Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Nâng cao ý thức về trang phục học đường của sinh viên trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.23 KB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA VĂN THƯ - LƯU TRỮ

NÂNG CAO Ý THỨC VỀ TRANG PHỤC HỌC ĐƯỜNG
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giảng viên giảng dạy: TS. Vũ Ngọc Hoa
Mã phách: .........................................

HÀ NỘI - 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA VĂN THƯ - LƯU TRỮ

NÂNG CAO Ý THỨC VỀ TRANG PHỤC HỌC ĐƯỜNG
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giảng viên giảng dạy: TS. Vũ Ngọc Hoa
Mã phách: ...........................................

HÀ NỘI - 2016

LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến


Cô TS. Vũ Ngọc Hoa - Giảng viên học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học
đã tận tình chỉ dạy giúp tôi hoàn thành tốt đề tài.
Tôi chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Văn thư - Lưu trữ đã tận
tình truyền đạt kiến thức trong thời gian học tập vừa qua. Với vốn kiến thức
được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu
khóa luận mà còn là hành trang quý báu để tôi bước vào đời một cách vững chắc
và tự tin.
Trong quá trình làm đề tài nghiên cứu, khó tránh khỏi sai sót, rất mong
các Thầy, Cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực
tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của Thầy, Cô để tôi học thêm được nhiều kinh
nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn các bài báo cáo sắp tới.
Cuối cùng tôi kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao quý.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2016.
Sinh viên



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của TS. Vũ Ngọc Hoa. Các nội dung nghiên cứu, kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước
đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét,
đánh giá được chính tôi thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài
liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong đề tài nghiên cứu còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá

cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và
chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung đề tài nghiên cứu của mình. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong
quá trình thực hiện (nếu có).

Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2016.
Sinh viên


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
ĐHNVHN
ĐHLTH15B
ĐHQLNN
NXB

Dịch nghĩa
Đại học Nội Vụ Hà Nội
Đại học Lưu trữ học 15B
Đại học Quản lý nhà nước
Nhà xuất bản


DANH MỤC BẢNG BIỂU


DANH MỤC BIỂU ĐỒ



MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trường học là một môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách,
nâng cao tri thức và giáo dục thế hệ trẻ - những con người sống có hoài bão, có
lý tưởng tốt đẹp. Chính vì thế mà vấn đề trang phục học đường được coi là trọng
tâm và quan trọng nhất trong từng trường học. Hầu hết sinh viên hiện nay kế
thừa và phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, có lối sống lành
mạnh, trung thực, đoàn kết, nhân ái và có tinh thần cộng đồng, có động cơ học
tập nghiêm túc và tích cực, chủ động trong học tập, nghiên cứu khoa học, tích
lũy kiến thức, rèn luyện. Ngoài ra, sinh viên hiện nay năng động, thực tế hơn, tự
chủ, bộc lộ rõ cá tính, quan niệm đạo đức của sinh viên. Tuy nhiên, một bộ phận
sinh viên thực dụng trong quan niệm đạo đức và hành vi ứng xử, muốn thể hiện
vai trò cá nhân và đề cao các giá trị vật chất hơn những giá trị tinh thần, một số
sinh viên có thái độ thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm đạo đức gay ảnh hưởng
đến bản thân, gia đình, xã hội, xa rời các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc,
sống buông thả, tự đặt mình ra khỏi những nguyên tắc, quy phạm pháp luật.
Xã hội phát triển nhu cầu thẩm mĩ của con người ngày càng được nâng
cao. Trong đó trang phục đóng góp một phần vẻ đẹp của con người nó không
những thể hiện khiếu thẩm mỹ của mỗi người mà còn thể hiện nét lịch sự, văn


hóa. Ở mỗi môi trường khác nhau chúng ta lại có cách lựa chọn trang phục riêng
phù hợp với từng hoàn cảnh. Khi bước sang môi trường mới đó là cánh cổng các
trường Cao đẳng, Đại học sẽ không còn những quy định khắt khe về đồng phục
như thời học sinh, mà thay vào đó là ý thức của mỗi người trong việc tự lựa
chọn trang phục đến lớp sao cho văn minh, lịch sự. Chính vì sự tự do trong trang

