Mục lục
I. Nguyễn Ái Quốc
..................................................................................................................................................................
3
II. Vai Trò Của Nguyễn Ái Quốc Trong Việc Chuẩn Bị Các
Điều Kiện Về Tư Tưởng, Chính Trị Và Tổ Chức Cho Sự Ra
Đời Của Đảng Cộng Sản Việt Nam
...................................................................................................................................................................
7
1) Chuẩn vị về mặt tư tưởng
2) Chuẩn bị về tổ chức
3) Chuẩn bị về chính trị
III. Nguyễn Ái Quốc Và Hội Nghị Thành Lập Đảng
...................................................................................................................................................................
11
1
Vai trò của
Nguyễn Ái Quốc
đối với việc thành lập
Đảng Cộng sản
IV. Kết Luận
...................................................................................................................................................................
12
Tham khảo.................................................................................................................................................
13
I. Nguyễn Ái Quốc
Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19/5/1890, tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, quê ở huyện Nam
Đàn, tỉnh Nghệ An. Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên trên quê hương có
truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm.
Nguyễn Ái Quốc lớn lên giữa nước mất nhà tan, đau xót trước cảnh lầm than của đồng bào
đã nuôi chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng dân tộc.
Triều đình phong kiến nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp, thực dân Pháp vạch ra những
chính sách đàn áp, bóc lột dã man lên nhân dân ta, khiến cho các phong trào yêu nước diễn ra
sôi nổi, mạnh mẽ.
Lúc này triều đình phong kiến nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp, song phong trào đấu
tranh chống thực dân Pháp vẫn diễn ra.
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản cuối thế kỉ XIX
Tiêu biểu là các phong trào Cần Vương, Cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
Các cuộc khởi nghĩa này tuy diễn ra sôi nổi nhưng đều không thành công.
Vua Hàm Nghi lãnh đạo phong trào Cần Vương Hoàng Hoa Thám lãnh đạo khởi nghĩa Yên Thế
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản (Đầu thế kỉ XX)
2
Vai trò của Nguyễn Ái Quốc
đối với việc thành lập Đảng Cộng sản
Các phong trào giải phóng dân tộc do các sĩ phu lãnh đạo, tiêu biểu như:
Phan Bội Châu: chủ trương dùng biện pháp bạo
động thông qua sự giúp đỡ bên ngoài, chủ yếu là
Nhật Bản.
Phan Châu Trinh: con đường cải lương
− Ngoài ra còn có các phong trào đấu tranh khác nhưng cũng đều thất bại.
Thế nhưng các phong trào này đều không thành công
Qua đó đã thể hiện:
° Truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất vì độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
° Tạo cơ sở xã hội thuận lợi cho việc tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin và quan điểm cách
mạng của Hồ Chí Minh.
° Tạo cơ sở cho phong trào yêu nước trở thành một trong 3 nhân tố dẫn đến sự ra đời của
Đảng Cộng Sản Việt Nam.
− Sự yếu kém trong tiến trình giải phóng dân tộc của giai cấp tư sản.
− Những hạn chế về giai cấp, đường lối chính trị; hệ thống tổ chức thiếu chặt chẽ, chưa
tập hợp rộng rãi được lực lượng dân tộc.
Nhìn thấy được con đường cứu nước của những nhà yêu nước đã lâm vào bế tắc, Nguyễn Ái
Quốc quyết tâm rời quê hương đi tìm con đường cứu nước mới, tìm con đường giải phóng dân tộc.
• Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
Trên lộ trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã nhìn thấy và nghiên cứu được những vấn
đề hết sức có ý nghĩa trong việc giải phóng dân tộc qua các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới.
− Người nhận ra sâu sắc những hạn chế của các nhà yêu nước đương thời. Mặc dù khâm phục
lòng yêu nước nhưng Người không đồng ý đi theo con đường cứu nước của họ. Và ở đây Nguyễn
Ái Quốc đã vượt qua hạn chết của tầm nhìn để tìm cho dân tộc mình một con đường cứu nước khác.
− Người đã thấy được cách mạng dân chủ tư sản không thể đưa lại độc lập và hạnh phúc thực
sự cho nhân dân các nước nói chung và nhân dân Việt Nam nói riêng.
− Đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười Nga, đi theo Quốc tế Cộng sản.
Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp. Khi cách mạng tháng 10 Nga thành công, Người tham
gia các hoạt động chính trị sôi nổi. Và vào tháng 6, Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt nhóm người yêu
3
nước Việt Nam tại Pháp gửi “ Bản yêu sách 8 điểm” đến Hội nghị Vécxai, nhằm tố cáo chính sách
của Pháp và đòi Chính phủ Pháp thực hiện các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân
tộc Việt Nam. Dù không được chấp nhận nhưng nó cũng đã gây tiếng vang với nhân dân Pháp và
các nước thuộc địa của Pháp.
Tháng 7-1920 : Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ khảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân
tộc và thuộc địa của Lênin. Người vô cùng phấn khởi và tin tưởng, vì Luận cương đã chỉ rõ cho
Người thấy con đường để giải phóng dân tộc mình.
“Luận cương đến Bác Hồ và người đã khóc.
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin”
(Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên)
Tháng 12-1920 :Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tán thành Quốc tế thứ ba, đặt cách mạng
giải phóng dân tộc trong quỹ đạo cách mạng vô sản, trở thành một trong những nhà sáng lập Đảng
Cộng sản Pháp và là người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam
Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp, ủng hộ Luận
cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
Và từ đây, Nguyễn Ái Quốc đã nhận ra: Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải
phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ.
4
Qua phần trình bày trên, các bạn đã thấy Nguyễn Ái Quốc khác với các nhà yêu nước đương
thời , Người có một phương pháp nghiên cứu độc lập, tự chủ, sáng tạo, đem lý luận đối chiếu với
thực tiễn, lấy mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội làm tiêu chuẩn đánh giá các học thuyết,
tiếp thu kinh nghiệm cách mạng thế giới có chọn lọc.
Tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc đã được thể hiện nổi bật trong việc vận
dụng học thuyết Mác - Lênin, vạch ra đường lối cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta.
5