Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Công tác quản lí nhà nước đối với phát triển nón làng Chuông của UBND xã Phương Trung, Thanh Oai , Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.54 KB, 39 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài nghiên cứu khoa học này là kết quả nghiên cứu
nghiêm túc của cá nhân tôi. Mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện tiểu luận này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong bài tiểu luận đã được chỉ ra nguồn
gốc rõ ràng và được phép công bố.Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên
cứu của mình.
Hà Nội, ngày 8 tháng 12 năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này tôi đã nhận được sự hướng dẫn chu đáo của
giảng viên hướng dẫn Bùi Thị Ánh Vân.
Trong thời gian thu thập tài liệu để xây dựng đề tài,tôi xin chân thành cảm
ơn sự giúp đỡ của các nghệ nhân làng nón Chuông, UBND xã Phương Trung,
huyện Thanh Oai, Hà Nội đã giúp tôi hoàn thiện nhanh chóng hoàn thiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn.


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNH-HĐH
UBND
HTX

Công nghiệp hóa –Hiện đại hóa
Uỷ ban Nhân dân
Hợp tác xã

MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN


LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ TỔNG
QUAN VỀ NÓN LÀNG CHUÔNG...................................................................4
1.1. Một số vấn đề lí luận..............................................................................4
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản........................................................................4
1.1.2. Định hướng và nội dung cơ bản của công tác quản lý nhà nước về phát
triển làng nghề truyền thống...........................................................................5
1.2. Khái quát về xã Phương Trung và nón làng Chuông...............................7
1.2.1. Xã Phương Trung, huyện Thanh Oai , Hà Nội.....................................7
1.2.2. Làng chuông và nón làng Chuông........................................................7
*Tiểu kết...............................................................................................................................8
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÓN
LÀNG CHUÔNG CỦA UBND XÃ PHƯƠNG TRUNG, THANH OAI, HÀ
NỘI.......................................................................................................................9
2.1.Việc thực hiện các chính sách của nhà nước về phát triển làng nghề
truyền thống của UBND xã Phương Trung...........................................................9
2.2.Thực trạng công tác quản lý nhà nước về nón làng Chuông của
UBND xã Phương Trung.............................................................................................13
2.2.1.Quản lí các hộ sản xuất nón.................................................................13
2.2.2. Quản lí về các loại hình dịch vụ..........................................................14
2.2.3. Quản lí về các loại hình dịch vụ doanh thu.........................................18
2.3.Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý.............................21
2.3.1. Thuận lợi.............................................................................................21
2.3.2. Khó khăn.............................................................................................22
*Tiểu kết.............................................................................................................................24



Chương 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN
THỐNG CỦA UBND XÃ PHƯƠNG TRUNG, HUYỆN THANH OAI,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI.....................................................................................25
3.1.Khuyến khích tính sáng tạo của người làm nón để cải tiến mẫu mã,
tạo thêm nhiều sản phẩm mới phục vụ cho thị hiếu đa dạng của nhiều
khách hàng........................................................................................................................25
3.2. Mở rộng thị trường tiêu thụ nâng cao hiệu quả kinh tế của làng
nghề .....................................................................................................................................26
3.3.Kiến nghị nhà nước và chính quyền địa phương cần có những chính
sách, kế hoạch quan tâm, đầu tư để phát triển làng nghề............................26
3.4 . Gắn sự phát triển của nghề làm nón với sự phát triển du lịch..........27
3.5.Tăng cường tuyên truyền , quảng bá thương hiệu nón làng Chuông.....28
*Tiểu kết.............................................................................................................................28
KẾT LUẬN........................................................................................................29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................30
PHỤ LỤC...........................................................................................................31


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Làng nghề truyền thống có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển
kinh tế , văn hóa, xã hội của đất nước.Trong thời kì hội nhập,sự phát triển của
nền kinh tế thị trường với các ngành công nghiệp là mối đe dọa lớn đối với các
nghành nghề truyền thống ,đứng trước sức ép trên đòi hỏi đảng và nhà nước cần
đưa ra những chính sách đúng đắn phù hợp đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại
hóa song song với việc bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
-Thứ nhất, sự phát triển của các làng nghề truyền thống góp phần bảo tồn,
phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc qua những sản phẩm của

làng nghề.
-Thứ hai, bảo tồn và phát triển làng nghề góp phần giải quyết việc
làm,tăng thu nhập cho người dân và đất nước.Làng nghề truyền thống đem lại
nguồn thu nhập cao hơn so với sản xuất nông nghiệp thuần túy.Các ngành nghề
truyền thống còn đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước
-Thứ ba, bảo tồn và phát triển làng nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ở nông thôn.Góp phần phá vỡ thế thuần nông và mở ra khả năng phát
triển công nghiệp, dịch vụ một cách hợp lý.
Hiện nay trên cả nước có rất nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như
làng gốm Bát Tràng , làng thuê Xuân Nèo, làng lụa Vạn Phúc...Trong đó, không
thể không kể đến làng Chuông với nghề làm nón có truyền thống hàng trăm
năm.Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, làng Chuông đang dần mai một nghề
làm nón.
Với làng Chuông , xã Phương Trung, chính quyền địa phương đã cụ thể
hóa các chính sách của nhà nước gắn với điều kiện kinh tế- xã hội của địa
phương, đề ra một số chính sách phát triển làng nghề như chính sách vốn, chính
sách đãi ngộ nghệ nhân, chính sách đào tạo nhân lực...Tuy nhiên, một số chính
sách của nhà nước chưa đồng bộ, thường xuyên phải bổ sung, chỉnh sửa, hoạt
động quản lý chưa sát với tình hình thực tiễn ở làng nghề, nguồn lực tài chính
đầu tư cho phát triển làng nghề còn hạn chế.
1


