Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Đồng chí hãy phân tích những nội dung cơ bản của cuộc đấu tranh giai cấp ở việt nam hiện nay liên hệ địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.16 KB, 11 trang )

Câu 7: Đồng chí hãy phân tích những nội dung cơ bản của cuộc đấu tranh giai cấp
ở Việt Nam hiện nay? Liên hệ địa phương Sơn La.
Trả lời:
* Định nghĩa đấu tranh giai cấp:
Đấu tranh gia cấp là đấu tranh của một bộ phận nhân dân này chống lại một bộ phận
khác. Cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động, chống
bọn có đặc quyền đặc lợi, bọn áp bức và bọ ăn bám. Cuộc đấu tranh của những người
công nhân làm thuê hay những người vô sản chống lại chế độ chiếm hữu TLSX.
* Nội dung của cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta:
- Cũng cố chính quyền về tay nhân dân để chính quyền thật sự là của dân, do dân & vì
dân
- Về kinh tế phải xây dựng thành công CNXH, trước hết phải thực hiện thành công
CNH, HĐH đất nước.
- Xây dựng thành công nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
- Giải quyết vấn đề giai cấp, dân tộc, tôn giáo, thực hiện khối đại đoàn kết dân tộc.
- Phải sử dụng 1 cách có hiệu quả các thành phần kinh tế phi XHCN vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
- Chống lại các luận điểm sai trái, xuyên tạc lịch sử, giữ vững định hướng phát triển
XHCN.
* Liên hệ địa phương Sơn La(Các đ/c liên hệ theo gợi ý dưới đây)
- Khái quát về đặc điểm Sơn La:( Sơn La là tỉnh vùng cao, biên giới, diện tích tự nhiên
14.125 km2, 73% là đồi núi, dân số hơn một triệu người, có 250 km đường biên giới (5
huyện, 17 xã, 64 bản biên giới) với hai tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Băng của nước
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Sơn La có vị trí quan trọng về nhiều mặt, nhất là về
quốc phòng-an ninh (QP-AN) đối với khu vực Tây Bắc, Quân khu 2 và cả nước. Tỉnh
Sơn La có 12 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó dân tộc Thái: 54,76%, Kinh:
17,43%, H'Mông: 12,99%, Mường: 8,15%, Sinh Mun: 1,89%, Dao: 1,82%, Khơ Mú:
1,13%, Kháng: 0,47%, La Ha: 0,61%, Lào: 0,33%, Hoa: 0,02% và một số dân tộc ít
người khác chiếm 0,23%)
- Liên hệ những vấn đề đấu tranh giai cấp ở SL:(Chọn 1 trong các vấn đề tồn tại ở SL
để liên hệ)


(Các tệ nạn xã hội, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển và sử dụng các chất ma tuý ; tình
trạng di dịch cư tự do, tranh chấp đất đai; Đấu tranh chống lại các thế lực thù địch trong
chiến lược “Diễn biến hòa bình” với những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; vấn đề truyền
đạo;…)
Ví dụ cụ thể:
* Tình hình tôn giáo trên địa bàn Sơn La
Tính đến cuối năm 2015 trên địa bàn Sơn La có 04 tôn giáo: Công giáo, Tin lành
(gồm các hệ phái: Tin lành LHCĐ, Tin lành miền Bắc, Tin lành trưởng lão, Tin lành
Báp Tít, Tin lành Phúc Âm Ngũ Tuần, Tin lành Truyền giáo Phúc âm), Đạo Phật và Tà


