Tải bản đầy đủ (.doc) (202 trang)

Nghiên cứu điều kiện lao động và sức khỏe thủy thủ tàu ngầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.34 MB, 202 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

NGUYỄN HOÀNG LUYẾN

NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG
VÀ SỨC KHỎE THỦY THỦ TÀU NGẦM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC

HÀ NỘI, NĂM 2017


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................
CHƯƠNG 1......................................................................................................
TỔNG QUAN..................................................................................................
1.1. ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRONG TÀU NGẦM.....................................
1.1.1. Một số thông số cơ bản của tàu ngầm diesel...................................
1.1.2. Một số yếu tố môi trường trong tàu ngầm ảnh hưởng đến sức


khỏe của thủy thủ..............................................................................
1.1.3. Đặc điểm điều kiện lao động quân sự của thủy thủ tàu ngầm....14
1.2. TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CỦA THỦY THỦ TÀU NGẦM....................
1.2.1. Công tác tuyển chọn sức khỏe thủy thủ tàu ngầm.......................19
1.2.2. Phân loại bệnh tật của thủy thủ tàu ngầm....................................20
1.2.3. Những bệnh lý, tai nạn có thể xảy ra trong công tác, huấn
luyện.................................................................................................23
1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG CÔNG TÁC CHĂM
SÓC SỨC KHỎE CHO THỦY THỦ TÀU NGẦM.................................


1.3.1. Stress tâm lý ở thủy thủ tàu ngầm và một số chức năng tâm lý
liên quan...........................................................................................25
1.3.2. Môi trường không khí và sức khỏe thủy thủ tàu ngầm...............38
1.3.3. Vấn đề thính lực của thủy thủ tàu ngầm.......................................40
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.......................
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................43
2.1.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu......................................................43
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................44
2.2.2. Các chỉ số nghiên cứu, phương tiện và phương pháp xác định
...........................................................................................................46
2.2.3. Tổ chức nghiên cứu.........................................................................62
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu..............................................................64
2.2.5. Đạo đức nghiên cứu.........................................................................64
2.2.6. Một số hạn chế của nghiên cứu......................................................65
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................
3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ ĐIỀU KIỆN LAO
ĐỘNG CỦA THỦY THỦ TÀU NGẦM...................................................

3.1.1. Các yếu tố môi trường trong tàu ngầm.........................................66
3.1.2. Các yếu tố tổ chức lao động, chế độ dinh dưỡng, chất lượng
giấc ngủ............................................................................................72
3.1.3. Đánh giá chủ quan của thủy thủ về điều kiện lao động trong
tàu ngầm...........................................................................................74
3.2. THỰC TRẠNG SỨC KHỎE VÀ SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ
HUYẾT HỌC, SINH HÓA MÁU CỦA THỦY THỦ TÀU NGẦM


SAU MỘT QUÁ TRÌNH HUẤN LUYỆN VỚI TÀU NGẦM TẠI
VIỆT NAM...............................................................................................
3.2.1. Một số chỉ số thể lực của thủy thủ tàu ngầm................................76
3.2.2. Một số chỉ số chức năng sinh lý ở thủy thủ tàu ngầm..................78
3.2.3. Phân loại bệnh tật của thủy thủ tàu ngầm....................................93
3.2.4. Sự thay đổi một số chỉ số huyết học, sinh hóa máu sau một quá
trình huấn luyện..............................................................................95
CHƯƠNG 4..................................................................................................101
BÀN LUẬN..................................................................................................101
4.1. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRONG TÀU
NGẦM DIESEL ĐẾN SỨC KHỎE THỦY THỦ TÀU NGẦM............101
4.1.1. Ảnh hưởng của môi trường trong tàu ngầm...............................101
4.1.2. Đặc điểm lao động quân sự tác động đến sức khỏe thủy thủ tàu
ngầm...............................................................................................112
4.1.3. Cảm giác chủ quan của thủy thủ tàu ngầm................................116
4.2. THỰC TRẠNG SỨC KHỎE VÀ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ
HUYẾT HỌC, SINH HÓA MÁU CỦA THỦY THỦ TÀU NGẦM
SAU MỘT QUÁ TRÌNH HUẤN LUYỆN VỚI TÀU NGẦM TẠI
VIỆT NAM..............................................................................................
4.2.1. Đặc điểm thể lực của thủy thủ tàu ngầm diesel..........................118
4.2.2. Một số chỉ số chức năng tâm sinh lý............................................119

4.2.3. Phân loại bệnh tật của thủy thủ tàu ngầm..................................131
4.2.4. Sự thay đổi một số chỉ số huyết học, sinh hóa máu, trạng thái
tâm lý của thủy thủ tàu ngầm sau một quá trình huấn luyện
.........................................................................................................133
* Biến đổi các chỉ số huyết học, sinh hóa máu......................................135


1. Điều kiện môi trường lao động của thủy thủ tàu ngầm có nhiều yếu tố
bất lợi đối với sức khỏe của thủy thủ tùy thuộc vào trạng thái hoạt
động của tàu ngầm...................................................................................142
2. Thực trạng sức khỏe và sự thay đổi một số chỉ số huyết học, sinh hóa
máu của thủy thủ tàu ngầm sau một quá trình huấn luyện......................142
KIẾN NGHỊ.................................................................................................144
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ.....................145
NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN..................................................145
97. ISING H., BABISCH W., GUNTHER T.(1999), “WORK NOISE
AS A RISK

FACTOR

IN

MYOCARDIAL INFARCTION”,

JOURNAL OF CLINICAL AND BASIC CARDIOLOGY, 2 (1), PP.
64 – 68...........................................................................................................157
PHẦN PHỤ LỤC.........................................................................................167

TT
1.

2.
3.
4.
5.
6.

CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Phần viết tắt
Phần viết đầy đủ
Alanin transaminase
ALT
AST
BC
BMI
CĐ-TM
CSCT

Aspartat transaminase
Bạch cầu
Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)
Nhóm ngành cơ điện, thợ máy
Chỉ số căng thẳng


7.
8.

ĐK
GHQ12


9.
10.
11.
12.
13.
14.

HATT
HATTr
HC
HCT
HGB
HPA

15.
16.

HRV
MCH

17.

MCHC

18.
19.
20.
21.
22.
23.

24.
25.
26.
27.
28.