Do vậy, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với phát triển
làng nghề truyền thống trên địa bàn xã Phương Trung, huyện Thanh Oai , Hà
Nội. Qua đó góp phần gìn giữ, phát triển làng nghề-nón làng Chuông, đòi hỏi
phải nghiên cứu tìm tòi giải pháp phù hợp phát triển làng nghề trong bối cảnh
đất nước CNH-HĐH . Từ đó, tôi đã lựa chọn đề tài “Công tác quản lí nhà nước
đối với phát triển nón làng Chuông của UBND xã Phương Trung, Thanh Oai ,
Hà Nội.’’ làm đề tài tiểu luận của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
-Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu và đánh giá về thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với
phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn xã Phương Trung, huyện Thanh
Oai , Hà Nội.,từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần vào việc nâng cao chất
lượng công tác quản lý nhà nước đối với công tác này trên địa bàn.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu thì đề tài tập trung nghiên cứu làm rõ
những vấn đề sau:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý nhà nước về việc phát
triển làng nghề truyền thống cấp xã
+ Tìm hiểu đánh giá và khảo sát thực trạng công tác quản lý nhà nước về
phát triển làng nghề truyền thống của UBND xã Phương Trung, huyện Thanh
Oai , Hà Nội.
+ Đưa ra một số gỉai pháp và đề xuất góp phần nâng cao chất lượng công
tác quản lý nhà nước về phát triển làng nghề truyền thống của UBND xã Phương
Trung, huyện Thanh Oai , Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng : Công tác quản lý nhà nước về phát triển làng nghề truyền thống
-Phạm vi: Trên địa bàn xã Phương Trung, huyện Thanh Oai , Hà Nội.
-Thời gian: Số liệu về thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với phát
triển làng nghề truyền thống trên địa bàn xã Phương Trung, huyện Thanh Oai ,
Hà Nội giai đoạn 2005-2015 và đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao chất
2


lượng công tác quản lý nhà nước phát triển làng nghề giai đoạn 2016–2020.
4.Lịch sử vấn đề nghiên cứu
-Đặng Văn Bài ( 11/2006 ), tham luận hội thảo ‘’ Bảo tồn bền vững làng
nghề Hà Tây: ‘’Thực trạng và giải pháp’’.

-Làng nghề Hà Tây ( 2001) , Sở Công nghiệp Hà Tây.
-Nguyễn Thị Hương Lan ( 2008 ), ‘’Hoàn thiện quản lý nhà nước về phát
triển làng nghề Hà Tây’’ luận văn thạc sĩ
- Nguyễn Tùng Lâm (2005) , ‘’Nón ba tầm làng Chuông- Hà Tây’’, lưu tại
thư viện bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Đó là cơ sở, là tài liệu quý báu giúp tôi trong quá trình nghiên cứu về vấn
đề quản lý làng nghề nói chung và từ đó giúp tôi xác định rõ phạm vi, đối tượng,
mục đích nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận của
công tác quản lý nhà nước về phát triển các làng nghề truyền thống, thực trạng
phát triển ; công tác quản lý nhà nước về phát triển làng nghề truyền thống của
UBND xã Phương Trung, huyện Thanh Oai , Hà Nội; một số kiến nghị nhằm
nần cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phát triển làng nghề truyền thống
của UBND xã Phương Trung, huyện Thanh Oai , Hà Nội.
5.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận : Phương pháp duy vật biện chứng , duy vật lịch sử,
quan điểm của Đảng và nhà nước về phát triển làng nghề truyền thống.
- Phương pháp cụ thể : Quan sát , điều tra, khảo sát thực tế, so sánh , thu
thập tổng hợp , quan sát.
6. Bố cục đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận của công tác quản lý nhà nước về phát triển các
làng nghề truyền thống và tổng quan về nón làng Chuông.
Chương 2 : Thực trạng công tác quản lý nhà nước về nón làng Chuông
của UBND xã Phương Trung, Thanh Oai , Hà Nội.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà
nước về phát triển làng nghề truyền thống của UBND xã Phương Trung, Thanh
Oai , Hà Nội.
3


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT
TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ TỔNG QUAN VỀ
NÓN LÀNG CHUÔNG
1.1. Một số vấn đề lí luận
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
a.Làng nghề,làng nghề truyền thống
Làng nghề , làng nghề truyền thống là những khái niệm cơ bản khi nghiên
cứu về sự phát triển của làng nghề.
* Khái niệm: “Làng nghề là một thuật ngữ dùng để chỉ các cộng đồng cư
dân, chủ yếu ở ở các vùng ngoại vi thành phố và nông thôn, có chung truyền
thống sản xuất các sản phẩm thủ công cùng chủng loại. Làng nghề thường mang
tính tập tục truyền thống đặc sắc, đặc trưng, không chỉ có tính chất kinh tế mà
còn bao gồm cả tính văn hóa, đặc điểm du lịch.’’[4; Tr 19]
* Sản phẩm làng nghề theo Hiệp hội Làng nghề, được chia ra làm 16
nhóm như sau: mây tre đan; Gốm, sứ, pha lê; Dâu tằm; Thêu, dệt, lụa; Đánh bắt,
chế biến hả sản; Đúc đồng, chạm bạc; Đóng, sữa chữa tàu thuyền; Sản xuất hàng
dân dụng; Hoa, cây cảnh; Làm chiếu; Thủ công mỹ nghệ; Điêu khắc, chạm khắc
gỗ; Sơn mài; Làm giấy; Làm trống; Chế biến thức phẩm.
* Làng nghề truyền thống
Từ trước đến nay các nhà học giả các nhà nghiên cứu chưa có sự thống
nhất về việc định nghĩa được làng nghề truyền thống.
Theo “Hà Tây làng nghề làng văn’’ định nghĩa thì “ Làng nghề truyền thống
là làng nghề cổ truyền làm nghề thủ công. Ở đấy không nhất thiết tất cả các dân
làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng đồng
thời làm nghề nông. Nhưng yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người
thợ chuyên sản xuất hàng truyền thống ngay tại quê mình.’’ [4; Tr 24]
Làng nghề truyền thống là những làng nghề có lịch sử hình thành và phát
triển lâu đời, có những thành công nhất định có uy tín thương hiệu được nhiều
người biết đến.
4



- Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra các sản
phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay
hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.
- Làng nghề: Là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn,
phum, sóc, hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các
hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác
nhau
b.Quản lý,quản lý nhà nước
Có nhiều khái niệm về quản lý.Theo ‘’Giáo trình lý luận quản lý hành
chính nhà nước’’ viết: ‘’ Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức( gia đình,
doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là : kế hoạch, tổ
chức, chỉ đạo , điều chỉnh và kiểm soát.quản lý chính là thực hiện kế hoạch , tổ
chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy’’ [1; Tr 21].
Theo ‘’Giáo trình quản lý hành chính nhà nước’’ định nghĩa:’’Quản lý nhà
nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với
các quá trình xã hội và hành vi hoạt Quản động của con người để duy trì và
phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những
chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo
vệ tổ quốc XHCN’’ [1, Tr 23]
1.1.2. Định hướng và nội dung cơ bản của công tác quản lý nhà nước
về phát triển làng nghề truyền thống
Định hướng của Đảng và chính sách của nhà nước về công tác quản lý
nhà nước về phát triển làng nghề truyền thống được thể hiện rõ ràng nhất qua
nghị định 66/2006/NĐ-CP ban hành năm 2006 của Thủ tướng chính phủ định
hướng làng nghề là một phần quan trọng của nền kinh tế thị trường hiện đại với
mục tiêu CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn , thể hiện qua:
-Thứ nhất quy trình , thủ tục công nhận làng nghề , làng nghề truyền
thống.