đạo Hồ Chí Minh. Gồm 3.087 hộ = 17.194 khẩu theo tôn giáo, có mặt tại 12/12 huyện,
thành phố.
Trong những năm gần đây, tình hình tôn giáo trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định.
Tuy nhiên, hoạt động tuyên truyền đạo trái phép của các đối tượng có xu hướng gia
tăng; tình trạng mâu thuẫn, gây mất đoàn kết giữa anh em họ hàng trong gia đình người
theo đạo và không theo đạo vẫn xảy ra, đã có một số cá nhân xúi giục người theo đạo
viết đơn đề nghị, kiến nghị đến các cấp, các ngành của tỉnh, gây khó khăn cho công tác
quản lý ở địa phương; tình hình xây dựng nhà nguyện trá hình ở các địa bàn vẫn diễn
biến phức tạp; Một số đối tượng có dấu hiệu lợi dụng hoạt động tôn giáo để tuyên
truyền lập “Nhà nước ly khai tự tri”.
* Hậu quả, tác hại
– Những người theo đạo thường bị các đối tượng cầm đầu, cốt cán điều khiển, chi
phối, ràng buộc bằng giáo lý, giáo luật, không tham gia hoặc ít được tham gia các hoạt
động kinh tế – xã hội do cấp ủy, chính quyền phát động (như: họp tổ bản, tham gia các
chương trình khuyến nông, khuyến lâm, phát triển kinh tế…), dẫn tới lạc hậu, đói nghèo.
– Đồng bào dân tộc thiểu số có truyền thống văn hóa đặc sắc được lưu giữ, bảo
tồn và phát huy qua nhiều thế hệ. Đây là những giá trị văn hóa tinh thần vô giá, để con
cháu đời sau hiểu biết về lịch sử, truyền thống hào hùng của cha ông trong công cuộc
đấu tranh chống ngoại xâm, chinh phục thiên nhiên, xây dựng cộng đồng dân tộc đoàn

kết, gắn bó. Theo tôn giáo khó có điều kiện để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa,
truyền thống nêu trên.
– Một bộ phận theo tôn giáo đã gây nên tình trạng mâu thuẫn, mất đoàn kết giữa
người theo đạo và người không theo đạo, thậm chí tạo nên mâu thuẫn trong gia đình,
dòng họ giữa cha với con, vợ với chồng, anh với em… gây mất an ninh trật tự trên địa
bàn.
– Chỉ cầu nguyện và tin vào sự phù hộ của Chúa trời, không chăm chỉ lao động
sản xuất dẫn tới thiếu cái ăn, cái mặc, khó khăn, đói nghèo đeo bám.
* Nguyên nhân
* Nguyên nhân khách quan
– Tuyên truyền phát triển đạo nằm trong giáo lý của hầu hết các tôn giáo.
– Việc tuyên truyền, phát triển đạo vào vùng dân tộc thiểu số nằm trong âm mưu của
các thế lực thù địch và các tổ chức tôn giáo trong, ngoài nước nhằm gia tăng ảnh hưởng,
gây dựng lực lượng.
– Trình độ dân trí chưa đồng đều, đời sống nhân dân của đồng bào vùng sâu, vùng cao,
biên giới còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh còn thấp, còn có một
số hủ tục lạc hậu chưa được loại bỏ cho nên một bộ phận đồng bào đã bị số đối tượng
tuyên truyền lôi kéo tin và theo đạo.
* Nguyên nhân chủ quan
– Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên về các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo
còn có mặt hạn chế; Cấp ủy, chính quyền ở một số địa bàn còn né tránh, buông lỏng sự
quản lý, chưa vận dụng sáng tạo các chính sách tôn giáo và hoàn cảnh thực tế nên việc


giải quyết những vấn đề liên quan đến tôn giáo còn chủ quan, nóng vội, tạo nhiều kẽ hở
để các phần tử xấu lợi dụng tuyên truyền lôi kéo đồng bào theo đạo.
– Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở vùng sâu, vùng xa còn hạn chế, các
truyền thống văn hóa tốt đẹp chưa được phát huy trong khi vẫn còn tồn tại các hủ tục
lạc hậu chưa được xóa bỏ, do đó người dân theo tôn giáo để giảm bớt phải thực hiện hủ
tục và nhằm cổ vũ, động viên tinh thần.

– Công tác tuyên truyền giáo dục chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước ở một số bản vùng sâu, vùng cao, biên giới chưa được thường xuyên, hiệu quả
chưa cao, chưa sát với thực tế; sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong công tác
tuyên truyền, vận động quần chúng ở một số nơi còn thiếu đồng bộ.
– Công tác nắm tình hình và đấu tranh với hoạt động tuyên truyền đạo trái phép có lúc
còn chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao.
* Giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn
– Cấp ủy, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội trong vùng
đồng bào DTTS nói chung, vùng đồng bào có đạo nói riêng, thực hiện đầy đủ, kịp thời
chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS, phát huy những
giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đẩy lùi tiến tới xoá bỏ các hủ tục lạc hậu, để đồng
bào thấy được ưu việt của chế độ, sự quan tâm sát sao của Đảng, Nhà nước, giá trị văn
hóa tinh thần to lớn của phong tục truyền thống do tổ tiên truyền lại.
– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhất là trong vùng đồng bào
theo đạo, vùng dân tộc thiểu số thấy được đường lối, chủ trương, chính sách dân tộc,
tôn giáo đúng đắn của Đảng;
– Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo theo quy định
của pháp luật, tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động theo đúng hiến
chương, điều lệ, thuần túy tôn giáo. Mọi hoạt động tôn giáo phải được đảm bảo thực
hiện dưới sự quản lý của Nhà nước. Xây dựng và làm tốt công tác bồi dưỡng nghiệp vụ
cho cán bộ làm công tác tôn giáo.
– Lực lượng Công an làm nòng cốt trong công tác đấu tranh với các hoạt động lợi dụng
tôn giáo xâm phạm ANQG, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể chủ động tham mưu
cho cấp ủy, chính quyền trong công tác quản lý nhà nước về Tôn giáo. Đấu tranh, ngăn
chặn kịp thời việc lợi dụng tôn giáo để xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước vi phạm nhân
quyền, vi phạm tự do tôn giáo, chống đối chính quyền, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc.
_____________________

