Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Công tác xã hội với người cao tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.11 KB, 10 trang )

Tiểu luận: Công tác xã hội với người cao tuổi

Chủ đề:

BẠO HÀNH NGƯỜI CAO TUỔI

Phần 1 : MỞ ĐẦU

Việt Nam đang ở vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng với khoảng 1,6 triệu người
bước vào tuổi lao động mỗi năm. Bên cạnh điều kiện thuận lợi về dân số trước mắt
thì xu hướng già hóa dân số đang diễn ra nhanh ở nước ta. Người cao tuổi Việt
Nam tăng nhanh cả về số lượng và tỷ trọng. Điều tra biến động dân số năm 2012
cho thấy dân số Việt Nam đang già hóa nhanh chóng và đã bước vào thời kỳ “già
hóa dân số” với tỷ lệ người cao tuổi chiếm 10,2% trong tổng dân số. Điều tra Biến
Sinh viên: Nguyễn Mỹ Hoa


Tiểu luận: Công tác xã hội với người cao tuổi
động Dân số – KHHGĐ năm 2010 cho thấy, tổng dân số Việt Nam là 86,93 triệu
người, trong đó NCT là 8,15 triệu người, chiếm 9,4% dân số. Trong 8,15 triệu NCT
có 3,98 triệu người từ 60-69 tuổi (4,51% DS), 2,79 triệu người 70-79 tuổi (3,22%
DS), 1,17 triệu người trên 80 tuổi (1,93% DS) và khoảng 9.380 người trên 100
tuổi. Hiện có 72,9% người cao tuổi sống ở nông thôn và 27,1% sống ở thành thị.
79% người cao tuổi sống với con cháu có cuộc sống vật chất, tinh thần tương đối
ổn định, còn 21% sống độc thân hay chỉ có hai vợ chồng già sống với nhau. Đến
cuối năm 2013, dân số Việt Nam đã đạt 90 triệu người.
Do ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế, không chỉ ở thành thị mà ở cả nông
thôn, mô hình gia đình nhiều thế hệ cùng chung sống đang có xu hướng giảm đi.
Số lượng các gia đình chỉ có hai vợ chồng già hay gia đình người cao tuổi đơn thân
đang tăng lên. Theo dự báo của Tổng cục thống kê về tỷ trọng dân số theo nhóm
tuổi thì NCT ở nước ta sẽ đạt 10% tổng dân số vào năm 2017 và sau 20 năm (2017


– 2037), Việt Nam sẽ có Dân số già (tỷ trọng người từ 60 tuổi trở lên lớn hơn hoặc
bằng 20% tổng dân số). Đến cuối năm 2011, NCT Việt Nam đã chiếm 10%, về
trước so với dự báo 6 năm.
Cùng với sự gia tăng dân số già, bên cạnh những ưu điểm, nhiều thách thức
đặt ra đối với Đảng, Nhà nước và xã hội trong việc chăm sóc và phát huy vai trò
người cao tuổi. Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, một trong những vấn đề hiện nay đang nổi lên trong xã hội hiện nay chính là
tình trạng người già bị ngược đãi ngày càng nhiều. Tỷ lệ người cao tuổi bị bạo lực
(bạo hành) trong gia đình về thể chất và tinh thần đang có chiều hướng gia tăng.
Tình trạng ông đánh chửi bà, bà đánh chửi ông, con cái bất hiếu thẳng tay đuổi bố
mẹ ra khỏi nhà, thậm chí đánh đập dã man những người đã mang nặng đẻ đau,
hoặc chửi bố mẹ, không cho bố mẹ ăn, nhốt bố mẹ trong nhà…... vì coi họ là gánh
nặng. Thậm chí, nhiều trường hợp, không chỉ đánh đập, con cái còn xuống tay giết
bố mẹ, những người thân sinh ra mình. Người già không nơi nương tựa phải vào
trung tâm dưỡng lão, lang thang tạo ra một áp lực lớn cho công tác an sinh xã hội.
Một điều đáng bàn nữa là rất nhiều những hành vi bạo lực gia đình đối với người
cao tuổi đang tồn tại nhưng không được phát hiện. Chỉ khi họ bị đẩy ra đường, bị
đánh đập nguy hiểm đến tính mạng thì xã hội mới hay biết.

