Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

đề KT HKII văn 7 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.26 KB, 5 trang )

PHÒNG GD&ĐT TP HÒA BÌNH

TRƯỜNG THCS

Mức độ
Chủ đề

Nhận biết
TNKQ

1. Tiếng Việt
- Câu đặc biệt

- Tinh thần yêu
nước ...
- Ca Huế...
- Sống chết mặc
bay
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
3. Tập làm văn
Văn nghị luận
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ

Thông hiểu


TL TN

TL

Vận dụng
Cấp
độ
thấp

Cấp độ cao

- Xác định và
chỉ ra công dụng
của câu đặc biệt.
- Chuyển đổi
câu CĐ thành
câu BĐ
1(Câu 1)
2,0
20%

- Chuyển đổi câu
chủ động...
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2. Văn bản
- Tục ngữ

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

Năm học: 2016-2017
Môn: NGỮ VĂN 7
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Tổng

1
2,0
20%

- Nhớ được
các chủ đề...
- Nhớ tên tác
giả
- Nhớ thể loại
- Nhớ đặc sắc
nghệ thuật...
4(Câu 1,2,3,4)
2,0
20%

4
2,0
20%
Viết bài văn
nghị luận giải
thích

4
2,0

20%

1
2,0
20%

1(Câu 2)
6,0
60%
1
6,0
60%

1
6,0
60%
6
10,0
100%


PHÒNG GD&ĐT TP HÒA BÌNH

TRƯỜNG THCS
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học: 2016-2017
Môn: NGỮ VĂN 7
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)


I. TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm)
Hãy chọn chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng rồi ghi ra tờ giấy
kiểm tra.
Câu 1: Tác giả của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”?
A. Phạm Văn Đồng;
C. Hoài Thanh;
B. Hồ Chí Minh;
D. Đặng Thai Mai.
Câu 2: Văn bản “Ca Huế trên sông Hương” thuộc thể loại nào?
A. Tục ngữ;
C. Văn bản nhật dụng;
B. Truyện ngắn hiện đại;
D. Văn bản nghị luận.
Câu 3: Nét nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu và nổi bật của văn bản “Sống chết mặc
bay” là gì?
A. Tương phản, tăng cấp;
C. Nhân hóa;
B. So sánh;
D. Ẩn dụ.
Câu 4: Chủ đề nào thường không xuất hiện trong tục ngữ?
A. Than thân;
C. Lao động sản xuất;
B. Thiên nhiên;
D. Con người và xã hội.
II. TỰ LUẬN: (8,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
a. Xác định câu đặc biệt và cho biết chúng dùng để làm gì?
Buổi tối. Ngoài đồng. Tiếng ếch nhái kêu vang vọng.
b. Chuyển đổi câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai kiểu

khác nhau:
Thầy giáo khen ngợi Lan vì thành tích học tập tốt.
Câu 2: (6,0 điểm)
Lê-nin đã từng nói: "Học, học nữa, học mãi". Em hãy viết một bài văn để
giải thích cho bạn em hiểu rõ về câu nói trên.
Hết


PHÒNG GD&ĐT TP HÒA BÌNH
TRƯỜNG THCS

CÂU

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

Năm học: 2016-2017
Môn: NGỮ VĂN 7
NỘI DUNG

ĐIỂM

I. TRẮC
NGHIỆM
(2,0 điểm)

- Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu
1
2
Đáp

án
C
B

II. TỰ
LUẬN
(8,0 điểm)

a. Xác định câu đặc biệt:
Buổi tối. Ngoài đồng. Tiếng ếch nhái kêu vang vọng.
(1)
(2)
0,5đ
-> 2 câu đặc biệt: (1) (2)
-> Các câu đặc biệt trên dùng để xác định thời gian, nơi chốn 0,5đ
diễn ra sự việc nói đến trong đoạn
b. Chuyển đổi câu chủ động thành hai câu bị động theo hai kiểu
khác nhau:
Thầy giáo khen ngợi Lan vì thành tích học tập tốt.
Cách 1: Lan được thầy giáo khen ngợi vì thành tích học tập tốt. 0,5đ
0,5đ
Cách 2: Lan được khen ngợi vì thành tích học tập tốt