Câu 8: Cho rằng Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì
dân thì có gì mâu thuẫn với luận điểm lý luận “nhà nước luôn mang bản chất của

một giai cấp” không? Vì sao?
Trả Lời:
Câu 8: Cho rằng Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì
dân thì có gì mâu thuẫn với luận điểm lý luận “nhà nước luôn mang bản chất của
một giai cấp” không? Vì sao?
Trả Lời:


Nhà nước xuất hiện và tồn tại không phải do ý muôn shcủ quan của một cá nhân
hay một giai cấp nào. Trái lại, sự xuất hiện Nhà nước là 1 yếu tố khách quan để khống
chế những đối kháng giai cấp, để làm dịu xung đột giai cấp, làm cho xung đột g/c diễn
ra trong vòng trật tự.
Nhà nước, đó là sự biến lập một trật tự, trật tự này hợp pahps hóa và củng cố sự
áp bức kia bằng cách làm xung đột g/c. G/c lập ra và sử dụng Nhà nước phải là g/c
mạnh nhất, g/c giữ vai địa vị thống trị về mặt kinh tế. Nhờ có Nhà nước, g/c này trở
thành g/c thống trị về mặt chính trị, do đó Nhà nước bản chất là quyền lực chính trịcủa
g/c thống trị về mặt kinh tế. Do đó Nhà nước là sản phẩm tất yếu của xh có g/c, nó bao
giờ cũng mang bản chất của 1 g/c nhất định, không có nhà nước nào là phi g/c, đứng
trên g/c.
Nhà nước XHCNVN là nhà nước của dân, do dân và vì dân khong mâu thuẫn với
luận điểm lý luận “Nhà nước luôn mang bản chất của 1 g/c”
Nha fnước trong thời kì quá độ đi lên CNXH ở VN là nhà nước pháp quyền
XHCN của dân, do dân, vì dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền
tảng là liên minh giữa g/c CN-Nd và đội ngũ Trí thức do Đảng CSVN lãnh đạo. Quyền
lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giưã các cơ quan
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ
quyền dân chủ của nhân dân.
Dó đó, Nhà nước XHCN VN thuộc về đại đa số nhân dân lao động, đó là liên
minh g/c CN-ND-TT. Thiểu số là những kẻ chống lại lợi ích của nhân dân lao động,

phải phục tùng đa số. Liên minh g/c CN-ND-TT là giai cấp nắm quyền làm chủ về kt,
chính trị, XH-XH, là g/c lãnh đạo mạnh nhất để lập ra và lãnh đạo Nhà nước.
Vì vậy, Nhà nước XHCNVN mang bản chất của liên minh g/c CN-ND-TT, g/c
này đại diện cho đại đa số nhân dân VN, là nhà nước của dân, do dân, vì dân, nhưng
tuyệt nhiên không phải là “nhà nước toàn dân”
Câu : Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng bộ máy nhà nước và đội
ngũ cán bộ công chức? Liên hệ việc xây dựng đội ngaũ cán bộ, công chức địa
phương (đơn vị) đồng chí.
Trả lời:
* Về xây dựng bộ máy Nhà nước
Nói đến bộ máy nói chung và bộ máy nhà nước nói riêng là đề cập tới hệ thống,
gồm nhiều bộ phận liên quan, gắn bó và ràng buộc lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát
triển. Hồ Chí Minh đã có những quan điểm chỉ đạo rất thiết thực cụ thể trong xây dựng
bộ máy nhà nước.
- Hồ Chí Minh đề ra một phương châm nhất quán: Xây dựng một bộ máy nhà nước
gọn nhẹ, có cơ cấu hợp lý, có khả năng bao quát và giải quyết tốt các vấn đề kinh tế, xã