-Thứ hai là gắn làng nghề với bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc.
-Thứ ba nhà nước tạo điều kiện về mặt bằng.
5


-Thứ tư nhà nước có chính sách hỗ trợ vốn.
-Thứ năm hỗ trợ xúc tiến thương mại.
-Thứ sáu hỗ trợ đào tạo nhân lực.
Thành phố Hà nội có những chỉ đạo cụ thể và thiết thực về công tác phát
triển làng nghề , thể hiện qua quyết định số 31/2014/QĐ-UBND thành phố về
việc phát triển làng nghề với nội dung:
-Thứ nhất hỗ trợ đào tạo nghề truyền thống 3 tháng đến 1 năm cho người
dân.
-Thứ hai hỗ trợ huấn luyện kĩ năng đào tạo quản lý cho người dân làng
nghề trong 7 ngày.
-Thứ ba xây dựng kế hoạch định hướng phát triển hàng năm.
-Thứ tư hỗ trợ xúc tiến thương mại.
+ Đào tạo huấn luyện kĩ năng quảng bá quảng cáo.
+Đặt tên, thiết kế logo.
+ Hỗ trợ kinh phí xử lí ô nhiễm môi trường.
Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về phát triển làng nghề thể hiện
qua các chương trình hoạt động:
-Xây dựng quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn, phát triển các làng
nghề , cụm cơ sở ngành nghề nông thôn , gắn với việc hình thành các thị trấn
mới ở nông thôn.
-Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn được xây dựng phù hợp với
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của địa phương và cả nước , gắn với
bảo vệ môi trường làng nghề.
-Tuyên truyền, phổ biến, vận động người dân thực hiện các quy định về
vệ sinh môi trường và phòng chống ô nhiễm môi trường làng nghề.

-Xây dựng chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống,
phát triển làng nghề gắn với du lịch , phát triển làng nghề mới.
-Phân tích, dự báo đầy đủ yếu tố tác động đến sự phát triển của làng nghề,
nhất là về thị trường, yêu cầu về năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ.
-Phân tích , đánh giá hiện trạng phát triển ngành nghề nông thôn trên các
6


vùng lãnh thổ , đi sâu phân tích cơ cấu sản phẩm chủ yếu , vùng nguyên liệu ,
công nghệ , lao động, tổ chức sản xuất , cơ sở hạ tầng và môi trường.
-Thống kê , đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn
và có kế hoạch gỉai quyết tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề.
-Hỗ trợ và tạo điều kiện cho việc hình thành các khu và cụm công
nghiệp ,cụm làng nghề ở nông thôn để thu hút các cơ sở sản xuất công nghiệp và
kinh doanh dịch vụ sử dụng nhiều lao động và nguồn nguyên liệu từ nông, lâm,
thủy sản.
1.2. Khái quát về xã Phương Trung và nón làng Chuông
1.2.1. Xã Phương Trung, huyện Thanh Oai , Hà Nội
Phương Trung là 1 xã của huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
Xã Phương Trung nằm cách Hà Nội hơn 20km là một vùng đất vốn dĩ khô
cằn nên từ lâu, dân làng đã làm thêm nghề phụ. Nghề làm nón lá đã trở thành
một trong những nghề truyền thống khá thành đạt.
Xã có tổng diện tích là 4,82 km² với Tổng số dân: 13070 người (1999)
1.2.2. Làng chuông và nón làng Chuông
Làng Chuông là một ngôi làng nhỏ nằm bên dòng sông Đáy, cách trung
tâm Hà Nội trên 30 km, thuộc xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội.[xem
phụ lục 1; Tr 31] Từ Hà Nội đi theo hướng quốc lộ 6 đi Hòa Bình, tới ngã ba Ba
La ,rẽ trái để đi theo hướng đi Chùa Hương, qua thị trấn Kim Bài khoảng 2km
thì sẽ tới ngã 3 rẽ phải vào Làng Chuông . Đến Làng Chuông phiên họp chợ
Nón. Thời gian họp chợ diễn ra vào các buổi sáng ngày sáng mồng 4, 10, 14, 20,

24 và 30 âm lịch. Chợ bán các loại Nón và nguyên liệu làm Nón . Làng Chuông
khác với nhiều địa phương làm nghề truyền thống là không sẵn có vùng nguyên
liệu phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất mà hầu hết các nguyên liệu đều được
các thương lái thu gom từ nhiều tỉnh thành khác . Do đó, ở chợ nón làng Chuông
, nón không hẳn là sản phẩm đã hoàn thiện là chính, mà những nguyên liệu phục
vụ cho việc sản xuất nón mới làm nên sự độc đáo của phiên chợ. Chợ họp ngay
cạnh Đình Làng, đây cũng là một phiên chợ còn lưu giữ nhiều nét cổ trong đời
sống sinh hoạt làng xã Việt Nam. Được rất nhiều các du khách mua về để làm đồ
7


lưu niệm khi đến với làng Chuông Hà Nội.
Làng Chuông gồm có sáu xóm thì tất cả người dân đều làm nghề nón. Vật
dụng làm nón gồm lá, chỉ và khung nón. Nón làng Chuông trông đơn giản,
nhưng đòi hỏi rất công phu, tỉ mỉ khi làm ra nó. Khung nón làm bằng tre ngâm
kỹ vừa dẻo dai lại rắn chắc, gồm 16 vành. Ðây được coi là công thức bắt buộc
đã chọn lọc phù hợp với thực tế thông qua bao đời người thợ làm nón
Chuông. Nón làng Chuông nổi tiếng từ cách đây vài thế kỷ. Xưa kia, chính nón
Chuông là vật tiến cống cho hoàng hậu và công chúa, đồng thời cũng là thứ
trang sức cho các bà, các chị, nhất là những thiếu nữ. Đến nay, những nét đẹp đó
vẫn còn được gìn giữ như một biểu tượng văn hoá đặc sắc của người Việt Nam
nói chung và người dân làng Chuông nói riêng. [xem phụ lục 2; Tr 31]
*Tiểu kết
Trong chương 1, tôi đã trình bày một số khái niệm về làng nghề, làng
nghề truyền thống, quản lý, quản lý nhà nước. Đồng thời ,nêu ra một số định
hướng và chính sách của Đảng,nhà nước trong công tác quản lý nhà nước về
phát triển làng nghề truyền thống.Bên cạnh đó là các nội dung cơ bản của quản
lý nhà nước về phát triển làng nghề thể hiện qua một số chương trình hoạt
động. Tiếp đó, tôi đã khái quát tổng quan về xã Phương Trung, Thanh Oai, Hà
Nội và giới thiệu về chiếc nón làng Chuông- một sản phẩm truyền thống độc

đáo nơi đây.