MCV
QY-HH
RLĐKNT
TC
TCVSLĐ
TKTHNT
TSNT
TT-RĐ
VKH
VK-NL
WBGT

Nhóm ngành điều khiển tàu
General Health Questionnaire 12
(Trắc nghiệm tâm lý sức khỏe tổng hợp)
Huyết áp tâm thu
Huyết áp tâm trương
Hồng cầu
Hematocrit
Huyết sắc tố
Hypothalamic Pituitary Adrenocortical
(Hệ thống dưới đồi- tuyến yên- tuyến thượng thận)
Heart Rate Variability (Biến thiên nhịp tim)
Mean Corpuscular Hemoglobine

(Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu )
Mean Corpuscular Hemoglobine Concentration
(Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu)
Mean Corpuscular Volume (Thể tích trung bình hồng cầu)
Nhóm ngành quân y – hóa học – hậu cần
Rối loạn điều khiển nhịp tim
Tiểu cầu
Tiêu chuẩn vệ sinh lao động
Thống kê toán học nhịp tim
Tần số nhịp tim
Nhóm ngành thông tin – ra đa – sô na
Vi khí hậu
Nhóm ngành vũ khí – ngư lôi
Wet Buble Global Temperature (Nhiệt độ tổng hợp)
DANH MỤC BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

BẢNG 1.1. CƠ CẤU BỆNH TẬT TRONG CỨU CHỮA TRÊN BIỂN
CỦA LỰC LƯỢNG TÀU NGẦM HOA KỲ...............................................
BẢNG 2.1. TIÊU CHUẨN VỆ SINH LAO ĐỘNG VỀ KHÍ HẬU...........


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ


Tên biểu đồ

Trang

DANH MỤC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

HÌNH 1.1. SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG MỐI QUAN
HỆ VỚI YẾU TỐ NGHỀ NGHIỆP...............................................................
HÌNH 1. 2. SƠ ĐỒ NGUỒN GÂY TIẾNG ỒN VÀ RUNG XÓC
TRONG TÀU NGẦM DIESEL......................................................................
HÌNH 1. 3. SƠ ĐỒ PHẢN ỨNG VỚI STRESS THEO THỜI GIAN
VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ...............................................................
HÌNH 1.4. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU...............................................................


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Lực lượng tàu ngầm là một trong các lực lượng quân sự mới, đặc biệt
tinh nhuệ và hiện đại, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ chủ
quyền Tổ Quốc Việt Nam trên hướng biển, đảo.
Làm việc trong tàu ngầm là một dạng lao động đặc biệt, thủy thủ tàu
ngầm phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi: không gian chật hẹp, thiếu oxy,
nhiều khí có thể gây độc như CO, CO 2; nhiều trang bị, khí tài phát sóng điện
từ, tiếng ồn có hại lớn, môi trường biệt lập với thế giới bên ngoài, đồng giới,

căng thẳng tâm lý, hoạt động đơn điệu [67], [170]. Đặc biệt, khi tàu ngầm
hoạt động độc lập dưới mặt nước, các yếu tố bất lợi trên tác động thường
xuyên, mang tính tích lũy ảnh hưởng đến sức khỏe thủy thủ tàu ngầm. Nhiều
khi, các yếu tố này vượt giới hạn cho phép và chạm ngưỡng giới hạn chịu
đựng của cơ thể, gây biến đổi từ rối loạn cơ năng đến tổn thương thực thể,
dẫn đến quá trình bệnh lý, hậu quả là làm giảm khả năng sẵn sàng chiến đấu,
giảm chất lượng huấn luyện, thậm chí đe dọa an toàn sinh mạng cho cả kíp
tàu.
Trong quá trình huấn luyện lặn, huấn luyện thoát hiểm, thủy thủ tàu
ngầm phải tiếp xúc với môi trường nước, làm biến đổi nhiều chức năng sinh
lý quan trọng của cơ thể, từ những biến đổi sớm nhất là rối loạn nhịp tim, đến
những tai biến phức tạp như nghẽn mạch do khí, bệnh giảm áp, chấn thương
khí áp, ngừng tim [20].
Sức khỏe là một trong những yếu tố quyết định kết quả hoàn thành
nhiệm vụ của lực lượng tàu ngầm, là kết quả của các quá trình tuyển chọn,
nuôi dưỡng, huấn luyện và chăm sóc bảo vệ sức khỏe. Trên thế giới, có trên
40 nước sở hữu lực lượng tàu ngầm. Tuy nhiên, tàu ngầm thuộc lĩnh vực quân
sự nhạy cảm nên các nước đều hạn chế tiết lộ kết quả nghiên cứu của mình.


2

Mặt khác, nếu công bố những bất lợi, tác động xấu của điều kiện lao động
trong tàu ngầm có thể ảnh hưởng đến công tác tuyển chọn thủy thủ. Một số
nghiên cứu được công bố đều khẳng định môi trường lao động cô lập trên
biển, căng thẳng thần kinh là những yếu tố chính ảnh hưởng đến sức khỏe và
sự phát sinh bệnh tật. Tác giả Horn W.G. và cs. phỏng vấn 122 thủy thủ tàu
ngầm trong chuyến hành trình 101 ngày trên biển thấy những vấn đề sức khỏe
mà thủy thủ tàu ngầm mắc phải nhiều nhất là viêm mũi họng, khó ngủ, đau
lưng [92].

Hiện nay, chưa có tác giả nào công bố kết quả nghiên cứu ảnh hưởng
của môi trường nồng độ oxy thấp trong thời gian dài đến thay đổi chỉ số huyết
học, ảnh hưởng của tiếng ồn đến thính lực, ảnh hưởng của quá trình huấn
luyện trên biển đến nồng độ stress hormon, liên quan giữa nhân cách và mức
độ căng thẳng cảm xúc của thủy thủ tàu ngầm... Vì vậy, việc nghiên cứu ảnh
hưởng của điều kiện lao động đến sức khỏe thủy thủ tàu ngầm là có ý nghĩa
thiết thực nhằm bảo đảm sức khỏe, nâng cao sức mạnh chiến đấu của lực
lượng tàu ngầm Hải quân.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài nhằm các mục
tiêu sau:
1. Đánh giá một số yếu tố điều kiện lao động của thủy thủ tàu ngầm
diesel Việt Nam.
2. Xác định tình trạng sức khỏe và bước đầu nghiên cứu sự thay
đổi một số chỉ số huyết học, sinh hóa máu của thủy thủ tàu ngầm sau một
quá trình huấn luyện với tàu ngầm tại Việt Nam.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRONG TÀU NGẦM
1.1.1. Một số thông số cơ bản của tàu ngầm diesel
Tầu ngầm là tàu chiến đấu có khả năng lặn và hoạt động thời gian dài
dưới nước để tiêu diệt các loại tàu của đối phương trên biển, phá hủy các mục
tiêu trên bờ trong lãnh thổ của đối phương và thực hiện các nhiệm vụ khác
(trinh sát, đổ bộ các nhóm biệt kích…) [15].
* Kích thước và lượng giãn nước
- Chiều dài thân vỏ lớn nhất: 73,8m.
- Chiều rộng lớn nhất: 9,9m.

