Lời mở đầu
***
Thời trang luôn là một đề tài hấp dẫn. Ngày xưa, thường quan niệm “cơm no
áo ấm” nhưng ngày nay thì “ăn ngon mặc đẹp”. Chính vì thế nhu cầu mặc đẹp ngày
một nâng cao, và quan niệm “cái nết đánh chết cái đẹp” giờ đây không hoàn toàn
đúng. Cái đẹp trong thời đại mới là sự dung hoà hai yếu tố nội dung và hình thức
“người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Vì lẽ đó mà thời trang ngày một nở rộ, và một
phần do đời sống nâng cao nên nhu cầu ăn mặc đẹp cũng là tất nhiên. Đó là về thời
trang nói chung đã vô cùng tận, vậy để nói về trang phục cho từng lứa tuổi, từng
nghề nghiệp, từng hoàn cảnh…lại càng vô cùng tận. Riêng về trang phục trên giảng
đường của sinh viên ( hiện tượng ăn mặc “ mát mẻ”) thì “thôi rồi”.Thầy cô giáo và
những người lớn tuổi chỉ biết “lắc đầu”, còn có những bạn còn “xấu hổ thay” cho
bạn mình…nhiều lúc báo chí cũng đã phải vào cuộc. Đó không chỉ là những cái
nhìn của các thầy cô giáo, các bác các cô chú lớn tuổi, mà có không ít những cái
nhìn từ chính bản thân sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học Kinh
Doanh & Công Nghệ Hà Nội nói riêng. Là sinh viên của trường, và một chút kiến
thức nho nhỏ về môn Triết học…em mạnh dạn chọn đề tài “Quan niệm và ý thức
về trang phục học đường sinh viên trường Đại học Kinh Doanh & Công nghệ
Hà Nội” để nói lên những quan niệm và ý thức của sinh viên về vấn đề trang
phục.Bên cạnh đó là một vài ảnh hưởng (tiêu cực) của trang phục học đường, và
một số giải pháp khắc phục.
1
Chương I. Quan niệm và ý thức về trang phục học đường
của sinh viên trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội.
I. Quan niệm và ý thức.
1. Quan niệm.
Nói đến trang phục học đường, thì chắc hẳn ở mỗi lứa tuổi đều có vô vàn
những quan niệm khác nhau về chúng. Với một phạm vi thu hẹp “trường Đại học
Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội”, sinh viên quan niệm rằng: trang phục học
đường là Trẻ đẹp, khác lạ và đặc biệt một chút.
Cứ đến gần 12h trưa & 5h chiều, một loạt xe tay ga xe số đời mới được sinh
viên rong ra ngoài cổng trường. Chủ nhân của những chiếc xe đời mới này diện
những phong cách ăn mặc khá …bắt mắt. Trang phục mà sinh viên quan niệm là
“trẻ” rất đa dạng với đủ các loại quần jeans, quần tây, áo sơ mi, áo thun … nhưng
đều bỏ áo ngoài quần. Hầu hết sinh viên đi dép lê, và … nhuộm tóc. Không ít
người còn sở hữu những mái tóc được cắt, uốn quăn và nhuộm nâu, tím, đỏ, vàng,
hoặc kiểu vuốt keo cầu kỳ của các bạn nam khiến tóc cứ dựng đứng (đâm ngang)
hết cả. “trẻ” mới chỉ là những quan niệm hết sức bình thường, “khác lạ & đặc
biệt” hổng giống ai mới là những tin “ sốt ”. Không biết sinh viên các trường khác
có những quan niệm về trang phục học đường như vậy không ?, nhưng một số sinh
viên trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội thì hoàn toàn có. Những
sản phẩm trung tính, theo xu hướng thời trang, là chỉ tính chất của quần áo chứ
không ám chỉ tính chất của người mặc nó. Sinh viên nữ khoác trên mình trang phục
hết sức khoẻ khoắn khiến các bạn trở nên mạnh mẽ hơn, ngược lại các bạn nam lại
mặc trang phục hết sức mềm mại khiến mình trở nên thanh lịch và quyến rũ hơn.
