Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

VAI TRÒ của NGUYỄN ái QUỐC đối với CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.8 KB, 15 trang )

CHUYÊN ĐỀ
VAI TRÒ CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM
TỪ NĂM 1941 ĐẾN NĂM 1945
( 2 tiết )
A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP.
1. Cuộc đời.
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh lúc nhỏ tên Nguyễn Sinh Cung, sau đổi thành
Nguyễn Tất Thành, Sinh ngày 19-05-1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, gần gũi
với nhân dân. Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc thân sinh của người là nhà nho cấp tiến, có
lòng yêu nước thương dân sâu sắc.
Quê ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An, đây là vùng đất rất giàu truyền thống văn
hoá đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
Từ thuở thiếu thời Nguyễn Tất Thành đã tận mắt chứng kiến cuộc sống nghèo khổ,
bị áp bức, bóc lột đến cùng của dân tộc mình. Khi vào Huế, người tận mắt nhìn thấy tội
ác thực dân Pháp và thái độ hèn nhát của bọn phong kiến Nam Triều…Đã thôi thúc
Người đi tìm đường cứu nước.
Hồ Chí Minh có rất nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Người là
“ Anh hùng dân tộc Việt Nam- Chiến sĩ cách mạng quốc tế- danh nhân văn hóa thế giới”.
Từ 1911-1930: Tìm và xác định con đường cứu nước cho dân tộc.
Từ 1930-1945: Thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam và lãnh đạo nhân dân Việt
Nam chiến đấu đưa đến sự thắng lợi của Cách Mạng tháng Tám.
Từ 1945-1965: Trực tiếp lãnh đạo nhân dân chiến đấu chống đế quốc Mỹ, đã tiến
hành nhiều hoạt động đối ngoại để nâng cao vị thế quốc tế của Cách Mạng nước ta và
tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Ngày 2-9-1969 Hồ Chí Minh qua đời đó là sự tổn thất
rất lớn của dân tộc và nhân loại.
2. Sự nghiệp cách mạng.
Phát huy truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc, truyền thống tốt đẹp của gia
đình, cùng với sự nhạy cảm đặc biệt về chính trị, Nguyễn Ái Quốc đã sớm nhận ra những
mặt hạn chế của những bậc tiền bối đi trước. Nguyễn Ái Quốc đã tự định ra cho mình
một hướng đi mới.


Năm 1911 Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc sang phương Tây tìm đường cứu nước.
Năm 1919 thay mặt những người yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách
của nhân dân An Nam tới hội nghị Vécxai, đòi chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự
do, dân chủ và bình đẳng của nhân dân Việt Nam.
Tháng 7 năm 1920 người đọc sơ khảo lần thứ 1 nhưng luận cương về vấn đề dân
tộc và vấn đề thuộc địa.
Với việc biểu quyết tán thành Đệ Tam Quốc Tế (Quốc Tế III, tham gia thành lập
Đảng Cộng Sản Pháp (tháng 12-1920) trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
Trong giai đoạn từ năm 1921 đến năm 1930 Nguyễn Ái Quốc có những hoạt động
thực tiễn và hoạt động lý luận hết sức phong phú, sôi nổi trên địa bàn đất nước pháp
( 1921-1923) Liên Xô (1923-1924) Trung Quốc (1924-1927) Thái Lan (1928-1929)
Trong thời gian này tư tưởng Nguyễn Ái Quốc về Cách Mạng Việt Nam đã hình thành về


cơ bản. Tại Hương Cảng Trung Quốc Tháng 3-1930 người thành lập Đảng Cộng Sản Việt
Nam Tháng 10-1938 Nguyễn Ái Quốc tù Mátscơva về Trung Quốc.
Ngày 28-1-1941 sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ
Quốc. Tại hội nghị trung ương lần Thứ 8 (từ 10 đến 19-5-1941 ) họp tại Pác Bó (Cao
Bằng) Dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, Ban chấp hành Tương Đảng Cộng Sản Đông
Dương đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng chiến lược của Cách Mạng Việt Nam
II. VAI TRÒ CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM TỪ
NĂM 1941 ĐẾN 1945.
1. Tình hình thế giới và trong nước
Đến đầu tháng 3-1945, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào thời kỳ kết thúc,
Hồng quân Liên Xô Đã giải phóng hoàn toàn lảnh thổ Liên Xô và đang đứng ở ngưỡng
cửa sào huyệt của pháp xit Đức.
Nước Pháp được giải phóng, chính phủ kháng chiến Đờ Gôn lên cầm quyền. Ở
mặt trận Thái Bình Dương, Nhật thất bại liên tiếp và đang bị hải quân Anh Mỹ phong tỏa.
Nhật lúc bấy giờ chỉ còn con đường liên lạc duy nhất ở Đông Á- Nhật qua Đông Dương,
vì vậy Nhật cố bám lấy Đông Dương.