- Lượng giãn nước tiêu chuẩn: 2350m3 khi nổi.
- Độ sâu lặn tối đa: 300m.
- Tàu ngầm được chia thành 6 khoang: khoang ngư lôi (I), khoang
trung tâm (II), khoang ở của thủy thủ (III), khoang động cơ diesel (IV),
khoang động cơ điện (V), khoang đuôi (VI, động cơ phụ).
15
* Tính chất chiến thuật cơ bản của tàu ngầm [ ]
- Hoạt động bí mật.
- Hoạt động dài ngày xa căn cứ.
- Ít phụ thuộc điều kiện khí tượng thủy văn.
- Thực hiện đòn đánh tên lửa mạnh.


4

Khi hoạt động trên mặt nước, tàu ngầm chạy bằng năng lượng động cơ
diesel và nạp điện vào các bình ắc- quy. Khi lặn, tàu ngầm sử dụng năng
lượng điện của các bình ắc – quy.

1.1.2. Một số yếu tố môi trường trong tàu ngầm ảnh hưởng đến sức khỏe
của thủy thủ
Môi trường lao động là khoảng không gian lao động của con người,
được hình thành do điều kiện lao động sản xuất của trang thiết bị, kỹ thuật
công nghệ, diễn ra trong quá trình lao động, kết hợp với các yếu tố của môi
trường tự nhiên về thời tiết, khí hậu tại nơi lao động [44]. Trong suốt thời gian
hoạt động trên biển, con tàu vừa là nơi lao động, vừa là nơi ở, sinh hoạt, vui
chơi giải trí 24/24 giờ trong ngày của thủy thủ tàu ngầm. Vì vậy, thủy thủ tàu
ngầm phải chịu đồng thời nhiều tác động của môi trường trong tàu đến sức
khoẻ khi lao động, nghỉ ngơi và cả trong giấc ngủ [67], [124]. Các yếu tố vật
lý, hóa học, sinh học, xã hội tác động thường xuyên lên cơ thể thủy thủ tàu

ngầm, tương tác lẫn nhau về cường độ và tác động sinh lý [35].

Yếu tố tâm sinh lý
lao động: ca kíp,
stress, quan hệ lao
động, cường độ,
tính chất lao động

Yếu tố cá nhân:
tuổi, giới, thể chất,
ý thức kỷ luật, thói
quen

Yếu tố hóa học: hóa
chất vô cơ, hữu cơ,
dung môi,…

Tình trạng sức khỏe,
bệnh tật, tai nạn lao
động
Yếu tố sinh học: vi
khuẩn, nấm mốc,
ký sinh trùng

Yếu tố gây tai nạn
chấn thương: tốc
độ, ánh sáng, điện,
cháy nổ, hóa chất

Yếu tố vật lý: vi khí

hậu, áp suất không
khí, tiếng ồn, rung
xóc, ánh sáng, bức xạ


5

Hình 1.1. Sức khỏe người lao động trong mối quan hệ với yếu tố nghề nghiệp
* Nguồn: Bùi Thanh Tâm, Nguyễn Thúy Quỳnh (2008) [44].

Việc đánh giá về mặt vệ sinh của tất cả các yếu tố của điều kiện lao
động trong tàu ngầm gặp nhiều khó khăn về phương pháp, phương
tiện, công cụ đánh giá. Vì vậy, trên thực tế, người ta chỉ nghiên cứu
các yếu tố cơ bản mà nếu không duy trì nó thì không thể đảm bảo sức
khỏe và khả năng làm việc của kíp thủy thủ tàu ngầm khi đi biển [35].
1.1.2.1. Yếu tố vi khí hậu
Môi trường vi khí hậu gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và
bức xạ nhiệt. Những yếu tố này có ảnh hưởng lớn, thường xuyên đến sức
khoẻ người lao động và thay đổi rất nhiều khi chuyển từ chế độ đi nổi sang
lặn dưới nước.
Tàu ngầm kín hoàn toàn khi lặn, không khí trong tàu ngầm được lưu
thông bởi một số máy thông gió, điều hòa. Tùy theo thời gian lặn, nồng độ
oxy mà chỉ huy tàu quyết định sử dụng bộ hấp thu CO 2 và tái sinh oxy. Nếu
không sử dụng bộ hấp thu CO 2, nồng độ CO2 sẽ tăng dần đồng thời với giảm
oxy, đến một ngưỡng giới hạn, tàu ngầm phải nổi lên để thông khí. Khi tàu
hoạt động trên mặt nước hoặc hoạt động ở độ sâu kính tiềm vọng, không khí
được bổ sung, thay mới bằng ống thông hơi. Đỉnh ống thông hơi có van tự
động, khi nhô lên khỏi mặt nước van sẽ tự động mở ra, khi bị ngập nước van
tự động sẽ đóng lại [24], [67].
* Nhiệt độ hiệu lực.



