Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

PHÒNG NGỪA XÂM HẠI TÌNH DỤC TRONG TRƯỜNG HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.38 KB, 24 trang )

HOẠT ĐỘNG
PHÒNG NGỪA XÂM HẠI TÌNH DỤC TRONG TRƯỜNG HỌC
TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI


Mục lục
A. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ---------------------------------------------------------------------------------------3
I. Phân tích vấn đề:--------------------------------------------------------------------------------------------3
1. Thực trạng------------------------------------------------------------------------------------------------3
1.1 Thế giới và Việt Nam-------------------------------------------------------------------------------3
1.2 Tại Thành phố Quảng Ngãi:-----------------------------------------------------------------------3
2. Phạm vi của vấn đề và đối tượng bị ảnh hưởng---------------------------------------------------4
3. Nhu cầu của 2 giới đối với vấn đề--------------------------------------------------------------------4
4. Bối cảnh kinh tế - xã hội-------------------------------------------------------------------------------4
II. Phân tích phản ứng hiện hành với vấn đề--------------------------------------------------------------5
1. Các chính sách và pháp luật hiện hành--------------------------------------------------------------5
2. Các chương trình, kế hoạch hành động--------------------------------------------------------------6
3. Cơ quan thực hiện---------------------------------------------------------------------------------------6
B. THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH-----------------------------------------------------------------------------7
I. Sự cần thiết và tính hợp lý của kế hoạch hành động--------------------------------------------------7
1. Sự cần thiết của kế hoạch hoạt động-----------------------------------------------------------------8
2. Tính hợp lý của kế hoạch hoạt động-----------------------------------------------------------------8
II. Mục tiêu-----------------------------------------------------------------------------------------------------8
1. Về kiến thức----------------------------------------------------------------------------------------------8
2. Về kỹ năng------------------------------------------------------------------------------------------------8
III. Kết quả dự kiến-------------------------------------------------------------------------------------------9
IV. Các hoạt động---------------------------------------------------------------------------------------------9
1.Hoạt động 1: Trò chơi khởi động: Lồng chim-------------------------------------------------------9
a. Mục tiêu:-----------------------------------------------------------------------------------------------9
b. Phương tiện:-------------------------------------------------------------------------------------------9
1




c. Cách tiến hành:----------------------------------------------------------------------------------------9
2.Hoạt động 2: “Cơ thể em’’----------------------------------------------------------------------------10
a. Mục tiêu:----------------------------------------------------------------------------------------------10
b. Cách tiến hành:--------------------------------------------------------------------------------------10
d. Kết luận:----------------------------------------------------------------------------------------------12
3.Hoạt động 3: Giới thiệu về xâm hại tình dục-------------------------------------------------------12
a. Mục tiêu:----------------------------------------------------------------------------------------------12
b. Thông điệp:------------------------------------------------------------------------------------------12
c. Cách tiến hành:--------------------------------------------------------------------------------------13
4.Hoạt động 4: Đóng vai ( Tình huống đính kèm phụ lục )----------------------------------------14
a, Mục tiêu:----------------------------------------------------------------------------------------------14
b, Cách tiến hành:--------------------------------------------------------------------------------------14
c, Kết luận:----------------------------------------------------------------------------------------------15
5.Hoạt động 5: Dự phòng ứng phó với xâm hại và quấy rối tình dục’’(90 phút)---------------16
a. Mục đích:---------------------------------------------------------------------------------------------16
b. Thông điêp:------------------------------------------------------------------------------------------16
6.Hoạt động 6: Giới thiệu kỹ năng phòng vệ: Các thế võ tự vệ cơ bản--------------------------20
a. Mục tiêu:----------------------------------------------------------------------------------------------20
b. Phương tiện:-----------------------------------------------------------------------------------------20
c. Cách tiến hành:--------------------------------------------------------------------------------------20
d. Kết luận:----------------------------------------------------------------------------------------------21
7. Hoạt động 7: Đánh giá--------------------------------------------------------------------------------21
a. Mục tiêu:----------------------------------------------------------------------------------------------21
b. Phương tiện:-----------------------------------------------------------------------------------------21
c. Cách tiến hành:--------------------------------------------------------------------------------------21
d. Kết luận:----------------------------------------------------------------------------------------------22
V. Nguồn lực--------------------------------------------------------------------------------------------------22
1. Con người-----------------------------------------------------------------------------------------------22

2. Kinh phí-------------------------------------------------------------------------------------------------22
VI. Các chỉ tiêu cụ thể cho các hoạt động---------------------------------------------------------------22
VII. Khung theo dõi và đánh giá thực hiện--------------------------------------------------------------23
VIII. Dự trù kinh phí----------------------------------------------------------------------------------------24
2


A. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

I. Phân tích vấn đề:
1. Thực trạng
1.1 Thế giới và Việt Nam
Theo số liệu từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong 5 năm từ 2011
đến 2015, cả nước có 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em và gia tăng xâm hại tình
dục nam. Tính trung bình, cứ 8 giờ trôi qua lại có một trẻ em Việt Nam bị xâm
hại. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng con số này chỉ là những vụ việc được
báo cáo, còn rất nhiều vụ nạn nhân bị chính kẻ xâm hại dọa dẫm hoặc vì lý do
nào đó đã không được thống kê.
Nghiên cứu mới đây của tổ chức phi chính phủ đưa ra những số liệu mới về tình
trạng quấy rối tình dục.
19% trong tổng số các học sinh bị bạo lực học đường trên cả nước bị quấy rối tình
dục và xâm hại tình dục ít nhất một lần.
10% số học sinh bị bạo lực tình dục, trong đó có 81% trẻ em gái và 19% trẻ trai.
17% số học sinh từng bị cưỡng hôn.
20% số học sinh từng bị đụng chạm không mong muốn.
Qua khảo sát và nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức phi chính phủ, bạo
lực trên cơ sở giới (Bạo lực giới) tại trường học gây tổn hại về thể chất và tinh thần
cho cả trẻ trai và trẻ gái.”
Tại Việt Nam, 19% số học sinh từng bị quấy rối tình dục, 10% số học sinh từng bị
bạo lực tình dục trong đó 81% là trẻ em gái; 17% số học sinh từng bị cưỡng hôn,

20% số học sinh từng bị động chạm không mong muốn”.
3


1.2 Tại Thành phố Quảng Ngãi:
- Tại thành phố Quảng Ngãi, 15% số học sinh từng bị quấy rối tình dục,trong
đó, 90% là nam và 10% là nữ
- Có 3 chương trình về phòng ngừa xâm hại tình dục được tổ chức tại thành
phố. Nhưng chỉ hướng trẻ em gái và phụ nữ ở cấp địa phương.

2. Phạm vi của vấn đề và đối tượng bị ảnh hưởng
- Vấn đề có phạm vi ảnh hưởng ở cấp vi mô – từng cá nhân học sinh, gia đình
nạn nhân, nhưng hiện nay với số lượng gia tăng vấn đề hiện đang ảnh hưởng đến
cả xã hội.
- Đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp ở đây là tinh thần và thể chất của đối tượng
bị quấy rối tình dục ở tất cả các giới.

3. Nhu cầu của 2 giới đối với vấn đề
- Được học tập, rèn luyện và vui chơi trong môi trường an toàn .
- Được đảm bảo về quyền và nghĩa vụ của mình.
- Lên tiếng tố cáo khi bị xâm hại với bất kì ai và được bảo vệ.
- Có một môi trường học tập lành mạnh, không bạo lực, không có xâm hại tình
dục.
- Cả nam và nữ đều bình đẳng như nhau, không chỉ nữ giới mà nam giới cũng
cần được tôn trọng và bảo vệ.
- Được giáo dục về các kĩ năng: cách phòng tránh bị xâm hại tình dục, cách bảo
vệ chính mình trước sự xâm hại tình dục, được trang bị đầy đủ kiến thức về giới
tính, …

4. Bối cảnh kinh tế - xã hội

- Ảnh hưởng của xã hội đến vấn đề
4


+ Kể từ khi đất nước chuyển hướng theo cơ chế kinh tế thị trường, cùng với
đó là xu thế toàn cầu hóa, đất nước mở cửa hội nhập thì những nét văn hóa
truyền thống đã dần thay đổi. Những chuẩn mực đạo đức quý giá đã dần bị phai
nhạt, thay vào đó là những nét văn hóa hiện đại, nhiều nét văn hóa không lành
mạnh theo đó du nhập vào Việt Nam.
+ Sự phát triển của công nghệ thông tin, internet kích thích sự tò mò của giới
trẻ và người lớn. Nhiều video đồi trụy bị đưa lên mạng và chưa được kiểm soát
chặt chẽ.
+ Nhiều bộ phim tình cảm, phim người lớn làm ảnh hưởng đến tâm lí tuổi
mới lớn.
- Ảnh hưởng của kinh tế đến vấn đề
+ Rất nhiều gia đình có trẻ tham gia vào hành vi bạo lực tình dục học đường
là những gia đình có điều kiện kinh tế không tốt. Kinh tế gia đình không đầy đủ
cùng với việc giáo dục của gia đình không chu đáo cũng làm ảnh hưởng đến trẻ.
+ Một số trẻ có gia đình kinh tế khá giả nhưng thiếu sự quan tâm của cha mẹ
thường đua đòi, ăn chơi, thích mua vui hưởng lạc nên dễ xa vào vấn đề này.