phục khi đến trường lớp mà nhiều bạn sinh viên tại các trường Cao đẳng, Đại
học nói chung và trường Đại học Nội Vụ Hà Nội nói riêng có nhiều cách thể
hiện về văn hóa trang phục.
Có rất nhiều bạn có ý thức trong lựa chọn trang phục có văn hóa, phù
hợp với lứa tuổi và môi trường học đường. Bên cạnh nhưng mặt tích cực vẫn có
một bộ phận sinh viên còn ăn mặc còn hở hang, quần áo ngắn, hay kể cả những
bộ đồ ngủ đến trường gây ra sự thiếu tôn trọng thầy cô và bạn bè, không văn
minh nơi trường học. Xây dựng văn hóa trang phục có không chỉ có tác dụng
làm văn minh môi trường học đường mà còn tạo thói quen trong cách tỉ mỉ và là
cơ hội để các bạn sinh viên thích nghi và sẵn sàng làm quen với môi trường
công sở phù hợp với nghành nghề mình đang theo học.
Tôi chọn đề tài:”Nâng cao ý thức về trang phục học đường của sinh
viên trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội” nhằm nâng cao ý thức về trang phục khi
đến trường của các bạn sinh viên từ đó cũng đưa ra các giải pháp khắc phục tình
trạng tiêu cực trong trang phục học đường.
2. Lịch sử nghiên cứu
Bàn về vấn đề ý thức trong trang phục đã có nhiều nhà nghiên cứu và
các tác giả đã có những công trình nghiên cứu có đóng lớn cho xã hội. Tuy nhiên
vấn đề nghiên cứu trong trang phục học đường của sinh viên vẫn là một đề tài
mới cần được chú ý trọng tâm để giữ vững nét truyền thống văn hóa trong các
trường Đại học, Cao đẳng.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
*Đối tượng

: - Ý thức về trang phục học đường.

*Phạm vi nghiên cứu

: - Không gian: trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
- Thời gian: bắt đầu từ tháng 10-12/2016.


4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài này để góp phần cải thiện và
nâng cao ý thức trong trang phục học đường của sinh viên trường ĐHNVHN.


Nhằm đề ra các phương pháp giúp sinh viên trường ĐHNVHN có kỹ năng lựa
chọn trang phục phù hợp khi đến trường.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống hóa những khía cạnh lý thuyết về trang phục học đường.
+ Tìm hiểu, phân tích thực trạng ý thức về trang phục học đường tại
trường Đại học.
+ Đề xuất giải pháp để nâng cao ý thức trang phục học đường của sinh
viên trường ĐHNVHN.
5. Giả thuyết khoa học
- Ý thức về trang phục học đường của sinh viên ĐHNVHN đã hình thành
và phát triển tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và mặt tiêu cực, nếu tìm ra những
biện pháp tác động thích hợp sẽ nâng cao ý thức cho sinh viên góp phần nâng
cao chất lượng đạo tào của nhà trường.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu bằng tài liệu
- Nghiên cứu và hệ thống hóa những lý luận về ý thức trong trang phục
học đường.
- Từ kết quả nghiên cứu lý luận, xác định khung cơ sở phương pháp
nghiên cứu.
6.2. Phương pháp nghiên cứu điều tra
- Đối tượng: sinh viên trường ĐHNVHN với số lượng 100 sinh viên.
- Thực hiện điều tra bằng phiếu với các câu hỏi trắc nhiệm nhằm đánh giá
được thực trạng trang phục học đường của sinh viên trường ĐHNVHN.
- Phỏng vấn các sinh viên trong trường bằng các phiếu điều tra để đánh

giá được thực trạng ý thức về trang phục học đường của sinh viên trường
ĐHNVHN.
- Ngoài ra còn sử dụng phương pháp quan sát (quan sát bằng mắt) cách
sinh viên lựa chọn trang phục khi đến trường, để từ đó điều tra về thực trạng
trang phục của sinh viên trường ĐHNVHN.
7. Cấu trúc dự kiến của đề tài


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ý THỨC TRANG PHỤC HỌC
ĐƯỜNG CỦA SINH VIÊN
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ TRANG PHỤC HỌC ĐƯỜNG
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐỂ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG TIÊU
CỰC TRONG Ý THỨC TRANG PHỤC HỌC ĐƯỜNG CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ý THỨC TRANG PHỤC HỌC

ĐƯỜNG CỦA SINH VIÊN
1.1.

Khái niệm chung

1.1.1. Trang phục

Trang phục hay y phục là những đồ để mặc như quần, áo, váy, ... để đội
như mũ, nón, khăn, ... và để đi như giầy, dép, ủng, … Ngoài ra, trang phục còn
có thể thêm thắt lưng, găng tay, đồ trang sức, ...
Trang phục được viết bởi hai từ: TRANG, trang ở đây là chỉ cho trang

sức, phụ kiện, bao gồm tất cả các món đồ từ: phụ kiện đầu tóc, dây chu yền,
nhẫn, giày dép, túi sách… PHỤC ở đây là chỉ riêng cho bộ y phục bao gồm
quần, áo hay đầm, váy. Vì thế Trang Phục có nghĩa là: khi chúng ta kết hợp đầy
đủ từ váy, đầm hay quần áo thêm các phụ kiện khác kèm theo để tạo nên một
“bộ đồ” mang tính hài hòa một cách hoàn hảo thì bộ y phục đó được gọi chung
tổng thể là TRANG PHỤC.
Chức năng cơ bản nhất của trang phục là bảo vệ thân thể. Tiếp đó, trang
phục cũng có chức năng thẩm mỹ, làm đẹp cho con người.