Sinh viên: Nguyễn Mỹ Hoa


Tiểu luận: Công tác xã hội với người cao tuổi

Phần 2: NỘI DUNG
Chương 1: Khái quát về tình trạng ngược đãi người cao tuổi:
1.

Khái niệm:


Ngược đãi người cao tuổi là sự cố tình đối xử tàn tệ gây thiệt hại về tinh thần
lẫn thể xác. Những người bị ngược đãi suy yếu về sức khỏe, thể xác, rối loạn về

Sinh viên: Nguyễn Mỹ Hoa


Tiểu luận: Công tác xã hội với người cao tuổi
tâm thần, khó khăn về tài chính, hay phụ thuộc hoàn toàn vào người thân. Người
lạm dụng sự ngược đãi phần lớn là thân nhân trong gia đình, dòng tộc.
2.

Phân loại:

Về thể chất: Dùng vũ lực (như đánh đập hoặc xô đẩy) gây đau đớn, tổn hại
hoặc chấn thương; sử dụng không đúng thuốc hoặc hạn chế thể chất.
Về tình dục: Bất kỳ loại quan hệ tình dục nào không được thỏa thuận.
Về tâm lý: Việc ngược đãi có ảnh hưởng đến sức khỏe tình cảm và tâm thần,
bao gồm: hăm dọa, đe dọa, quấy rối, làm nhục, làm thấp hèn, hoặc cô lập.
Bỏ bê: Cố ý tước bỏ các nhu cầu cơ bản, bao gồm thực phẩm, quần áo, chỗ
ở, thuốc men, hoặc vệ sinh cá nhân.
Khai thác tài chính: Sử dụng sai trái tiền bạc, tài sản, hoặc các tài nguyên
của người cao niên.
3.

Thực trạng:

Nạn ngược đãi người cao tuổi ảnh hưởng đến 10% dân số thế giới nhưng hầu
hết các trường hợp đều không được trình báo.
Trong 90% các vụ ngược đãi người cao tuổi, thủ phạm thường là một thành
viên trong gia đình. Các nghiên cứu cho thấy con trai và con gái thường là những

người ngược đãi người cao tuổi nhiều nhất.
Mặc dù gặp khó khăn trong khảo sát nhưng một số nghiên cứu đã thống kê các
loại hình ngược đãi tại một số nước có thu nhập cao và trung bình như sau:
-

Ngược đãi về thể chất (bạo hành): chiếm 0.2 - 4.9%;
Ngược đãi về tình dục (cưỡng bức): chiếm 0.04 - 0.82%;
Ngược đãi về tinh thần: chiếm 0.7 - 6.3%;
Ngược đãi về tiền, của cải (chiếm dụng, lạm quyền): chiếm 1.0 - 9.2%;
Bỏ bê (không quan tâm): chiếm 0.2 - 5.5%.

Kết quả khảo sát, điều tra một số nhà dưỡng lão ở Mỹ cho kết quả là số vụ
ngược đãi tại các cơ sở chăm sóc như bệnh viện, cơ sở dưỡng lão, trung tâm chăm
sóc dài hạn cao hơn tại cộng đồng, cụ thể là:

Sinh viên: Nguyễn Mỹ Hoa


Tiểu luận: Công tác xã hội với người cao tuổi
36% người được hỏi cho biết ít nhất có 1 lần tình cờ chứng kiến vụ ngược
đãi thể chất đối với bệnh nhân cao tuổi trong năm vừa qua;
10% số người được hỏi cam kết là có ít nhất 1 trường hợp bạo hành đối với
bệnh nhân cao tuổi;
40% người được hỏi thừa nhận là có ngược đãi về tinh thần đối với bệnh
nhân cao tuổi.
4.