II. Phân tích phản ứng hiện hành với vấn đề
1. Các chính sách và pháp luật hiện hành
Chế tài xử lý hành vi xâm hại tình dục trẻ em quy định rất cụ thể trong Bộ
luật hình sự năm 1999 và Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2015 (có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/7/2016), trong đó có quy định cụ thể về các tội xâm hại tình dục
với người chưa thành niên với các nhóm độ tuổi cụ thể (từ đủ 16 tuổi đến dưới
18 tuổi; từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; dưới 13 tuổi) gồm: tội hiếp dâm, tội
cưỡng dâm, tội dâm ô, tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục
khác, tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm. Đây là các tội

phạm có tính nguy hiểm trong xã hội, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh
5


dự, nhân phẩm của các em (không phân biệt nam hay nữ), khung hình phạt đối
với các tội này rất nghiêm khắc
Trong Luật trẻ em mới được thông qua trong kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa
XIII cũng có quy định nghiêm cấm hành vi xâm hại tình dục trẻ em (Điều 6),
quyền của trẻ em được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục (Điều 25) và các
biện pháp can thiệp, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó đã bao gồm cả
trẻ em bị xâm hại tình dục.
-

Những hành vi quấy rối tình dục bị phạt tù theo quy định của bộ luật Hình sự
2015:

1. Tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi
2. Tội Cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
3. Tội Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13
đến dưới 16 tuổi
4. Tội Dâm ô với người dưới 16 tuổi
5. Tội Sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm

2. Các chương trình, kế hoạch hành động
- Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015 (Quyết định số
267/QĐ-TTg ngày 22/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ).
- Trong giai đoạn 2013 – 2014, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã triển khai thí điểm dự án Phòng ngừa xâm hại
tình dục trẻ em trong hoạt động du lịch tại một số địa phương.
- Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 – 2020 (Quyết định số 2361/QĐTTg ngày 22/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ).

- Chương trình “Hãy lên tiếng” phòng chống xâm hại tình dục trẻ em năm 2017
của Hội đồng Đội Trung ương.

6


- Các hoạt động giáo dục, tuyên truyền về quấy rối tình dục tại các địa phương,
thành phố.

3. Cơ quan thực hiện
- Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
- Hội Liên hiệp Phụ nữ
- Sở Lao động Thương binh & Xã hội
- Sở Giáo dục & Đào tạo
- Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp
- Các Sở: Văn hóa & Thể thao, Du lịch, Thông tin & Truyền thông
- Sở Tư pháp
- Công an
- Liên Hiệp Quốc
- Các tổ chức Phi chính phủ
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể khác,...

B. THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH
- Đối tượng: Học sinh Tiểu học trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi
- Phạm vi: TP Quảng Ngãi
- Cơ quan thực hiện và hỗ trợ thực hiện:
+ Trung tâm CTXH thành phố Quảng Ngãi
+ Sở GD&ĐT TP Quảng Ngãi
7



+ Sở LĐTBXH
+ Các trường Tiểu học tại tp. Quảng Ngãi

I. Sự cần thiết và tính hợp lý của kế hoạch hành động
1. Sự cần thiết của kế hoạch hoạt động
Xã hội ngày càng phát triển và hội nhập, cùng với sự phát triển ngày càng nhanh
chóng của các phương tiện công nghệ thông tin, truyền thông, internet,... nhiều văn
hóa phẩm đồi trụy xuất hiện ngày càng nhiều. Việc này ảnh hưởng không nhỏ đến
nhận thức và hành vi một số lượng người không nhỏ. Từ đó gây ra không ít tệ nạn xã
hội nghiêm trọng cũng như khá nhiều tệ nạn khác. Trong đó có vấn nạn quấy rối tình
dục. Đặc biệt là quấy rối tình dục với trẻ em.
Trước tình hình vấn nạn quấy rối tình dục diễn ra ngày càng nhiều và nghiêm
trọng, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức một hoạt động để tuyên truyền và nâng cao
kiến thức, kỹ năng ứng phó cho các em học sinh trước các hành vi quấy rối tình dục
là vô cùng cần thiết.
Vì vậy, chúng tôi thực hiện hoạt động “Phòng ngừa xâm hại tình dục học đường”.

2. Tính hợp lý của kế hoạch hoạt động
- Đây là hoạt động vô cùng thiết thực và cần thiết cho trẻ em trong bối cảnh xã hội
hiện nay.
- Xâm hại tình dục đang là vấn đề được hầu hết phụ huynh quan tâm.
- Các hoạt động hấp dẫn, thu hút học sinh tham gia.
- Không tốn quá nhiều kinh phí.

II. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Học sinh nắm được khái niệm về quấy rối tình dục.
8



- Học sinh có khả năng nhận biết các hành vi quấy rối tình dục.

2. Về kỹ năng
- Học sinh có khả năng giải quyết các tình huống quấy rối tình dục.
- Học sinh có khả năng phát hiện và lên án các hành vi quấy rối tình dục.
- Học sinh có khả năng tự phòng vệ cho bản thân.

