Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN TIN HỌC ỨNG DỤNG TRONG XÂY DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.52 KB, 4 trang )

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN TIN HỌC ỨNG DỤNG
TRONG XÂY DỰNG
I.
1.
2.

3.

4.

5.

6.

Sinh viên ôn tập tất cả các nội dung đã học, trong đó chú ý một số vấn đề :
THUẬT TOÁN VỀ MA TRẬN VÀ HỆ PHƢƠNG TRÌNH
 Xử lý ma trận Băng
Trình bày Giải thuật và viết đoạn Chương trình Nhập vào các phần tử của một ma
trận băng A, giá trị các phần tử được lưu vào một véc tơ V để tiết kiệm bộ nhớ.
Ma trận băng A được lưu vào một véc tơ V để tiết kiệm bộ nhớ. Hãy trình bày giải
thuật và viết đoạn chương trình tìm địa chỉ i, j của phần tử A[i,j] trong ma trận băng
ban đầu khi biết nó được lưu vào véc tơ V tại địa chỉ V[k]. (Biết k, tìm i, j)
Ma trận băng A được lưu vào một véc tơ V để tiết kiệm bộ nhớ. Hãy trình bày giải
thuật và viết đoạn chương trình tìm địa chỉ V[k] của phần tử A[i,j] trong ma trận
băng ban đầu. (Biết i, j tìm k)
 Khử xuôi Ma trận bất kỳ và Ma trận băng
Trình bày Giải thuật và viết đoạn chương trình Khử xuôi đưa ma trận hệ số về
dạng tam giác khi giải hệ phương trình ĐSTT có ma trận đầy đủ không đối xứng
bằng phép khử Gauss.
Trình bày Giải thuật và viết đoạn chương trình Khử xuôi đưa ma trận hệ số về
dạng tam giác khi giải hệ phương trình ĐSTT có ma trận dạng Băng bằng phép


khử Gauss với yêu cầu tiết kiệm số phép tính tối đa. (Ma trận băng vẫn được lưu
trên mảng đầy đủ).
Trình bày Giải thuật và viết đoạn chương trình Khử xuôi đưa ma trận hệ số về
dạng tam giác khi giải hệ phương trình ĐSTT có ma trận dạng Băng bằng phép
khử Gauss với yêu cầu tiết kiệm bộ nhớ tối đa bằng cách lưu dữ liệu trên một véc
tơ V.


Lấy nghiệm

7. Trình bày Giải thuật và viết đoạn chương trình Lấy nghiệm (sau khi đã khử về
dạng tam giác) - hệ phương trình ĐSTT có ma trận đầy đủ không đối xứng bằng
phép khử Gauss.
8. Trình bày Giải thuật và viết đoạn chương trình Lấy nghiệm - hệ phương trình
ĐSTT có ma trận dạng Băng bằng phép khử Gauss. Yêu cầu tiết kiệm số phép
tính tối đa (các phần tử của băng vẫn được lưu trong một mảng đầy đủ).
 Cả hai bƣớc - Giải Hệ phƣơng trình các loại
9. Trình bày Giải thuật và viết đoạn chương trình Giải hệ phương trình ĐSTT có ma
trận đầy đủ không đối xứng bằng phép khử Gauss.
10. Trình bày Giải thuật và viết đoạn chương trình Giải hệ phương trình ĐSTT có ma
trận dạng Băng bằng phép khử Gauss. Yêu cầu tiết kiệm số phép tính tối đa (các
phần tử của băng vẫn được lưu trong một mảng đầy đủ).


Ma trận nghịch đảo

11. Trình bày Thuật toán và viết đoạn Chương trình tìm ma trận nghịch đảo theo định
nghĩa.
12. Trình bày Thuật toán và viết đoạn Chương trình tìm ma trận nghịch đảo theo định
nghĩa. Yêu cầu tiết kiệm bộ nhớ bằng cách chỉ dùng 2 mảng (nxn)