6

Cảm giác nóng lạnh, dễ chịu hay khó chịu về nhiệt của cơ thể do tác
dụng tổng hợp của tất cả các yếu tố vi khí hậu trong cùng một thời điểm nhất
định. Nhiệt độ tổng hợp là chỉ số tổng hợp về nhiệt dưới tác dụng phối hợp
của 4 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến cảm giác nhiệt của con người là nhiệt độ
không khí, độ ẩm tương đối của không khí, tốc độ chuyển động không khí
(m3/phút), bức xạ nhiệt [22], [67].
Các nghiên cứu của Hải quân Hoa Kỳ cho thấy nhiệt độ tổng hợp thích
hợp đo bằng chỉ số Yaglou đối với thủy thủ tàu ngầm là không vượt quá
35,5oC; thủy thủ có thể ngủ nghỉ, sinh hoạt được ở nhiệt độ hiệu lực dưới
35,5oC và lao động nhẹ ở nhiệt độ tối đa là 36,5 oC; khi nhiệt độ tổng hợp tăng
đến 39,5oC sẽ gây tăng nhẹ nhiệt độ cơ thể và không thể làm việc hiệu quả
được; khi nhiệt độ tổng hợp tăng đến 42,3 oC thì sẽ gây tình trạng say nóng
cho thủy thủ [67].
* Thông gió
Các tàu ngầm có hệ thống thông gió nội bộ. Nếu không khởi động các
hệ thống hấp thu CO2, hệ thống tái sinh oxy, thì thủy thủ chỉ thở bằng thể
không khí trong tàu ngầm (thể tích khí của tàu ngầm diesel Oberon là 950 m 3;
của tàu ngầm diesel Victoria là 1.129 m 3). Khi lao động trong buồng máy, nơi
nhiệt độ, độ ẩm cao kết hợp với hơi dầu mỡ càng làm ảnh hưởng nhiều đến
sức chịu đựng và khả năng làm việc của thủy thủ [143], [144].
1.1.2.2. Yếu tố vật lý
* Áp suất
Trên mặt đất, cơ thể người chịu áp lực khí quyển gần như không đổi
bằng 1 atmosphe (1ata; tương đương 760 mmHg). Áp suất trong tàu ngầm
không thay đổi nhiều so với áp lực khí quyển. Khi tàu ngầm phóng ngư lôi, có
thể áp suất sẽ tăng nhẹ nhưng hệ thống thu khí áp suất cao sẽ làm cho áp suất

trong tàu ngầm nhanh chóng trở về bình thường [67]. Chỉ khi có sự cố ngập


7

nước thì áp lực trong tàu ngầm mới tăng lên do cân bằng áp lực tại độ sâu
nước biển. Trong trường hợp đặc biệt, khi tàu hoạt động ở độ sâu giới hạn, kíp
tàu có thể chủ động tăng áp suất trong tàu để tránh bị phá hủy thân vỏ hoặc
cấu trúc khác của tàu.
Trong một số trường hợp, cơ thể thủy thủ tàu ngầm phải chịu tác động
của áp lực cao như huấn luyện lặn, huấn luyện thoát hiểm huấn luyện trong
buồng áp suất. Khi ở dưới nước, cơ thể con người chịu thêm áp lực của cột
nước, cứ xuống sâu thêm 10 mét nước, áp lực tăng thêm 1 ata [20].
* Tiếng ồn
Tiếng ồn là loại tiếng động không mong muốn. Cảm giác về độ ồn tăng
chậm so với tăng áp lực âm thanh: áp lực âm thanh tăng 10 lần thì cảm giác
ồn tăng 1 lần [22]. Tiêu chuẩn vệ sinh lao động (TCVSLĐ) ban hành theo
Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT về tiếng ồn là mức áp suất âm thanh liên
tục không quá 85dB (decibel) trong 8 giờ làm việc [3].
Trong các tàu Hải quân, nơi có tiếng ồn lớn nhất là khoang động cơ
[164]. Cường độ tiếng ồn phụ thuộc tốc độ động cơ và vị trí trong tàu ngầm
[67] (hình 1.2).
Tiếng ồn có hại gây ra tác động xấu đến cơ thể về sinh lý và bệnh lý.
Các yếu tố quyết định tác hại của tiếng ồn bao gồm bản chất vật lý của tiếng
ồn, thời gian tiếp xúc, tính cảm thụ của từng cá nhân [8], [22]. Tiếng ồn làm
giảm độ tập trung, hiệu quả công việc, gây ra sai sót, rối loạn cảm xúc (bực
bội, cáu gắt, lo âu, sợ hãi, ám ảnh), mất ngủ, gây tăng huyết áp, căng cơ [101].
Tiếng ồn lớn gây kích thích và làm cho mệt mỏi sớm với hiệu ứng tăng
chuyển hóa, kích thích hệ thần kinh giao cảm, biểu hiện bằng các triệu chứng:
khô miệng, khó tiêu (giảm tiết nước bọt, giảm nhu động ruột) [67].

Theo Hume L.E. và cs., tiếng ồn gây giảm thính lực tùy thuộc cường
độ, thời gian tiếp xúc, loại tiếng ồn, tần số và mức độ cảm nhiễm của từng cá


8

nhân phơi nhiễm. Tiếng ồn 85 dB với thời gian phơi nhiễm 8 giờ/ngày và 40
giờ/tuần hoặc tương đương được coi là giới hạn mức độ nguy hiểm, nhưng
một người phải tiếp xúc với tiếng ồn một thời gian mới bị giảm thính lực.
Tiếng ồn xung cường độ quá 140 dB có thể là nguy hiểm mặc dù tiếp xúc chỉ
một lần. Tiêu chuẩn vàng đánh giá giảm thính lực do tiếng ồn là giảm thính
lực ở tần số cao, với ngưỡng nghe kém nhất ở khoảng 3000 – 6000 Hz [94].
Tiếng ồn có thể gây phản ứng stress. Tình trạng tăng tiết cấp tính
catecholamin hay cortisol do tiếng ồn đã được phát hiện trong một số người
phơi nhiễm với tiếng ồn lớn hơn 90 dB. Tuy nhiên, nếu tiếng ồn làm gián
đoạn ảnh hưởng đến hoạt động của con người như: ngủ, giải trí, nói chuyện
thì có thể gây ra tình trạng tăng tiết catecholamin và cortisol ngay cả khi
cường độ tiếng ồn chỉ ở mức hơn hoặc bằng 50 dB. Ising H. và cs. nghiên cứu
395 ca nhồi máu cơ tim cấp tính thấy tiếng ồn nơi làm việc là yếu tố nguy cơ
quan trọng thứ hai đối với nhồi máu cơ tim sau vấn đề hút thuốc lá [97].
* Rung xóc
Rung xóc là dao động của vật thể xung quanh điểm cân bằng. Ba đại
lượng đặc trưng cho rung xóc là độ rời, vận tốc và gia tốc. Đa số rung xóc
không có biên độ, vận tốc cố định [22]. Tàu ngầm chỉ chịu tác động rung lắc
của sóng biển khi hoạt động trên mặt biển.
Rung xóc gây ảnh hưởng xấu lên hệ thống tuần hoàn và thần kinh cũng
như hệ thống xương khớp. Rung xóc làm tăng tác dụng có hại của tiếng ồn
lên chức năng cơ thể. Rung toàn thân, tần số thấp là nguyên nhân gây rối loạn
tiền đình với biểu hiện say sóng. Khi hoạt động ở độ sâu kính tiềm vọng hoặc
sâu hơn, thủy thủ tàu ngầm sẽ không có cảm giác của sóng biển mà chỉ có tác