hội, văn hoá của đất nước.
Từ phương châm chung đó, Hồ Chí Minh đề ra các nguyên tắc xây dựng bộ máy
nhà nước Nhà nước:
+ Xây dựng Quốc hội thành cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, đại diện ý chí,
nguyện vọng của toàn dân, của cả nước.
+ Xây dựng Chính phủ thành một cơ quan hành pháp cao nhất, thực sự mạnh mẽ,
sáng suốt của nhân dân.
+ Xây dựng một nền hành chính quốc gia thống nhất trên nền tảng dân chủ, hiện
đại và hoạt động có hiệu lực thực tế.
+ Xây dựng một bộ máy tư pháp có tính độc lập tương đối, dân chủ, hiện đại, xét
xử công bằng theo luật.
* Về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức:

Đây là vấn đề thu hút nhiều tâm lực của HCM, Người cho rằng, hiệu quả hoạt
động của bộ máy nhà nước phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. HCM
có những quan điểm rất hiện đại về các bộ, công chức. Người yêu cầu:
- Một là: Tuyệt đối trung thành với cách mạng.
Đây là yêu cầu đầu tiên cần có đối với đội ngũ này. Cán bộ, công chức phải là
những người kiên cường bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Nhà nước. Hồ Chí
Minh nhấn mạnh lòng trung thành đó phải được thể hiện hàng ngày, hàng giờ, trong
mọi lĩnh vực công tác.
- Hai là: Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ.
Ngay trong thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh
số 76 ban hành Quy chế công chức nêu rõ công chức là người giữ một nhiệm vụ cụ thể
trong bộ máy nhà nước dưới sự lãnh đạo tối cao của Chính phủ. Sắc lệnh cũng nêu lên
cách thức và nội dung thi tuyển để bổ nhiệm vào các ngạch, bậc hành chính trong bộ
máy chính quyền.
- Ba là: Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân.
- Bốn là: Cán bộ, công chức phải là những người dám phụ trách, dám quyết đoán,
dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn, "thắng không kiêu, bại
không nản".
2. Liên hệ việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức tại địa phương (đơn vị)
(các đ/c viết theo cấc nội dung gợi ý)
- Tầm quan trọn của đội ngũ cán bộ, công chức.
(cán bộ, công chức hành chính là nhân lực nòng cốt trong quản lý và tổ chức thực
hiện công việc của Nhà nước. Hệ thống các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu lực,


hiệu quả hay không phụ thuộc vào năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức
hành chính. Do vậy, "xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước vừa có trình độ
chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao, vừa giác ngộ về chính trị, vừa có tinh thần
trách nhiệm, tận tụy công tâm, vừa có đạo đức liêm khiết khi thừa hành công vụ" là
nhiệm vụ cấp thiết của các cấp, các ngành đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại

hóa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa)
- Giới thiệu về côgn chức, viên chức của địa phương (đơn vị): số lượng, chất
lượng, ưu điểm, hạn chế.
- Đề ra các giải pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ, chông chức tại đơn vị:
+ Một là, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ.
+ Hai là, đổi mới phương pháp đánh giá, nhận xét cán bộ.
+ Ba là, thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.
+ Bốn là, đổi mới trong công tác bố trí, sử dụng cán bộ.
+ Năm là, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách cán bộ.
- Từ những giải pháp cơ bản để nâng cao công tác cán bộ trên, học viên liên hệ
việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức tại địa phương (đơn vị) tập trung vào một số
vấn đề sau:
+ Việc thực hiện công khai, dân chủ trong công tác quy hoạch, đánh giá, nhận
xét, bố trí và sử dụng cán bộ được thực hiện như thế nào? Công tác đào tạo và bồi
dưỡng cán bộ (về chính trị - chuyên môn) có được quan tâm và thực hiện
+ Việc quan tâm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, công chức tại
địa phương (đơn vị) có được đảm bảo?
- Địa phương (đơn vị) hoặc đồng chí có kiến nghị, đề xuất gì nhằm nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay.