Vì những khác biệt văn hóa, trang phục của từng quốc gia, địa phương có
những điểm khác nhau. Lý do xuất phát từ những khác biệt về lịch sử, trình
độ văn minh, kinh tế, địa lí, khí hậu, tín ngưỡng, phong tục, tập quán... Trang
phục cũng là thứ có thể giúp nhận biết đẳng cấp, giai cấp của người mặc.
Trang phục có thể chia thành nhiều loại:


Trang phục truyền thống (như áo dài là trang
phục truyền thống của người Việt)



Trang phục dân tộc



Trang phục thể thao




Trang phục tôn giáo



Trang phục lễ hội



Trang phục sân khấu



Trang phục trẻ em



Quân phục



Đồng phục



Trang phục công an



Trang phục theo mùa (như Trang phục mùa
đông, Trang phục mùa hè)


Trang phục học đường
1.1.1.1. Chức năng của trang phục
 Chức năng cơ bản nhất của trang phục là bảo vệ thân thể.
 Chức năng thẩm mỹ, làm đẹp cho con người.
 Chức năng giới thiệu về bản thân con người giúp họ bộc lộ bản thân (nghề


nghiệp, tính cách, …)
 Chức năng điều tiết, tạo sự hài hòa trong một tập thể.
 Chức năng thông tin, tiết lộ về bản thân người mặc muốn bộ lộ điều gì,
nghĩ điều gì.
1.1.1.2. Ý nghĩa của trang phục
Trang phục là một nhu cầu vật chất quan trọng trong đời sống sinh hoạt
của con người. Với tính chất thực dụng, trang phục là một thực dụng, dưới


góc độ thẩm mỹ nó là một tác phẩm.
Trang phục có ý nghĩa rất to lớn và quan trọng trong đời sống của con
người. Trước hết thời trang cho ta biết giai đoạn lịch sử và thời kỳ phát
triển của xã hội loài người. Trang phục người Việt còn được lưu ý dưới
góc độ sử liệu. Một cái nhìn thoáng nhanh qua quần áo cũng có thể giúp
ta khám phá được cái mà các nhà sử học gọi là niên đại tương đối. Với
những sử liệu này, chúng ta có thể ghi nhận được nhiều dấu ấn của các
thời đại lịch sử. Dưới góc độ tin học, trang phục chỉ định sự khác biệt giữa
các dân tộc anh em trên đất nước ta, phân biệt một số mặt hàng, nghề
nghiệp, giới tính, thị hiếu thẩm mỹ… của từng vùng. Ngày xưa, trang
phục còn thể hiện tinh thần của người Việt đấu tranh chống đồng hóa của
người phương Bắc.
Trang phục cũng là một hiện tượng văn hóa vật chất, một nhu cầu

không chỉ có ý nghĩa là che chở, bảo vệ cơ thể mà nó thể hiện cho giá trị
của cái đẹp và nét thẩm mỹ của con người đồng thời trang phục cũng
chính là bộ mặt của xã hội.
1.1.2. Trang phục học đường

Trang phục học đường là những trang phục được học sinh, sinh viên
mặc khi đến trường, đến lớp.
Ở Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông thì học sinh phải
tuân thủ quy định khắt khe về trang phục, phải mặc đồng phục bởi áo trắng,
quần xanh hay váy xanh có in logo của nhà trường hay những tà áo dài trắng
thướt tha. Áo trắng là biểu tượng sự trong trắng của học sinh, bên cạnh đó còn
thể hiện sự tò mò, ngây thơ của học sinh. Một bộ đồ đồng phục học sinh vồ cùng
có ý nghĩa. Quần xanh hay váy xanh, chúng thể hiện một sự mạnh mẽ của lứa
tuổi học sinh, lứa tuổi đang trưởng thành. Tuy nhiên, trên chiếc đồng phục học
sinh, ta còn thấy được những logo của trường, điều này cho thấy áo trắng còn
thể hiện một sự tôn trọng về ngôi trường, thể hiện bộ mặt của trường. Nhìn
chung, đồng phục là bộ mặt của trường. Và để lịch sự, ta hãy bỏ áo vào quần hay
váy để thể hiện một sự chỉnh tề, nghiêm túc.