động rung của động cơ trong tàu ngầm.
Trong tàu ngầm có nhiều bộ phận gây rung như động cơ diesel, động
cơ điện, chân vịt và các bộ phận phụ trợ (Hình 1.2). Ảnh hưởng cục bộ của


9

rung xóc gây rối loạn vận mạch đầu chi, rối loạn cảm giác (đau buốt, tê cóng),
rối loạn hệ cơ và tổn thương xương khớp (teo cơ, cốt hóa gân, thoái hóa
khớp), gây rối loạn khả năng phối hợp chính xác. Tác động của rung tần số
thấp lên cơ quan tiền đình làm xuất hiện các triệu chứng như nhức đầu, chóng
mặt, run tay có khi buồn nôn, nôn mửa. Rung trường diễn sẽ gây ra hội chứng
suy nhược (đau đầu, mệt mỏi, dễ bị kích thích, khó ngủ) [19].
Xả khí

Luồng âm
Chân vịt

Máy dự
phòng

Động cơ
diesel

Máy phát
điện

Động cơ
chân vịt


Hình 1. 2. Sơ đồ nguồn gây tiếng ồn và rung xóc trong tàu ngầm diesel
* Nguồn: Howard C.Q (2011) [93]

* Chiếu sáng trên tàu
Khoảng 80 – 85% khối lượng thông tin về thế giới xung quanh được
con người tiếp thu qua thị giác. Trong lao động, ánh sáng là yếu tố ảnh hưởng
nhiều đến năng suất , chất lượng và an toàn lao động. Ánh sáng nơi làm việc
đầy đủ gây cho người lao động cảm giác sảng khoái, phấn chấn, dễ chịu, lao
động có hứng thú và năng suất cao.
Ánh sáng không đảm bảo có thể gây ra tình trạng nhức mắt, mỏi mắt,
giảm thị lực và nhức đầu. Trong ánh sáng tự nhiên còn có tia tử ngoại giúp
cho cơ thể tổng hợp vitamin D và chuyển hóa can xi, hạn chế phát triển của vi
khuẩn. Trong quá trình hoạt động trên tàu, thủy thủ phải chịu tác động của
nhiều hình thức chiếu sáng khác nhau như thiếu ánh sáng trong tàu ngầm,
chiếu sáng quá mức trên boong tàu do ánh sáng mặt trời phản xạ bởi mặt
nước biển [19].


10

1.1.2.3. Yếu tố hóa học
Do hoạt động của tàu ngầm và sinh hoạt của thủy thủ, thành phần hóa
học của không khí trong khoang tàu ngầm thay đổi đáng kể về nồng độ oxy,
CO2 và số lượng đáng kể các chất độc hại được phát thải, một số chất có độc
tính cao, nguy hiểm cho sức khỏe con người [35].
* Khí oxy (O2) và carbon dioxide (CO2)
Đây là 2 chất khí quan trọng nhất, quyết định sự sống trong tàu ngầm.
Trong không khí, tỷ lệ oxy chiếm 20,9% tương đương phân áp oxy 159
mmHg [22], phân áp oxy phế nang bằng 103mmHg, còn phân áp oxy mao
mạch bằng 40 mmHg, do có sự chênh lệch phân áp đó mà oxy đi từ không khí

phế nang vào máu.
Trong tàu ngầm có bố trí các máy đo tự động một số chất khí cơ bản
như: oxy, CO2, ... Mỗi khoang tàu ngầm đều có trang bị tái sinh oxy và hấp
thu CO2. Khi tàu ngầm hoạt động dưới mặt nước, có 3 yếu tố quyết định
lượng khí oxy tiêu thụ và khả năng chịu đựng của kíp tàu nếu không được bổ
sung oxy, đó là: số người của kíp tàu, phần không khí còn lại trong tàu ngầm
và mức độ tiêu thụ oxy liên quan đến cường độ lao động [67]. Mức độ tiêu
thụ oxy khi ngủ là 15 lít/người/giờ; khi ngồi 18 lít; khi đứng 25 lít và khi hoạt
động trong tàu ngầm là 27 lít/người/giờ [122], [134], [145].
Khí CO2 không màu, không mùi, vị hơi chua, khả năng hòa tan trong
nước là 0,348 g/100 ml nước. Tỷ trọng riêng của CO2 ở 25°C là 1,98 kg/m3;
khoảng 1,5 lần nặng hơn không khí. Nước hấp thụ một lượng nhất định CO2
và hấp thụ nhiều hơn khi tăng áp suất. Khả năng hòa tan trong nước là 0,348
g/100 ml nước. Khoảng 1% CO2 hòa tan chuyển hóa thành axít cacbonic. CO2
là sản phẩm chuyển hóa cuối cùng trong cơ thể sinh vật từ quá trình phân
hủy đường hay chất béo với oxy hay còn gọi là sự hô hấp của tế bào. Ở các


11

động vật bậc cao, CO2 di chuyển trong máu từ các mô của cơ thể tới phổi và
bị thải ra ngoài. Nồng độ CO 2 trong không khí là khoảng 0,03% đến 0,04%,
và trong khí thở ra của người là khoảng 4,5% [134].
Theo TCVSLĐ ban hành theo Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT, giới
hạn tiếp xúc cho phép về nồng độ CO 2 trong khí thở của người lao động trong
cả ca làm việc 8 giờ là 9.000 mg/m 3 (tương đương 0,45%), còn giới hạn tiếp
xúc ngắn cho phép là 18.000 mg/m3 (tương đương 0,9%) [3].
Nồng độ CO2 có tương quan chặt chẽ với số người và thời gian hoạt
động trong không gian khép kín. Mỗi người thải ra 25 lít CO 2 mỗi giờ. Việc
tính toán lượng khí CO2 thải ra rất quan trọng trong công tác cứu hộ và thoát