Câu 2: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về phong cách của người cán bộ.
Liên hệ với việc tu dưỡng rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh của bản thân
đồng chí.
Trả lời:
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt coi trọng công tác cán bộ và luôn
đặt nó lên vị trí hàng đầu trong xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước.
* Quan niệm của Hồ Chí Minh về phong cách của người cán bộ


- Phong cách của người cán bộ có quan hệ mật thiết với đường lối và phương pháp

cách mạng.
Tư tưởng, đường lối soi sáng hoạt động của người cán bộ, có ý nghĩa quyết định
nhất. Nhưng phải có phương pháp đúng đắn, khoa học để đưa đường lối vào cuộc sống.
- Phong cách của người CB có liên quan chặt chẽ với đạo đức: trung với nước, hiếu
với dân, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư...đó là những phẩm chất đạo đức chung
của cong người Việt Nam trong thời đại mới, nhưng nó lại được thể hiện một cách cụ
thể qua phong cách khác nhau của từng người.
- Phong cách của CB là chỉnh thể bắt đầu từ suy nghĩ (phong cách tư duy) đến
hoạt động thực tiễn (phong cách làm việc, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử) và
cuối cùng là phong cách trogn sinh hoạt đời thường.
=> Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, phong cách của người cán bộ được thể hiện ở các
yêu cầu như tác phong quần chúng, dân chủ, thẳng thắn, tính quyết toán và tinh thần
trách nhiệm cao, sâu sát, thận trọng, nhất quán giữa lời nói và việc làm, giữa lý luận và
thực tiễn, thường xuyên nghiêm túc phê bình và tự phê bình.
* Liên hệ trách nhiệm bản thân: (các đ/c liên hệ theo các bước gợi ý dưới đây)
- Xác định vị trò, vai trò của người cán bộ.
- Đánh giá thực trạng thực trạng phong cách của người cán bộ ở đơn vị (ưu điểm, hạn
chế).
- Chọn 1 trong 5 phóng cách dưới đây của HCM để liên hệ bản thân.

[* Phong cách thứ nhất:

Rèn luyện phong cách tư duy: (Phải có tư duy độc lập, tự chủ,
sáng tạo; Phải tư duy xuất phát từ thực tế; Phải có bản lĩnh tư duy vững vàng, một
tinh thần dũng cảm)
* Phong cách thứ hai: Rèn luyện phong cách làm việc: (Tác phong quần chúng; Tác
phong khoa học)
* Phong cách thứ ba: Rèn luyện phong cách diễn đạt: ( Diễn đạt phải rõ chủ đề, đúng
đối tượng; Diễn đạt phải chân thực, không nói ẩu, không được bia ra; Diễn đạt phải
ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, thiết thực, thấm thía, chắc chắn, không ba hoa; Phải học

cách nói của quần chúng)
* Phong cách thứ tư: Rèn luyện phong cách ứng xử: (Thái độ ân cần, niềm nở, vừa
thân ái vừa nhiệt tình, thể hiện tấm lòng độ lượng, khoan dung; Có thái độ khiêm
nhường; Ứng xử phải rất tế nhi, nhất là đối với các nhân sĩ, trí thức)
* Phong cách thứ năm: Rèn luyện phong cách sinh hoạt:(Có kỷ luật chặt chẽ, giữ nếp
trật tự, ngăn nắp, gọn gàng, chú ý rèn luyện sức khỏe; Khiêm tốn, nếp sống giản di, ít
lòng ham muốn về vật chất: Yêu thương con người gắn với yêu thương nhân dân; Luôn
luôn tự rèn luyện, trau dồi phẩm chất, năng lực, đạo đức, lối sống, tác phong; Hoàn


thiện nhân cách, không ngừng học tập để có tri thức, nâng cao tầm trí tuệ.; Luôn đặt
lợi ích của Đảng, của dân tộc, của nhân lên trên hết, phải cố gắng học tập chính tri,
chuyên môn, gắn bó với nhân dân, gương mẫu trước quần chúng.)]
- Những kiến nghị, đề xuất đối với địa phương (đơn vị)
Câu 3: Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”,
“muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc xấu”. Đồng chí hãy
chứng minh quan điểm trên.
Trả lời:
* Cơ sở lí luận của vấn đề:
- Theo Chủ nghĩa Mác – Lênin bất cứ giai cấp và chính đảng nào muốn giành và
giữ được chính quyền Nhà nước thì trước hết phải có được một đội ngũ những con
người làm đầu tầu, nòng cốt.
- Kế thừa những quan điểm đó của Chủ nghĩa Mác – Lênin, nhận thức rõ một
cách sâu sắc vị trí, vai trò của người cán bộ, Hồ Chí Minh đã giành sự quan tâm đặc biệt
đến vấn đề này, tìm cách giải quyết một cách linh hoạt và toàn diện vấn đề đó phù hợp
với điều kiện thực tế của cách mạng Việt Nam.
Về vị trí, vai trò của cán bộ, Chủ tịch HCM, cho rằng, cán bộ là vấn đề rất quan
trọng và cần kíp, cán bộ là gốc của mọi công việc, “cán bộ là người đem chính sách của
Đảng, Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành; đồng thời đem tình hình
của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng”.