III. Kết quả dự kiến
100% học sinh các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi được tham
gia các hoạt động và đạt được các mục tiêu đề ra trong năm học 2018-2019.

IV. Các hoạt động
1.Hoạt động 1: Trò chơi khởi động: Lồng chim
a. Mục tiêu:
- Khởi động đầu giờ: Tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho học sinh trước khi vào bài
học
- Giới thiệu vào chủ đề.
b. Phương tiện:
- Khu vực đủ diện tích để các học sinh xếp vòng tròn
c. Cách tiến hành:
- Chia thành các nhóm 3 người. Hai người nắm tay tạo thành lồng chim và người còn
lại ở giữa làm chim
- Người điều hành hô đổi lồng thì các con chim phải đổi lồng và người điều hành sẽ
chui vào một lồng chim .
- Người còn lại sẽ tiếp tục điều khiển
- Có thể MC tạo sự vui vẻ, hài hước bằng các yêu cầu cho lồng hoặc chim
9



- Giáo viên tổ chức chơi trò chơi.
- Giáo viên hỏi học sinh:
+ Các em cảm thấy thế nào khi tham gia trò chơi?
+ Qua trò chơi này, các em rút ra được bài học gì?
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận:
“Để chơi tốt trò chơi này thì các em cần phải tập trung chú ý và phản xạ nhanh.
Trong cuộc sống hàng ngày của các em, kể cả trong môi trường được coi là an toàn
nhất thì vẫn có thể có những mối đe dọa, mối nguy hiểm xảy ra. Trò chơi này nhắc
nhở chúng ta phải biết bảo vệ bản thân mình và có những phản ứng hợp lý trước các
nguy cơ có thể gây tổn thương cho bản thân mình.

2.Hoạt động 2: “Cơ thể em’’
a. Mục tiêu:
- Chủ đề này dạy cho trẻ về các bộ phận cơ thể, bao gồm bộ phận sinh dục. Điều
này giúp cho trẻ nhận thức được toàn bộ cơ thể và cung cấp cho các em đầy đủ
từ vựng để mô tả những tình huống quấy rối tình dục có thể xảy ra.
b. Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên chia nhóm thành từng cặp nhỏ gồm 5 em 1 nhóm.
+ Yêu cầu trẻ làm việc theo cặp, vẽ cơ thể mình bằng phấn lên sàn hoặc sử
dụng bút viết bảng để vẽ lên giấy khổ lớn. (Nếu lớp học đông, bạn có thể để trẻ
làm việc theo nhóm 6 hoặc 8 người và chỉ vẽ phác họa một thành viên trong
nhóm. Các nhóm cần có tính chuyên biệt về giới – có nghĩa là chỉ có các trẻ em
gái trong cùng một nhóm với trẻ em gái và trẻ em trai trong cùng một nhóm với
trẻ em trai.)
10


+ Yêu cầu trẻ xác định các bộ phận “riêng tư” trên cơ thể bằng cách vẽ một
hình tròn hoặc một hình hộp xung quanh các bộ phận đó của cơ thể. Nhắc trẻ

rằng, riêng tư có nghĩa là “dành cho em” và không riêng tư có nghĩa là “dành
cho tất cả mọi người”. Thảo luận với cả lớp.
Bước 2: Giáo viên trình bày
+ Giải thích với trẻ rằng, một số bộ phận cơ thể thường được mọi người chấp
nhận là riêng tư. Đó là những bộ phận sinh dục của cơ thể. Các bộ phận sinh dục
của cơ thể là khác nhau giữa nam và nữ.
+ Chỉ vào các hình vẽ phác họa cơ thể trẻ trai và trẻ gái và yêu cầu học viên
xác định và đọc tên các bộ phân sinh dục của cơ thể bằng cách chỉ cho học viên
những bộ phận đó và cung cấp cho các em tên chính xác về giải phẫu học của
các bộ phân đó – dương vật, âm đạo và hậu môn. Đánh dấu những bộ phận này
bằng bút dạ màu.
+ Đánh dấu những bộ phận cơ thể khác mà trẻ cũng coi là riêng tư (ví dụ: tóc,
tay, chân) bằng một chiếc bút dạ màu khác.
Bước 3: Giáo viên cho nhóm thảo luận những câu hỏi ( trong vòng 10 phút), sau
khi thảo luận xong từng nhóm sẽ lên trình bày ( thời gian trình bày trong vòng 5
phút) với cấc câu hỏi như sau :
• Tại sao việc nhận biết và gọi đúng tên của các bộ phận riêng tư của cơ thể
lại quan trọng? (Mọi người có thể hiểu chính xác chúng ta muốn nói gì và đây là
những tên đúng của những bộ phận đó.)
• Khi nào thì ĐƯỢC nói về hoặc gọi tên của các bộ phận riêng tư của cơ thể?
(Luôn là ĐÚNG khi sử dụng tên đúng. Một số người có thể cảm thấy hơi
ngượng ngùng khi họ nghe thấy những từ này. Sự ngượng ngùng này không phải
là do những từ ngữ mà chúng ta đã sử dụng – những từ ngữ này là ĐÚNG.)
11