Ở Đông Dương, mâu thuẫn Nhật-Pháp ngày càng trở nên gay gắt. Bọn Pháp Đờ
Gôn đang hoạt động ráo riết, âm mưu chờ đợi quân đồng minh vào đánh Nhật thì sẽ nhân
cơ hội Phục quyền thống trị của chúng ở Đông Dương. Bọn Nhật biết rõ âm mưu của
Pháp Đờ Gôn Nhưng chứng chưa làm ngay cuộc đảo chính để truất hẳn quyền bọn Pháp
ở Đông Dương vì chúng biết rằng nếu cuộc xung đột quyết liệt giữa Pháp và Nhật nổ ra
thì nhân dân Đông Dương nhân cơ hội đó nổi dậy tiêu diệt chúng. Chính vì vậy, mà NhậtPháp bề ngoài tạm hòa hoãn được ngày nào hay ngày đó. Nhưng chiến tranh không
không cho phép chúng hòa hoản thế mãi đúng như nhận định của Ban thường vụ Trung
Ương Đảng: “ Sự hòa hoãn này có khác chi một cái nhọt, chứa chất bên trong biết bao
nhiêu vi trùng và máu mủ, chờ dịp chín mõm là vỡ tung ra…. Cả hai quân thù của nhân
dân ta là Pháp-Nhật đang đóng một tấm kịch vô cùng giả dối càng nguy hiểm cho chúng,
cả hai điều đang sửa soạn tiến tới chổ tao sống mày chết quyết liệt cùng với nhau”.
Nhưng tình hình ngày càng nguy ngập ở Thái Bình Dương, đã buộc bọn Pháp xít Nhật
làm cuộc đảo chính lật đổ Pháp độc chiếm Đông Dương để trừ mối họa quân Pháp đánh
sau lưng khi quân Đồng minh đổ bộ vào Đông Dương.
Vì vậy, đêm 9-3-1945 Nhật nổ sung đánh Pháp cùng một lúc trên toàn Đông
Dương. Quân Pháp chống cự yếu ớt, chỉ trong 3 ngày đã hèn nhát đầu hàng Nhật. Trong
một thời gian ngắn ngủi, toàn bộ hệ thống trị thực dân Pháp ở Đông Dương bị sụp đổ
hoàn toàn.
Sau ngày 9-03-1945, Nhật vẫn duy trì bộ máy hành chính cũ của Pháp, chỉ thay thế
viên chức của Pháp bằng viên chức của Nhật ở vị trí quan trọng. Lực lượng quân đội và
cảnh sát của Pháp bị thay đổi khá triệt để. Hàng vạn quân Pháp và cảnh sát bị bắt giam
giữ. Quân Nhật được triển khai ở những vị trí chiến lược trên toàn Đông Dương. Nhật
thành lập quân đội và cảnh sát bản xứ. Lực lượng bảo an binh được thành lập. Chính phủ
thân Nhật do Trân Trong Kim đứng đầu đẫ thiết lập nhưng không có hữu hiệu mấy.
Sau khi lật đổ Pháp, Nhật chỉ giao cho Bảo Đại-Trần Trọng Kim cai quản Trung
Kì. Trước nguy cơ thất bại ngày càng đến gần, Nhật mới trao trả dần Bắc Kì (2-05-1945),
ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng (20-07-1945) và Nam Bộ (14-08-1945).


Cuộc đảo chính đã tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị khá trầm trọng ở Đông

Dương.
2. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam từ năm 1941-1945.
2.1. Nguyễn Ái Quốc cùng trung ương Đảng hoàn chỉnh chủ yếu hướng chỉ đạo
chiến lược Cách Mạng.
* Hội nghị trung ương lần thứ 8 (05-1941).
Hội nghị trung ương Đảng (11-1039) đã đánh dấu sự chỉ đạo về chiến lược, sách
lược cách mạng. Hội nghị Trung ương Đảng (11-1940) đả khẳng định những quân điểm
của hội nghị trước đồng thời bổ sung một số điểm mới.
Thứ nhất: trên cơ sở khẳng định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng dân tộc
dân chủ, đã kịp thời chuyển hướng sự chỉ đạo chiến lược, nhằm tập trung giải quyết
nhiệm vụ hàng đầu là đánh đổ đế quốc tay sai, giành độc lập. Hội nghị trung ương Đảng
tháng 11-1939 xác định kẻ thù cụ thể, nguy hiểm nhất của cách mạng Đông Dương
không phải là đế quốc và bọn tay sai phản bội dân tộc. Hội nghị đã khẳng định: “Bước
đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không còn con đường nào khác hơn là con
đường đánh đổ đế quốc pháp, chống tất cả ách ngoại xâm, vô luận da trắng hay da vàng,
để tranh lấy giải phóng dân tộc”. Hội nghị trung ương Đảng lần thứ VIII nêu bật:
“Nhiệm vụ giải phóng dân tộc, độc lập cho đất nước là nhiệm vụ trước tiên của Đảng ta;
“Trong lúc này, không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc
lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia,dân tộc còn mãi chịu
kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại
được”;
“trong giai đoạn hiện tại,…nếu không đánh đuổi thực dân Pháp-Nhật thì vận
mạng của dân tộc phải chịu kiếp ngựa trâu muôn đời, mà vấn đề ruộng đất cũng không
làm sao gải quyết được”.
Để tập trung mũi nhọn cách mạng vào kẻ thù chủ yếu của dân tộc, Đảng đã tạm
gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, mà chỉ ra khẩu hiệu giảm tô, giảm tức, tịch thu ruộng
đất của bon đế quốc và bọn việt gian phản quốc chia cho nông dân, chia lại công điền cho
hợp lý.
Ngày 19/5/1941, Người đã sáng lập ra mặt trận Việt Minh, với các đoàn thể quần
chúng là “ hội cứu quốc “ nhằm: “ liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không

