Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Công tác quản lí và khai thác tài nguyên rừng ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.34 KB, 33 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến cô TS. Lê Thị Hiền – giảng viên học phần Phương pháp nghiên cứu khoa
học đã tận tình chỉ dạy giúp tôi hoàn thành tốt đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm
ơn chân thành đến cán bộ, viên chức tại UBND huyện Định Hóa tỉnh Thái
Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi dược tìm hiểu và thu thập thông tin, tài liệu một
cách thuận lợi nhất.
Trong quá trình khảo sát và nghiên cứu tôi còn gặp rât nhiều khó khăn,
mặt khác do trình độ nghiên cứu của mình còn hạn chế nên dù cố gắng song đề
tài của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi mong nhận được sự góp
ý nhiệt tình từ thầy cô và các bạn để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn nữa.
Sinh viên


LỜI CAM ĐOAN
Tôi thực hiện đề tài” Công tác quản lí và khai thác tài nguyên rừng ở
huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên”.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi trong thời gian qua.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu có sự không trung thực về thông tin sử
dụng trong công trình nghiên cứu này.
Hà nội, ngày 29 tháng 12 năm 2016
Sinh viên


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................2


3. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................2
5. Lịch sử nghiên cứu...................................................................................3
6. Đóng góp của đề tài..................................................................................3
7. Cấu trúc đề tài...........................................................................................3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÍ VÀ KHAI
THÁC TÀI NGUYÊN RỪNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY................................4
1.1. Một số khái niệm...................................................................................4
1.1.1. Khái niệm về quản lí...........................................................................4
1.1.2. Khái niệm về khai thác.......................................................................4
1.1.3. Khái niệm rừng...................................................................................4
1.2. Vai trò của rừng.....................................................................................5
1.3. Thực trạng rừng ở nước ta.....................................................................6
1.3.1. Thực trạng rừng..................................................................................6
1.3.2. Nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng ở nước ta......................8
Tiểu kết............................................................................................................9
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ VÀ KHAI THÁC
TÀI NGUYÊN RỪNG Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN.....10
2.1. Khái quát địa bàn...................................................................................10
2.2. Thực trạng tài nguyên rừng ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên........11
2.2.1. Thực trạng tài nguyên rừng ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.....11
2.2.2. Nguyên nhân của việc tài nguyên rừng bị giảm sút............................11


2.3. Thực trạng của công tác quản lí và khai thác tài nguyên rừng ở huyện
Định Hóa tỉnh Thái Nguyên..........................................................................12
2.3.1. Thực trạng của công tác quản lí và khai thác rừng ở Định Hóa tỉnh
Thái Nguyên..................................................................................................12
2.3.2. Những ưu điểm và hạn chế mà công tác quản lí và khai thác rừng ở
huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên đạt được trong thời gian qua.................13

2.4. Một số bài học kinh nghiệm rút ra.........................................................15
Tiểu kết..........................................................................................................17
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG
TÁC QUẢN LÍ VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN RỪNG Ở HUYỆN ĐỊNH
HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN...........................................................................18
3.1. Quan điểm bảo vệ và phát triển rừng tại Định Hóa.............................18
3.2. Giải pháp quản lí và phát triển bền vững tài nguyên rừng ở Định Hóa..........18
3.2.1. Nhóm giải pháp về kinh tế................................................................18
3.2.2. Nhóm giải pháp xã hội.....................................................................20
3.2.3. Nhóm giải pháp khoa học công nghệ...............................................20
Tiểu kết.........................................................................................................22
KẾT LUẬN........................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................24
PHỤ LỤC...........................................................................................................25


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNH-HĐH: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
UBND: Uỷ ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước ta là một nước có ¾ diện tích đồi và ¼ là diện tích đồng bằng.Tính
đến ngày 31/12/2015, diện tích rừng để tính độ che phủ toàn quốc là hơn 13,520
triệu ha (độ che phủ đạt 40,84%).
Nhưng diện tích rừng ngày càng bị suy giảm do vậy mà rừng là tài nguyên
vô cùng quý giá của con người. Nó có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của
chúng ta: cung cấp oxi, loại bỏ các khí độc hại(cascbon, lưu huỳnh,…) và cung
cấp nguyên vật liệu cho một số ngành công nghiệp khác

Với trên 70% tổng diện tích tự nhiên và là nơi cư trú của ít nhất 1/3 dân số
toàn quốc gia, vùng rừng núi Việt Nam giữ một vị trí quan trọng trong tiến trình
phát triển của đất nước, nơi đã và đang thuộc diện quan tâm của Chính phủ Việt
Nam. Đây cũng là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số với nguồn lợi
và sinh kế phụ thuộc trực tiếp vào tài nguyên thiên nhiên trong đó chủ yếu là tài
nguyên rừng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê thì giá trị sản xuất ngành lâm
nghiệp của khu vực miền núi phía Bắc tăng từ 2440,6 triệu đồng đến 2687,6
triệu đồng trong giai đoạn từ 2005 đến 2009.
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực Trung du miền núi phía Bắc, có
diện tích vùng núi là 315.949,72 ha, chiếm 90,73%; diện tích vùng trung du là
38.160,28 ha, chiếm 9,27%. Vùng miền núi của tỉnh Thái Nguyên có diện tích
đất nông nghiệp rất ít, diện tích đất lâm nghiệp (có rừng và chưa có rừng) chiếm
tỉ lệ rất cao (trên 70%). Rừng hiện tại vẫn đóng một vai trò thiết yếu trong đời
sống của người dân miền núi Thái Nguyên (đặc biệt là đồng bào các dân tộc
thiểu số). Chức năng của rừng thể hiện qua các mặt: cung cấp thức ăn thông qua
các sản phẩm động thực vật như thú rừng, cá suối, mật ong, rau quả,…; Cung
cấp các nguyên vật liệu cho sản xuất công nghiệp như lá cọ, mây, gỗ; là nguồn
cung cấp thuốc chữa bệnh và bổ dưỡng sức khỏe. Nhiều sản phẩm rừng như
mây, tre, lá nón, thú rừng, mật ong, cá, gỗ,…là nguồn thu nhập tiền mặt quan
trọng cho người dân, đặc biệt là các hộ sản xuất nông lâm nghiệp.
Là sinh viên chuyên ngành quản lí Nhà nước khoa Hành chính học tôi
1


thấy bản thân có đủ khả năng để nghiên cứu và học tập để tạo điều kiện cho bản
thân hiểu rõ thêm về chuyên ngành. Chính vì lý do trên, tôi quyết định chọn đề
tài “Nghiên cứu công tác quản lý và khai thác tài nguyên rừng tại khu vực huyện
Định Hóa tỉnh Thái Nguyên " làm đề tài nghiên cứu khoa học.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lí và khai thác tài nguyên rừng

- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: UBND huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.
+Thời gian: Thời gian bắt đầu điều tra công tác quản lí và khai thác tài
nguyên rừng ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên từ ngày 06 tháng 12 năm
2016 đến ngày 06 tháng 12 năm 2016.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Thực trạng công tác quản lí và khai thác tài nguyên rừng ở huyện Định
Hóa tỉnh Thái Nguyên.
- Mức độ đóng góp đến đời sống kinh tế của tài nguyên rừng đến người
dân, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm quản lý bền vững nguồn lực rừng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa
học sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thu thập và nghiên cứu tài liệu là một
công việc quan trọng cần thiết cho bất kỳ hoạt động nghiên cứu khoa học nào.
Các nhà nghiên cứu khoa học luôn đọc và tra cứu tài liệu có trước để làm nền
tảng cho Nghiên Cứu Khoa Học. Đây là nguồn kiến thức quý giá được tích lũy
qua quá trình nghiên cứu mang tính lịch sử lâu dài.
- Phương pháp quan sát thực tế: phương pháp này là dựa trên nguồn
thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập được từ những tài liệu nghiên cứu trước đây
để xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giả thuyết.
- Phương pháp thu thập tài liệu và tổng hợp: đây là một phương pháp
truyền thống được sử dụng trong các nghiên cứu nói chung và nghiên cứu địa lý
kinh tế xã hội nói riêng. Các nguồn tài liệu được thu thập rất đa dạng, phong phú
2


và được tổng hợp, xử lý các thông tin liên quan đền đề tài.
- Phương pháp so sánh đánh giá: được sử dụng trong quá trình nghiên
cứu phân tích tổng hợp để nhận xét đánh giá các nguồn tài liệu về tài nguyên

rừng.
- Phương pháp biểu đồ, bản đồ: là phương pháp đặc thù để nghiên cứu
địa lý. Với phương pháp này sẽ làm cho các ứng dụng khoa học, các kết quả
nghiên cứu được trực quan cụ thể và có tính thuyết phục hơn.
5. Lịch sử nghiên cứu
-Nghiên cứu tình hình huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư cơ bản
cho phát triển nông nghiệp nông thôn thành phố Thái Nguyên(Chủ
nhiệm: Nguyễn Trọng Bằng)
-Nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý và khai thác tài nguyên rừng của
người dân tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên và đề xuất các giải pháp nhằm
quản lý bền vững nguồn lực rừng (Chủ nhiệm:Phương Hữu Khiêm)
6. Đóng góp của đề tài
Kết quả đạt được của đề tài có thể trở thành tư liệu nghiên cứu tham khảo
trong công tác quản lí và khai thác tài nguyên rừng ở huyện Định Hóa tỉnh Thái
Nguyên nói riêng và các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung.
Nhưng giải pháp trong nghiên cứu có thể được ứng dụng trong thực tiễn
góp phần đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lí và khai thác tài nguyên
rừng.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu ra thì cấu trúc đề tài gồm có 3 chương và phần kết
luận:
Chương 1. Cơ sở lí luận về công tác quản lí và khai thác tài nguyên
rừng ở nước ta hiện nay.
Chương 2. Thực trang tài nguyên rừng và thực trạng công tác quản
lí, khai thác tài nguyên rừng ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.
Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lí và
khai thác tài nguyên rừng ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.
3



CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÍ VÀ KHAI THÁC TÀI
NGUYÊN RỪNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm về quản lí
Quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình theo những
quy luật, định luật hay những quy tắc tương ứng nhằm để cho hệ thống hay quá
trình đó vận động theo ý muốn của người quản lí nhằm đạt được những mục
đích đã định trước.
Quản lý rừng bền vững là chương trình của cộng đồng quốc tế do những
tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chế biến, tiêu thụ gỗ cam kết chỉ sử dụng và lưu
thông trên mọi thị trường thế giới những sản phẩm gỗ nào được khai thác hợp
pháp từ các khu rừng đã được quản lý bền vững. Muốn vậy, chứng chỉ rừng và
chứng chỉ gỗ được áp dụng như là một công cụ hữu hiệu để buộc mọi chủ
rừng/đơn vị quản lý rừng đảm bảo quản lý rừng bền vững về cả 3 phạm trù: kinh
tế môi trường và xã hội.
1.1.2. Khái niệm về khai thác
Khai thác là: một hoạt động mang tính mục đích của con người nhằm
hướng đến hiệu quả về mặt kinh tế( khai thác khoáng sản, khai thác thủy hải sản,
khai thác tài nguyên đất đai,…)
Khai thác tài nguyên rừng là: là hoạt đông lấy những tài nguyên có trong
một thực thể rừng để phục vụ cho mục đích vật chất của con người.
1.1.3. Khái niệm rừng
Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm
vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển.
Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm tổng thể các
cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật. Trong quá trình phát triển của
mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh
bên ngoài.
Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là phần cơ bản của sinh

