công cụ bằng sắt. do nhu cầu tiêu dùng một số sản
phẩm nông nghiệp thời bấy giờ một số ngành nông nghiệp mới ra đời như trồng
nho, rau, chăn nuôi ngựa cừu dần đến yêu cầu phải cải tiến công cụ sản xuất nông
nghiệp và nó cũng làm cho một số ngành nghề thủ công phát triển. Trước hết
phương pháp nấu gang và chế biến sắt được cải tiến một bước quan trọng.
Thế kỷ 14 con người đã biết dùng luồng xe nước để thổi bễ rèn, giã quặng,
thông gió trong lò, sử dụng cối xay chạy bằng sức gió, sức nước.... Trong thời kỳ


này với việc cải tiến công cụ lao động đã giúp cho xã hội có những bước tiến quan
trọng trong sản xuất làm nền tảng cho các thời kỳ tiếp theo.
Thời kỳ chủ nghĩa tư bản
Đặc điểm của thời kỳ này là công cụ lao động vô cùng phát triển do trong
thời kỳ này con người có nhiều thành quả trong phát triển khoa học, kỹ thuật việc
chế tạo ra máy móc đã tạo khả năng to lớn cho việc rút ngắn thời gian lao động và
giảm nhẹ lao động tăng thêm của cải cho người sản xuất cho sự thắng lợi của con
người đối với lực lượng tự nhiên.
Máy móc và đại công nghiệp có tác dụng chủ yếu làm cho năng suất lao
động tăng vọt, xã hội hoá lao động và sản xuất ngày càng cao dẫn đến mở rộng thị
trường, thúc đẩy sự ra đời của trung tâm công nghiệp và những thành thị lớn, đồng
thời tạo ra những tiền đề vật chất - kỹ thuật và xã hội cho một hình thái xã hội mới
cao hơn

Công cụ lao động của chủ nghĩa tư bản hay máy móc còn có những tác động
tích cực khác đối với sự tiến bộ xã hội ngày trong điều kiện chủ nghĩa tư bản như:
* Phá vỡ các quan hệ gia đình kiểu cũ: khi máy móc đã cuốn trẻ em và phụ nữ vào
buồng máy sản xuất thì cơ sở quyền lực gia trưởng của đàn ông và của cha mẹ
cũng bị mất đi đó là mầm mống cho việc giải phóng phụ nữ và trẻ em khỏi quan hệ
gia đình kiểu cũ.
Làm cho xã hội phát triển nhảy vọt đem lại nhiều thành quả và tạo ra nhiều sự thay
đổi mang tính chiến lược.
Hạn chế: khi máy móc nằm trong tay giai cấp tư sản, máy móc lại được sử dụng
làm phương tiện tăng cường bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư
tương đối. Biến người sản xuất thành vật phụ thuộc vào máy móc làm cho người bị
các lực lượng tự nhiên lô dịch


Trải qua nhiều thời kỳ công cụ lao động đã chứng minh được tầm quan trọng
không thể thiếu của nó. Công cụ lao động đã góp phần thúc đẩy xã hội phát triển
bằng việc tự hoàn thiện và hiện đại dần khi chuyển từ thời kỳ này sang thời kỳ
khác và ở mỗi thời kỳ nó đều thể hiện một cách rõ rệt tầm quan trọng không thể
thiếu được.
KẾT LUẬN
Cách mạng KHKT hiện đại do con người làm chủ nên được sử dụng theo
những mục đích khác nhau. Công nghệ, hiểu theo nghĩa rộng là hệ thống những
yếu tố năng động phát triển sáng tạo. Nếu sử dụng đúng hướng, nó sẽ mang lại
nguồn lực và sức mạnh to lớn cho con người. Ngược lại, nếu bị sử dụng với mục
đích trái với lợi ích phát triển của nhân loại, thì có thể dẫn tới những sự tàn phá
không lường hết được.
Đối với cuộc cách mạng hiện nay
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang trở thành cuộc
chạy đua đầy quyết liệt giữa các quốc gia, tập đoàn lớn trên thế giới. Những kế
hoạch phát triển đầy tham vọng đã được nhiều nước triển khai để hỗ trợ CMCN

4.0.
Việt Nam đã mất nhiều năm để theo đuổi các tiêu chí CMCN 2.0 và phải mất
thêm nhiều thời gian nữa để đuổi kịp CMCN 3.0, nhằm hoàn thành mục tiêu cơ
bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trước yêu cầu của CMCN
4.0, việc nhận diện đầy đủ các cơ hội và thách thức nhằm có những điều chỉnh kịp
thời trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp Việt
Nam có được cơ hội bắt kịp tiến bộ của nhân loại, hòa nhịp theo làn sóng CMCN
4.0.


Đầu tiên là trình độ phát triển. Ở Việt Nam có thể nhìn thấy nhiều cuộc cách
mạng công nghiệp cùng lúc. Ví dụ như về sản xuất, có nơi áp dụng cách mạng
công nghiệp 1, có nơi áp dụng cách mạng công nghiệp 2.0, 3.0. Cuộc cách mạng
4.0 xuất hiện và phát triển rất nhanh, cho nên việc đi tắt đón đầu hay nhảy vọt lên
là điều không hề dễ dàng.
Thách thức thứ hai là nguồn nhân lực. Cách mạng 4.0 thể hiện trí thông
minh con người qua những phát minh, sáng chế. Năng lực quản lý và ứng dụng các
phát minh sáng chế mà cách mạng 4.0 mang lại ở Việt Nam cũng chưa rõ ràng.
Thứ ba là lề lối làm việc. Cách mạng 4.0 đòi hỏi phải thay đổi hoàn toàn lề
lối sinh hoạt và quản lý nhằm tận dụng kết nối Internet vạn vật và trí tuệ thông
minh. Tuy nhiên, phương thức sản xuất, cách sống và sinh hoạt hiện tại ở Việt Nam
vẫn còn quá xa vời để tiếp cận được.
Thứ tư là cách mạng 4.0 sẽ triệt tiêu lao động giản đơn, nhất là người lao
động trong lĩnh vực nông nghiệp và thủ công. Điều này có thể sẽ tạo ra thất nghiệp,
bất ổn xã hội.



×