• Tại sao những bộ phận riêng tư của cơ thể chúng ta lại là riêng tư? (Chúng là
những bộ phận đặc biệt thuộc về chúng ta. Điều quan trọng là phải giữ cho
những bộ phận này an toàn và riêng tư cho tới khi chúng ta trưởng thành và tìm
được một người đặc biệt để chia sẻ những bộ phận đó với người ấy. Chúng ta

không cần chia sẻ bộ phận riêng tư của cơ thể mình cho tới khi đó.)
+ Sau khi các nhóm trả lời, GV cho các nhóm biểu quyết nhóm nào, trả lời
đầy đủ các câu hỏi và hay nhất sẽ giành phần thưởng.
Bước 4: Giáo viên tổng kết và đánh giá.
d. Kết luận:
- Thông qua hoạt động nhóm giúp các em tự tin, mạnh dạn nêu lên quan điểm
của riêng mình, tuy nhiên một số bạn vẫn chưa nêu lên được ý kiến của cá nhân
mình.
- Giáo viên giới thiệu về các bộ phận riêng tư, kín đáo trên cơ thể của các em.

3.Hoạt động 3: Giới thiệu về xâm hại tình dục
a. Mục tiêu:
- Chủ đề này cung cấp thông tin cho các em kiến thức về xâm hại tình dục là gì?
- Nêu được các hình thức xâm hại tình dục, đối tượng, thời gian, địa điểm diễn ra
xâm hại tình dục.
b. Thông điệp:
- Quấy rối và xâm hại tình dục trẻ em là sai trái.
- Trẻ em không bao giờ có lỗi khi bị quấy rối và xâm hại tình dục, không được đổ
lỗi cho trẻ em.
- Xâm hại tình dục xảy ra khi:

12


+ Một người nào đó động chạm vào bộ phận sinh dục của em, theo cách
KHÔNG AN TOÀN hoặc yêu cầu em động chạm bộ phận sinh dục của họ.
+ Một người nào đó cho em xem phim, ảnh hoặc nói về những bộ phận sinh
dục trên cơ thể theo cách KHÔNG AN TOÀN.
+ Một người nào đó yêu cầu em động chạm vào bộ phận sinh dục của chính
em hoặc của người khác

+ Một người nào đó làm cho em khó chịu về mặt tâm lí và tình dục như việc
nam giới nhìn chằm chằm, cố ý để lộ bộ phận sinh dục, huýt sáo trêu ghẹo, bình
phẩm về hình thức bên ngoài hay ve vãn, tán tỉnh bằng tin nhắn gợi dục…
c. Cách tiến hành:
- Từ những đụng chạm không an toàn đã nêu trên sẽ có nguy cơ dẫn đến xâm hại
tình dục.
- Nêu lên khái niệm xâm hại tình dục là gì?
+ Xâm hại tình dục trẻ em là người lớn tuổi hơn sử dụng quyền lực và sức
mạnh, có thể là tiền bạc, vật chất, lợi dụng sự ngây thơ, lòng tin và sự tôn trọng
của trẻ để ép buộc các em tham gia vào hành vi tình dục.
+ Xâm hại tình dục có liên quan đến sự đụng chạm gây bối rối, tức giận. Đó
là sự đụng chạm không an toàn, khiến trẻ em phải bối rối, khó chịu, sợ hãi (cũng
có thể là lời nói, cử chỉ, cách nhìn).
- Biểu hiện của xâm hại tình dục: Những đụng chạm không an toàn sẽ có nguy cơ
là biểu hiện của xâm hại tình dục như:
+ Hôn hít, sờ mó vào ngực hay bộ phận sinh dục của trẻ.
+ Bắt trẻ sờ mó vào bộ phận sinh dục của mình.
+ Quan hệ tình dục bằng đường miệng hay hậu môn.
13


+ Toan tính quan hệ tình dục.
+ Mại dâm trẻ em.
+ Phô bày bộ phận sinh dục của mình để trẻ nhìn thấy.
+ Nhìn trộm khi trẻ không mặc quần áo.
+ Dùng lời nói để kích thích tình dục.
+ Cho trẻ xem tranh ảnh, sách báo, băng hình, phim khiêu dâm.
- Cho nhóm thảo luận AI có thể là người có hành vi quấy rối tình dục và AI là
người có nguy cơ bị quấy rối tình dục? ( Tất cả mọi người đều có khả năng xâm
hại và quấy rối tình dục các em như những người quen biết, hang xóm, người

thân và những người xa lạ).
- Những nơi có nguy cơ xảy ra xâm hại và quấy rối tình dục?
+ Những nơi vắng vẻ, tối tăm
+ Những nơi công cộng: Trường học, công viên, khu vui chơi,….