phân biệt giàu nghèo, già trẻ, trai gái, không phân biệt xu hướng chính trị, tôn giáo,
Đảng phái, đặng cùng nhau mưu cuộc giải phóng dân tộc và sinh tồn.”
2.2. Xây dựng lực lượng Cách Mạng
- Nguyễn Ái Quốc có công lao lớn trong cuộc xây dựng Lực lượng cách mạng.
+ Xây dựng lực lượng chính trị: Để có lực lượng chính trị Người cho thành lập
Mặt Trận Việt Minh ngày 19-05-1941) và đề ra Cương lĩnh 10 điểm cho Mặt Trận. Mặt
trận Việt Minh có thành phần rất rộng, bao gồm tất cả các giai cấp, các tầng lớp yêu nước
trong xã hội…Mặt trận Việt Minh và các hội cứu quốc chính là lực lượng chính trị hùng
hậu, là tượng trưng cho khối đại đoàn kết toàn dân.
Đến ngày 22/12/1944 người ra chỉ thị thành lập Đội “Việt Nam tuyên truyền giải
phóng quân” và đề ra hình thức hoạt động cho đội Việt Nam tuyên truyền, nghĩa là vừa
đấu tranh chính trị, vừa đấu tranh vũ trang, nhưng lúc đầu chính trị phải trọng hơn quân
sự.


Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân chính là tiền thân của Quân đội nhân
dân Việt Nam ngày nay. Tới tháng 04-1945, Người lại cùng trung ương Đảng cho triệu
tập hội nghị quân sự Bắc kỳ. Hội nghị đã ra quyết định thành lập Ủy quân sự Bắc Kỳ và
cho hợp nhất hai đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân thành đội
“Việt Nam giải phóng quân”. Nhờ có hai lực lượng chính trị, vũ trang trên, ta đã sử dụng
kết hai hình thức đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang để tiến hành tổng khởi nghĩa.
+ Lực lượng vũ trang: Sau khởi nghĩa Bắc Sơn, một bộ phận lực lượng vũ trang
đã chuyển thành các đội du kích hoạt động ở vùng căn cứ Bắc Sơn – Vũ Nhai. Đến năm
1941, những đội du kích này đã thống nhất thành Cứu quốc quân.
Sau tháng 2/1942, Cứu quốc quân phân tán thành nhiều bộ phận để gây dựng cơ sở ở
Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn. Ngày 15/9/1941, đội Cứu quốc quân II ra đời.
- Xây dựng căn cứ địa cách mạng: Căn cứ địa cách mạng có vai trò rất quân
trọng vì là nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của cách mạng nên khi đặt chân về
nước Người đã cho xây dựng căn cứ Cao Bằng. Người chọn nơi đây là chổ đứng chân
đầu tiên là vừa để tiện chỉ đạo phong trào trong nước, vừa để liên hệ với phong trào cách

