Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Địa lí 8 :: Trường THCS Trần Văn Ơn :: | Tin tức | Dạy và Học | Địa | Hướng dẫn ôn tập Học kỳ 2 năm học 20122013 môn Địa DC HK2 Dia 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.89 KB, 2 trang )

TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ƠN

Đề cương ôn thi học kỳ 2 – Địa 8
Năm học : 2012-2013
1) Tính nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu Việt Nam
- Tính nhiệt đới
+ Nhiệt độ trung bình trên 21°C, tăng dần từ Bắc vào Nam
+ Số giờ nắng từ 1400 – 3000 giờ/ năm
+ Bình quân 1m² lãnh thổ nhận được 1 triệu kcal/ năm
- Tính gió mùa: có 2 loại gió mùa
+ Gió mùa mùa đông : hướng Đông Bắc, hoạt động từ tháng 11 -> tháng 4, tính chất lạnh
và khô
+ Gió mùa hạ : hướng Tây Nam, hoạt động từ tháng 5 -> tháng 10, tính chất nóng và ẩm.
- Tính ẩm
+ Độ ẩm không khí trên 80%
+ Lượng mưa trung bình năm từ 1500 – 2000 mm/ năm
2) Tính đa dạng:
- Miền khí hậu phía Bắc : từ 16°B trở ra, có mùa đông lạnh tương đối ít mưa, mưa cuối mùa
đông rất ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều.
- Miền khí hậu phía Nam: từ 16°B trở vào, có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao
với 1 mùa mưa và 1 mùa khô tương phản sâu sắc.
- Khu vực khí hậu Đông Trường Sơn gần lãnh thổ Trung Bộ phía Đông dãy Trường Sơn, từ
Hoành Sơn đến mũi Dinh, có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
- Khí hậu biển Đông Việt Nam mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
3) Đặc điểm sông ngòi Việt Nam ( có giải thích)
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc và phân bố rộng khắp. Phần lớn là sông nhỏ, ngắn, dốc do địa
hình nước ta 3/4 diện tích là đồi núi và khí hậu nước ta có lượng mưa lớn.
- Sông chảy theo 2 hướng : Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung do hướng địa hình
(hướng núi) có 2 hướng là TB – ĐN và vòng cung.
- Sông có 2 mùa: mùa lũ và mùa cạn do khí hậu nước ta có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô.
- Hàm lượng phù sa của sông lớn do địa hình có 3/4 diện tích là đồi núi và lượng mưa lớn


tập trung theo mùa.
( Học sinh tự thiết lập sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa địa hình, khí hậu và sông ngòi)
4) Các nhóm đất chính ở nước ta
- Nhóm đất feralit hình thành ở miền đồi núi thấp chiếm 65% diện tích. Đặc tính chua, nghèo
mùa, nhiều sét, thường kết von hoặc thành đá ong. Đất feralit hình thành trên đá badan và
đá vôi có độ phì cao thích hợp với trồng cây công nghiệp.
- Nhóm đất mùn núi cao chiếm 11% diện tích, thường là đất rừng đầu nguồn cần được bảo
vệ.
- Nhóm đất bồi phù sa sông và biển chiếm 24% diện tích, đất tơi xốp, ít chua, giàu mùa…..
thích hợp với nhiều loại cây trồng.
5) Các hệ sinh thái phổ biến nước ta
- Vùng cửa sông, ven biển: hệ sinh thái rừng ngập mặn.
- Vùng đồi núi: hệ sinh thái rừng nhiệt đới với nhiều biến thể:
+ Rừng thường xanh
+ Rừng thưa rụng lá ( rừng khộp)
+ Rừng tre nứa
+ Rừng ôn đới núi cao
- Các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia hệ sinh thái rừng nguyên sinh cần được bảo vệ.


-

Hệ sinh thái nông nghiệp: xuất hiện do hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người.



×