8


Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÓN LÀNG
CHUÔNG CỦA UBND XÃ PHƯƠNG TRUNG, THANH OAI, HÀ NỘI
2.1.Việc thực hiện các chính sách của nhà nước về phát triển làng
nghề truyền thống của UBND xã Phương Trung.
Nón làng Chuông có truyền thống lâu đời nên UBND huyện Thanh Oai đã
có chủ trương xây dựng thương hiệu cho làng nghề xã Phương Trung. Tháng 112012, Cục Sở hữu Trí tuệ ( Bộ Khoa học và Công nghệ ) đã chính thức công nhận
nhãn hiệu tập thể "Nón Chuông" cho nghề làm nón tại xã Phương Trung. Sự kiện
này đánh dấu bước phát triển mới cho nón làng Chuông. Trong Quy hoạch phát
triển du lịch Thủ đô đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, thành phố Hà Nội
cũng xác định du lịch làng nghề là một hướng đi chính. Những năm gần đây, địa
danh nón làng Chuông đã xuất hiện trong một số tua du lịch làng nghề. Vì vậy,
việc công nhận nhãn hiệu tập thể còn tạo cơ hội tốt để quảng bá nghề làm nón ở
Phương Trung, mở rộng thị trường, đặc biệt trong phát triển du lịch.
Hiện tại, xã Phương Trung đã quy hoạch và đang chờ cấp thẩm quyền phê
duyệt dự án gần 20 ha để phát triển nghề làm nón huyện cũng đang nghiên cứu
cho quy hoạch điểm, khu du lịch làng nghề gần 2 ha ở làng Chuông,tiếp tục đầu
tư tu bổ đình chùa và các di tích kề cận, có bảng sơ đồ, bảng giới thiệu về lịch sử
và giá trị của các di tích này, tạo tiền đề thuận lợi để phát huy hết tiềm năng giá
trị từ sản phẩm nón lá làng Chuông trong thời gian tới…Với những định hướng
này, hy vọng nghề làm nón sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.
Đầu tư cho phát triển làng nghề là một trong những công tác quản lí nhà
nước đang được địa phương quan tâm và tập trung thực hiện .Việc đầu tư vốn
cho làng nghề có vai trò quan trọng. Đầu tư cho hoạt động s ản xu ất kinh
doanh tại làng nghề sẽ góp phần giải quyết các vấn đề xã hội và các quan

hệ phức tạp khác như: xóa đói giảm nghèo, bài trừ các hủ tục lạc hậu… Các
chính sách đầu tư hợp lý sẽ góp phần thực hiện các chính sách xã hội, một
vấn đề đều được các nước và các tổ chức quốc tế quan tâm. Kinh tế làng
9


nghề đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghi ệp, nông thôn.
Làng nghề làm nón hiện nay đang thiếu vốn để sản xuất, đ ể m ở r ộng
ngành nghề, để xây dựng cơ sở vật chất và kết cầu hạ tầng… Do v ậy, chính
sách vốn và các hoạt động đầu tư sẽ góp phần đẩy m ạnh CNH – HĐH t ại
làng nghề, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế. Chính sách huy động và s ử
dụng vốn sẽ tạo môi trường thuận lợi cho tất cả các thành ph ần kinh t ế
đều có thể tiếp cận các nguồn vốn để phát triển làng nghề. Doanh nghiệp,
cơ sở sản xuất trong làng nghề làm nón đầu tư mở rộng, đầu t ư m ới, có s ử
dụng lao động phải đào tạo được UBND huyện Thanh Oai xem xét h ỗ tr ợ
kinh phí đào tạo cho số lao động mới. Hỗ trợ tr ực tiếp cho doanh nghi ệp,
mức hỗ trợ từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng/người/khóa học ,t ừ
nguồn kinh phí khuyến công củathành phố Hà Nội.[2; Tr 45]. Nhà nước hỗ
trợ đào tạo nghề, truyền nghề từ 3 tháng đến 1 năm: áp dụng đối với doanh
nghiệp trong nước, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có cam kết bố trí việc
làm cho học viên sau đào tạo và hỗ trợ tập huấn nâng cao trình độ quản trị doanh
nghiệp cho chủ các cơ sở sản xuất, lãnh đạo các doanh nghiệp làng nghề. Hoạt
động này do Sở Công thương tổ chức thực hiện.
Ngoài ra, hỗ trợ xúc tiến thương mại, áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ
và vừa, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, hợp tác xã khi tham gia các hoạt động xúc
tiến thương mại. Theo kế hoạch được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt và
có trong dự toán hàng năm theo quy định tại các Điều 5, 6, 7 Thông tư số
88/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính
hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong làng
nghề làm nón khi tham gia hội chợ, triển lãm được hỗ tr ợ 50% tiền thuê

diện tích gian hàng tại hội chợ, triển lãm ở tỉnh ngoài, ở n ước ngoài, t ừ
nguồn vốn khuyến công, khuyến thương của thành phố Hà Nội.
UBND hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề 100% kinh
phí quảng bá sản phẩm trên Website của thành phố và của sở Công
Thương, từ nguồn vốn khuyến thương của Hà Nội. Ngoài ra, nhà n ước còn
hỗ trợ kinh phí xây dựng, đăng ký thương hiệu sản phẩm làng nghề
10