mạng Thế giới. Từ Pắc Bó dần được mở rộng ra được nhiều nơi ở cấc tỉnh Cao-BắcLạng. Lúc này Hồ Chủ Tịch còn ra chỉ thị Nam tiến để mở rộng dần căn cứ xuống các
tỉnh miền xuôi. Đến tháng 06/1945 Người Cùng với Trung ương thành lập khu giải phóng
Việt Bắc gốm 6 tỉnh Cao-Bắc-Lạng-Hà-Tuyên-Thái. Trong khu giải phóng Người cho thi
hành 10 chính sách của mặt trận Việt Minh để biến khu giải phóng thành chổ dựa vững
mạnh của cách mạng cả nước, đồng thời thí điểm một bước những chính sách ấy và rút
kinh nghiệm. (10 chính sách ấy là đường lối đối nội và đối ngoại của Nhà Nước ta ngày
nay). Từ căn cứ địa, khi thời cơ đến ta đã tiến lên giải phóng cả nước.
2.3. Nhận định thời cơ và chớp thời cơ trong lãnh đạo tổng khởi nghĩa cách mạng
tháng 8 năm 1945.
2.4. Thảo và đọc tuyên ngôn độc lập.
B. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau khi học xong chuyên đề , học sinh cần nắm được :
- Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Ái Quốc.
- Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 19411945 .
2. Kĩ năng
- Phát triển kĩ năng khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử.
- Phát triển kĩ năng phân tích ,so sánh,đối chiếu các sự kiện lịch sử.
- Phát triển kĩ năng lập niên biểu, liên hệ và rút ra bài học kinh nghiệm.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Hồ Chí Minh.
- Bồi dưỡng tinh thần nhiệt tình cách mạng; noi gương tinh thần cách mạng của
ông cha.
- Giáo dục cho học sinh thái độ trân trọng và có ý thức gìn giữ, bảo tồn, duy trì,
phát triển các di sản văn hoá của dân tộc.


4. Định hướng các năng lực hình thành.
Thông qua chuyên đề hướng tới hình thành năng lực

- Thực hành bộ môn lịch sử : Khai thác kênh hình có liên quan đến nội dung
chuyên đề.
- Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng tác động giữa các sự kiện lịch sử
với nhau.
+ Vận dụng những kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn :
Biết tìm cách thông tin lịch sử về các nhân vật lịch sử trong cuộc kháng chiến.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Giấy A4, giấy Ao
- Tranh, ảnh lịch sử theo chuyên đề.
- Phiếu học tập/ phiếu giao việc
2. Học sinh
- Nghiên cứu nội dung chuyên đề.
- Bút dạ hoặc bút màu
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về Bác.
III. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ.
1. Giới thiệu của giáo viên.
GV trích dẫn câu thơ:
… “Bác đã về đây, Tổ quốc ơi
Nhớ thương hòn đất ấm hơi người.
Ba mươi năm ấy chân không nghỉ
Mà đến bây giờ mới tới nơi…”
(Trường ca theo chân Bác –Tố Hữu)
GV hỏi: Câu thơ gợi cho em nhớ đến sự kiện gì?
HS: suy nghĩ, trả lời.
GV dẫn dắt vào bài
)
2. Hoạt động học tập
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản

GV cho học sinh quan sát hình ảnh:
I. Vài nét về tiểu sử Nguyễn Ái Quốc
(?) Hãy giới thiệu khí quát về cuộc đời
và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí + Nguyễn Ái Quốc lúc nhỏ tên Nguyễn Sinh
Cung, sau đổi thành Nguyễn Tất Thành, Sinh
Minh.
ngày 19-05-1890 trong một gia đình nhà nho
yêu nước, gần gũi với nhân dân…
+ Quê ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An, đây là
vùng đất rất giàu truyền thống văn hoá đấu
tranh chống giặc ngoại xâm
+ Nguyễn Ái Quốc có rất nhiều đóng góp cho
sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Người là “


Anh hung dân tộc Việt Nam- Chiến sĩ cách
mạng quốc tế- danh nhân văn hóa thế giới”.
(?)Tại sao Nguyễn Ái Quốc lại chọn II. VAI TRÒ CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC
thời điểm năm 1941 để trở về nước? ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM TỪ
Sự trở về của Người có ý nghĩa gì đối 1941 ĐẾN 1945.
với
cách mạng Việt Nam?
1. Tình hình thế giới và trong nước
Sau 30 năm bôn ba, hoạt động ở nước
ngoài, Bác về nước ở thời điểm rất quan
trọng:
- TG: Chiến tranh đã lan rộng và quyết - TG: Chiến tranh TGT2 đã lan rộng và quyết
liệt: Đức tấn công LX, TG hình thành 2 liệt.
trận tuyến, cuộc đấu tranh của nhân
dân ta là một bộ phân của cuộc đấu