hiểm tàu ngầm [134].
Theo Montelius J., nồng độ CO2 trong tàu ngầm hạt nhân hoạt động
khoảng 0,7 – 1%, còn trong tàu ngầm diesel có thể đến 3% [119]. Nghiên cứu
của Petreev I.V. cho thấy trong khoang tàu ngầm nồng độ oxy có thể giảm đến
18% hoặc thấp hơn, nồng độ CO2 có thể tăng đến hơn 2% [35].
Tiếp xúc với không khí có nồng độ CO 2 cao trong vài giờ có thể gây ra
các triệu chứng đau đầu, buồn nôn, tăng nhịp tim, tăng huyết áp, tăng nhịp
thở, giảm thị lực, giảm thính lực, giảm trí nhớ,.… [119].
Seter A. cho rằng đáp ứng sinh lý của hệ hô hấp với CO 2 phụ thuộc vào
nồng độ và thời gian phơi nhiễm: nếu nồng độ dưới 2% thì con người có thể
chịu đựng lâu được, nếu phơi nhiễm với nồng độ từ 3 – 5% thì sẽ bị khó thở
nhưng có thể chịu đựng được vài ngày, nếu phơi nhiễm với nồng độ 5% thì sẽ
xuất hiện triệu chứng lâm sàng và nguy hiểm đến tính mạng [142].
Margel D. và cs nghiên cứu thành phần chất khí trong tàu ngầm diesel
Dolphin của Hải quân Israel thấy trong phần lớn thời gian hành trình nồng độ
oxy duy trì ở mức 19%, nồng độ CO 2 ở mức 0,3 đến 1,3%. Kiểm soát giấc
ngủ và hô hấp của thủy thủ bằng máy đo nhịp thở đeo tay Watch PAT100,


12

thấy chỉ số rối loạn nhịp thở (Respitatory Disturbance Index - RDI) có liên
quan đến nồng độ CO2 trong tàu ngầm [110].
* Các chất gây ô nhiễm
Các chất gây ô nhiễm được tích tụ, sản sinh ra từ nhiều nguồn trong
quá trình tàu ngầm hoạt động [125], [131], [134].
Nghiên cứu của Hải quân Canada cho thấy các chất hóa học trong tàu
ngầm diesel lớp Oberon có thể gây hại cho thủy thủ, bao gồm: carbon
monoxide (CO), hydrogen cloride (HCl), hydrogen cyanide (HCN), hydrogen
sulfide (H2S), nitrogen dioxide (NO2), clo (Cl2), phosgene (COCl2), hydro

(H2).
* Khí từ hệ thống ắc-quy của tàu ngầm
Các bình ắc – quy rất lớn được nạp điện từ động cơ diesel khi tàu hoạt
động trên mặt nước hoặc độ sâu kính tiềm vọng. Khi tàu ngầm lặn, tàu hoạt
động bằng động cơ điện chạy bằng nguồn điện từ ắc – quy.
Các chất khí được tạo ra trong quá trình nạp điện và phóng điện được
các bộ phận lọc và hấp thu tại chỗ, tránh sự tích tụ khí tại bất kỳ vị trí nào
trong tàu ngầm. Hydro là chất khí được giải phóng từ các điện cực của ắc –
quy. Khi nồng độ hydro tăng cao đến 2,5%, máy đo khí tự động sẽ phát tín
hiệu cảnh báo, khi nồng độ hydro tăng cao đến 3% sẽ phát tín hiệu báo động
nguy hiểm, khi vượt ngưỡng 4% thì có thể phát nổ.
Hải quân Hoa Kỳ đã ban hành tiêu chuẩn nồng độ các chất khí có hại
trong điều kiện thủy thủ tàu ngầm tiếp xúc 1 giờ, 24 giờ và tiếp xúc trường
diễn trong 90 ngày. Đây là mức trần tối đa cho phép trong tàu ngầm mà không
gây ra tác động có hại không hồi phục cho sức khỏe của thủy thủ. Trong đó,
giới hạn nồng độ hydro là 1% [125].
Nếu acid clohydric được sử dụng làm dung dịch điện phân của ắc – quy
thì quá trình hoạt động sẽ tạo ra nhiều khí Clo (Cl 2). Khí Clo lọt ra ngoài sẽ


13

được hấp thu bởi hỗn hợp vôi sô – đa trong hộp hấp thu khí. Khi máy đo khí
phát hiện khí clo có nghĩa là có sự rò rỉ của hệ thống ắc- quy.
Đáng chú ý là chất antimon (Sb) được bổ sung vào điện cực sulfate chì
có tác dụng làm tăng độ bền của điện cực. Quá trình hydrogen hóa antimon
tạo ra stibine (SbH3) là một chất có thể gây nổ và rất độc đối với cơ quan tạo
máu của con người [35], [67], [134].
* Khói động cơ diesel
Khi tàu ngầm vận hành động cơ diesel, ống thông hơi có thể hút một

phần khói từ động cơ vào trong tàu, trong khói có một số chất khí do quá trình
đốt cháy diesel như: carbon monoxide (CO), metan (CH 4), hydro sulfide
(H2S), sulfide dioxide (SO2),…
* Hơi dầu mỡ
Dầu thủy lực rò rỉ từ các đường ống áp lực cao hoặc bay hơi từ các
động cơ tạo ra hơi khí có thể gây kích ứng mắt, đường hô hấp; gây đau đầu,
chóng mặt, buồn nôn,…
Năm 2000, Severs Y.D. và cs. khảo sát môi trường khí trong tầu ngầm
diesel Okanagan lớp Oberon của Hải quân Canada trong quá trình diễn tập
trên biển. Quy trình khảo sát là đo đạc các chất khí khi tàu ngầm hoạt động
dưới mặt nước trong 16,5 giờ, sau đó khảo sát trong điều kiện thông khí qua
ống thông hơi 2 giờ. Kết quả khảo sát cho thấy sau khi lặn 5 giờ nồng độ CO 2
đã cao gấp 10 lần trong không khí (nồng độ CO 2 ở khoang mũi là 0,36%;
khoang điều khiển 0,42%; khoang ở và khoang đuôi là 0,45%) [143].
Năm 2006, Severs Y.D. khảo sát môi trường khí trong tầu ngầm diesel
Windsor lớp Victoria của Hải quân Canada trong quá trình thử nghiệm trên
biển. Kết quả khảo sát cho thấy, nồng độ CO 2 lúc ban đầu đã cao gấp 2 – 3 lần
trong khí quyển. Với 59 thủy thủ làm việc trong tàu ngầm, sau 13,25 giờ lặn