Nguyên nhân:

Các khảo sát cho thấy tình trạng ngược đãi phụ thuộc vào một số yếu tố như:

NCT có sức khỏe thể chất và tinh thần kém, ốm đau nhiều hay bị nghiện rượu, ma
túy … bị ngược đãi nhiều hơn. Phụ nữ cao tuổi có nguy cơ bị ngược đãi hơn, họ ít
được kính trọng hơn và hay bị xâm phạm tài chính. Phụ nữ cao tuổi thường phải
chịu áp lực chăm sóc gia đình, làm việc nhà và không có thời gian rỗi, khi họ bị ốm
đau khiến con cháu mất chỗ dựa và phải chăm sóc nên dẫn đến mệt mỏi, áp lực từ
đó dễ gây ra ngược đãi.
Sống chung với con cháu trong một nhà cũng dễ xảy ra ngược đãi, hiện chưa
rõ lí do cụ thể nhưng nếu con cái bị phụ thuộc (đặc biệt là tài chính) vào NCT càng
nhiều thì càng dễ xảy ra ngược đãi. Trong nhiều trường hợp, các gia đình nghèo
ngày càng có quan hệ xấu đi khi sức khỏe NCT ngày càng kém và cần tới sự chăm
sóc của con cháu.
Sự cách li của NCT và người chăm sóc với xã hội cũng làm tăng nguy cơ
ngược đãi.

Chương 2: Giải pháp giảm thiểu tình trạng ngược đãi người cao tuổi

1.

Quy định của pháp luật liên quan đến ngược đãi người cao tuổi:

Pháp luật cũng như xã hội nghiêm cấm và lên án đối với các hành vi mang tính
chất bạo hành giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là hành vi bạo hành đối
với người già và trẻ nhỏ vì đây là 2 đối tượng yếu thế cần được gia đình, xã hội và
các cấp chính quyền quan tâm, chăm sóc.
Sinh viên: Nguyễn Mỹ Hoa


Tiểu luận: Công tác xã hội với người cao tuổi
Theo Luật Hôn nhân & Gia đình và Bộ luật Hình sự, “ngược đãi” là việc đối xử
tồi tệ về ăn, mặc, ở và về các mặt sinh hoạt hàng ngày khác đối với người thân

như: xỉ vả, mắng chửi, cố tình bỏ đói, mặc rách, mặc dù có điều kiện hoặc làm cho
người bị hại đau đớn về tinh thần. Còn “hành hạ” là hành vi đối xử tàn ác như:
đánh đập, giam hãm… làm cho người bị hại đau đớn về thể xác và tinh thần hoặc
gây tổn hại về sức khoẻ.
Con cái ngược đãi cha mẹ không chỉ là một hành vi đi ngược lại giá trị đạo đức
và truyền thống văn hóa của dân tộc mà còn là bị quy kết là vi phạm pháp luật.
Luật Hôn nhân & Gia đình 2014 có quy định rõ rằng con cái có nghĩa vụ chăm sóc,
phụng dưỡng cha mẹ và bất kỳ hành vi nào nào mang tính chất ngược đãi, xúc
phạm cha mẹ đều có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình
sự. Điều 50 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định rõ về mức xử phạt hành chính
đối với các hành vi con cái ngược đãi cha mẹ như: Đối xử tồi tệ với cha mẹ như:
bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá
nhân; Bỏ mặc không chăm sóc cha mẹ; Đánh đập, gây thương tích cho bố mẹ và
những người khác trong gia đình; Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật
dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình; Thường xuyên chửi bới, lăng
mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
Mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi ngược đãi cha mẹ, Điều 151
Bộ luật hình sự quy định: Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ
chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng
hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo,
cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
Có thể thấy các hành vi con cái ngược đãi cha mẹ bị xử lý rất khắc khe. Đây là
một trong những hành động răn đe, giáo dục và cảnh tỉnh lại những người con
đang lầm đường lạc lối.
2.

Giải pháp cụ thể ngăn chặn tình trạng ngược đãi người cao tuổi:

Bước đầu tiên và quan trọng nhất tiến tới việc ngăn chặn tình trạng ngược đãi
người cao tuổi là phải nhận ra rằng không có một ai dù ở bất cứ độ tuổi nào phải

chịu hành vi bạo lực, hành hạ, làm nhục hoặc bỏ bê. Ngoài việc thúc đẩy quan
điểm này trong xã hội, chúng ta có thể thực hiện các bước đi tích cực như giáo dục
mọi người về tình trạng ngược đãi người cao tuổi, tăng thêm các hình thức chăm
Sinh viên: Nguyễn Mỹ Hoa