tranh của các lực lượng dân chủ.
- ĐD: N-P câu kết bóc lột nhân dân. >< - ĐD: N-P câu kết bóc lột nhân dân. >< dân
dân tộc lên cao, nhiều cuộc đấu tranh tộc lên cao, nhiều cuộc đấu tranh vũ trang
vũ trang chống P-N đã nổ ra. Tình hình chống P-N đã nổ ra, thời cơ giành chính quyền
trong nước rất khẩn trương, thời cơ đang đến.
giành chính quyền đang đến. Cách
mạng VN đang cần đến sự lãnh đạo của
một cá nhân xuất sắc  NAQ về nước
trực tiếp lãnh đạo CM
" 30 năm ấy chân không mỏi
Mãi đến bây giờ mới tới nơi…"
- Ngày 28/1/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc và các đồng chí Lê Quảng Ba,
Phùng Chí Kiên, Thế An, Đặng Văn
Cáp, Hoàng Văn Lộc vượt qua mốc 108 II. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với
biên giới Việt Nam - Trung Quốc về đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ 1941
Pác Bó (xã Trường Hà, Hà Quảng, Cao đến 1945.
Bằng), một nơi “bí mật” có “hàng rào
quần chúng bảo vệ và có đường rút lui”.
(?) Quan sát các hình ảnh, hãy rút ra
những vai trò của Nguyễn Ái Quốc
đối với thắng lợi của cách mạng Việt
Nam từ 1941 đến 1945.
- Nguyễn Ái Quốc cùng TƯ Đảng hoàn
chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược
Cách Mạng: Hội nghị trung ương lần
thứ 8 (05-1941).
- Xây dựng lực lượng cách mạng cho



Tổng khởi nghĩa tháng Tám
- Nhận định và chớp thời cơ lãnh đạo
tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
1. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong hoàn
- Thảo và đọc tuyên ngôn độc lập
chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược
- GV: Phân lớp làm hai nhóm: (5’)
cách mạng - Hội nghị trung ương lần thứ 8
Các nhóm trình bày theo sơ đồ tư duy)
(05-1941).
+ Nhóm 1, 3: Vai trò của Nguyễn Ái
Quốc trong hoàn chỉnh chuyển hướng
chỉ đạo chiến lược Cách Mạng: Hội
nghị trung ương lần thứ 8 (05-1941).
+ Nhóm 2, 4: Vai trò của Nguyễn Ái
Quốc trong xây dựng lực lượng cách
mạng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám.
Khuổi Nặm, tiếng Tày - Nùng có nghĩa
là suối nước - một địa danh rất nổi tiếng
trong khu di tích lịch sử Pác Bó. Đây là
nơi Bác Hồ ở lâu nhất (từ 3-1941 đến 31942) và gắn với một sự kiện trọng đại:
Hội nghị lần thứ VIII Trung ương Đảng
Cộng sản Đông Dương, tạo bước
chuyển mới cho cách mạng Việt Nam,
đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên
hàng đầu với việc thành lập Mặt trận
Việt Minh.
Ngày hội lớn, Trung ương quanh Bác
Lán tre vừa lợp, ấm tình thương
Lịch sử hôm nay đầu ngọn thác

Gọi toàn dân cứu nước lên đường.
(Tố Hữu)
“Nếu không giải quyết được vấn đề
DTGP, không đòi được độc lập tự do
cho toàn thể DT thì chẳng những toàn
thể quốc gia DT còn chịu mãi kiếp ngựa
trâu, mà quyền lợi của bộ phận g/c đến
vạn năm cũng không đòi được."
(Trích Văn kiện Đảng )

Thay cho mặt trận DT phản đế ĐD. Bao
gồm các tổ chức quần chúng lấy tên là"
hội cứu quốc" nhằm liên hiệp hết thảy

- Tập trung giải quyết nhiệm vụ hàng đầu là
đánh đổ đế quốc tay sai, giành độc lập

- Đảng đã tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng
đất, đề ra khẩu hiệu giảm tô, giảm tức, tịch thu
ruộng đất của bọn đế quốc và bọn việt gian
phản quốc chia cho nông dân
- Thành lập ra mặt trận Việt Minh, với các
đoàn thể quần chúng là “hội cứu quốc”.


các giới đồng bào yêu nước, không
phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai,
không phân biệt tôn giáo và xu hướng
chính trị đặng cùng nhau mưu cuộc
DTGP và sinh tồn"

(?) Mặt trận Việt Minh ra đời có vai trò
như thế nào đối với thắng lợi cách
mạng tháng Tám năm 1945?. Hãy liên
hệ với việc xây dựng khối đại đoàn kết
dân tộc hiện nay.
- HS suy nghĩ câu hỏi.
+Mặt trận Việt Minh là mặt trận đoàn
kết dân tộc, tập hợp, giác ngộ và rèn
luyện lực lượng chính trị cho cách mạng
tháng Tám: Đề cương văn hóa Việt
Nam, Hội văn hóa cứu quốc….
+Tạo điều kiện để từng bước xây dựng
lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách
mạng.
+Tập dượt quần chúng đấu tranh: phá
kho thóc của Nhật.
+Gắn sự nghiệp đấu tranh giải phóng
dân tộc Việt Nam với cuộc đấu tranh
của phe Đồng minh chống phát xít trên
thế giới, vừa tranh thủ sự giúp đỡ của
quốc tế đối với cách mạng Việt Nam,
vừa góp phần tích cực vào sự nghiệp
cách mạng thế giới.
=>Liên hệ: Mặt trận Việt Minh hiện nay
là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đẩy
mạnh xây dựng khối đoàn kết dân tộc
hiện nay phải đáp ứng yêu cầu đất nước,