Bước lên giảng đường Đại học, Cao đẳng thì quy định về trang phục
không còn khắt khe như trước nữa, sinh viên có quyền lựa chọn trang phục khi
đến trường của mình. Điều này còn phụ thuộc vào ý thức của từng cá nhân, từng
sinh viên.
1.2. Quan niệm và ý thức
1.2.1. Quan niệm
Trang phục học đường đối với mỗi học sinh, sinh viên đều có những quan
niệm khác nhau. Nhưng quan niệm được nhiều nhất sinh viên quan tâm đó là trẻ,
đẹp, phong cách và khác lạ.
Những sản phẩm trung tính, đơn giản, dễ mặc được thể hiện rất dễ nhận ra

với những bộ trang phục quần dài, áo sơ mi, … đầu tóc gọn gàng, chỉn chu.
Bên cạnh đó cũng tồn tại những trang phục khác lạ được sinh viên mặc khi đến
trường. Có thể chia làm 5 kiểu:
• Kiểu 1: Ăn mặc lòe loẹt. Mặc bộ trang phục với nhiều gam màu sặc sỡ khi
đến trường. Đầu tóc được nhuộm đủ thứ màu.
• Kiểu 2: Ăn mặc rách. Những chiếc quần rách te tua, chiếc áo được cắt
thủng được SV mặc tạo cảm giác lố lăng, thiếu nghiêm túc cho đối
phương và đặc biệt là không phù hợp với môi trường học đường.
• Kiểu 3: Ăn mặc hip hop, rộng thùng thình. Những bộ trang phục rộng quá
mức, dây dợ loằng ngoằng, mũ lưỡi trai đội ngược.
• Kiểu 4: Ăn mặc bó sát, điệu đà quá mức. Những chiếc nón rộng vành chỉ
để dành đi biển thì nay đã được dung khi lên giảng đường. Chiếc váy
ngắn bó sát hay đôi cao gót cũng được thấy rất nhiều ở các trường Đại học
hiện nay. Môi trường học đường bị ảnh hưởng rất xấu.
1.2.2. Ý thức
Từ khi loài người xuất hiện và tiến hóa thì ý thức cũng phát triển song
song với khả năng giao tiếp và ngôn ngữ. Trong suốt quá trình phát triển và
trưởng thành thì mỗi con người đều hình thành cho bản thân một ý thức riêng (từ


đơn giản đến phức tạp đến phức tạp hơn).
Ý thức như người đã lớn: sinh viên tự ý thức cho rằng bản thân đã trưởng
thành, đã biết thẩm mỹ và cái đẹp.
Ý thức phù hợp: Thời trang đẹp là thời trang phù hợp, phù hợp với môi
trường và thẩm mỹ mỗi người. Biết cách tiếp cận thời trang mới nhất nhưng phải
biết chọn lọc, đừng để trở nên phản cảm trong mắt đối phương.
Ý thức tuổi 18: Ngày nay sinh viên nhuộm tóc màu, khuyên tai, … Các
bạn trẻ tự cho mình có ý thức phải làm các việc trên trong trang phục của mình.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 đã làm rõ cơ sở lý luận về ý thức trang phục học đường của
sinh viên, các hiểu biết cụ thể về trang phục nói chung và trang phục học đường
nói riêng, các quan niệm cũng như ý thức của sinh viên trong việc lựa chọn
trang phục khi đến trường. Từ đó làm tiền đề cho việc nghiên cứu thực trạng về
trang phục học đường của sinh viên trường ĐHNVHN.


Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ TRANG PHỤC HỌC ĐƯỜNG CỦA

SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
Ở chương 1, tôi đã đề cập đến cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu trước khi
khám phá kết quả nghiên cứu, tôi xin trình bày thực trạng về trang phục học
đường của sinh viên trường ĐHNVHN bằng các kết quả điều tra bằng phiếu và
phỏng vấn các bạn sinh viên trong trường. Kết quả điều tra: số phiếu phát ra là
100 phiếu, số phiếu thu về 100 phiếu, số phiếu đạt được kết quả thông tin cho
cuộc nghiên cứu là 100 phiếu.
2.1.