Ngoài kiểu trang phục trung tính là một loạt các kiểu mốt kỳ quặc không kém:
Kiểu 1 : “Bảy sắc cầu vồng”,với nguyên bộ mũ vàng, áo đỏ, quần nõn chuối, giày
da cam … tha hồ “nổi” giữa đám đông.Mọi người chăm chú nhìn không bỏ xót một
2
chi tiết nào dù là nhỏ nhất, nhưng chủ nhân của kiểu mốt không hề biết mình đang
làm người ta nóng cả mắt.
Kiểu 2 : “Con nhà nghèo” , những chiếc quần bò mài rách te tua, những chiếc áo
ngắn cũn như thể … thiếu vải. Hay những chiếc áo phông vá chằng vá chịt kiểu
càng nhiều mảnh càng … mốt. Đó là phong cách khá được sinh viên trường KD &
CN ưa chuông. Quần áo ấy mà thêm đôi giày kiểu khủng bố nữa thì trông đích thị
là dân chơi.
Kiểu 3 : “Phong cách … hip-hop”
Những chiếc quần "tụt" rộng thùng thình, những chiếc áo đủ loại dây dợ, mũ lưỡi
trai đội ngược, ba lô con cóc to bè, nếu thêm một chiếc phone nữa thì quả là đầy
đủ. Bạn có thể tự hào về kiểu hổng giống ai của mình rồi.
Kiểu 4 : “ Trong suốt đến không ngờ”, Một chiếc áo ngắn trên, hở dưới, trong
suốt kiểu : “áo em trắng quá nhìn … xuyên qua”, một chiếc quần jeans trễ tới trễ
lui, cả dài cả ngố … Đó có lẽ không phải phong cách của sinh viên ?.
Kiểu 5 : “Con nhà … giàu”, một chiếc mũ rộng vành, một chiếc áo sát nách, ôm
sát người, một chiếc mini zíp ngắn, và một đôi bốt thật cao. kiểu này hợp với biễu
diễn thời trang hơn là lên giảng đường.
Thoải mái, năng động và cá tính là những ưu điểm của trang phục giảng
đường, nhưng với những trang phục được biến tấu một cách thừa thoải mái thiếu
nghiêm túc như trên, các bạn SV vô tình làm giảm thiện cảm trong mắt người xung
quanh.
2. Ý thức .
Từ khi loài người xuất hiện, tiến hoá, biết lao động và kiếm sống, ý thức phát triển
song song với khả năng giao tiếp, ngôn ngữ. Từ khi sinh ra cho đến khi trưởng
thành, già đi . . ., trong suốt quá trình phát triển như vậy mỗi con người hình thành
cho mình một ý thức riêng ( từ đơn giản đến phức tạp - từ phức tạp đến phức tạp
hơn ). Một đứa trẻ khi bắt đầu hình thành ý thức, nó mới chỉ biết được rằng bộ quần
3
áo là để mặc, cái mũ là để đội , cái tất để đi vào chân cho ấm . . . Đó là nhận thức, ý
thức của một đứa trẻ. Vậy, khi đã trưởng thành một sinh viên các bạn ý thức như
thế nào về trang phục học đường?.
Là một sinh viên của trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội, qua
quá trình học hỏi và tiếp xúc với bạn bè tôi nhận thấy rằng sinh viên trường tôi có
rất nhiều ý thức khác nhau về trang phục học đường.