(?)Nêu hiểu biết của em về đội Việt

Nam Tuyên truyền giải phóng quân.
(?) Đánh giá vai trò của đội Việt Nam
Tuyên truyền giải phóng quân trong
Cách mạng tháng Tám và liên hệ đến
ngày nay.
- Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam
Tuyên truyền Giải phóng quân được

2. Xây dựng lực lượng Cách Mạng
a. Xây dựng lực lượng chính trị
- Thành lập Mặt Trận Việt Minh và đề ra
Cương lĩnh 10 điểm cho Mặt Trận.
- Thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải
phóng quân (22/12/1944) và đề ra hình thức
hoạt động cho đội.

- 04-1945, triệu tập hội nghị quân sự Bắc kỳ.
Ra quyết định thành lập Ủy quân sự Bắc Kỳ và
hợp nhất Đội Việt Nam tuyên truyền giải
phóng quân và Cứu quốc quân thành đội “Việt
Nam giải phóng quân


thành lập tại một khu rừng giữa hai tổng
Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo
thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao
Bằng, đồng chí Võ Nguyên Giáp được
Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm
tổ chức lãnh đạo và chỉ huy.
Bức hình: Buổi lễ thành lập đội Việt

Nam Tuyên truyền Giải phóng
Quân; Võ
Nguyên
Giáp (bìa
trái), Hoàng Văn Thái cầm cờ (là người
đội mũ)
Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng
quân gồm 34 người, với 31 nam và 3
nữ, biên chế thành 3 tiểu đội do ông
Hoàng Sâm làm Đội trưởng và Ông
Xích Thắng làm Chính trị viên đội có
chi bộ Đảng lãnh đạo.
+ Đánh giá vai trò: Là tiền thân của
Quân đội nhân dân VN, tuyên truyền,
xây dựng lực lượng chính trị, phát triển
lực lượng vũ trang...và có vai trò quyết
định đến thắng lợi CCMT8...
+ Liên hệ: Giữ gìn an ninh trật tự, chủ
quyền toàn vẹn lãnh thổ...; Cùng nhân
dân xây dựng, phát triển kinh tế xã hội...

(?) Tại sao Nguời lại chọn Cao Bằng
để xây dựng căn cứ địa?
+ Việc lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chọn
Pác Bó để xây dựng căn cứ địa cách
mạng không phải sự lựa chọn tình cờ,
ngẫu nhiên, mà là một sự nghiên cứu kỹ
lưỡng, liên quan tới việc phát triển
phong trào cách mạng của cả nước.
+Trước hết, Cao Bằng là tỉnh miền núi,

có đường biên giới với Trung Quốc dài
hơn 333km; gần thành phố Long Châu một trong những trung tâm cách mạng

b. Xây dựng lực lượng vũ trang
- Một bộ phận lực lượng khởi nghĩa vũ trang
chuyển thành những đội du kích hoạt động ở
căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai
- Năm 1941, thành lập Trung đội cứu quốc
quân I
- 15/9/1941, Trung đội cứu quốc quân II ra đời
c. Xây dựng căn cứ địa
- Vùng Bắc Sơn - Võ Nhai được xây dựng
thành căn cứ địa cách mạng.
- Năm 1941, NAQ chọn Cao Bằng Xây dựng
căn cứ địa
- 06/1945 thành lập khu giải phóng Việt Bắc
gốm 6 tỉnh: Cao - Bắc - Lạng – Hà – Tuyên Thái.


của người Việt Nam ở Trung Quốc lúc
bấy giờ, đồng thời rất thuận lợi cho giao
thông liên lạc.
+ Đặc biệt, địa thế Cao Bằng hiểm trở,
rừng núi chiếm trên 90% diện tích, là
địa bàn thực dân Pháp khó kiểm soát.
Khi lực lượng cách mạng phát triển, cơ
sở Việt Minh mở rộng, có thể nhanh
chóng “Đông tiến” xuống Lạng Sơn,
“Nam tiến” xuống Thái Nguyên và “Tây
tiến” sang Hà Giang, Tuyên Quang cũng

như các tỉnh vùng trung du, đồng bằng
Bắc Bộ.