Tiểu luận: Công tác xã hội với người cao tuổi
sóc thay thế có ích, thúc đẩy tăng tiếp xúc xã hội, hỗ trợ cho các gia đình có người
lớn tuổi và khuyến khích tư vấn, điều trị để chống lại các cá nhân và các vấn đề gia
đình góp phần vào việc ngược đãi. Bạo lực, hành hạ và bỏ bê đối với người lớn
tuổi là dấu hiệu cho thấy những người có liên quan cần được giúp đỡ ngay lập tức.
Giáo dục là nền tảng của việc ngăn chặn tình trạng ngược đãi người cao tuổi.
Truyền thông đưa tin về sự việc này trong các nhà dưỡng lão đã giúp cho mọi
người có hiểu biết chung về sự xúc phạm thông qua cách cư xử ngược đãi trong
những cơ sở như vậy. Vì hầu hết ngược đãi xảy ra ở nhà bởi các thành viên gia
đình hoặc người chăm sóc nên cần phải có một nỗ lực phối hợp để giáo dục công
chúng về các nhu cầu đặc biệt và các vấn đề của người lớn tuổi cũng như các yếu
tố nguy cơ của tình trạng này.
Hình thức chăm sóc thay thế (respite care) là có người khác chăm sóc cho người
cao tuổi, thậm chí là chỉ trong một vài giờ mỗi tuần. Đây được xem là cần thiết để
giảm áp lực cho người chăm sóc chính vốn được coi là một yếu tố quan trọng góp
phần vào tình trạng ngược đãi người cao tuổi. Mỗi người chăm sóc cần thời gian
cho riêng mình khi không phải lo lắng và chịu trách nhiệm chăm sóc đối với nhu
cầu của người khác. Chăm sóc thay thế đặc biệt quan trọng khi người được chăm
sóc mắc bệnh Alzheimer hoặc có các tình trạng khác của chứng mất trí hay đối với
người lớn tuổi bị tàn tật nặng. Các cơ quan trong khu vực là một nguồn lực địa
phương cung cấp các dịch vụ có thể giúp những người chăm sóc chính tìm thấy
người chăm sóc thay thế và giúp đỡ tại nhà với các nhiệm vụ chăm sóc có độ khó,
chẳng hạn như tắm rửa, mặc quần áo và nấu ăn.
Quan hệ xã hội và sự hỗ trợ có thể là một điều có ích cho người cao tuổi và các

thành viên gia đình cũng những người chăm sóc. Khi con người là một phần của
các nhóm xã hội thì tình trạng căng thẳng ít có khả năng đạt tới mức không thể
kiểm soát. Có người để nói chuyện là một phần quan trọng làm giảm căng thẳng.
Nhiều lần, những gia đình có hoàn cảnh tương tự có thể họp mặt với nhau để chia
sẻ các giải pháp và hỗ trợ các hình thức chăm sóc thay thế cho nhau. Sự cô lập của
những người lớn tuổi làm tăng xác suất tình trạng ngược đãi, và thậm chí đây có
thể được xem là dấu hiệu của việc ngược đãi. Đôi khi, người ngược đãi sẽ đe dọa
để mọi người tránh xa người lớn tuổi.

Sinh viên: Nguyễn Mỹ Hoa


Tiểu luận: Công tác xã hội với người cao tuổi
Tư vấn cho các vấn đề về hành vi hoặc của cá nhân trong gia đình, cho các cá
nhân với vấn đề về sức khỏe tâm thần hay lạm dụng chất có thể đóng một vai trò
quan trọng trong việc giúp con người thay đổi mô hình hành vi suốt đời hoặc tìm
giải pháp cho các vấn đề xuất hiện từ căng thẳng hiện tại. Nếu có một vấn đề
ngược đãi tồn tại trong gia đình, điều trị là bước đầu tiên trong việc ngăn chặn bạo
lực đối với các thành viên lớn tuổi. Trong một số trường hợp, điều này có thể mang
lại lợi ích tốt nhất cho người lớn tuổi để có thể mang họ đến những nơi khác an
toàn hơn. Trong một số trường hợp, một viện dưỡng lão có thể là một môi trường
sống thích hợp hơn là sống với con đã thành niên nhưng không được chuẩn bị về
mặt cảm xúc hay thể chất để có thể chịu trách nhiệm. Ngoài ra, tư vấn cũng rất có
ích trong việc giảm căng thẳng.
Ngoài ra, cần quan tâm xây dựng gia đình, chú trọng đến các biện pháp giáo
dục người trẻ về đạo đức trách nhiệm của người làm con ngay từ khi còn nhỏ. Qua
lịch sử phát triển đất nước nhận thấy rằng, truyền thống tốt đẹp nhất của gia đình
Việt Nam chính là nhiều gia đình thế hệ sống rất hạnh phúc. Nhưng lối sống về vật
chất đã làm mai một dần truyền thống đó. Hiện nay, chúng ta chỉ quan tâm đến
phát triển kinh tế mà chưa chú tâm đến phát triển xã hội. Cần phải giáo dục trẻ về