Sự lựa chọn trang phục học đường của sinh viên

2.1.1. Ăn mặc kín đáo, lịch sự
Kết quả: Trang phục cho thấy người đối phương là người có ý thức trong
trang học đường
Bảng 2.1. Bảng số liệu về trang phục nhận thấy đối phương là người có ý
thức trong trang phục học đường
Trang phục
Ăn mặc kín đáo, lịch sự
Ăn mặc lôi thôi, lếch thếch
Ăn mặc hợp mốt theo xu hướng
Ăn mặc sao cho người mặc cảm thấy thoải mái


Số phiếu
Tỷ lệ
60/100
60%
00/100
0%
10/100
10%
30/100
30%
(nguồn điều tra thực tế)

Trong 100 phiếu khảo sát về trang phục nhận thấy đối phương là người có
ý thức trong trang phục học đường của sinh viên, ăn mặc kín đáo, lịch sự chiếm
60%; ăn mặc lôi thôi, lếch thếch chiếm 0%; ăn mặc hợp mốt theo xu hướng
chiếm 10%; ăn mặc sao cho người mặc cảm thấy thoải mái chiếm 30%. Tỉ lệ
trên cho thấy số người mặc kín đáo, lịch sự là nhiều nhất, chiếm đến 60/100
phiếu phát ra.

Biểu đồ 2.1. Ăn mặc nhận thấy ở một người có ý thức trong trang phục học
đường
Từ biểu đồ ta có thể nhận thấy trang phục kín, lịch sự chiếm 60% để nhận


biết một người có ý thức trong trang phục học đường. Đây cũng được xem là
một con số ổn định và chiếm số đông. Nhưng để nâng cao ý thức ăn mặc, tác
phong trang phục của sinh viên trường ĐHNVHN cần phải đưa ra những giải
pháp để nâng lên con số từ 60% lên 98%. Như vậy sẽ giúp cho sinh viên và môi
trường học đường trở nên văn minh, lịch sự hơn.

2.1.2.

Thoải mái cho bản thân

Kết quả: Thời gian dành cho việc suy nghĩ cho việc lựa chọn trang phục
khi đến trường.
Bảng 2.2. Thời gian chuẩn bị trang phục khi đến trường
Thời gian
Trước khi đến trường 30 phút
1 -> 2 tiếng
Không suy nghĩ, mặc cảm thấy thoải mái
Ý kiến khác

Số lượng
Tỷ lệ
24/100
24%
15/100
15%
40/100
40%
21/100
21%
(nguồn điều tra thực tế)

Từ bảng số liệu ta có thể thấy được thời gian suy nghĩ về trang phục trước
khi đến trường 30 phút chiếm 24%; thời gian 1 -> 2 tiếng chỉ chiếm 15%; không
suy nghĩ mà mặc thoải mái chiếm tỷ lệ cao nhất là 40%; người đánh giá cho ý
kiến khác là 21%.
Không suy nghĩ gì đến việc chuẩn bị trang phục khi đến trường mà sẽ mặc

bộ trang phục mà bản thân cảm thấy thoải mái nhất có thể chiểm tỷ lệ cao nhất,
đó là điều mà đa số sinh viên trường ĐHNVHN lựa chọn trang phục cho bản
thân khi đến trường.

Biểu đồ 2.2. Thời gian suy nghĩ trang phục khi đến trường
Dành thời gian cho việc suy nghĩ trang phục khi đến trường là một việc
vô cùng cần thiết cho mỗi một sinh viên. Không suy nghĩ gì và mặc những bộ
trang phục mà bản thân cảm thấy thoải mái nhất là ý kiến đa số, chiếm tỷ lệ
đông nhất trong việc điều tra, khảo sát các bạn sinh viên trường ĐHNVHN.


Chiếm đến 40% tổng số cho thể nhận thấy được rằng việc bản thân cảm thấy
thoải mái trong trang phục khi đến trường được các bạn sinh viên đề cao.

2.1.3.

Theo phong cách mới nhất hiện nay

Kết quả: Xu hướng cập nhật phong cách trang phục mới nhất trong trang phục
học đường
Bảng 2.3. Xu hướng cập nhật phong cách mới trong trang phục học đường
Cập nhật các xu hướng thời
trang

Không
Thỉnh thoảng

Số phiếu
62/100
10/100

28/100

Tỷ lệ
62%
10%
28%
(nguồn điều tra thực tế)

Từ bảng số liệu, thống kê, thực trạng có cập nhật các xu hướng thời trang
chiếm 62%. Không cập nhật chiếm thấp có 10% và thỉnh thoảng cập nhật là
28%. Việc có cập nhật các xu hướng trong trang phục là làm phong phú thêm
màu sắc trang phục học đường tuy nhiên nếu cập nhật các xu hướng thiếu văn
minh, các xu hướng xấu thì sẽ làm ảnh hưởng đến bộ mặt của nhà trường cũng
như bản thân mỗi sinh viên.
Việc cập nhật các xu hướng thời trang mới có tầm ảnh hưởng rất lớn trong
việc xây dựng nên ý thức trang phục học đường của mỗi bạn sinh viên.
Vì các xu hướng thời trang mới không phải cái nào cũng tốt, cũng đẹp,
gây thiện cảm với đối phương; có nhiều xu hướng mới gây phản cảm cho môi
trường học đường.