4


quyển địa cầu.
Rừng luôn luôn có sự cân bằng động, có tính ổn định, tự điều hòa và tự
phục hồi để chống lại những biến đổi của hoàn cảnh và những biến đổi về số
lượng sinh vật, những khả năng này được hình thành do kết quả của sự tiến hóa
lâu dài và kết quả của sự chọn lọc tự nhiên của tất cả các thành phần rừng.
1.2. Vai trò của rừng
Rừng cung cấp: nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi
cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn
gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con
người…
Sự quan hệ của rừng và cuộc sống đã trở thành một mối quan hệ hữu cơ.
Không có một dân tộc, một quốc gia nào không biết rõ vai trò quan trọng của
rừng trong cuộc sống. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều nơi con người đã không bảo
vệ được rừng, còn chặt phá bừa bãi làm cho tài nguyên rừng khó được phục hồi
và ngày càng bị cạn kiệt, nhiều nơi rừng không còn có thể tái sinh, đất trở thành
đồi trọc, sa mạc, nước mưa tạo thành những dòng lũ rửa trôi chất dinh dưỡng,
gây lũ lụt, sạt lở cho vùng đồng bằng gây thiệt hại nhiều về tài sản và tính mạng
của người dân.
Rừng giữ không khí trong lành: Do chức năng quang hợp của cây xanh,
rừng là một nhà máy sinh học tự nhiên thường xuyên thu nhận CO2 và cung cấp
O2. Đặc biệt ngày nay khi hiện tượng nóng dần lên của trái đất do hiệu ứng nhà
kính, vai trò của rừng trong việc giảm lượng khí CO2 là rất quan trọng.
Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Rừng có vai trò điều
hòa nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm xuống
đất và vào tầng nước ngầm. Khắc phục được xói mòn đất, hạn chế lắng đọng
lòng sông, lòng hồ, điều hòa được dòng chảy của các con sông, con suối (tăng
lượng nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng nước sông suối vào mùa

mưa).
Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: ở vùng có đủ
rừng thì dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, nhất là trên đồi núi
5


dốc tác dụng ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lý
hóa và vi sinh vật học của đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì. Rừng
lại liên tục tạo chất hữu cơ. Điều này thể hiện ở qui luật phổ biến: rừng tốt tạo
ra đất tốt, và đất tốt nuôi lại rừng tốt.
Nếu rừng bị phá hủy, đất bị xói, quá trình đất mất mùn và thoái hóa dễ
xảy ra rất nhanh chóng và mãnh liệt. Ước tính ở nơi rừng bị phá hoang trơ đất
trống mỗi năm bị rửa trôi mất khoảng 10 tấn mùn/ ha. Đồng thời các quá trình
feralitic, tích tụ sắt, nhôm, hình thành kết von, hóa đá ong, lại tăng cường lên,
làm cho đất mất tính chất hóa lý, mất vi sinh vật, không giữ được nước, dễ bị
khô hạn, thiếu chất dinh dưỡng, trở nên rất chua, kết cứng lại, đi đến cằn cỗi,
trơ sỏi đá. Thể hiện một qui luật cũng khá phổ biến, đối lập hẳn hoi với qui luật
trên, tức là rừng mất thì đất kiệt, và đất kiệt thì rừng cũng bị suy vong.
Ngoài ra rừng có vai trò rất lớn trong việc: chống cát di động ven biển,
che chở cho vùng đất bên trong nội địa, rừng bảo vệ đê biển, cải hóa vùng chua
phèn, cung cấp gỗ, lâm sản, Rừng nơi cư trú của rất nhiều các loài động vật:.
Động vật rừng nguồn cung cấp thực phẩm, dược liệu, nguồn gen quý, da lông,
sừng thú là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
Quan đây chúng ta đã biết rừng có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ môi
trường. Để môi trường sống của chúng ta không bị hủy hoại thì chúng ta phải
bảo vệ và phát triển trồng rừng nhiều hơn nữa. Bởi” Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc
sống của chúng ta”
1.3. Thực trạng rừng ở nước ta
1.3.1. Thực trạng rừng
Rừng nước ta ngày càng suy giảm về diện tích và chất lượng,tỉ lệ che phủ

thục vật dưới ngưỡng cho phép về mặt sinh thái, ¾ diện tích đất đai của nước
ta(so với diện tích đất tự nhiên) là đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên
rừng rất quan trọng trong việc cân bằng sinh thái.Đất có rừng phải được duy trì
tối thiểu 50-60%, vùng đồi núi phải là 80-90%, vùng đầu nguồn sông suối phải
là 100%.
Rừng ngập mặn với diện tích 450 nghìn ha có tác dụng cung cấp gỗ và
6


than. ĐỒng thời có tác dụng giữ và cải tạo đất, là nơi cư trú và sinh sản của các
loài thuỷ sinh.
Đất lâm nghiệp chiếm 30% diện tích đất tự nhiên(rừng tự nhiên 26%,
rừng trồng 4%). Tỉ lệ che phủ còn dưới tiêu chuẩn cho phép do uỷ ban Môi
trường quốc tế đưa ra và áp dụng cho toàn cầu là 33%. Tỉ lệ che phủ ở Tây Bắc
chỉ còn 13,5%, Đông Bắc còn 16,8%.Theo điều tra của năm 1993 , nước ta còn
khoản 8,631 triệu ha rừng (trong đó có 5.169 ngàn ha rừng sản xuất kinh doanh ,
2.800 ngàn ha rừng phòng hộ , 663.000 ha rừng đặc dụng) . Rừng phân bố
không đồng đều , tập trung cao nhất ở khu vực Tây Nguyên (Đăk Lăk 1.253
ngàn ha , Gia Lai 838.6000 ha ), kế là miền Trung du phía bắc ( Lai Châu
229.000 ha) và thấp nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long ( An Giang 100 ha)
Là một quốc gia đất hẹp người đông, Việt Nam hiện nay có chỉ tiêu rừng
vào loại thấp, chỉ đạt mức bình quân khoảng 0,14 ha/ rừng, trong khi mức bình
quân của thế giới là 0,97 ha/ người. Các số liệu thống kê cho thấy, đến năm 2000
nước ta có khoảng gần 11 triệu ha rừng, trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng
9,4 triệu ha và khoảng 1,6 triệu ha rừng trồng; độ che phủ của rừng chỉ đạt 33%
so với 45% của thời kì giữa những năm 40 của thế kỉ XX. Tuy nhiên, nhờ có
những nỗ lực trong việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước về
bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng "phủ xanh đất trống đồi núi trọc" nên nhiều
năm gần đây diện tích rừng ở nước ta đã tăng 1,6 triệu ha so với năm 1995,
trong đó rừng tự nhiên tăng 1,2 triệu ha, rừng trồng tăng 0,4 triệu ha. Ở nhiều