14

và không tái sinh oxy, nồng độ CO 2 trung bình trong tàu ngầm là 1,34%.
Nồng độ CO2 tăng nhanh nhất ở khoang động cơ diesel (1.143 ppm/h) [144].
Năm 1987, Shrivastava A.K. và cs nghiên cứu môi trường tàu ngầm
diesel của Hải quân Ấn Độ khi thử nghiệm thực tế (đi biển 6 ngày, thời gian
lặn tối đa 5 giờ/ngày, độ sâu lặn tối đa 60m), nồng độ CO2 đo được cao hơn
giới hạn cho phép (1,5%), nồng độ Hydrocarbon cao gấp 25 lần giới hạn cho
phép (1,25%). Trong điều kiện tàu huấn luyện nổi tại căn cứ, nồng độ CO cao
gần gấp 3 lần giới hạn cho phép (140 ppm) [145].

1.1.2.4. Yếu tố vi sinh vật
Không gian trong tàu ngầm khép kín nên có nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho
việc lây lan vi khuẩn, vi rus nếu có thủy thủ nào đó bị nhiễm bệnh, đặc biệt
khi thủy thủ đó bị viêm đường hô hấp cấp.
Upsher J.F. và cs hồi cứu báo cáo quân y của toàn bộ lực lượng tàu
ngầm Australia trong tháng 10 và tháng 11/1992, có 196 ca bệnh thì nhóm
bệnh nhiễm khuẩn chiếm 38%; kích ứng và dị ứng chiếm 34%. Về phân loại
theo cơ quan thì bệnh ngoài da chiếm 27%, bệnh cơ quan hô hấp chiếm 27%,
bệnh cơ xương chiếm 21% [156].
1.1.3. Đặc điểm điều kiện lao động quân sự của thủy thủ tàu ngầm
1.1.3.1. Đặc điểm không gian sống và lao động của thủy thủ tàu ngầm
* Không gian chật hẹp
Không gian chật hẹp là đặc điểm chung của các con tàu biển. Đối với
tàu ngầm lại càng chật hẹp do yêu cầu thiết kế gọn tối thiểu để tăng tính cơ
động, giảm tiêu hao nhiên liệu. Số lượng nhà vệ sinh, phòng tắm trong tàu
ngầm rất hạn chế, phòng ăn cũng là phòng sinh hoạt giải trí.
Sự thiếu hụt tiện nghi sinh hoạt dễ gây cảm giác khó chịu, mất tự do và
dễ bị kích động, cáu giận với những tác động thông thường từ những người


15

xung quanh trong khi không gian chật hẹp làm tăng tiếp xúc giữa các cá nhân
với nhau [67].
* Hoạt động mang tính tập thể cao
Chức trách, nhiệm vụ của từng thủy thủ tàu ngầm được phân công rõ
ràng, mỗi người có tính độc lập cao, phải thành thạo chuyên môn nghiệp vụ
của mình và sẵn sàng thay thế một vài vị trí của thủy thủ khác. Khi có tình
huống sẵn sàng chiến đấu, toàn bộ thủy thủ vào vị trí được phân công. Một
động thái của tàu ngầm là kết quả của một chuỗi các động tác của nhiều thủy

thủ. Vấn đề an toàn được coi trọng hàng đầu trong huấn luyện, tác chiến và
các nguyên tắc quy định về an toàn lao động được đặc biệt coi trọng.
* Biệt lập với thế giới bên ngoài
Khi tàu ngầm hoạt động trên biển, thủy thủ chỉ nhận được mệnh lệnh từ
chỉ huy tàu, chỉ huy khoang và báo cáo tình hình ngược trở lại, toàn tàu chỉ có
một kênh thông tin vô tuyến về sở chỉ huy; không ánh sáng mặt trời, không
điện thoại, không tin tức từ gia đình, người thân cho đến khi tàu về đến bến.
Các khoang của tàu ngầm có thể được cô lập hoàn toàn khi có sự cố xảy ra
như cháy, nổ, ngập nước, có khí độc,... Chỉ huy cao nhất của tàu ngầm là
thuyền trưởng, mỗi khoang tàu có một người chỉ huy gọi là khoang trưởng.
Trong trường hợp khoang tàu bị cô lập hoàn toàn, người chỉ huy còn lại của
khoang có quyền quyết định hành động của số thủy thủ còn lại (chờ cứu hộ
hoặc thoát hiểm khỏi tàu ngầm).
Nhiệm vụ trên biển của tàu ngầm kéo dài vài ngày đến hàng tháng.
Trong thời gian huấn luyện trên biển, mỗi ngày tàu ngầm phải nổi lên ít nhất 4
giờ để thông khí, nạp ắc quy, xả chất thải. Trong tác chiến, tàu ngầm có thể
lặn lâu tùy thuộc khả năng dự trữ. Cung cấp năng lượng giới hạn và không
gian chật hẹp là hai yếu tố hạn chế chính của tàu ngầm. Khi đi biển thủy thủ
tàu ngầm phải sử dụng đồ hộp và bị cấm hút thuốc lá [134].


16

* Điều kiện vi xã hội trên tàu
Trong cuộc hành trình trên biển thủy thủ tàu ngầm phải sống cách biệt
với đời sống xã hội thường ngày trên đất liền trong khoảng không gian chật
hẹp của con tàu. Mặt khác, môi trường vi xã hội trên tàu ngầm là môi trường
khá đặc biệt, chỉ có một giới (xã hội đồng giới), tạo ra gánh nặng về tâm lý.
Điều này làm cho thủy thủ tàu ngầm bị mất cân bằng về mặt tâm lý, dễ phát
sinh các bệnh rối loạn thần kinh, tâm lý và các rối loạn hành vi tâm lý [42].