(thương hiệu chung). Làng nghề truyền thống làm nón làng Chuông, khi
xây dựng biển quảng bá làng nghề được hỗ trợ cho UBND xã Ph ương
Trung từ nguồn vốn khuyến công của thành phố Hà Nội.Các t ổ ch ức h ội
ngành nghề ở xã Phương Trung có làng ngh ề truy ền th ống làm nón, g ắn
với tuyến du lịch, được hỗ trợ xây dựng một nhà trưng bày gi ới thi ệu s ản
phẩm. Với xã Phương Trung, làng Chuông đạt tiêu chuẩn, làng nghề, xã
nghề được UBND tỉnh cấp bằng công nhận và thưởng cho làng ngh ề, cho xã
nghề, từ nguồn kinh phí khuyến công của thành phố Hà Nội.
Ngoài ra, UBND đã quy hoạch cho thuê mặt bằng với vị trí đẹp, thuận lợi
cho buôn bán để các hộ kinh doanh đăng kí bán hàng và quảng bá sản phẩm nón.
Với một hệ thống giao thông thuận tiện giúp cải thiện đáng kể tình hình kinh
doanh sản xuất nơi đây. Nguồn điện và nguồn nước luôn cung cấp đầy đủ phục
vụ tích cực cho làng nghề. Thành phố Hà Nội hỗ trợ xây dựng hạ tầng phục
vụ du lịch làng nghề làm nón. Các doanh nghi ệp, h ợp tác xã, hộ gia đình
đầu tư xây dựng mới bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công c ộng, khu tr ưng bày gi ới
thiệu sản phẩm tại làng nghề. Dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt
theo quy định và nằm trong kế hoạch th ực hi ện hàng năm đ ược h ỗ tr ợ
toàn bộ kinh phí mua vật tư xây dựng bãi đỗ xe, nhà v ệ sinh công c ộng
theo Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND quy định về chính sách khuy ến
khích phát triển làng ngh ề thành ph ố Hà N ội .
Năm

Khu trưng bày sản phẩm
Nhà vệ sinh
Bãi đỗ xe

2005
2
3
2

2010
4
7
4

2015
10
12
6

Theo bảng số liệu trên, ta thấy:
-Năm 2005 trên địa bàn xã Phương Trung có 2 khu trưng bày, 3 nhà vệ
sinh công cộng và 2 bãi đỗ xe.
-Năm 2010, số khu trưng bày là 4, 7 nhà vệ sinh và 4 bãi đỗ xe.
-Năm 2015, tổng có 10 khu trưng bày, 12 nhà vệ sinh và 6 bãi đỗ xe với
quy mô mở rộng và hiện đại hơn.
11


-So với năm 2005, năm 2010 đã tăng lên 2 nhà trưng bày mới .Năm 2015
tiếp tục hoàn thiện và mở rộng thêm 8 nhà trưng bày sản phẩm so với năm

2005.Đây là sự quan tâm, đầu tư kịp thời hiệu quả của Đảng và nhà nước trong
bối cảnh đất nước từng ngày đổi mới.
-Các nhà vệ sinh công cộng không ngừng được xây dựng, đảm bảo yêu
cầu của khách tới làng Chuông tham quan, mua bán. Từ năm 2010, có 4 nhà vệ
sinh được xây dựng thêm so với năm 2005.từ 3 nhà vệ sinh công cộng, năm
2015 UBND xã đã cho xây thêm 9 nhà vệ sinh mới so với năm 2005.
-Trước đây, do xe cộ phương tiện đi lại chưa thật sự phong phú và đa dạng
nên chỉ có 2 bãi đỗ xe đơn giản trong làng Chuông. Năm 2010, UBND xã cho
xây thêm 2 bãi dỗ xe mới so với năm 2005. Đến năm 2015, tổng bãi đỗ xe đã
tăng lên thành 6 cái, tăng 4 bãi so với năm 2005, đồng thời không ngừng nâng
cấp và mở rộng hệ thống bãi đỗ xe an toàn và tiện lợi hơn cho nhân dân và du
khách đến tham quan , mua bán ở làng Chuông.
Số liệu trên cho thấy cơ sở hạ tầng của làng Chuông được UBND xã
Phương Trung quan tâm đầu tư, mở rộng và nâng cấp nhằm không ngừng đảm
bảo và phục vụ nhu cầu của người dân địa phương, của du khách đến tham quan
mua bán nón.
Đồng thời, địa phương đã rà soát lại việc thực hiện các cơ chế, chính
sách của Nhà nước về khuyến khích phát triển nghề và làng nghề, trợ giúp
bảo vệ môi trường, xúc tiến thương mại, đào tạo nhân lực; phân tích kỹ
việc thực hiện các cơ chế, chính sách ấy trong thời gian qua và đ ề xuất gi ải
pháp thực hiện trong thời gian tới; những cơ chế, chính sách cần bổ sung,
hoàn chỉnh, giúp cho doanh nghiệp làng nghề của xã Phương Trung. UBND
thường xuyên cử cán bộ có chuyên môn tham gia quản lí hoạt động của làng
nghề.Bên cạnh đó, UBND xã luôn tạo mối liên kết và điều kiện tốt các đơn vị du
lịch trong và ngoài nước,tăng cường các quan hệ liên doanh, liên kết về
nhiều mặt trong sản xuất, kinh doanh, khắc phục tình trạng doanh nghiệp
thiếu liên kết, thậm chí cạnh tranh không lành mạnh, cùng nhau th ương
thảo, thỏa thuận đối với những vấn đề liên quan đến uy tín, th ương hi ệu
12



của làng nghề, như giá cả, kinh doanh hợp pháp, không gian l ận th ương
mại, buôn bán hàng giảnhằm mở rộng phát triển quảng bá cho nón làng
Chuông.
2.2.Thực trạng công tác quản lý nhà nước về nón làng Chuông của
UBND xã Phương Trung
2.2.1.Quản lí các hộ sản xuất nón
Theo báo cáo cả làng Chuông hiện có nguồn lao động làm nghề khá đa
đạng , từ trẻ nhỏ 5, 6 tuổi đến các cụ già ,từ các bà , các chị đến những em học
sinh[xem phụ lục 3;4; Tr 32].Tuy làm nón không cho thu nhập cao nhưng đã giải
quyết một phần công ăn việc làm lúc nông nhàn và tăng thu nhập cho nhân dân
toàn xã .Các hộ sản xuất –kinh doanh nón làng Chuông trên địa bàn xã Phương
Trung qua thời gian có nhiều thay đổi.
Năm
Số hộ sản xuất
Số hộ kinh doanh

2005
750
175

2010
600
120

2015
320
85
[2; Tr 35]


Theo bảng số liệu, ta thấy:
-Năm 2005, số hộ sản xuất đạt 750 hộ, kinh doanh đạt 175 hộ.
-Năm 2010, hộ sản xuất chỉ còn 600 hộ, hộ kinh doanh xuống còn 120 hộ.
-Năm 2015, hộ sản xuất chỉ còn 320 hộ, hộ kinh doanh xuống còn 85 hộ.
Năm 2005, số hộ sản xuất đạt 750 hộ, kinh doanh đạt 175 hộ. Đây là con
số tương đối khả quan thời điểm bấy giờ.Các hộ sản xuất đa phần sẽ kiêm luôn
kinh doanh nón, không chỉ buôn bán thu lợi nhuận từ mặt hàng này mà còn
khẳng định chất lượng thương hiệu cho nhãn hiệu nón của gia đình là bộ phận
của nón làng Chuông. Một số hộ kinh doanh thì nhập nón từ các hộ sản xuất về
rồi bằng những kí năng quảng cáo, bán hàng, mối quan hệ của mình bán nón thu
lợi nhuận. Tóm lại, kể cả hộ sản xuất cho tới kinh doanh đều đang gìn giữ và
quảng bá phát triển thương hiệu nón làng Chuông , thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
xã hội trên địa bàn.
Năm 2010, số lượng hộ kinh doanh và sản xuất đều quay đầu giảm sút
trông thấy. Hộ sản xuất chỉ còn 600 hộ, hộ kinh doanh xuống còn 120 hộ. Năm
13