Biểu đồ 2.3. Xu hướng cập nhật thời trang trong trang phục học đường
Từ biểu đồ ta có thể nhận thấy việc có cập nhật các xu hướng mới thời
trang trong trang phục học đường chiếm đa số lên tới 62%, điều này làm phong
phú thêm trang phục khi đến trường của sinh viên, làm mới phong cách, đa dạng
cho môi trường học đường tuy nhiên còn mặt tiêu cực đáng lo ngại đó là xu
hướng thời trang còn tồn tại nhiều mặt xấu, tác động tiêu cực đến sinh viên cũng
như nhà trường.
2.1.4.


Ăn mặc thiếu lịch sự, không phù hợp với môi trường học đường

Việc một số sinh viên ăn mặc không phù hợp khi đến giảng đường là
điều có thể nhận thấy rất rõ ở các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay. Và theo
tìm hiểu, quan sát bằng mắt của tôi thì các bạn sinh viên trường Đại học Nội vụ
Hà Nội cũng có một bộ phận sinh viên ăn mặc trang phục, tóc tai không phù hợp
với môi trường học đường, thậm chí gây phản cảm cho người đối phương.
Bộ phận này chiếm khoảng 24% trong tổng số sinh viên của trường.
Tình hình các bạn sinh viên nữ mặc váy ngắn, áo sát nách tới trường gây phản
cảm cho đối phương hay các bạn sinh viên nam mặc quần đùi, áo ba lỗ cùng
những màu tóc được nhuộm sặc sỡ đủ màu, không phù hợp với tác phong, thuần
phong mỹ tục của người Việt.
2.2. Thực trạng trang phục học đường của sinh viên trường Đại học
Nội Vụ Hà Nội
Kết quả: Số bộ trang phục trung bình được một sinh viên mặc trong một ngày
học ở trường
Bảng 2.4. Một ngày trung bình một sinh viên sử dụng số bộ trang phục
Số bộ trang phục mặc trong 1 ngày
1 bộ
< 3 bộ
3 -> 5 bộ
> 5 bộ

Số phiếu
30/100
60/100
7/100
3/100

Tỷ lệ

30%
60%
7%
3%
(nguồn điều tra thực tế)


Từ bảng số liệu qua việc điều tra khảo sát trên, ta nhận thấy trung bình
một ngày một sinh viên mặc < 3 bộ là nhiều nhất, chiếm 60 phiếu trong 100
phiếu phát ra; mặc > 5 bộ 1 ngày chiếm thấp nhất chỉ 3 phiếu trong 100 phiếu; tỷ
lệ mặc trung bình 1 bộ/ngày chiếm 30%.
Biểu đồ 2.4. Trung bình một SV mặc số bộ trang phục trong một ngày
Từ biểu đồ có thể thấy trung bình một ngày sinh viên trường ĐHNVHN
mặc dưới ba bộ chiếm tỷ lệ cao nhất là 60% tổng số. Trên năm bộ một ngày
chiếm 3%, tỷ lệ rất thấp. Cho thấy số lượng trang phục trong một ngày của sinh
viên là hạn chế.
Phỏng vấn bạn Lê Thùy Linh, hiện đang là sinh viên lớp QLNN15B bạn
cho biết: “Một sinh viên đi đến trường học trong 1 ngày không cần quá nhiều bộ
trang phục, chỉ cần tầm 1 đến 3 bộ là được”.
2.2.1. Ăn mặc phù hợp với môi trường học đường
Dựa vào phương pháp nghiên cứu, khảo sát bằng mắt của tôi khi tiến hành
thực tế khảo sát ngay trong trường ĐHNVHN đã có thể tổng kết được kết quả
sinh viên ăn mặc trang phục phù hợp với môi trường giảng đường chiếm đến
80% trong tổng số sinh viên trong trường. Tuy nhiên về phần tóc tai, số lượng
sinh viên phù hợp với môi trường học đường chỉ chiếm 55% do vẫn tồn tại
nhiều bạn sinh viên ý thức còn kém trong việc nhuộm, làm các kiểu tóc không
phù hợp.
Một bộ phận sinh viên chiếm số đông, có ý thức trong việc lựa chọn trang
phục khi đến trường, mặc những bộ trang phục nghiêm chỉnh, lịch sự như quần
dài (quần bò, quần vải,...), áo nghiêm chỉnh (áo sơ mi, áo phông, ...), tóc tai luôn

được gọn gàng, tóc có màu đen hoặc được nhuộm các màu tối, không quá nổi
bật.
2.2.2. Ăn mặc không phù hợp với môi trường học đường
Kết quả: Số lượng sinh viên ăn mặc phản cảm trong trường
Bảng 2.5. Số phần trăm sinh viên ăn mặc phản cảm trong trường