tỉnh, rừng tự nhiên giàu còn lại rất thấp, như Lai Châu còn 7,88%, Sơn La
11,95%, và Lào Cai 5,38%. Sự suy giảm về độ che phủ rừng ở các vùng này là
do mức tăng dân số đã tạo nhu cầu lớn về lâm sản và đất trồng trọt. Kết quả đã
dẫn tới việc biến nhiều vùng rừng thành đất hoang cằn cỗi. Những khu rừng còn
lại ở vùng núi phía Bắc đã xuống cấp, trữ lượng gỗ thấp và bị chia cắt thành
những đám rừng nhỏ phân tán.
Trong mấy năm qua, diện tích rừng có chiều hướng tăng lên 28,2% năm
1995 và cuối năm 1999 theo số liệu thống kê mới nhất thì độ che phủ rừng toàn
quốc lên đến là 33,2%, trong đó:
7


1- Kon Tum 63,7%
2- Lâm Đồng 63,3%
3-Đắk Lắk 52,0%
4-Tuyên Quang 50,6%
5-Bắc Kạn 48,4%
6-Gia Lai 48,0%
7-Thái Nguyên 39,4%
8-Yên Bái 37,6%
9-Quảng Ninh 37,6%
10-Hà Giang 36,0%
11-Hoà Bình 35,8%
12-Phú Thọ 32,7%
13-Cao Bằng 31,2%
14-Lào Cai 29,8%
15-Lạng Sơn 29,3%
16-Lai Châu 28,7%
17-Bắc Giang 25,6%
18-Bình Phước 24,0%

19-Sơn La

22,0%.

1.3.2. Nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng ở nước ta
Được mệnh danh là lá phổi xanh của trái đất rừng có một vai trò rất quan
trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học đối với mỗi
quốc gia. Nhưng ngày nay trong công cuộc xây dựng CNH-HĐH đất nước tài
nguyên rừng đang ngày càng bị hủy hoại và suy thoái nghiêm trọng ở mức độ
báo động mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là do con người gây ra.
Dưới đây là một số nguyên nhân tác động trực tiếp đến tài nguyên rừng:
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
- Khai thác nguồn lâm sản quá mức cho phép.
- Dân số tăng gây ra sức ép về chỗ ở.
- Nghèo đói, người dân sinh kế chủ yếu vào việc khai thác tài nguyên
8


rừng.
- Hậu quả của chiến tranh để lại
- Trình độ dân trí của người dân ở vùng sâu vùng sa còn thấp, hoạt động
khuyến nông khuyến lâm còn chưa phát triển.
- Chính sách quản lí rừng của Nhà nước còn nhiều bất cập, cơ cấu xã hội
truyền thống có nhiều thay đổi.
Tiểu kết
Ở chương 1, tôi đã trình bày ba vấn đề lớn đó là một số khái niệm bao
gồm: khái niệm về quản lí, khái niệm về khai thác, khái niệm về rừng; vai trò
của tài nguyên rừng đói với đời sống xã hội và phát triển kinh tế; thực trạng tài
nguyên rừng ở nước ta.


9


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN
RỪNG Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1. Khái quát địa bàn
Trong thời gian gần đây, quản lý rừng bền vững đã trở thành một nguyên
tắc đối với quản lý kinh doanh rừng đồng thời cũng là một tiêu chuẩn mà quản
lý kinh doanh rừng phải đạt tới. Huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên, căn cứ địa
cách mạng năm xưa, nơi mà diện tích rừng được đánh giá là nhiều nhất tỉnh Thái
Nguyên, đất lâm nghiệp có rừng của huyện là 27.438ha; Hiện nay toàn bộ đất
rừng cơ bản đã có chủ, được huyện, tỉnh giao. Đặc biệt là giao tới hộ đạt
22.850ha/39.061ha, giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng được 10.059ha; giao
cho Ban quản lý rừng phòng hộ được 2.064ha/39.061ha; còn lại UBND xã tự
quản được 4.088ha/39.061ha, tỷ trọng giao đến hộ gia đình đạt gần 60%. Rừng
đóng vai trò quan trọng đối với đời sống của người dân nơi đây, hàng năm việc
khai thác các sản phẩm từ rừng góp phần khá lớn vào thu nhập của nhân dân,
những lâm sản hàng đầu là gỗ, củi,..và các lâm sản phụ khác. Tuy nhiên việc
quản lý rừng của địa phương vẫn còn những tồn tại, bất cập, tỷ lệ đói nghèo cao.
Vì vậy bài viết này nhằm đi sâu phân tích thực trạng, nguyên nhân và đề xuất
các giải pháp nhằm quản lý bền vững tài nguyên rừng cho mục tiêu bảo tồn cũng
như sinh kế của người dân.
Định Hóa là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của đất nước ta, với
dân số năm 2010 là 87.722 người trên tổng diện tích đất tự nhiên là 51.351 ha,
trong đó diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 27.438 ha, diện tích đất nông
nghiệp chiếm một phần nhỏ trong tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Tài
nguyên rừng và đất lâm nghiệp đã và đang là nguồn sống quan trọng của người
dân trong huyện do bởi diện tích đất noonh nghiệp hạn chế.