Câu 1:
(2,0 điểm)

Câu 2
(6,0 điểm)

3

A

4
A

2,0đ

I. Yêu cầu chung:
- Biết cách làm một bài nghị luận giải thích: hệ thống luận điểm
rõ ràng, lập luận chặt chẽ, biết liên hệ thực tế.
- Bố cục hợp lí, không mắc lỗi chính tả và diễn đạt.
II. Yêu cầu cụ thể:
Học sinh có thể sắp xếp, trình bày bài viết theo nhiều cách,
nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản mang tính định hướng sau:
1. Yêu cầu về kiến thức:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt giới thiệu câu nói của Lê-nin.
- Nhận xét, đánh giá khái quát nội dung của câu nói.

0,5


b. Thân bài:
* Giải thích nội dung ý nghĩa câu nói
- Học là gì? Là quá trình tiếp thu tri thức, nâng cao trình độ, mở
mang trí tuệ,… để khám phá kiến thức thuộc các lĩnh vực khoa
học, văn hóa, xã hội,… những điều hay lẽ phải. Học là nhiệm vụ
suốt đời.
- Tại sao phải học? Nếu không học tập chúng ta sẽ bị lạc hậu,
không bắt kịp nhịp độ phát triển của đất nước và thế giới. Học

để ta trưởng thành hơn và biết cách ứng xử đúng đắn. Học để
hiểu biết nhiều lĩnh vực trong đời sống con người và xã hội;
Chúng ta phải học vì kiến thức là vô hạn mà nhận thức con
người là hữu hạn…
- Học như thế nào?
+ Không phân biệt tuổi tác, trình độ, địa vị, hoàn cảnh xã hội;
học là nhiệm vụ và quyền lợi của mỗi con người: "Học, học
nữa, học mãi". (dẫn chứng thực tế)
+ Là học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, phải nắm vững
kiến thức cơ bản để có cơ sở học nâng cao. Biết lựa chọn kiến thức để
học theo yêu cầu công việc hoặc sở thích. Có kế hoạch và ý chí thực
hiện kế hoạch đó, áp dụng những điều đã học vào cuộc sống… (dẫn
chứng, nêu gương)
* Bình luận
- Khẳng định tính đúng đắn của lời khuyên.
- Phê phán nhận thức lệch lạc:
+ Xem nhẹ việc học.
+ Cho rằng như thế là đủ không chịu tìm tòi, học hỏi.
+ Hậu quả: Hạn chế sự phát triển của bản thân cũng như của cả
một thế hệ thanh thiếu niên…ảnh hưởng xấu đến xã hội.
* Liên hệ mở rộng vấn đề:
+ “Học! Học nữa! Học mãi!” là mục tiêu của thanh thiếu niên thời đại
mới.
+ Học kiến thức trong sách vở, học kinh nghiệm trong thực tế cuộc
sống…
+ Học tập là nhiệm vụ quan trọng suốt đời người. Học tập để
giúp ích cho đất nước…
c. Kết bài:
- Khái quát nội dung, ý nghĩa câu nói của Lê-nin.
- Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.


2,5

1,0

1,0

0,5


2. Yêu cầu về kỹ năng:
- Bài viết đúng thể loại nghị luận giải thích, bố cục rõ ràng cân
đối, lập luận chặt chẽ.
- Diễn đạt lưu loát, chữ viết dễ đọc, không mắc lỗi về chính tả
và dùng từ.
Lưu ý: - Bài có thể có nhiều cách kết cấu ý khác nhau, song
phải đảm bảo hợp lý với đề ra.
- Khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo.
- Trên đây chỉ là hướng dẫn chung, vì vậy khi chấm GV cần lưu
ý thời gian chỉ có 90 phút nên không yêu cầu học sinh quá cao.
GV cần linh hoạt khi chấm.

0,5



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×