:
c. Nhận định và chớp thời cơ trong lãnh đạo tổng khởi nghĩa cách mạng tháng
Tám năm 1945.
- GV cho học sinh quan sát hình ảnh:


Nhật Bản ký văn bản chấp nhận đầu hàng không điều kiện ngày 2/9/1945
Chỉ thị Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của ta (3/1945):
Chỉ thị nhận định: Nhật đảo chính Pháp sẽ tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị
sâu sắc nhưng điều kiện khởi nghĩa chưa thực sự chín muồi, tuy nhiên nó sẽ làm cho
những điều kiện Tổng khởi nghĩa mau chóng chín muồi.
Xác định kẻ thù là Nhật, khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”. Đồng thời chủ
trương phát động cao trào kháng Nhật cứu nước làm tiền đề cho khởi nghĩa.
Phương châm đấu tranh: Phát động chiến tranh du kích, giải phóng từng vùng, mở
rộng căn cứ địa.
“ Đến giữa tháng Tám năm 1945, khí thế cách mạng sục sôi trong cả nước. Từ
ngày 14/8 một số cấp bộ Đảng và Tổ chức Việt Minh, tuy chưa nhận được lệnh tổng khởi
nghĩa...” (sgk LS12/115)
- HS hoạt động cặp đôi, trả lời câu hỏi:
+ Qua hình ảnh, hãy nhắc lại kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai. Kết cục đó có
tác động như thế nào đến cách mạng Việt Nam?.
+ Tại sao nói thời cơ của cách mạng tháng Tám là thời cơ “ngàn năm có một”
- HS báo cáo kết quả làm việc với giáo viên
- GV nhận xét và chốt:
+ Kết cục chiến tranh thế giới thứ hai: thắng lợi thuộc về phe đồng minh, phe phát
xít thất bại.
Kết cục đó sẽ tạo ra thời cơ thuận lợi cho cách mạng VN, do đó Đảng ta cần nắm

bắt, kịp thời tận dụng thời cơ đó giành chính quyền…
+ Tại sao: Căn cứ vào điều kiện trong nước và quốc tế, thời cơ chín muồi…
e. Thảo và đọc tuyên ngôn độc lập.
- GV cho học sinh quan sát hình ảnh và đọc đoạn thông tin:


Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945
- HS hoạt động nhóm, trả lời câu hỏi:
+ Những hình ảnh trên gợi cho em suy nghĩ gì?
+ Phân tích ý nghĩa của Tuyên ngôn. Liên hệ với các bản Tuyên ngôn trước đây
của Việt Nam và các bản Tuyên ngôn trên thế giới.
- HS báo cáo kết quả làm việc với giáo viên
- GV nhận xét và chốt:
+ Hình ảnh Bác soạn thảo Tuyên ngôn và đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra
nước VNDCCH…
+ Phân tích ý nghĩa: Khẳng định độc lập, chủ quyền, và toàn viện lãnh thổ của
VN…
Khẳng định ý chí sắt đá của nhân dân Việt Nam là quyết giữ vững nền độc lập tự
do vừa giành được…
+ Liên hệ: Việt Nam: Nam Quốc Sơn Hà – Lý Thường Kiệt.
Bình Ngô Đại Cáo – Nguyễn Trãi
Hịch Tướng Sĩ – Trần Quốc Tuấn…
Thế giới: Tuyên ngôn độc lập (1776) của nước Mỹ, Tuyên ngôn nhân
quyền và dân quyền (1789) của nước Pháp
3. Sơ kết bài học.
GV hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi:
- Sau khi học chuyên đề, em hãy kể tóm tắt một câu chuyện về cuộc đời hoạt động
của Bác mà em xúc động nhất.
- Trong những vai trò của Bác đối với cách mạng VN giai đoạn 1941-1945, theo em
vai trò nào là quan trọng nhất, vì sao?

4. Dặn dò, hướng dẫn học sinh học ở nhà.
- Học bài cũ.
- Sưu tầm tranh ảnh, những câu chuyện về con người, cuộc đời, sự nghiệp Hồ Chí
Minh.


C. XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ CÁC YÊU CẦU VÀ BIÊN SOẠN CÂU HỎI, BÀI
TẬP VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ.
1. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi / bài tập trong
chuyên đề.
Nội dung

Nhân biết
Thông hiểu
( Mô tả yêu ( Mô tả yêu cầu
cầu cần đạt) cần đạt)

1. Cuộc đời và
sự nghiệp của
Nguyễn Ái
Quốc
2. Vai trò của
Nguyễn Ái
Quốc đối với
cách mạng Việt
Nam từ 1941 1945

-Nêu được
hoàn cảnh,
nội dung, ý

nghĩa Hội
nghị TW
Đảng lần 8
-Trình bày
được những
nét chính
của công
cuộc chuẩn
bị cho khởi
nghĩa giành
chính quyền.