10


2.2. Thực trạng tài nguyên rừng ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
2.2.1. Thực trạng tài nguyên rừng ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
Diện tích rừng ở Định Hóa Thái Nguyên đang ngày càng bị suy giảm
nghiêm trọng được thể hiện qua các số liệu về diện tích rừng trước đây và bây
giờ của huyện. Trước đây khi đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh thì diện tích
đất rừng ở huyện Định hóa có tỉ lệ che phủ rất thấp( độ che phủ dưới 30%). Sau
chiển tranh do thực hiện tốt công tác bảo vệ, phục hồi rừng nguyên sinh và áp
dụng tốt công tác trồng rừng mà Nhà nước đề ra thì diện tích rừng của huyện đã
tăng lên đáng kể( độ che phủ rừng>50%).
Nhưng hiện nay do việc thực hiện xây dựng CNH-HĐH đất nước, công
nghiệp hóa miền núi nông thôn mà diện tích rừng lại có nguy cỏ bị suy giảm đột
ngột. Tỷ lệ rừng của toàn huyện giảm sút nghiêm trọng gây mất cân bằng sinh
thái. Đây là một vấn đề cấp bách và nhúc nhối mà toàn huyện đang quan tâm.
2.2.2. Nguyên nhân của việc tài nguyên rừng bị giảm sút
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tài nguyên rừng bị suy giảm
nhưng một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là sự tác
động của yếu tố con người.
Do sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế mà nhu cầu lâm sản phục vụ
cho đời sống sản xuất, cho đời sống ngày càng tăng. Chưa phân định được ranh
giới các loại rừng, giữa thực địa và bản đồ gây khó khăn rất lớn. Mạc khác địa
bàn dân cư lại phân bố quá rộng nên việc quản lí khai thác rừng ở người dân còn
gặp nhiều khó khăn. Xu hướng chuyển đổi mục tiêu sử dụng đất rừng biến động
khá mạnh, chuyển đổ từ đất rừng sang đất nông nghiệp ngày càng tăng, điều này
ban đầu có thể góp phần tăng thu nhập đảm bảo an ninh lương thực nhưng hậu
quả đã và đang cho thấy sự mất cân bằng sinh thái, nguy cơ thoái hóa đất trở nên
trầm trọn: hạn hán, lũ lụt, xói mòn, lở đất,… trở nên khốc liệt. Ngoài ra, hiện
tượng cháy rừng vào các ngày mùa hè có nhiệt độ cao cũng là một tong số

những nguyên nhân làm giảm diện tích rừng; con người chặt phá rừng làm
nương rẫy, chặt phá rừng để tiện cho việc săn bắt thú rừng làm lương thực phục
vụ cho đời sống sinh hoạt,…
11


2.3. Thực trạng của công tác quản lí và khai thác tài nguyên rừng ở
huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
2.3.1. Thực trạng của công tác quản lí và khai thác rừng ở Định Hóa tỉnh
Thái Nguyên
Huyện Định Hóa có thế mạnh về sản xuất lâm nghiệp, trong tổng số diện
tích đất tự nhiên của huyện thì diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 27.438 ha
tương ứng với 53,68% tổng diện tích; đất nông nghiệp bằng 2/5 của đất lâm
nghiệp. Ngoài ra huyện còn một diện tích đất lớn chưa sử dụng( bao gồm cả
song suối và đất núi đá vôi) có tiềm năng mở rộng diện tích đất nông, lâm
nghiệp cho huyện. Định Hóa có hệ thực vật vô cùng phong phú và đa dạng tuy
nhiên số lượng lại bị giảm đáng kể so với năm 1990.
Đánh giá thực trạng lâm nghiệp của huyện Định Hóa
-Về công tác lãnh đạo của cấp ủy:
+ Đã chỉ thị của ủy Ban thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo về việc quản lí bảo vệ
tài nguyên rừng, phát triển rừng và quản lí lâm sản.
+ Thể hiện sự thống nhất cao trong cấp ủy là đã có Nghị quyết chuyên đề
của BCH huyện và tất cả các BCH Đảng ủy các xã, thị trấn. Đây là một điểm nổi
bật thể hiện quyết tâm cao, coi việc bảo vệ quản lí rừng, quản lí lâm sản là một
trong những thế mạnh hàng đầu của huyện trong phát trển ngành nông lâm
nghiệp, là một trong số những mũi nhọn trong phát triển kinh tế, xã hội và an
ninh quốc phòng.
- Về công tác quản lí của chính quyền:
+ Toàn bộ đất rừng và đất rừng cơ bản đã có chủ sở hữu, được huyện tỉnh
giao cho. Đặc biệt là có hộ gia đình được giao tới 22.850 ha/39.061 ha, giao cho

Ban quản lí rừng đặc dụng được 10.059 ha/39.061 ha, giao cho Ban quản lí rừng
phòng hộ được 2.064 ha/39.061 ha, còn lại UBND xã tự quản được 4.088
ha/39.061 ha.
+ Tỷ trọng giao đến hộ gia đình đạt gần 60%, trong đó đa số rừng tự nhiên
ở dạng vườn rừng-là loại rừng đã được truyền từ đời này qua đời khác, một phần
được giao theo chính sách giao đất giao rừng của Nhà nước trong những năm
12


qua( Nghị định 02/1992).
- Về kết quả sản xuất, khai thác lâm sản
+ Khai thác các sản phẩm từ rừng là truyền thống của người dân nơi đây,
đã góp phần khá lớn trong thu nhập của nhân dân trong khu vực, lâm sản hàng
đầu là gỗ củi.
+ Ngoài khai thác để trao đổi hàng hóa, củi đốt còn làm nhà ở, theo số
liệu thong kê: lượng củi và gỗ đã bán hàng năm trên 10.000m 3 gỗ và 5.000ste
củi, để làm nhà mỗi năm 140 – 150 hộ tu sửa, làm mới nhà cửa, bình quân
15m3/năm 2.300m3/năm.
+ Những loại lâm sản phụ được khai thác như: song, mây, vàu, tre, mai,
hóp, ghẹ, cây thuốc,… là rất lớn. Theo kết quả điều tra sản xuất lâm nghiệp năm
1995, 2000, 2005 cho thấy tổng thu nhập(GDP) từ rừng của người dân đem lại
chiếm 5,7%-6,0%-6.2% và những số liệu trên cũng cho thấy việc khai thác quá
mức đã làm cho tài nguyên bị suy giảm. Hiện nay, huyện đang còn 24.792 ha
diện tích đất có rừng, có sản lượng trong đó rừng tự nhiên là 18.957 ha, hầu hết
là rừng nghèo kiệt, không còn rừng giàu, không còn rừng trung bình. Rừng trồng
tăng lên 5.835 ha trong đó rừng đặc dụng và rừng phòng hộ là 3.442 ha, rừng
sản xuất là 2.383 ha.
+ Từ giai đoạn 2006-2009 toàn huyện trồng được 3.880 ha rừng, khai thác
gỗ tròn đem bán 36.271m3; 15.500 ste củi; 20.500.000 tấn cốt tre, nứa, giá trị
sản xuất lâm nghiệp( theo giá thực tế ) 46.000 triệu đồng. Đây rõ ràng là đời