Phần trăm
10%
25%
60%
95%

Số phiếu
70/100
11/100
15/100
4/100

Tỷ lệ
70%
11%
15%
4%
(nguồn điều tra thực
tế)

Theo bảng số liệu thu thập từ phiếu khảo sát, ta có thể thấy số phần sinh
viên ăn mặc phản cảm trong môi trường học đường chiếm 10% đạt tỷ lệ đông
nhất là 70 phiếu trong 100 phiếu phát ra. 95% sinh viên ăn mặc phản cảm chỉ

chiếm tỷ lệ thấp nhất là 4 phiếu trong 100 phiếu và 25% và 60% lần lượt chiếm
11 và 15 phiếu.
Nhìn chung số liệu khảo sát trên đã cho ta thấy số lượng sinh viên trong
trường ĐHNVHN ăn mặc phản cảm chỉ tồn tại ở một bộ phận sinh viên chưa có
ý thức trong trang phục học đường, cần đưa ra những biện pháp để kịp thời xử lý
và hạn chế để làm trong sạch môi trường học đường, tạo một không gian nghiêm
túc, văn minh cho sinh viên.

Biểu đồ 2.5. Thể hiện phần trăm sinh viên ăn mặc phản cảm trong trường
Biểu đồ thể hiện rất rõ số lượng 10% sinh viên ăn mặc phản cảm trong
trường, chiếm tỷ lệ phần trăm rất cao là 70%, số phần trăm 25% và 60% chỉ
chiếm ở mức trung bình trong khoảng 10%, 95% chiếm tỷ lệ thấp chỉ 4 phiếu
trong 100 phiếu phát ra.
Số lượng sinh viên ăn mặc không phù hợp với môi trường học đường ở
trường ĐHNVHN là một bộ phận sinh viên chiếm 10%, đây là bộ phận sinh viên
chưa có ý thức về trang phục học đường của mình, không đúng tác phong của
một sinh viên Đại học gây suy thoái đạo đức, vẻ đẹp của môi trường học đường
bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cần đưa ra các biện pháp ngăn chặn kịp thời tình
trạng tiêu cực này.


2.3. Ảnh hưởng tích cực
Kết quả: Sức ảnh hưởng của ý thức trong trang phục với nhà trường và sinh viên
Bảng 2.6. Sức ảnh hưởng của ý thức trong trang phục với nhà trường và
sinh viên
Ảnh hưởng đến nhà trường và sinh viên

Không
Khó trả lời


Số phiếu
Tỷ lệ
96/100
96%
3/100
3%
1/100
1%
(nguồn điều tra thực tế)

Từ bảng thống kê số liệu qua khảo sát, ta có thể thấy sức ảnh hưởng của ý
thức trong trang phục có sự tác động đối với nhà trường và sinh viên lên tới 96%
trong tổng số, không có sức ảnh hưởng chỉ chiếm 3% và khó trả lời chiếm thấp
nhất là 1%.
2.3.1. Ảnh hưởng tích cực tới phía nhà trường
Ý thức của sinh viên trong trang phục học đường có ảnh hưởng rất lớn tới
phía nhà trường. Khi sinh viên có ý thức tốt trong việc lựa chọn trang phục sao
cho phù hợp với môi trường học đường thì phía nhà trường sẽ nhận sự ảnh
hưởng rất tích cực.
Công tác tuyển sinh của nhà trường được thực hiện tốt hơn. Trong công
tác tuyển sinh năm 2015 – 2016 số lượng sinh viên nộp vào trường rất đông,
trường trở thành ngôi trường được nhiều bậc phụ huynh và sinh viên chú ý. Do
khảo sát các bậc phụ huynh trong thời gian tuyển sinh, phụ huynh cực kỳ chú
trọng vào tác phong, trang phục của sinh viên để tìm hiểu về trường. Các bạn
sinh viên có trang phục trang nhã, nghiêm chỉnh khiến phụ huynh tin tưởng vào
sự giáo dục của nhà trường.

2.3.2. Ảnh hưởng tích cực tới việc học tập của sinh viên
Trang phục hòa nhã hay ý thức về trang phục học đường của sinh viên
được nâng cao thì giờ học cũng như kết quả học tập của sinh viên được nâng cao

hiệu quả. Trang phục khi đến trường đơn giản mang sự nghiêm túc, lịch sự của
bản thân khiến việc tập trung trong các giờ học được nâng cao.