13. Trình bày Thuật toán và viết đoạn Chương Chương trình tìm ma trận nghịch đảo
theo phương pháp khử tối ưu của Joocđăng-Gauss.
14. Trình bày Thuật toán và viết đoạn Chương Chương trình tìm ma trận nghịch đảo
theo phương pháp khử tối ưu của Joocđăng-Gauss. Yêu cầu tiết kiệm bộ nhớ
bằng cách chỉ dùng 1 mảng A(nxn), 1 véc tơ D(n) và một số biến đơn.
15. Trình bày Thuật toán và viết đoạn Chương trình tìm ma trận nghịch đảo theo định
nghĩa – khi ma trận có dạng băng. Yêu cầu tiết kiệm bộ nhớ ở bước khử A về
dạng tam giác.
II. NỘI SUY VÀ GIẢI PHƢƠNG TRÌNH
 Nội suy bậc nhất hàm một biến
1. Trình bày thuật toán và viết đoạn chương trình nội suy bậc nhất tìm lưu lượng Qo
khi biết thời điểm to. Quan hệ Q – t được cho trước bởi n điểm.
2. Trình bày thuật toán và viết đoạn chương trình nội suy bậc nhất tìm Dung tích hồ
Wo khi biết cao trình mực nước hồ zo. Quan hệ đặc tính lòng hồ W – z được cho
trước bởi n điểm.
3. Trình bày thuật toán và viết đoạn chương trình nội suy bậc nhất tìm Diện tích mặt
hồ Fo khi biết cao trình mực nước hồ zo. Quan hệ đặc tính lòng hồ F – z được cho
trước bởi n điểm.
4. Trình bày thuật toán và viết đoạn chương trình nội suy bậc nhất tìm ε khi biết P
trên đường cong nén của một lớp đất. Quan hệ P – ε được cho trước bởi n điểm.
5. Trình bày thuật toán và viết đoạn chương trình nội suy bậc nhất tìm τc khi biết F(τ)
trong bài toán tính toán bể tiêu năng. Quan hệ F(τ) – τc được cho trước bởi n
điểm.
 Nội suy bậc nhất hàm Hai biến
1. Trình bày thuật toán và viết đoạn chương trình nội suy bậc nhất tìm hệ số ko khi
biết 2z/b và a/b trong bài toán tính lún. Quan hệ hàm hai biến ko phụ thuộc (2z/b
và a/b) được cho trước ở dạng bảng hai chiều gồm m hàng và n cột. (z là độ sâu
lớp phân tố đang xét, a và b là kích thước hai cạnh móng).

 Xấp xĩ bằng đa thức
2. Trình bày thuật toán và viết đoạn chương trình tìm quan hệ hàm W – z dưới dạng
đa thức bậc n. Quan hệ đặc tính lòng hồ W – z được cho trước bởi n điểm.
3. Trình bày thuật toán và viết đoạn chương trình tìm quan hệ hàm F – z dưới dạng
đa thức bậc n. Quan hệ đặc tính lòng hồ F – z được cho trước bởi n điểm.
4. Trình bày thuật toán và viết đoạn chương trình tìm quan hệ hàm Q – t dưới dạng
đa thức bậc n. Quan hệ lưu lượng với thời gian Q – t được cho trước bởi n điểm.
5. Trình bày thuật toán và viết đoạn chương trình tìm quan hệ hàm P – ε dưới dạng
đa thức bậc n. Quan hệ đường cong nén lún P – ε được cho trước bởi n điểm.
 Giải phƣơng trình siêu việt
1. Trình bày Giải thuật và viết đoạn chương trinh tìm cột nước Ho trên đỉnh tràn thực
dụng, chảy tự do, không ngập khi biết lưu lượng Q, số khoang tràn n, bề rộng mỗi
khoang b, dạng của trụ bên và trụ pin. Tham khảo Công thức tính lưu lượng :
Q = .m.n. b. 2g .H0 3/2
mt + (n-1) mb H0
.
n
b

 = 1 - 0,2


2. Trình bày Giải thuật và viết đoạn chương trình Tính thấm qua đập đất đồng chất
có tường nghiêng trên nền không thấm nước. (Theo phương pháp thuỷ lực học)
3. Trình bày Giải thuật và viết đoạn chương trình Tính thấm qua đập đất đồng chất
có Lõi giữa trên nền không thấm nước. (Theo phương pháp thuỷ lực học)
4. Trình bày Giải thuật và viết đoạn chương trình Tính thấm qua đập đất đồng chất
có Tường nghiêng chân răng trên nền thấm nước. (Theo phương pháp thuỷ lực
học)
5. Trình bày Giải thuật và viết đoạn chương trình Tính thấm qua đập đất đồng chất

có Tường nghiêng sân trước trên nền thấm nước. (Theo phương pháp thuỷ lực
học)
6. Trình bày Giải thuật và viết đoạn chương trình Tính thấm qua đập đất đồng chất
có Lõi giữa chân răng trên nền thấm nước. (Theo phương pháp thuỷ lực học)
III. ỨNG DỤNG CÁC GIẢI THUẬT CƠ BẢN GIẢI CÁC BÀI TOÁN CHUYÊN NGÀNH
 Cốt thép cột
1. Trình bày giải thuật lặp cơ bản để tính cốt thép trong cột chịu nén lệch tâm. (không
yêu cầu các công thức chi tiết).
2. Điểm mấu chốt về mặt giải thuật trong bài toán tính cốt thép cột là ở chổ nào?
Cách giải quyết ?
 Bài toán lún
3. Trình bày Tóm tắt giải thuật cơ bản tính lún móng nông bằng phương pháp cộng
lún từng lớp.
4. Trình bày giải thuật và viết đoạn chương trình xác định dung trọng tính toán của
một lớp phân tố bất kỳ dz nằm ở độ sâu z khi tính lún móng nông bằng phương
pháp cộng lún từng lớp?
 Đƣờng mực nƣớc.
5. Trình bày Tóm tắt giải thuật cơ bản tính đường mực nước trên dốc nước bằng
phương pháp cộng trực tiếp?
6. Điểm mấu chốt về mặt thuật toán trong bài toán tính đường mực nước trên dốc
nước là ở chổ nào? Cách giải quyết ?
 Tính bể tiêu năng.
7. Trình bày Tóm tắt giải thuật cơ bản tính tính kích thước bể tiêu năng sau đập tràn.
8. Điểm mấu chốt trong bài toán tính kích thước bể tiêu năng là ở chổ nào? Cách
giải quyết ?
 Tính điều tiết lũ
9. Trình bày các dữ liệu và giải thuật tính điều tiết lũ cho một hồ chứa, với tràn thực
dụng chảy tự do?
10. Trình bày giải thuật xác định các thông số (q2, Z2, W 2) cuối thời đoạn Δt trong bài
toán tính điều tiết lũ với yêu cầu chọn Z2 làm ẩn số.