sống của người dân phụ thuộc rất nhiều vào rừng. Vì vậy, để giải quyết nhu cầu
lâm sản cho người dân địa phương khi quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ
là vấn đề rất khó khăn và phức tạp, có tính đặc thù cao, song lại rất quan trọng;
có tính chất quyết định tới nhiệm vụ khôi phục bảo tồn, tôn tạo cảnh quan sau
này.
2.3.2. Những ưu điểm và hạn chế mà công tác quản lí và khai thác rừng ở
huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên đạt được trong thời gian qua
Những ưu điểm trong công tác quản lí và khai thác tài nguyên rừng
mà huyện Định Hóa đã đạt được trong những năm qua:
13


- Đã cơ bản thoát khỏi tình trạng suy giảm rừng và bắt đầu bước vào giai
đoạn phục hồi, rừng đã được bảo vệ, môi trường sinh thái được cải thiện.
- Độ che phủ rừng năm 2000 đã tăng lên liên tục và đã đạt được~55%
theo tiêu chí mới.
- Thông qua công tác tuyên truyền vận động mà nhận thức của người dân
về nghề rừng đã được nâng lên rõ rệt, người dân tự ý thức được trách nhiệm của
bản thân trong việc bảo về tài nguyên rừng-một nguồn sống không thể thiếu của
con người.
- Các chương trình trồng rừng, bảo vệ rừng đã tạo việc làm cho hàng
ngàn lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống của nhân dân,
nâng cao đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần cho họ.
- Trình độ lãnh đạo, quản lí của các cấp các ủy, chính quyền, cơ quan
chuyên quản đã từng bước được nâng cao và đạt được những hiệu quả to lớn ảnh
hưởng tích cựu tới sự phát triển của kinh tế xã hội của huyện Định Hóa nói riêng
và của cả tỉnh Thái Nguyên nói chung.
Những hạn chế, bất cập trong công tác quản lí và khai thác tài
nguyên rừng mà huyện Định Hóa đã vấp phải trong những năm qua:
- Công tác quy hoạch chậm, đã xác định quy mô rừng đặc dụng, rừng

phòng hộ quá lớn so với rừng sản xuất, hạn chế khả năng cung cấp nông sản,
chưa khai thác được hết khả năng hiệu quả của rừng.
- Mặc dù diện tích rừng tăng lên, nhưng chất lượng rừng vẫn suy giảm,
cho thấy rừng tự nhiên chủ yếu là rừng phục hồi, rừng giàu và rừng trung bình
không còn do khai thác quá mức cho phép, phát triển không bền vững.
- Kỹ năng canh tác kinh doanh, sử dụng rừng và đất rừng chưa đạt hiệu
quả cao.
- Chưa phát triển ngành công nghiệp chế biến thành hàng hóa có giá trị
cao, mới ở dạng bán sản phẩm hoàn chỉnh, nên chưa thu hút được vốn đầu tư từ
các nhà đầu tư cho rừng trồng sản xuất còn ỷ lại hoặc chờ đợi sự giúp đỡ vốn
đầu tư của Nhà nước.
- Trên cùng một địa bàn huyện tồn tại 3đơn vị: Kiểm lâm, Ban quản lí
14


rừng đặc dụng, Ban quản lí rừng phòng hộ cùng hoạt động trên một địa bàn,
cùng một nhiệm cụ chính là: quản lí bảo vệ rừng, phát triển rừng, quản lí lâm
sản, dịch vụ phát triển rừng và quản lí lâm sản( vừa qua 2010 đã sát nhập 3 đơn
vị ).
- Việc quy hoạch giao đất giao rừng chưa cấp được giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, chưa căn được mốc phân biệt rõ 3 loại rừng giao cho các chủ
rừng quản lí.
- Và còn nhiều bất cập khác.
2.4. Một số bài học kinh nghiệm rút ra
- Về quy hoạch 3 loại rừng phải căn cứ từ thực tế cân đối: quỹ đất và
rừng, bảo đảm nhu cầu lâm sản cho đời sống kinh tế khu vực; địa hình, địa chất ,
lưu vực, tính chất đặc thù riêng biệt của khu vực. Quy hoạch phải có sự tham gia
của lãnh đạo, các nhà quản lí của địa phương sở tại. Quy hoạch phai căn cứ từ
quy hoạch tổng quan của tỉnh, của huyện; chiến lược phát triển kinh tế xã hội, an
ninh quốc phòng của vùng’ miền, địa phương sở tại. Quy hoạch xong phải cắm

mốc, phân định ranh giới rõ ràng giữa bản đồ và thực địa. Giao quyền sử dụng
đất và rừng cụ thể. Quy hoạch xong phải có quy chế quản lí, tổ chức thực hiện
theo quy hoạch, xử lí nghiêm những hành vi vi phạm quy chế theo luật định.
- Về chính sách và áp dụng chính sách: Ngân sách lâm nghiệp ở đây chủ
yếu từ nguồn ngân sách trung ương và số ít tài trợ của một số tổ chức phi chính
phủ, nói chung suất đầu tư thấp, chưa tương xứng khó thu hút thành phong trào,
chưa tạo được cơ bản cho cuộc sống của người làm nghề rừng. Ở đây bài học sử
dụng để có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ là quan trọng hơn cả, đó là các
quy định chi tiết cụ thể quản lí phải nhận định hợp lí, cơ chế điều hành quản lí
phải khoa học, tổ chức nuôi trồng phải kịp thời vụ, đối với vật nuôi trồng ưu tiên
nơi khó khăn và xung yếu trước. Bộ máy quản lí và trình độ chuyên môn của
từng cán bộ, bảo đảm đùng vị trí, quan hệ chặt chẽ, thống nhất tập trung cao.
Khi xây dựng dư án, thiết kế kĩ thuật phải chi tiết, chính xác, thi công phải đảm
bảo đúng tiến độ và chất lượng; thực hiện với nguồn vốn điều hành tập trung,
khoa học hợp lí thực tế, có sự tham gia của người dân. Mọi chế độ chính sách dự
15


