NHÓM 3
KẾ HOẠCH BÀI DẠY THỂ DỤC TUẦN : 9
BÀI 17: Động tác vươn thở, động tác tay
TÊN TRÒ CHƠI: “Chim về tổ”
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Học 2 động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung
- Trò chơi “Chim về tổ”.
2. Kĩ năng
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển
chung.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
3. Thái độ:
- GD học sinh ý thức trật tự, kỉ luật
- Có tinh thần đoàn kết, tác phong nhanh nhẹn.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN :
- Sân trường đảm bảo an toàn tập luyện.
- Cô: 1 còi; Tranh động tác vươn thở, tay.
- HS: Ôn các động tác đội hình đội ngũ.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
+ Ổn định: Tập hợp lớp. Phổ biến nội
- Cả lớp ổn định, tập hợp thành 4
dung, yêu cầu giờ học.
hàng ngang.
+ Khởi động:
- Xoay các khớp.
- HS khởi động theo sự hướng dẫn
- Chạy tại chỗ: bước nhỏ, nâng cao đùi,
của lớp trưởng.
gót chạm mông
+ Trò chơi “Cô bảo! Cô bảo!”.
GV hướng dẫn luật chơi: GV sẽ hô to “Cô - Cả lớp lắng nghe GV phổ biến
bảo!Cô bảo!” HS sẽ đáp “Bảo gì? Bảo
luật chơi.
gì?”. Sau đó GV sẽ yêu cầu HS làm một
- HS tham gia trò chơi
hành động bất kì nếu trong câu có từ “Cô
bảo” Thì HS sẽ làm theo. Ngược lại nếu
không có từ “Cô bảo” HS làm theo sẽ bị
phạt
+ Hình thức phạt: “Bơm xe” Những bạn
- Những HS bị phạt sẽ thực hiện
làm sai sẽ thực hiện động tác bơm xe 5
lần.
2. Hướng dẫn động tác:
Bài mới: Học động tác Vươn thở và động
tác tay. Giáo viên nêu tên động tác, vừa
làm mẫu vừa phân tích.
a. Động tác Vươn thở: gồm 4 nhịp
~ Nhịp 1: Chân trái bước ra trước một
bước ngắn, trọng tâm dồn vào chân trái,
chân phải thẳng kiễng gót, đồng thời vươn
người, đưa hai tay ra trước – lên cao
chếch hình chữ V, lòng bàn tay hướng vào
nhau, mặt ngửa và từ từ hít sâu vào bằng
mũi.
~ Nhịp 2: Thu chân trái về vị trí ban đầu,
hai tay từ từ hạ xuống dưới về tư thế dọc
thân người, đồng thời hóp bụng, thân
người hơi cúi và thở ra từ từ bằng miệng.
~ Nhịp 3: Như nhịp 1 nhưng đổi chân (hít
vào).
~ Nhịp 4: Về TTCB.
~ Nhịp 5, 6, 7, 8 như nhịp 1, 2, 3, 4.
+ GV hướng dẫn làm mẫu 1 lần
+GV cho cả lớp thực hiện động tác lần 1
+ GV mời 2 HS thực hiện tốt nhất làm
mẫu trước lớp
+ GV cho cả lớp thực hiện động tác lần 2.
b. Động tác Tay
~ Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang một
bước rộng bằng vai, đồng thời hai tay đưa
ra trước thẳng hướng (song song và ngang
vai), lòng bàn tay hướng vào nhau.
~ Nhịp 2: Hai tay đưa lên cao và vỗ tay
vào nhau.
~ Nhịp 3: Hai tay từ từ hạ xuống thành
dang ngang, bàn tay sấp, mắt nhìn thẳng
phía trước.
~ Nhịp 4: Vể TTCB.
~ Nhịp 5, 6, 7, 8 như nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng
đổi chân: bước chân phải sang ngang
+ Giáo viên hướng dẫn động tác theo
tranh và gọi 1 học sinh phân tích theo
tranh.
- HS quan sát GV làm mẫu
- Cả lớp thực hiện.
- 2 HS làm mẫu
- Cả lớp thực hiện lần 2.
- HS nhìn tranh phân tích động
tác.
- Quan sát Gv làm mẫu
+ GV làm mẫu động tác tay.
+ Giáo viên hô nhịp cho học sinh tập.
+ Cho học sinh tập luyện theo tổ.
+ Cho học sinh trình diễn các động tác(2
động tác vừa tập)
4. Trò chơi “Chim về tổ”.
+ Giáo viên giới thiệu trò chơi, giải thích
cách chơi, luật chơi.
+ Luật chơi: Đầu tiên GV cho lớp chơi
trò “Đoàn kết, đoàn kết” để chia lớp thành
các nhóm nhỏ 3 người. Nhóm nhỏ 3 người
sẽ phân 2 bạn làm tổ và 1 bạn chim
(những bạn không có nhóm sẽ được làm
chim). Khi nghe GV hô “Chim bay khỏi
tổ” lập tức các bạn chim sẽ rời tổ của
mình và di chuyển ra bên ngoài. Khi nghe
Gv hô “Chim bay về tổ” thì lập tức các
bạn chim phải kiếm tổ cho mình để về
(Chú ý không về lại tổ ban đầu). Đến cuối
cùng bạn chim nào không có tổ sẽ thua
cuộc và bị phạt.
+ Hình thức phạt: GV cho HS thực hiện
lại 2 động tác vừa học, HS nào thực hiện
đúng, đẹp thì miễn phạt. Còn lại cả lớp hát
bài “ Chim ca líu lo”, HS bị phạt múa theo
lời bài hát.
- Cho học sinh chơi thử
- Cho HS chơi, giáo viên quan sát.
- HS thực hiện động tác
- HS chia theo tổ luyện tập.
- Lớp trưởng hô, HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS tham gia chơi.
- HS lắng nghe.
3. Phần kết thúc:
+ Thả lỏng.
+ Hệ thống bài, giáo dục.
+ Nhận xét dặn dò.