“Ý thức như người đã lớn”, Có sinh viên cho rằng: Sinh viên tức là người
đã lớn, đã ý thức được thế nào là lịch sự và đẹp. Còn nhố nhăng hay không còn tuỳ
vào cách nhìn. Lẽ tự nhiên, nếu mặc một trang phục mà có quá nhiều sự phản ứng
không đồng tình thì người mặc cũng sẽ từ từ điều chỉnh bản thân. Việc giáo dục ở
Đại học không thể như cấp 3, cấp tiểu học mà mọi thứ đều phải theo sát sinh viên
từ ăn mặc, tóc tai cho đến cách học . . .bởi học Đại học còn là học tự giác, sự tự
chịu trách nhiệm với hành động của mình. Cũng tương tự như vậy, bạn Chu Ngọc
Lan ( lớp KT11-11 ) ý thức rằng: “Khi bước chân vào cổng trường , trở thành một
sinh viên (tức là đã lớn hơn nhiều ), điều đó đồng nghĩa với việc bạn được giải
thoát khỏi những bộ quần áo đồng phục của học sinh phổ thông thùng thình, đơn
điệu chỉ hai màu đen trắng và phải mặc hàng tuần. Vào Đại học sẽ được tự do lựa
chọn những bộ trang phục tới trường, được mặc theo sở thích, theo cá tính”
( Nguồn tin từ bạn bè ).
“Ý thức phù hợp”, “thời trang đẹp là thời trang phù hợp” – phù hợp với mỗi
người và môi trường mình sống. Thế hệ trẻ ( sinh viên ) ngày nay, tiếp cận thời
trang cực kỳ nhanh chóng, nhưng phải biết chọn lọc đừng để trở nên phản cảm
trong mắt mọi người.
“Ý thức tuổi 18”, Ngày nay khi sinh viên nhuộm tóc ( màu hạt dẻ hay màu
nâu nhẹ ) mặc quần jeans, đeo khuyên tai khi các bạn đã tròn 18 tuổi là chuyện
không phải không chấp nhận được nếu chính các bạn đó cảm thấy đã suy nghĩ thật
kỹ, cũng như thấy mình thật sự tự tin hơn và đẹp hơn . . .
4
Ý thức của con người là vô hạn, nhưng để nhận thức một cách đúng đắn thì
không phải ai cũng làm được. Giảng đường là nơi để sinh viên học tập và trau dồi
kiến thức, trang phục phù hợp có tác động không ít đến kết quả học tập. Hãy tự biết
lựa chọn cho mình những bộ trang phục thích hợp nhất.
II. Ảnh hưởng ( tiêu cực ) của trang phục học đường tới nhà trường và việc
học tập trên lớp của sinh viên.
1. Ảnh hưởng tới phía nhà trường.
Sinh viên có thể coi là bộ mặt của nhà trường, bởi vậy cách ăn mặc của sinh
viên cũng tương đối quan trọng. Đó là một trong số các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp
đến hình ảnh của nhà trường. Sinh viên trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ
Hà Nội với những quan niệm về trang phục của họ đã khiến nhiều người, nhiều
sinh viên trường bạn coi là: “trường con nhà giàu”. Cứ nhắc đến tên trường là ai
cũng tưởng tượng ra sinh viên của trường với những bộ trang phục hết sức ăn chơi
( quần ngắn, áo cũng ngắn - tóc dài tóc ngắn đều vàng hoe,uốn quăn hết lượt ), đi
kèm là những chiếc xe máy, những chiếc điện thoại cực kỳ thời trang . . .Phong
cách ăn mặc ( quá mốt ) của sinh viên không những làm giảm hình ảnh tốt đẹp của
trường mà còn có một vài ảnh hưởng ( tiêu cực ) như :
• Làm mất tập trung trong việc học tập, nghe giảng trên lớp dẫn
tới ảnh hưởng tới thành tích của bản thân, của lớp cũng như của
trường.
• Ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh của trường ( các bậc phụ
huynh liệu có tin tưởng gửi gắm con mình ? ).
• Đôi khi chất lượng giảng dạy của giáo viên sẽ giảm đi, do cách
ăn mặc phản cảm của sinh viên.
. . .
2. Ảnh hưởng tới tài chính & kết quả học tập của sinh viên.
5