án phải được công bố, công khai, hướng dẫn áp dụng rõ rang, mạch lạc, quyết
toán kịp thời.
- Về tổ chức bộ máy quản lí lâm nghiệp thống nhất trên cùng một địa bàn
tập trung lực lượng, tập trung lãnh đạo, tránh chồng chéo, gây bất cập, đông
người những vẫn yếu:
+ Ban quản lí rừng ATK mới chính thức hợp nhất ngày 07/05/2010 là khởi
đầu của sự cải cách hành chính trong ngành ở một huyện miền núi Định Hóa.
Là mô hình đầu tiên ở Việt Nam có sự ứng dụng học hỏi ở một số nước đã thành
công. Ban quản lí mới muốn thành công được phải xây dựng được một chi bộ
Đảng đoàn kết có tính chiến đấu cao, lãnh đạo cấp ủy thực sự hội tụ được trình
độ lãnh đạo, quản lí vững tay lái trong nghiệp vụ với kinh nghiệm thực tiễn, phát
huy được năng lực của mọi cán bộ, đảng viên, cán bộ cao cấp, viên chức và cán

bộ hợp đồng lao động.
+ Phải huy động được trí tuệ tập thể cao nhất, xây dựng được quy chế
hoạt động cơ quan mới, sát thực khả thi cao nhất, điều hành nhịp nhàng, nghiêm
túc nhất, có hiệu quả bằng những biện pháp kiểm tra tích cực.
+ Tập trung khẩn trương nhanh nhất, trình UBND tỉnh được Quy chế,
quản lí rừng ATK Định Hóa, một chính sách, chế độ quản lí đặc thù hợp lí nhất,
có hiệu quả nhất.
+ Đẩy nhanh, đẩy mạnh tốc độ điều tra nghiên cứu xây dung các dự án
thành phần trong lĩnh vực và định kì phải kiểm điển, đánh giá, kiểm tra tiến độ
xây dựng, tổ chức thực hiện dự án, giải quyết phát sinh kịp thời.
+ Xây dựng các mô hình quản lí cơ sở, xây dựng mô hình bảo vệ rừng, sử
dụng rừng, nuôi trồng rừng, phục hồi tôn tạo cảnh quan từ các nhóm hộ cộng
đồng làm nghề rừng, nông lâm kết hợp gắn liền với công tác khuyến nông,
khuyến lâm để rút ra những kinh nghiệm và phát triển bền vững.
+Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, đơn vị, tổ chức cấp ủy
chính quyền cơ sở, tổ chức chính trị xã hội ở địa phương tham gia vào công tác
quản lí, chir đạo, tuyên truyền chế độ chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà
nước đến từng nhà và từng người dân, từng đối tượng quản lí, trên các kênh hiện
16


có, bằng những phương pháp lồng ghép đa dạng phong phú. Tranh thủ mọi sự
lãnh đạo, quản lí của các cơ quan cấp trên và sự giúp đỡ về tri thức quản lí của
các chuyên gia trong và ngoài nước về cả vật chất và tinh thần để nâng cao năng
lực quản lí cho toản thể cán bộ, nhân viên trong đơn vị.
Tiểu kết
Trong chương 2, tôi đã trình bày thực trạng của công tác quản lí và khai
thác tài nguyên rừng ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. Dựa trên cơ sở nguồn
tài liệu về quyền và trách nhiệm của chủ rừng, luật bảo vệ môi trường năm 2014
và danh mục động thực vật trong sách đỏ của Việt Nam năm 2007. Trong đó tôi

cũng đã nêu sơ qua về thực trang tài nguyên rừng của huyện Định Hóa tỉnh Thái
Nguyên. Từ đó tôi đã rút ra được những ưu điểm và hạn chế trong công tác quản
lí và khai thác tài nguyên rừng ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.

17


CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC QUẢN
LÍ VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN RỪNG Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH
THÁI NGUYÊN
GIẢI PHÁP QUẢN LÍ RỪNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. Quan điểm bảo vệ và phát triển rừng tại Định Hóa
- Giải quyết tốt mâu thuẫn giữa bảo tồn, tôn tạo, phục hồi rừng đặc dụng,
cảnh quan di tích lịch sử.
- Khai thác tiềm năng, nhân lực và nguồn lực khác tại chỗ, nhưng phải có
sự đầu tư của Nhà nước thông qua cơ chế chính sách đặc thù về đất đai, hỗ trợ
vốn ban đầu là khâu quyết định.
- Đảm bảo bình đẳng về lợi ích của các chủ rừng, người quản lí rừng
phòng hộ, rừng đặc dụng được sự đầu tư của Nhà nước, hạn chế khai thác lâm
sản, tuân thủ sự chỉ đạo, điều hành của một cơ quan có trách nhiệm.
- Đề xuất được chính sách ưu đãi để phát triển lâm nghiệp góp phần cùng
với các ngành đầu tư phát triển toàn diện kinh tế, xã hội. Nâng cao đời sống vật
chất của người dân cũng như đời sống tinh thần của đồng bào các dân tốc trong
vùng ATK Định Hóa.
3.2. Giải pháp quản lí và phát triển bền vững tài nguyên rừng ở Định Hóa
3.2.1. Nhóm giải pháp về kinh tế
- Hỗ trợ về kinh tế: với mức độ hỗ trơ cho người dân tham gia chăm sóc,
bảo vệ rừng như hiện nay còn là quá thấp, theo như kết quả mức tính toán thu

nhập/hộ của các hộ không tham gia quản lí rừng chênh lệch cao hơn so với các
hộ tham gia quản lí rừng gần 2 lần/hộ. Trong khi diện tích đất lâm nghiệp của
các hộ khu vực quản lí rừng gấp hơn 5 lần so với các hộ khác. Như vậy định
mức hỗ trợ hiện nay cũng cần phải có những tỷ lệ tương ứng tức là mức hỗ trợ
phải gấp 10 lần như hiện nay là tương đương với 1 triệu đồng/ha/năm mới có thể
đáp ứng được một phần mong đợi và khuyến khích người dân tham gia chăm
sóc và bảo vệ rừng.
18