nhân cách sống, lòng nhân ái là gốc rễ của mọi sự phát triển.
Để góp phần ngăn chặn ngược đãi NCT, WHO và các đối tác đã có nhiều sáng
kiến, hoạt động, cụ thể là:
- Thu thập các bằng chứng về tình trạng, loại hình ngược đãi NCT để nâng cao
nhận thức.
- Xây dựng các tài liệu hướng dẫn cách ngăn chặn ngược đãi cho các nước thành
viên của LHQ.
- Chia sẻ thông tin cho các quốc gia và hỗ trợ họ phòng chống ngược đãi NCT.
- Hợp tác với các cơ quan, tổ chức quốc tế để ngăn chặn ngược đãi NCT trên toàn
thế giới.
WHO hy vọng, trong thời gian tới, nhận thức về tình trạng ngược đãi NCT
và trách nhiệm bảo vệ quyền của NCT trên thế giới sẽ được nâng lên, đây cũng
chính là những biện pháp thực tế để tiến tới mục tiêu phát triển bền vững của LHQ.

Sinh viên: Nguyễn Mỹ Hoa


Tiểu luận: Công tác xã hội với người cao tuổi

Phần 3: KẾT LUẬN
Ngược đãi người cao tuổi đã trở nên phổ biến hơn trong vòng 20
năm qua. Và ngày 15/6 được chọn làm Ngày Thế giới phòng chống
ngược đãi người cao tuổi (NCT), cụ thể hơn là Ngày Thế giới nhận thức
về ngược đãi NCT (World Elder Abuse Awareness Day) được Mạng lưới
Quốc tế về phòng chống ngược đãi NCT và Tổ chức Y tế Thế giới thuộc
Liên hợp quốc (LHQ) khởi xướng vào năm 2006. Từ đó hầu như hàng
năm, các quốc gia thành viên của LHQ và các tổ chức về NCT đều có
Sinh viên: Nguyễn Mỹ Hoa



Tiểu luận: Công tác xã hội với người cao tuổi

các hoạt động tuyên truyền để nâng cao nhận thức của mọi người về
phòng chống ngược đãi NCT.
Mục tiêu của Ngày Thế giới phòng chống ngược đãi NCT là tạo
cơ hội cho cộng đồng trên toàn thế giới tăng cường nhận thức, hiểu biết
về tình trạng ngược đãi, lạm dụng, bạo hành và bỏ mặc NCT, nhận thức
về các quá trình văn hóa, xã hội, kinh tế, nhân chủng học có ảnh hưởng
tới sự ngược đãi và bỏ mặc NCT; Ngoài ra, Ngày Thế giới phòng chống
ngược đãi NCT còn được sự hỗ trợ của LHQ, cụ thể là trong Kế hoạch
hành động toàn cầu có nội dung nâng cao nhận thức về tình trạng ngược
đãi NCT trên thế giới đang trở thành mối đe dọa về nhân quyền và
quyền sức khỏe cộng đồng. Ngày Thế giới phòng chống ngược đãi NCT
được tổ chức như một chiến dịch kêu gọi mọi cá nhân, tổ chức, cộng
đồng quan tâm hơn nữa tới thực tế ngược đãi, bỏ mặc và lạm dụng NCT.

Sinh viên: Nguyễn Mỹ Hoa



×