4.Hoạt động 4: Đóng vai ( Tình huống đính kèm phụ lục )
a, Mục tiêu:
- Học sinh biết ra quyết định đúng và kịp thời, biết kiên định, phản đối và biết
một số kỹ năng tự bảo vệ trong những tình huống có nguy cơ bị quấy rối, bị xâm
hại tình dục.
- Học sinh hiểu rằng mình không phải là người có lỗi khi bị quấy rối, bị xâm hại
tình dục.
b, Cách tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm và phân công mỗi nhóm thảo luận chuẩn bị
đóng vai một tình huống.

14


• Tình huống 1 : Thư là một học sinh lớp 3. Dạo này Thư thường bị thầy giáo
dạy Toán có hành vi đụng chạm vào người Thư khiến em rất khó chịu …Thư nên
làm gì ?
• Tình huống 2 : Hôm nay mẹ không đến đón Hiền được nên Hiền phải tự đi bộ
về nhà, có một người đàn ông lạ mặt cứ bám theo Hiền… Hiền có thể làm gì?
• Tình huống 3 : Trưa nay, Hoàng và Mai cùng đi học về. Khi đến chổ vắng
người bất ngờ Hoàng ôm Mai từ phía sau khiền Mai rất khó chịu .Theo em, Hồng
nên làm gì ?
• Tình huống 4 : Mỗi kỳ nghỉ hè, Hạnh đến ở với chú thím ở thành phố, Hạnh
rất quý chú. Một lần đang chơi, chú bắt đầu sờ mó người cô một cách lạ lùng,
làm cho cô bé thấy sợ hãi. Chú ấy nói đây là điều bí mật, đừng nói cho người

khác biết, và mùa hè ấy chú thường làm vậy với Hạnh. Hềt hè, được về nhà,
Hạnh mừng quá. Nhưng mùa hè năm nay lại sắp đến làm cho Hạnh sợ. Cô bé nói
với mẹ rằng cô không muốn đến ở nhà chú nữa, nhưng không dám nói chuyện đã
xảy ra. Mẹ Hạnh rất bực mình, mắng cô bé là đỏng đảnh và vẫn bắt cô đến nhà
chú thím khiến Hạnh rất tuyệt vọng.Theo em, Hạnh phải làm gì ?
- Các nhóm học sinh thảo luận, lựa chọn cách ứng xử và chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm học sinh lên đóng vai.
- Giáo viên hướng dẫn thảo luận lớp :
+ Vì sao em lại chọn cách ứng xử đó ?
+ Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy ?
+ Còn có những cách ứng xử nào khác không ? Hãy phân tích lợi, hại và cảm
xúc của nạn nhân trong mỗi trường hợp ứng xử ?

15


+ Những kẻ có ý định hoặc có hành vi xâm hại tình dục trẻ em sẽ nghĩ và
cảm thấy thế nào trước thái độ, hành động phản đối kiên quyết của trẻ em ?
Trước thái độ sợ hãi, phục tùng, im lặng của trẻ em ?
+ Trẻ em có phải là người có lỗi khi bị kẻ khác quấy rối hoặc xâm hại tình
dục không ?
+ Cần làm gì khi bị quấy rối, bị xâm hại tình dục ? Vì sao ?
- Giáo viên kết luận và củng cố với học sinh.
c, Kết luận:
- Khi em cảm thấy sợ hãi do có người muốn đụng chạm , hay xâm hại tình dục
em (dù là người lạ, người quen, hay người thân), em cần :
+ Đứng ngay dậy.
+ Nhìn thẳng vào kẻ định xâm hại tình dục.
+ Lùi ra xa đủ để kẻ đó không với tay được đến người mình.
+ Nói to/hét to và kiên quyết : Không ! Hãy dừng lại ! Tôi không cho phép !

Tôi không muốn ! Nếu không dừng lại, tôi sẽ mách với mọi người … Có thể
nhắc lại lần nữa, nếu thấy cần thiết.
+ Bỏ đi ngay.
+ Kể ngay với những người tin cậy. Nếu người thứ nhất chưa tin lời em thì kể
với người thứ hai, nếu người thứ hai chưa tin thì kể cho người thứ ba,… cho đến
lúc có người tin và giúp đỡ em.
+ Nếu em bị cưỡng hiếp, hãy đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.
- Hãy nhớ rằng em không phải là người có lỗi khi bị xâm hại tình dục.
- Hãy nhớ rằng em có quyền được bảo vệ và có quyền được giúp đỡ để được an
toàn. Tại nơi ở,…..
16