Như vậy, cán bộ có vị trí chủ thẻ của sự nghiệp cách mạng nước ta do Đảng lãnh đạo
Cán bộ là dây truyền của bộ máy, nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động
cơ dù tốt dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt; cán bộ là “tiền vốn” của đoàn thể. Như vậy,
cán bộ là lực lượng tinh túy nhất của xã hội, có vị trí vừa tiên phong vừa là trung tâm
của xã hội và có vái trò quan trọng của hệ thống chính trị nước ta.
Vị trí của cán bộ được đứng ngang hàng trong các tổ chức và kiểm tra sau khi đã
có chính sách đúng.
Có thể thấy rõ ràng Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề cán bộ ở vị trí hết sức quan trọng,
có vai trò to lớn đặc biệt trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng.
* Cơ sở thực tế:
- Công tác xây dựng và chỉnh đốn đội ngũ cán bộ, luôn được Đảng ta quan tâm:
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan
tâm chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh, có đầy đủ phẩm chất, năng lực và coi
đó là vấn đề có tầm quan trọng chiến lược, nhân tố quyết định sự thành bại của cách
mạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng và sự nghiệp cách mạng. Nhờ đó
mà đã tập hợp được nhiều hiền tài, thu hút các nhân sĩ yêu nước, tập hợp tất cả các lực


lượng đoàn kết chung quanh Ðảng, đưa đến thành công của Cách mạng Tháng Tám vĩ
đại, Chiến thắng Ðiện Biên chấn động địa cầu, Đại thắng Mùa xuân 1975 và cả nước
vững bước trên con đường đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH).
- Trong thời kỳ đổi mới, công tác xây dựng và chỉnh đốn đội ngũ cán bộ, đảng
viên, xác định rõ đây là khâu then chốt trong sự nghiệp phát triển đất nước. Qua mỗi kỳ
đại hội Đảng, quan điểm, tư tưởng đổi mới công tác tổ chức, cán bộ ngày càng được thể
hiện rõ hơn, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong mỗi giai đoạn.
Đại hội VI của Đảng (1986) xác định: “Đổi mới cán bộ lãnh đạo các cấp là mắt
xích quan trọng nhất mà Đảng ta phải nắm chắc để thúc đẩy những cuộc cải cách có ý
nghĩa cách mạng”.
- Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa; nhiệm vụ chính trị mới rất nặng nề, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi Đảng ta phải

xây dựng được một đội ngũ cán bộ ngang tầm, góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm
vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa:
+ Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Quán triệt và nghiêm túc thực hiện nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công
tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ.
+ Ban hành và thực hiện nghiêm các quy định, quy chế, cơ chế về cán bộ và công
tác cán bộ.
+ Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ
năng lực và phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ.
Có thể nói, công tác cán bộ thời gian qua luôn bám sát nhiệm vụ chính trị và yêu
cầu xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới.
* Liên hệ đơn vị đồng chí: (các đ/c liên hệ theo các gợi ý)
- Vai trò của cán bộ:
- Đánh giá thực trạng cán bộ ở đơn vị: (Ưu điểm, hạn chế)
(Sử dụng cán bộ ntn?, có công khai minh bạch không? Quan tâm đến đời sống cán bộ
ntn?...)
- Những kiến nghị, đề xuất và giải pháp.
Liên hệ đảng bộ:
- Khái quát: Nhiệm kì 2015- 2020: Đảng bộ có …. đảng viên
+ BCH có 7đ/c: 1 Bí thư ĐB, 1Phó BTĐB, 5 ủy viên
+ 4 chi bộ trực thuộc.
1) ND lãnh đạo của Đảng trong đk Đảng cầm quyền: T/h các nd lãnh đạo chủ yếu
sau:
* XD chủ trương đường lối:


- Đảng ủy: Đề ra các chủ trương, đường lối, những chính sách trên các lĩnh vực: quản lí
cán bộ gv, công tác nhân sự, chất lượng giáo dục hs, chất lương chuyên môn của Gv,
các vđ về CSVC, thiết bị dạy học, an ninh trong nhà trường…

* Đảng bộ lãnh đạo xây dựng nhà nước: quản lí chuyên môn nhà trường từ BGH đến
các tổ chuyên môn.
BGH: có 4 đ/c(…); Có 8 tổ chuyên môn (…), BCH Cđoàn (7 người), ĐTN (Ban thường
vụ: 5 người; BCH có 15 người)
Trong công tác chỉ đao: Đảng đã định hướng cho chuyên môn các tổ chức đoàn thể, xá
định thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.
* Đảng lãnh đạo ct cán bộ: Đảng ủy đã đua ra quan điểm chủ trương về công tác cán bộ
từ công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, đánh giá, sd cán bộ.
+ Đào tạo bồi dưỡng chuyên môn: cử các đ/c trong BGH, người đứng đầu các tổ chức
đoàn thể, trong BCH đảng ủy, các tổ trưởng tổ phó tham gia các lớp bồi dưỡng CM,
CTrị.
+ Công tác bố trí, sd cán bộ: cho ý kiến chỉ đạo, Phê duyệt về công tác nhân sự trong
BCH Đảng ủy, ĐTN, CĐ và các tổ chuyên môn…;
* CT Đánh giá: Hàng năm Đảng bộ chỉ đạo công tác kiểm điểm, đánh giá đảng viên
cuối năm, đưa ra những giải pháp khắc phục, kq đánh giá là cơ sở cho việc bố trí, sử
dụng cán bộ.
* Kiểm tra giám sát: Đảng ủy tiến hành kiểm tra giám sát đối với tổ chức đảng, chuyên
môn nhà trường và các tổ chức chính trị xh trong nhà trường:
+ Kiểm tra giám sát của đảng ủy theo Điều 30
+ Đảng ủy lãnh đạo ủy ban kiểm tra của đảng ủy.
Nội dung kiểm tra g/s: Chỉ thị 25- Tỉnh ủy, Quy định 47(những điều ĐV không được
làm); ktra thực hiện CT 03,05 (hoc tập theo HCM); ktra việc thực hiện các quan điểm
của Đảng…Hàng năm Đảng ủy ktra g/s với đảng ủy(CT quản lí tài chính) và các chi bộ
trực thuộc( 2-4 cuộc/năm), các đảng viên (4-6đv/năm)
2) Phương thức lãnh đạo:
- Đảng ủy xd, ban hành chủ trương, NQ toàn khóa, năm, quý, tháng. Trên cơ sở đó thì
các tổ chức chính trị xã hội cụ thể hóa thành các KH thực hiện. ( NQ toàn khóa là NQ
thông qua ĐH đầu nhiệm kì. Phương hướng nhiệm vụ từng năm: thể hiện trong các báo
cáo năm).
- Đảng ủy tổ chức triển khai quán triệt, tuyên truyền các chủ trương c/s của Đảng, Nhà

nước: NQ ĐH đảng các cấp, Các NQ các kì họp của BCH TW Đảng, các chuyên đề, các
chỉ thị của đảng, điều lệ đảng…
- Đảng lãnh đạo ct tổ chức cán bộ: Đưa ra đường lối quản lí, thống nhất tổ chức cán bộ.
Đảng ủy giới thiệu những đảng viên có trình độ, năng lực, phẩm chất chính trị vào danh
sách quy hoạch cán bộ .
- Đảng lãnh đạo CT kiểm tra giám sát: Hàng năm xây dựng và triển khai chương trình
KT giám sát, thường xuyên tổ chức kiểm tra g/s tổ chức đảng, đảng viên thông qua
BCH Đảng ủy, UBKT Đảng ủy, sinh hoạt đảng.


- Phát huy vai trò của các LLXh: Đảng ủy chỉ đạo Chuyên môn, ĐTN, CĐ phối hợp
chặt chẽ với hội phụ huynh tham gia ct quản lí HS, ct XH hóa giáo dục, các tổ chức đơn
vị, doanh nghiệp trên địa bàn huyện chung tay đóng góp, xây dựng CSVC phục vụ côgn
tác giáo dục ở đp.



×