2010, số hộ sản xuất chỉ còn 80%, số hộ kinh doanh còn 68,6% so với năm
2005. Năm 2010, số hộ sản xuất giảm xuống 20%, số hộ kinh doanh giảm
31,4% so với năm 2005. Đây là hệ quả tát yếu mà khủng hoảng kinh tế thế giới
tác động vào nước ta mà bắt đầu từ năm 2008 .Kinh tế vĩ mô bắt đầu quay đầu đi
xuống. Trong đó lĩnh vực hàng tiêu dùng.Nhu cầu người dân giảm xuống do chi
tiêu của người dân thắt chặt lại, cùng với đó các chi số giá,xăng dầu, lạm phát lại
ổn định và có chiều hướng gia tăng.Đó là tín hiệu xấu cho nón làng Chuông.Mặt
khác việc mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế đã làm cho hàng hóa nước ngoài tràn
vào thị trường trong nước với các loại mũ nhiều mẫu mã, chủng loại,mức ưu thế
ưu tiên và thương hiệu nổi tiếng nên các mặt hàng này cạnh tranh khốc liêt với
mặt hàng nón trong nước.Khó càng thêm khó khi trong bối cảnh đó các chính
sách chấn chỉnh nhằm ổn định của Nhà nước mới đang trong việc dự thảo bước

đầu thực hiện nên chưa mang lại nhiều hiệu quả. Hệ quả đó đã dẫn đến việc bà
con làm nón gặp khó khăn lớn và dần dần không còn mặn mà với nón nữa, số
còn lại thì trụ lại nhờ ý thức bản thân và nguyện vọng gia đình, dòng họ.
Những năm gần đây, theo số liệu năm 2015, hộ sản xuất chỉ còn 320 hộ,
hộ kinh doanh xuống còn 85 hộ. Năm 2010, số hộ sản xuất chỉ còn 42,7%, số hộ
kinh doanh còn 48,6% so với năm 2005. Số lượng hộ kinh doanh giảm 57,3% và
số hộ sản xuất giảm 53,2% với năm 2005. Do những cạnh tranh và khó khăn của
thời đại CNH-ĐHH, nhiều người trẻ không còn tha thiết với nghề làm nón.
Nguồn nhân lực hạn chế hơn lúc trước,song nhà nước đã tập trung quan tâm hơn
tới việc bảo tồn và phát triển làng nghề. Nhà nước bước đầu có các chế độ,chính
sách dành cho các nghệ nhân và thợ lành nghề. Đồng thời, khuyến khích và tạo
điều kiện để họ đào tạo đội ngũ kế cận cho các thế hệ mai sau nhằm tiếp tục
nuôi dưỡng làng nghề truyền thống.
2.2.2. Quản lí về các loại hình dịch vụ
Ngoài nón , một bộ phận người làng Chuông còn tăng kinh tế thông qua
các dịch vụ của nghề này,cụ thể:
- Quản lý dịch vụ nguyên liệu:
+Nguyên liệu lá : Lá làm nón phải vào các tỉnh Quảng Bình , Quảng Trị,
14


Thừa Thiên Huế.. để mua . Người làng Chuông đặt tiền dân sở tại mua rồi thu
gom và chuyển về bằng ô tô tải.70% số lá được bán cho người trong làng , 30%
bán cho các chủ thu mua hoặc người làm nón ở các làng khác hoặc tỉnh khác ở
Bắc Bộ.[xem phụ lục 5; Tr 33 ]
Lá( đơn vị: tấn)
Loại A
Loại B

2005

170
750

2010
360
320

2015
530
70
[2; Tr 37]

-Năm 2005, lá làm nón nhập về làng Chuông tổng là 920 tấn, bao gồm
170 tấn lá loại A, 750 tấn lá loại B.
-Năm 2010, lá làm nón nhập về làng Chuông tổng là 680 tấn, là 73,9% ,
giảm 26,1% so với năm 2005. Năm 2010, lá loại A là 360 tấn, tương đương với
211,8%, tăng 111,8% so với năm 2005. Năm 2010, tấn lá loại B là 320 tấn,
tương đương với 42,7%, giảm 57,3% so với năm 2005.
-Năm 2015, lá làm nón nhập về làng Chuông tổng là 600 tấn, là 65,2% ,
giảm 34,8% so với năm 2005. Năm 2015, tấn lá loại A là 530 tấn, tương đương
với 311,8%, tăng 211,8% so với năm 2005. Năm 2015, lá loại B là 70 tấn, 9,3%,
giảm 90,7% so với năm 2005.
- Năm 2005, lá nón loại A chiếm 18,5% , nón loại B chiếm 81,5% tổng số
lá nón nhập về trong năm 2005.
- Năm 2010,lá nón loại A chiếm 52,9% , lá nón loại B chiếm 47,1% tổng
số lá nón nhập về trong năm 2010. So với năm 2005, lá nón loại A tăng 34,4%,
lá nón loại B giảm 34,4%. Điều này cho thấy giai đoạn này, xu hướng tiêu dùng
của người dân không còn chỉ đơn giản là phục vụ cho việc che nắng che mưa khi
làm đồng áng, mà còn nhiều những nhu cầu khác. Chất lượng chiếc nón cao cấp
hơn với nguyên liệu tuyển chọn giúp nón làng Chuông không ngừng nâng cao

và khẳng định vị trí của mình trong thị trường.
- Năm 2015, nón loại A chiếm 88,3% , nón loại B chiếm 11,7% tổng số
nón nhập về trong năm 2015. So với năm 2005, lá nón loại A tăng 69,8%, lá nón
loại B giảm 69,8%. Điều này cho thấy giai đoạn này, chiếc nón làng Chuông
không đơn giản chỉ là vật dụng thông thường, nó đã trở thành biểu tượng của
một vùng đất, không ngừng nâng cao chất lượng, hướng chủ yếu đến chất lượng,
cải tiến mẫu mã,phục vụ đa dạng khách nội địa và du khách quốc tế.Ở trong
15