- Hỗ trơ vốn để phát triển ngành nghề, tăng thu nhập, giảm thời gian
nông nhàn, giảm áp lực vào rừng: hỗ trợ vốn để phát triển một số ngành tiểu thư
công nghiệp đang có tiềm năng ở địa phương như gây trồng và chế biến dược
liệu, song mây, dệt thổ cẩm, nuôi ong, chế biến nông sản,… Việc phát triển
những ngành nghề phụ nhằm giúp người dân phát triển kinh tế và ổn định xã hội
ở địa phương nhưng không gây sức ép lên các nguồn lực tự nhiên của khu vực.
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: đặc biệt là hệ thống giao thông đến các
bản, các làng nghề, hệ thống trường học và mạng lưới điện được xác định là một
trong những giải pháp quan trọng trong việc nâng cao được năng lực quản lí các
nguồn tài nguyên, trong đó có quản lí bảo vệ và phát triển rừng.
- Đầu tư cho phát triển kinh doanh tổng hợp nghề rừng với diện tích rừng
sản xuất: đầu tư để kinh doanh tổng hợp gồm cả gỗ, lâm sản ngoài gỗ cũng như
phát triển chế biến lâm sản để nâng cao hiệu quả kinh tế của kinh doanh rừng,
tạo ra sức hấp dẫn kinh tế cho cộng đồng tham gia vào bảo vệ và phát triển rừng.
- Đầu tư phát triển them cho những diện tích rừng có giá trị kinh tế và
sinh thái cao ở đất chưa sử dụng: theo quy hoạch phát triển rừng trên địa bàn
huyện cần đầu tư để phục hồi rừng trên những diện tích chưa sử dụng đây là một
trong những biện pháp vừa nâng cao thu nhập của người dân vừa phát triển
rừng.
- Trú trọng cho đầu tư phát triền các hoạt động lồng ghép được mục tiêu

bảo tồn rừng với mục tiêu phát triển kinh tế: cần đầu tư khai thác các tiềm năng
cho phát triển du lịch sinh thái dựa vào các sinh cảnh của khu vực ATK. Nếu
quản lí tốt chúng sẽ tạo ra những nguồn thu nhập đáng kể để cải thiện đời sống
của người dân và đầu tư trở lại cho công tác phát triển thêm rừng.
- Đầu tư phát triển thị trường lâm sản: thị trường lâm sản hiện tại ở địa
phương chưa phát triển, đặc biệt là lâm sản ngoài gỗ như các loại dược liệu,
song, mây, dầu, nhựa. Phần lớn những lâm sản có giá cả không ổn định, một số
loại do số lượng quá ít nên không hình thành được thị trường, một số loại thì do
thiếu thông tin trên thị trường.

19


3.2.2. Nhóm giải pháp xã hội
- Tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức về giá trị kinh tế, sinh
thái của rừng, khích lệ người dân tích cựu tham ra bảo vệ và phát triển rừng:
Tăng cường tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân và để
lôi cuốn người dân vào hoạt động bảo vệ và phát triển rừng.
- Thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp: quy hoạch sử dụng
đất ổn định kết hợp với giao đất giao rừng triệt để sẽ làm cho mọi diện tích đất
lâm nghiệp có rừng cụ thể. Đây là cơ sở pháp lí quan trọng cho người dân cũng
như cộng đồng tham giam bảo vệ và phát triển rừng.
- Xây dựng tổ chức quản lí lâm nghiêp ở cấp xã: hiện nay với thực tế ở
mỗi xã có một cán bộ phụ trách quản lí nông lâm nghiệp và kinh tế là quá mỏng,
cán bộ kiểm lâm của huyện và cán bộ lân nghiệp không thể hàng ngày sâu sát
với thực tế các xã do vậy cần có chính sách và ngân sách cho việc tăng cường
cán bộ cấp xã có thể triển khai dần để đảm bảo sao cho ở mỗi xã có ít nhất 1 cán
bộ chuyên trách lâm nghiệp cho địa bàn huyện.
- Củng cố và xây dựng các tổ chức cộng đồng liên quan đến quản lí bảo
vệ và phát triển rừng ở cấp xã: các tổ chức xã hội như Hội Nông dân, Hội Phụ

nữ, các tổ chức Đảng, Hội Cựu chiến binh,… có vai trò rất to lớn trong việc vận
động nhân dân thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước góp
phần ổn định xã hội tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất phát triển.
- Xây dựng quy chế phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm với lực lượng
quản lí bảo vệ rừng các Ban quản lí khu di tích, rừng đặc dụng và rừng bảo vệ:
một trong những nguyên nhân của hiệu quả quản lí bảo vệ rừng chưa cao là
thiếu sự phối hợp tốt giữa các lực lượng kiểm lâm và các lực lượng quản lí bảo
vệ rừng trên cùng một địa bàn. Vì vậy cần có sự phối hợp tốt hoạt động, để thực
hiện hiệu quả những nhiệm vụ chung vận động nhân dân tham gia bảo vệ và
phát triển tài nguyên rừng.
3.2.3. Nhóm giải pháp khoa học công nghệ
- Nghiên cứu xây dựng những mô hình trình diễn về kinh doanh rừng có
hiệu quả: nội dung của việc xây dựng mô hình trình diễn phải bao gồm trồng
20


×