5.Hoạt động 5: Dự phòng ứng phó với xâm hại và quấy rối tình dục’’(90 phút)
a. Mục đích:
- Giúp học sinh hiểu và nhận biết được hai quy tắc ứng phó với hành vi xâm hại
và quấy rối tình dục bao gồm quy tắc đồ lót và quy tắc năm ngón tay.
- Giúp nhóm viên trải nghiệm kĩ năng ứng phó với xâm hại và quấy rối tình dục.
- Nâng cao kĩ năng ứng phó với các tình huống chung của xâm hại và quấy rối
tình dục và từng trường hợp riêng biệt cho học sinh.
- Có kĩ năng đưa ra quyết định và kiên định.
b. Thông điêp:
- Các em tự tin, bản lĩnh ứng phó trước hành vi xâm hại và quấy tình dục.
- Các em không ai là người có lỗi khi bị xâm hại và quấy rối tình dục, nhưng các
em là người không biết tự bảo vệ bản thân khi không ứng phó được với kẻ quấy
rối tình dục.

17



- Bước 1: Cho các em vẽ bàn tay vào giấy A4
- Bước 2: GV cho HS ghi tên năm người lớn có mà trẻ em yêu mến và tin tưởng
nhất. HS vẽ và trả lời các câu hỏi của GV đưa ra:
+ Ngón cái : Người em tin tưởng và yêu thích nhất.
+ Ngón trỏ : Người em tin tưởng và yêu thích thứ 2.
+ Ngón giữ: Người em tin tưởng và yêu thích thứ 3.
+ Ngón áp út : Người em tin tưởng và yêu thích thứ 4.
+ Ngón út: Người em tin tưởng và yêu thích thứ 5.
- Bước 3: Kết luận: Nêu lên quy tắc 5 ngón tay
+ Ngón cái - gần mình nhất tượng trưng cho những người thân ruột thịt trong
gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột - bé có thể ôm hôn mọi người hoặc
đồng ý đề các thành viên trong nhà ôm hôn, thể hiện tình yêu thương, tắm rửa khi
bé còn nhỏ.
+ Ngón trỏ - tượng trưng cho thầy cô, bạn bè ở trường lớp hoặc họ hàng của
gia đình. Những người này có thể nắm tay, khoác vai hoặc chơi đùa.
+ Ngón giữa - người quen như hàng xóm, bạn bè của cha mẹ - bé có thể bắt
tay chào hỏi họ.
+ Ngón áp út - gặp người mới gặp lần đầu, các bé có thể dừng lại ở mức vẫy
tay chào.
+ Ngón út - ngón tay xa bé nhất thể hiện cho những người hoàn toàn xa lạ
hoặc người có cử chỉ thân mật, khiến bé thấy lo sợ, bất an, bé hoàn toàn có thể bỏ
chạy, hét to để thông báo với mọi người xung quanh.
Quy tắc đồ lót:

18


- P – Private (Riêng tư): Nói với trẻ rằng không một ai có thể được nhìn hay chạm
vào vùng kín của bé, trừ một số người như bác sĩ, y tá hay bố mẹ. Tuy nhiên, bác
sĩ y tá cần phải mặc đồng phục và đang trong giờ khám chữa bệnh, phải giải thích

được cho con là họ cần chạm vào để làm gì và cần có sự đồng ý của con.
– Always remember your body belongs to you (Luôn nhớ cơ thể con thuộc về
con): Không ai có quyền làm bất cứ điều gì với cơ thể bé mà khiến bé khó chịu.
Nếu ai cố tình, trẻ cần biết nói “Không”.
N – No means no (Không là không): Giúp trẻ nhận thức được rằng trẻ có quyền
nói “không” với những động chạm bé không thích từ bất cứ ai.

19


T – Talk (Nói về những điều bí mật khiến con buồn): Cha mẹ giải thích cho con
về sự khác biệt giữa những bí mật "tốt" và "xấu". Những câu như “Đây là bí mật
của riêng hai chú cháu mình" thường của những kẻ lạm dụng khiến trẻ con cảm
thấy lo lắng và sợ không dám kể cho ai khác nghe. Những bí mật "tốt" có thể là
món quà hay bữa tiệc. Những bí mật "xấu" là cái khiến con cảm thấy buồn, lo
lắng, sợ hãi. Con cần nói ra.
S – Speak up (Lên tiếng): Nói với con khi nào bé cảm thấy buồn, lo lắng, sợ hãi,
bé nên lên tiếng với người bé tin tưởng, có thể nói với bố mẹ, hay chị gái, cô
giáo...