11. Trình bày giải thuật xác định các thông số (q2, Z2, W 2) cuối thời đoạn Δt trong bài
toán tính điều tiết lũ với yêu cầu chọn q2 làm ẩn số.
12. Trình bày giải thuật xác định các thông số (q2, Z2, W 2) cuối thời đoạn Δt trong bài
toán tính điều tiết lũ với yêu cầu chọn W 2 làm ẩn số.


1.
2.
3.
4.
5.
6.

 Tính toán ổn định mái dốc
Trình bày cơ sở dữ liệu khi giải bài toán tính hệ số ổn định của một mái dốc?
Trình bày giải thuật tìm giá trị hệ số ổn định k của một cung trượt bất kỳ khi giải
bài toán tính hệ số ổn định của mái dốc?
Trình bày giải thuật và viết đoạn chương trình tính dung trọng Gi của một cột đất
khi giải bài toán tính hệ số ổn định của mái dốc?
Trình bày giải thuật và viết đoạn chương trình tìm giá trị tính toán φi và Ci của một
cột đất bất kỳ khi giải bài toán tính hệ số ổn định của mái dốc?
Trình bày giải thuật và viết đoạn chương trình tìm giá trị áp lực thấm Wn của một
cột đất bất kỳ khi giải bài toán tính hệ số ổn định của mái dốc?
Đề xuất giải thuật tìm giá trị hệ số ổn định nguy hiểm nhất (kmin) khi giải bài toán
tính hệ số ổn định của mái dốc?

IV. SỬ DỤNG PHẦN MỀM GEOSLOPE
1. Hãy trình bày tóm tắt các bước thao tác cơ bản khi sử dụng phần mềm SEEP/W
để phân tích thấm qua 1 công trình bằng đất trên nền thấm nước.
2. Hãy trình bày tóm tắt các bước thao tác cơ bản khi sử dụng phần mềm SEEP/W

để phân tích thấm qua nền 1 công trình khi công trình bằng Bê tông đặt trên nền
thấm nước.
3. Hãy trình bày tóm tắt các bước thao tác cơ bản khi sử dụng phần mềm SLOPE/W
để phân tích ổn định một mái dốc bất kỳ.
4. Hãy trình bày tóm tắt các bước thao tác cơ bản khi sử dụng phần mềm SIGMA/W
để phân tích ứng suất, biến dạng lún một công trình bằng đất cùng làm việc với
nền.
5. Vẽ sơ đồ và Phân tích chỉ rõ các điều kiện biên khi sử dụng phần mềm SEEP/W
để phân tích thấm qua 1 công trình bằng đất trên nền thấm nước. Trình bày thao
tác khai báo điều kiện biên đã phân tích ở trên.
6. Vẽ sơ đồ và Phân tích chỉ rõ các điều kiện biên khi sử dụng phần mềm SEEP/W
để phân tích thấm qua nền 1 công trình bằng Bê tông đặt trên nền thấm nước.
Trình bày thao tác khai báo điều kiện biên đã phân tích ở trên.
7. Nêu các cách thức định tâm trượt và bán kính cung trượt để tìm cung trượt nguy
hiểm nhất khi sử dụng phần mềm SLOPE/W để phân tích ổn định một mái dốc bất
kỳ. Trình bày tóm tắt các thao tác thực hiện.
8. Vẽ sơ đồ và Phân tích chỉ rõ các điều kiện biên khi sử dụng phần mềm SEEP/W
để phân tích thấm qua 1 công trình bằng đất trên nền thấm nước vô hạn. Trình
bày cách xác định phạm vi vùng nền tính toán hợp lý.
9. Nêu tóm tắt các bước thao tác cơ bản khi sử dụng phần mềm SIGMA/W để phân
tích ứng suất, biến dạng một công trình bằng đất cùng làm việc với nền.
10. Về các phần mềm, Cần chú ý mối liên hệ giữa một thao tác nào đó trong khi sử
dụng phần mềm với cơ sở dữ liệu của mô hình tính toán (ví dụ : để khai báo 1 dữ
liệu nào đó của mô hình cần thực hiện thao tác nào?, hoặc ngược lại : thực hiện
một thao tác nào đó nhằm tạo ra dữ liệu nào của mô hình?)



×