nước, người dân với đời sống ngày càng nâng cao, đòi hỏi những sản phẩm có
độ bền, đẹp cao và nón làng Chuông cũng kịp thời nắm bắt được thị hiếu và chú
trọng cải thiện nguồn nguyên liệu tốt , giúp hoàn thiện những chiếc nón có giá
trị cao.
+ Nguyên liệu mo : Mo được khai thác ở Hòa Bình, Phú Thọ, Yên Bái ..
mo được đóng thành bó khoảng 100 tàu .Cả làng hiện có khoảng 25 người buôn
mo.
+Nguyên liệu cước: Cước được chuyển từ miền Nam ra.Trong làng có
khoảng 200 người bán loại nguyên liệu này tại chợ, đầu các xóm ngõ hoặc bán
tại nhà.
+ Vòng nón và khuôn nón: chủ yếu người các làng Canh Hoạch , Đông
Thư, Tràng Xuân làm và đem bán ở chợ Chuông hoặc bán trực tiếp cho người
làm nón tại nhà.
-Quản lý dịch vụ tiêu thụ sản phẩm
Tổ chức sản xuất và tiêu thụ là hai khâu thiết yếu trong hoạt động của một
làng nghề.cũng như các nghề thủ công khác, nghề làm nón ở làng Chuông vẫn
mang hình thức truyền thống của mô hình sản xuất hộ gia đình tự sản tự tiêu .
Các hộ gia đình sản xuất tại nhà và đưa ra chợ Chuông bán . Thị trường tiêu thụ
nón làng chuông ở trong nước là các tỉnh miền núi phía bắc từ Lạng Sơn , Thái
Nguyên Hà Giang xuống các tỉnh đồng bằng như Vĩnh Phúc, Thái Bình, Nam

Định , Hải Dương , Hải Phòng , Hà Nội . Ngoài ra nón làng Chuông xuất sang
Trung Quốc , Úc , Hàn , Đức ...Do thị trường tiêu thụ mở rộng, một số người từ
làng lân cận hoặc người làng Chuông chuyên thu gom để bán cho thị trường nội
địa và xuất khẩu.
Thị trường
Các tỉnh miền núi

2005
1000

2010
1300

2015
1200

phía Bắc
Các tỉnh đồng bằng

1800

1100

900

phía Bắc
Thị trường khác (nội

600


750

1000

địa và xuất khẩu)
[2; Tr 39]
-Năm 2005, các tỉnh miền núi phía Bắc tiêu thụ 1000 cái nón, các tỉnh
16


đồng bằng phía Bắc tiêu thụ 1800 cái và thị trường nội địa và xuất khẩu là
600 cái.
- Năm 2010, các tỉnh miền núi phía Bắc tiêu thụ 1300 cái nón, các tỉnh
đồng bằng phía Bắc tiêu thụ 1100 cái và thị trường nội địa và xuất khẩu là
750 cái.
- Năm 2010, các tỉnh miền núi phía Bắc tiêu thụ 1200 cái nón, các tỉnh
đồng bằng phía Bắc tiêu thụ 900 cái và thị trường nội địa và xuất khẩu là
1000 cái.
- Năm 2010, các tỉnh miền núi phía Bắc tăng 30%, các tỉnh đồng bằng
phía Bắc giảm 38,9% và thị trường nội địa và xuất khẩu tăng 25% so với năm
2005. Một trong những ngyên nhân chính là do CNH-HĐH với tốc độ đô thị
nhanh khiến diện tích đất canh tác ở đồng bằng bị thu hẹp, khiến công việc trên
ruộng đồng cũng ít đi và chiếc nón cũng không được các vùng đồng bằng tiêu
thụ nhiều như trước. Bên cạnh đó, nón làng Chuông với chất lượng và mẫu mã
đa dạng cải tiến có sức hút mới mẻ với thị trường xuất khẩu khiến cho sản lượng
tiêu thụ cao hơn năm 2005.
- Năm 2015, các tỉnh miền núi phía Bắc tăng 20%, các tỉnh đồng bằng
phía Bắc giảm 50% và thị trường nội địa và xuất khẩu tăng 66,7% so với năm
2005. Chiếc nón với các chính sách hỗ trợ đẩy mạnh thị trường xuất khẩu đã
giúp nón làng Chuông ngày càng có vị thế và mở rộng thị trường mới. Song, sự

suy giảm lượng tiêu thụ lớn ở thị trường các tỉnh đồng bằng phía Bắc đặt ra yêu
cầu lớn cho nón làng Chuông với các biện pháp thiết thực hiệu quả giúp nón lá
truyền thống có chỗ đứng vững chắc, quay lại ổn định ở thị trường này.
Cũng như nhiều nghề thủ công khác, nghề làm nón trong quá trình phát
triển đã cho ra đời một số mẫu mã phong phú và độc đáo theo nhu cầu đời sống
văn hóa xã hội từng giai đoạn khác nhau. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ nón, làng Chuông không ngừng nâng cao
chất lượng sản phẩm và cải tiến nhiều loại nón như:
Đặc biệt là lá nón được lấy từ một loại cây họ nhà cọ ở vùng núi non
Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An. Người ta phải lựa loại lá màu sáng và xanh đều
17


thì nón mới đẹp. Lá khi được mua về sẽ được vò trong cát để lá mềm rồi mới
đem phơi khoảng hai, ba nắng cho đến khi màu xanh của lá chuyển thành màu
bạc trắng. Sau đó sấy thêm bằng bếp củi, bếp đun lửa nhỏ để lá khô dần mà
không bị giòn, nếu muốn lá trắng hơn thì phải hun một lần nữa qua diêm sinh.
Vòng nón ở làng Chuông được làm bằng cật nứa vót nhỏ và đều. Khi nối,
bắt buộc vòng nón phải tròn và chỗ nối không có vết. Khác với nón thường có
20 lớp vòng, nón làng Chuông có 16 lớp vòng giúp nón có độ bền chắc nhưng
vẫn mềm mại. Vòng nón sau khi được hoàn thành sẽ được xếp vào khuôn, sau
đó sẽ xếp từng lá vào vòng nón. Lá sẽ có hai lớp, một lớp mo tre và ngoài cùng
là một lớp lá nữa. Người khâu nón cũng được ví như người thợ thêu. Bàn tay
người thợ cầm kim đưa nhanh thoăn thoắt, mềm mại từng mũi khâu, thẳng đều
từ vòng trong ra vòng ngoài.
2.2.3. Quản lí về các loại hình dịch vụ doanh thu
Làm nón tuy giá công không cao nhưng thu nhập đem lại cũng khá ổn
định . Đối với cuộc sống nông thôn , bên cạnh làm trồng trọt và chăn nuôi, làm
nón là nghề phụ tranh thủ tăng thu nhập lúc nông nhàn .Song, đối với nhiều gia
đình, làm nón lại là nguổn thu nhập chính.Bởi mỗi nhân khẩu lành Chuông hiện

nay chỉ đươc nhận 8 thước ruộng, không đủ tạo phần lương thực cho mỗi gia
đình, trong khi họ cũng không có điều kiện làm nghề khác .
Năm