6.Hoạt động 6: Giới thiệu kỹ năng phòng vệ: Các thế võ tự vệ cơ bản
a. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được tầm quan trọng của các thế võ tự vệ bản thân.
- Học sinh có khả năng bảo vệ bản thân khi bị quấy rối, xâm hại tình dục.
- Học sinh thực hiện được một số thế võ tự vệ cơ bản.
b. Phương tiện:
- Slide
- Loa
- Hình ảnh
- Thảm tập

c. Cách tiến hành:
- Cho các em xem video : />- Đầu tiên giáo viên thực hiện tất cả các thế võ cho các em một lần để các em có
thể hình dung. (Gồm 10 thế võ)

20


- Tiếp đến giáo viên sẽ hướng dẫn từ từ từng thế võ một. (1 thế võ sẽ mời 2 em
lên thực hành)
- Tất cả các học sinh thực hành từng thế võ.
- Giáo viên sẽ quan sát và hướng dẫ những em làm chưa đúng, khen khuyến khích
những em đã làm chính xác các động tác.
- Cuối cùng giáo viên sẽ mời từng em lên thực hiện lại các thế võ vừa học được
để các em có thể một lần nữa hình dung và thực hành lại các thế võ tự vệ vừa
được học.
d. Kết luận:
- Chỉ có kiến thức không là chưa đủ, các em phải cần trang bị cho mình những kỹ
năng ngoài thực tế để có thể thoát khỏi những kẻ quấy rối tình dục. Đây là một số
thế võ cơ bản giúp các em có thể thoát khỏi những kẻ quấy rối tình dục. Và còn
rất nhiều kỹ năng và thế võ khác nữa, vì thế các em phải rèn luyên và tìm hiểu để
có thể bảo vệ bản thân một cách tốt nhất.

7. Hoạt động 7: Đánh giá
a. Mục tiêu:
- Lượng giá từng hoạt động.
b. Phương tiện:
- Phiếu đánh giá
- Bút
c. Cách tiến hành:
- Giáo viên phát phiếu đánh giá cho từng học sinh.

- Học sinh hoàn thành phiếu đánh giá.
- Giáo viên thu phiếu đánh giá.
21


- Giáo viên phản hồi và giải thích.
- Giáo viên rút kinh nghiệm cho những hoạt động sau.
d. Kết luận:
- Qua phiếu đánh giá, học sinh thể hiện quan điểm và nhận xét của mình về hoạt
động.
- Giáo viên tự đánh giá được hoạt động của mình, rút kinh nghiệm.

V. Nguồn lực
1. Con người
- Giáo viên các trường Tiểu học.
- Đội ngũ hướng dẫn, tập huấn.

2. Kinh phí
- Sở GD&ĐT Tp. Quảng Ngãi
- Sở LĐTBXH
- Các tổ chức phi chính phủ

VI. Các chỉ tiêu cụ thể cho các hoạt động
STT

Hoạt động

Chỉ tiêu
Kiến thức Kỹ năng


1

Hoạt động 1: Trò chơi “Lồng chim”

100%

100%

2

Hoạt động 2: Hoạt động “ Cơ thể em”

100%

100%

3

Hoạt động 3: Giới thiệu về xâm hại tình dục

100%

90%

4

Hoạt động 4: Hoạt động sắm vai.

100%


80%

5

Hoạt động 5: Dự phòng ứng phó với xâm hại 100%


100%

quấy rối tình dục.
6

Hoạt động 6: Giới thiệu kỹ năng phòng vệ.
22

100%

100%


7

Hoạt động 7: Đánh giá.

100%

100%

VII. Khung theo dõi và đánh giá thực hiện
STT Hoạt động


Thời gian

Người thực hiện

Mức độ
hoàn thành

1

Hoạt động 1

7 phút

- Giáo viên
- Học sinh

2

Hoạt động 2

20 phút

- Giáo viên
- Học sinh

3

Hoạt động 3


30 phút

- Giáo viên
- Học sinh

4

Hoạt động 4

60 phút

- Giáo viên
- Học sinh

5

Hoạt động 5

20 phút

- Giáo viên
- Học sinh

6

Hoạt động 6

60 phút

- Giáo viên

- Học sinh
- Ban giám hiệu nhà
trường

7

Hoạt động 7

8 phút

- Giáo viên
- Học sinh

VIII. Dự trù kinh phí
BẢNG DỰ TRÙ KINH PHÍ TẠI 1 TRƯỜNG
23

Ghi chú


- Thời gian: 1 ngày 2 buổi
- Số lượng HS tham gia: 100 học sinh
STT

Hoạt động

Kinh phí

1


Thiết kế dự án

5 triệu

2

Tổ chức các hoạt động

2 triệu

3

Trả lương giáo viên hướng dẫn

10 triệu/ 10gv

4

Chi phí phát sinh

1 triệu

TỔNG

18 TRIỆU

Ghi chú

TỔNG KINH PHÍ DỰ ÁN: 20 Trường THPT x 18 triệu = 360 triệu VNĐ


24



×