Theo khảo sát trung bình một lớp có số sinh viên ăn mặc trang phục phù
hợp với giảng đường có hiệu quả trong học tập và giảng dạy cao hơn lớp có số
sinh viên ăn mặc không phù hợp khi đến lớp là 24% (nguồn điều tra thực tế).
Kết quả: Sức ảnh hưởng của trang phục trong việc học tập của sinh viên
Bảng 2.7. Trang phục đóng góp trong việc học tập của sinh viên
Đóng góp
Chú ý hơn trong học tập
Trang bị kỹ năng mềm
Tạo thói quen lành mạnh
Ý kiến khác

Số phiếu
55/100
30/100
9/100
6/100

Tỷ lệ
55%
30%
9%
6%
(nguồn điều tra thực tế)

Theo bảng số liệu có được thông khảo sát, ta thấy được sự ảnh hưởng của
ý thức trong trang phục học đường đối với việc học tập là rất lớn. Chú ý hơn

trong giờ học chiếm tỷ lệ cao nhất là 55%, trang bị kỹ năng mềm cần thiết cho
sinh viên chiếm 30%, tạo thói quen trong lối sống lành mạnh chiếm 9% và một
số ý kiến khác của các bạn sinh viên chiếm 6%.

Biểu đồ 2.6. Ảnh hưởng của ý thức trong trang phục với việc học tập của
sinh viên
Theo biểu đồ trên nhận thấy việc có ý thức trong trang phục học đường
giúp hiệu quả trong việc chú ý trong giờ học là rất cao chiếm tới 55% tổng số,
ngoài ra việc trang bị kỹ năng mềm cũng có hữu ích chiếm 30%, tạo được thói
quen lành mạnh chiếm 9%. Ngoài ra có một số ý kiến khác của các bạn sinh
viên nêu ra trong quá trình khảo sát là 6%.

2.4. Ảnh hưởng tiêu cực
2.4.1 Ảnh hưởng tiêu cực tới phía nhà trường
Sinh viên có thể coi là bộ mặt của nhà trường, bởi vậy cách ăn mặc của sinh
viên cũng tương đối quan trọng. Đó là một trong số các yếu tố ảnh hưởng gián
tiếp đến hình ảnh của nhà trường. Sinh viên trường ĐHNVHN với những quan


niệm về trang phục đơn giản, trang nhã là chủ yếu, chiếm đa số tuy nhiên còn
tồn tại một bộ phận sinh viên tiêu cực, không có ý thức trong việc lựa chọn trang
phục khi đến trường đã làm giảm hình ảnh tốt đẹp của nhà trường. Một số ảnh
hưởng tiêu cực như:





Làm mất tập trung trong việc học tập, nghe giảng trên lớp dẫn tới ảnh
hưởng về thành tích của bản thân, của lớp cũng như của trường.

Ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh của trường (các bậc phụ huynh liệu có
gửi gắm con em mình vào một ngôi trường mà sinh viên không có ý thức
trong trang phục khi đến trường không?).
Đôi khi chất lượng giảng dạy của giảng viên sẽ giảm đi do cách ăn mặc
phản cảm của sinh viên.

Kết quả: Ảnh hưởng tiêu cực của ý thức trang phục học đường với nhà trường
Bảng 2.8. Ảnh hưởng tiêu cực của ý thức trang phục học đường với nhà
trường
Ảnh hưởng tiêu cực
Ảnh hưởng xấu đến bộ mặt trường
Ảnh hưởng xấu đến công tác tuyển sinh
Chất lượng giảng dạy giảm
Mất tập trung trong giờ học
Ý kiến khác

Số phiếu
Tỷ lệ
62/100
62%
19/100
19%
10/100
10%
7/100
7%
2/100
2%
(nguồn điều tra thực tế)


Bảng thống kê số liệu trên, ta có thể thấy được sự ảnh hưởng xấu đến bộ
mặt trường là đa số chiếm 62%, ảnh hưởng xấu đến công tác tuyển sinh của
trường là 19%, chất lượng giảng dạy giảm là 10%, mất tập trung trong giờ là 7%
và ý kiến khác của các bạn sinh viên là 2%.

2.4.2. Ảnh hưởng tiêu cực tới việc học tập của sinh viên
Việc học tập bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cả ngày chỉ chú ý với việc đi
mua sắm quần áo thì tốn thời gian, tiêu hao tiền bạc không có thời gian học bài.
Việc ý thức của trang phục khi đến trường với những bạn ý thức kém, mặc
những bộ trang phục phản cảm, không phù hợp với môi trường học đường, gây
phản cảm và ảnh hưởng tới việc học của các bạn sinh viên khác. Từ đó mà kết
quả của các kỳ thi bị giảm sút nghiêm trọng rất nhiều. Các bạn sinh viên là
những nhân tài của đất nước vì vậy hãy nâng cao ý thức về trang phục của mình


×