Tổng giá trị năm (tỉ đồng)

2010

16,2 tỉ

2011

14,5 tỉ

2012

14,9 tỉ
[2; Tr 36]

Dựa vào bảng số liệu trên chúng ta có thể nhận thấy tình hình sản xuất
kinh doanh của nón làng Chuông biến động và không ổn định như sau:
- Năm 2010 nón làng Chuông đạt doanh thu là 16,2 tỉ đồng.
-Năm 2011 doanh thu nón làng Chuông đạt giá trị 14,5 tỉ đồng, tương
18


đương 89,5%, giảm 10,5% so với năm 2010.
- Năm 2012 doanh thu làng nghề đạt 14,9 tỉ đồng, tương đương 92%,
giảm 8% so với năm 2010.
Năm 2010 nón làng Chuông đạt doanh thu là 16,2 tỉ đồng. Nguyên nhân

được cho là do việc nón làng Chuông được Nhà nước cũng như là thành phố tạo
điều kiện thuận lợi cho công tác kinh doanh mà đặc biệt đó chính là hợp đồng
đặt hàng nón với số lượng lớn vào dịp kỉ niệm long trọng 1000 năm Thăng Long
của thành phố Hà Nội được kí kết năm 2009.
Tiếp sau đó là khoảng thời gian 2011 doanh thu nón làng Chuông sụt
giảm xuống đạt giá trị 14,5 tỉ đồng , tương đương 89,5%, giảm 10,5% so với
năm 2010.Thời gian này nón làng Chuông hoạt động rất khó khăn , sau đã tích
cực huy động tối đa nguồn lực của mình để cung cấp nón cho Thành phố, nhu
cầu của người dân và du khách vì nguyên liệu khó khăn.Đặc biệt năm 2011 tình
hình thời tiết rất xấu, không thuận lợi để sản xuất nón cho lên sản lượng nó sụt
giảm đáng kể kéo theo doanh thu từu nón giảm đi trông thấy.
Sang năm 2012, nón làng Chuông quay đầu tăng trưởng trông thấy. Năm
2012 doanh thu làng nghề đạt 14,9 tỉ đồng, tương đương 92%, giảm 8% so với
năm 2010. Cụ thể là 2012 là một năm khá thành công của nón làng Chuông khi
đã được nhà nước, các cấp chính quyền tạo điều kiện hỗ trợ việc quảng bá hình
ảnh thương hiệu ra nước ngoài thông qua những chuyến thăm cấp cao , các
chương trình giao lưu văn hóa văn nghệ để thông qua đó cải thiện tình hình thị
trường kinh doanh cho nón làng Chuông. Mặt khác trong nước đã tổ chức nhiều
hội nghị bàn về phương hướng giải quyết tháo gỡ khó khăn cho các làng nghề
thủ công truyền thống,trong đó có nón làng Chuông, tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ
trực tiếp giữa người dân sản xuất của làng nghề với các lãnh đạo chính quyền để
ý kiến phối hợp tháo gỡ khó khăn về vốn và giải ngân vốn cho bà con. Một điều
nữa là thời tiết khá ủng hộ cho bà con làm nón, tạo điều kiện tốt cho quá trình
phơi hong nón nhanh chóng đạt chất lượng cao và không bị hư hỏng nhiều.
Năm

Tổng giá trị năm (tỉ đồng)
19



2013
2014
2015

16,5 tỉ
14,2 tỉ
18,1 tỉ
[2; Tr 36]

Dựa vào bảng số liệu trên chúng ta có thể nhận thấy tình hình sản xuất
kinh doanh của nón làng Chuông giai đoạn 2013-2015 như sau:
- Năm 2013 doanh thu làng nghề là 16,5 tỉ đồng
- Năm 2014 nón làng Chuông có doanh thu đạt 14,2 tỉ đồng, tương đương
86%, giảm 14% so với năm 2013.
- Năm 2015 nón làng Chuông đạt 18,1 tỉ đồng, tương đương 109,7%, tăng
9,7% so với năm 2013.
Năm 2013 doanh thu làng nghề là 16,5 tỉ đồng - một con số khả quan. Nó
đã đưa nón làng Chuông quay trở lại khu vực kinh doanh ổn định và có dấu hiệu
có tiềm năng phát triển hồi sinh trở lại sau giai đoạn 2010-2012.
Bước sang năm 2014 nón làng Chuông bất ngờ suy giảm đi trông thấy
doanh thu của nón chỉ đạt 14,2 tỉ đồng, tương đương 86%, giảm 14% so với năm
2013. So với năm 2013, năm 2014 đã giảm 2,3 tỉ đồng doanh thu. Đây là một
con số rất đáng quan ngại cho nón làng Chuông.Việc suy giảm này diễn ra trong
bối cảnh đât nước có nhiều vấn đề, đặc biệt là nền kinh tế, đầu cầu kinh tế giảm
sút kéo theo tiêu dùng của người dân, trong khi lạm phát và CPI vẫn duy trì
tương đối ổn định.
Năm 2015 nón làng Chuông đạt 18,1 tỉ đồng tăng đột biến so với năm
2014 3, tương đương 109,7%, tăng 9,7% so với năm 2013. Đây thực sự là một
con số khả quan cho nón làng Chuông nói riêng và nghề làm nón nói chung.
Đây chính là kết quả của quá trình tích cực sản xuất kinh doanh cũng như là tự

chủ lao động của nón làng Chuông kết hợp với cuộc vào cuộc quyết liệt của các
cơ quan chính quyền địa phương.Với các chương trình quảng bá sâu rộng, với
các sản phẩm chất lượng đã tạo một bước đà để doanh thu nón bật lên. Trong
năm 2015 có sự kiện ý nghĩa rất lớn đó là giá dầu trên thị trường thế giới sụt
giảm và gần như là chạm đáy đã làm cho giá dầu xăng trong nước kéo theo
giảm giá kết quả là làm cho chi phí vận chuyển nguyên liệu cũng như là cung
20


×