Vận dụng
thấp
( Mô tả yêu
cầu cần đạt)

- Hiểu được
những nét chính
về cuộc đời và
sự nghiệp của
Nguyễn Ái
Quốc
- Lý giải được
việc Nguyễn Ái
Quốc về nước và
trực tiếp lãnh
đạo cách mạng.
-Hiểu được hoàn
cảnh ra đời và

những hoạt động
của Mặt trận
Việt Minh

-Phân tích ý
nghĩa việc
thành lập Mặt
trận Việt
Minh

-Phân tích
thời cơ của

Vận dụng cao
( Mô tả yêu cầu
cần đạt)

-Đánh giá vai trò
của Nguyễn Ái
Quốc đối với
Hội nghị TW
Đảng lần 8
- Vai trò của
NAQ đối với sự
thành lập Mặt
trận Việt Minh
- Vai trò của Mặt
trận Việt Minh
với sự thắng lợi
của cách mạng

tháng Tám
-Liên hệ với việc
xây dựng khối
đại đoàn kết dân
tộc ngày nay.
-Vai trò của
NAQ đối với
Mặt trận Việt
Minh.
-Vai trò của
NAQ trong cách
mạng tháng Tám
- Liên hệ với


cách mạng
tháng Tám
- Hoàn cảnh,
diễn biến,
kết quả, ý
nghĩa của
CMT8

- Nội dung
của Tuyên
ngôn Độc
lập

Phân tích ý
nghĩa Tuyên

ngôn Độc lập

cuộc cách mạng
tháng Tám ở địa
phương
- Liên hệ với các
cuộc cách mạng
khác trên thế
giới( Cách mạng
tháng Mười
Nga....)
- Liên hệ với các
bản TNĐL của
Việt Nam ở các
thời kì trước và
với các bản
TNĐL của các
nước khác trên
thế giới: Pháp,
Mĩ…
- Đánh giá công
lao của chủ tịch
HCM đối với sự
thành lập nước
Việt Nam Dân
chủ Cộng Hòa

2. Hệ thống câu hỏi / bài tập đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
2.1 . Câu hỏi ở mức độ nhận biết
Câu 1. Hội nghị TW Đảng lần 8 được diễn ra trong hoàn cảnh nào? Nêu nội dung,

ý nghĩa Hội nghị TW Đảng lần 8.
Câu 2. Nêu những nét chính về công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa từ sau Hội nghị TW
Đảng lần 8 (5-1941)
Câu 3.Cách mạng tháng Tám năm 1945 diễn ra như thế nào? Trình bày kết quả và
ý nghĩa.
Câu 4. Hãy nêu nội dung, ý nghĩa của Tuyên ngôn Độc lập.
2.2 . Câu hỏi ở mức độ thông hiểu
Câu 1. Vì sao năm 1941 Nguyễn Ái Quốc về nước và trực tiếp lãnh đạo cách
mạng.
Câu 2. Mặt trận Việt Minh được ra đời trong hoàn cảnh nào? những hoạt động của
Mặt trận Việt Minh có tác động như thế nào đến cao trào kháng Nhật cứu nước?
Câu 3. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng cộng sản Đông dương và Hồ Chí Minh
trong cách mạng tháng Tám năm 1945 thể hiện như thế nào?


Câu 4. Căn cứ vào đâu, Trung ương Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc quyết định
chuyển hướng đấu tranh, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu trong thời kì
1941-1945?
Câu 5. Vì sao Đảng ta lại phát động Tổng khởi nghĩa trong cách mạng tháng Tám?
Tại sao nói thời cơ của cách mạng tháng Tám là thời cơ “ngàn năm có một”?
2.3.Câu hỏi ở mức độ vận dụng thấp
Câu 1. Phân tích ý nghĩa việc thành lập Mặt trận Việt Minh.
Câu 2. Tại sao nói thời cơ của cách mạng tháng Tám là thời cơ “ngàn năm có
một”?
Câu 3. Bản Tuyên ngôn Độc lập có ý nghĩa như thế nào?
2.4.. Câu hỏi ở mức độ vận dụng cao
Câu 1. Đánh giá vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với Hội nghị TW Đảng lần 8
Câu 2.Vai trò của NAQ đối với sự thành lập Mặt trận Việt Minh
Câu 3. Mặt trận Việt Minh có vai trò như thế nào với sự thắng lợi của cách mạng
tháng Tám 1945? Liên hệ với việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ngày nay.

Câu 4. Đánh giá vai trò của NAQ trong cách mạng tháng Tám 1945?
Câu 5: Liên hệ với cách mạng tháng Tám ở địa phương em.
Câu 6: Liên hệ với các cuộc cách mạng khác trên thế giới( Cách mạng tháng Mười
Nga....)
Câu 7: Liên hệ với các bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam ở các thời kì trước
và với các bản Tuyên ngôn độc lập của các nước khác trên thế giới: Pháp, Mĩ…
Câu 8: Đánh giá công lao của chủ tịch HCM đối với sự thành lập nước Việt Nam
Dân chủ Cộng Hòa.
**********Hết**********



×