Như vậy, tất cả các yếu tố môi trường khí hậu, môi trường xã hội, các
điều kiện vật chất, tinh thần trên tàu đều có xu hướng bất lợi cho sức khỏe của
thủy thủ tàu ngầm, nếu tình trạng bất lợi này kéo dài sẽ gây ra những rối loạn
chức năng tâm sinh lý, nặng hơn sẽ trở thành những bệnh lý, ảnh hưởng
không tốt đến sức khoẻ và khả năng lao động của thủy thủ tàu ngầm.
1.1.3.2. Đặc điểm lao động và vệ sinh dinh dưỡng
* Chế độ làm việc ca kíp
Khi tàu hành trình trên biển, toàn bộ thủy thủy tàu ngầm được chia làm
3 ca làm việc. Thủy thủ tàu ngầm Hoa Kỳ làm 6 giờ nghỉ 12 giờ trong chu kỳ
18 giờ.
Lao động ca đêm là một điều bất lợi đối với cơ thể con người. Thông
thường, các chức năng của cơ thể con người dao động theo chu kỳ 24 giờ
được gọi là nhịp sinh học ngày đêm. Bất kể con người có được ở trong phòng
được chiếu sáng nhân tạo, vẫn có một loại đồng hồ bên trong cơ thể hoạt động
được gọi là nhịp sinh học. Nhịp sinh học được chỉ huy bởi nhân chéo của
vùng dưới đồi thị, được biểu hiện bởi các chức năng sinh lý và tâm lý [120],
[133].
Những tiến bộ trong kỹ thuật sinh học phân tử đã phát hiện ra cơ chế
phân tử của nhịp sinh học ngoại vi trong cơ thể người là các gen (clock
genes): Per1, Per2, Per3, Reverbα, Bmall, Cryl và Clock. Sự thay đổi lối


17

sống, bao gồm sự mất liên hệ giữa hoạt động và thời gian phù hợp trong ngày,
đều có liên quan đến những rối loạn như hội chứng chuyển hóa, béo phì, tiểu
đường týp II, bệnh tim mạch và một số bệnh ung thư. Hơn nữa, rối loạn nhịp
sinh học có liên quan đến một số rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn
lưỡng cực [127].
Ban ngày các chức năng của cơ thể luôn ở tư thế sẵn sàng hoạt động.

Ngược lại, vào ban đêm đa số các chức năng lại giảm đi và cơ thể ở trạng thái
phục hồi và tái sinh năng lượng dự trữ. Những hoạt động tăng vào ban ngày
và giảm vào ban đêm là: nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, huyết áp, thông khí phổi,
bài tiết adrenalin và corticoid, khả năng về trí tuệ, thể lực, tần số nhấp nháy
giới hạn của mắt. Những biểu hiện về trạng thái không khỏe của những người
làm ca đêm như rối loạn tiêu hóa, thần kinh, tim mạch, dễ bị khích thích, trầm
cảm, giảm hoạt bát. Nguyên nhân của tình trạng này là sự xung đột không
đồng pha của cơ chế duy trì thời gian, do chu kỳ làm việc đối lập với các chu
kỳ ngày đêm [49], [54], [133].
Nhịp sinh học điều chỉnh rất chậm so với sự thay đổi nhanh của làm
việc theo ca kíp. Điều này dẫn đến các rối loạn sinh lý, như giấc ngủ, độ tỉnh
táo, chuyển hóa, nồng độ hormon melatonin và cortisol. Hậu quả là giảm khả
năng lao động và rối loạn giấc ngủ (khó ngủ, ngủ không sâu giấc) [52], [120].
Mất ngủ lại gây ra giảm khả năng làm việc, tăng sai sót, giảm trí nhớ [133].
Làm việc ca kíp lâu dài làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, bệnh tim mạch,
bệnh dạ dày, hội chứng chuyển hóa và ung thư [102].
Theo Arendt J. và cs, chế độ làm việc ca kíp trong ngành hàng hải gắn
liền với các chuyến hành trình dài ngày, thời tiết thay đổi, thay đổi múi giờ,
thay đổi độ dài thời gian của ngày, người làm việc ca kíp có nhiều vấn đề về
sức khỏe hơn người lao động khác. Thủy thủ hàng hải có tỷ lệ tai nạn lao
động cao hơn. Các tác giả nghiên cứu ảnh hưởng chế độ làm việc ca kíp của


18

đoàn thủy thủ trên tàu biển với chế độ làm ca 4 giờ - nghỉ 8 giờ, so với nhóm
người làm việc ban ngày từ 9 đến 17 giờ. Kết quả nghiên cứu cho thấy giấc
ngủ của thủy thủ làm ca kíp ngắn hơn giấc ngủ của thủy thủ chỉ làm việc ban
ngày [54]. Vấn đề tổ chức lao động trong hành trình trên biển cũng có ảnh
hưởng không nhỏ đến sức khỏe của thủy thủ. Hoạt động của thủ thủ đơn điệu

và buồn tẻ, lặp đi lặp lại, gây buồn chán, tạo nên tình trạng căng thẳng về tâm
sinh lý.
* Chế độ dinh dưỡng và bảo đảm nước
Thủy thủ tàu ngầm có chế độ ăn giàu dinh dưỡng, thói quen ăn nhiều
trong khi ít vận động cũng là nguy cơ có thể gây ra tình trạng thừa cân. Khả
năng dự trữ của tàu ngầm có hạn, nên việc sử dụng nước cho các nhu cầu vệ
sinh, tắm rửa theo kiểu truyền thống cũng rất hạn chế, khó khăn này làm tăng
tỷ lệ bệnh ngoài da ở thủy thủ tàu ngầm và tạo ra mùi khó chịu [67].
* Vệ sinh môi trường trên tàu
Ở những con tàu đang hoạt động trên biển, điều kiện xử lý, giữ gìn vệ
sinh tàu khó khăn do khoảng không gian trong tàu quá chật hẹp, nơi sinh hoạt
và hoạt động liền kề nhau. Những điều kiện này làm cho tỷ lệ mắc các bệnh
nhiễm trùng của thủy thủ tăng cao [24],[67].
1.2. TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CỦA THỦY THỦ TÀU NGẦM
Thủy thủ tàu ngầm là những quân nhân được tuyển chọn theo tiêu
chuẩn của lực lượng quốc phòng và Hải quân của mỗi nước.
Tàu ngầm Việt Nam được biên chế 1 bác sỹ, 1 y sỹ kiêm nhân viên hóa
học và 1 tổ chiến sỹ cứu thương .
Tàu ngầm Hải quân Hoa Kỳ có biên chế 1 y sỹ độc lập chuyên ngành y
học dưới nước và 1 tổ hỗ trợ y tế khẩn cấp là thủy thủ tàu ngầm kiêm nhiệm
(EMAT) có thể giúp y sỹ trong cấp cứu hàng loạt và chuyển thương binh [99].


×