ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VĂN 8 – HKI
Năm học 2012 - 2013
A. Tiếng việtÔn tập chú ý bài tập thực hành
1. Trường từ vựng
2. Trợ từ, thán từ - Tình thái từ
3. Nói quá – Nói giảm, nói tránh.
4. Câu ghép.
5. Dấu câu.
B. VănÔn tập nắm vững phần ghi nhớ của các văn bản.
1. 4 văn bản truyện ký văn học Việt Nam.
2. 4 văn bản văn học nước ngoài.
3. Đập đá ở Côn Lôn.
4. 3 văn bản nhật dụng
- Lưu ý các em nhớ kỹ tên văn bản, tác phẩm và tác giả đã học ở HKI (tránh tình
trạng lẫn lộn tác phẩm này với tác giả khác)
C. Nghị luận xã hội ngắn :
Hướng đề tài gần gũi - các em nắm vững phương pháp viết nghị luận về :
1. Phẩm chất, đạo lý, tư tưởng
2. Hiện tượng xã hội.
(Phương pháp đã được ghi trong tập và hướng dẫn viết nhiều lần.)
D. Tập làm văn KỂ CHUYỆN
GỢI Ý CÁCH VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
Thể loại văn tự sự
Xây dựng 1 tình huống chuyện: hợp lý, chân thật.
- Diễn biến sự việc theo trình tự thời gian, không gian, hoặc diễn biến tâm
trạng nhân vật.
Ngôi kể thứ 1- thứ 3 –nhân vât chính – phụ
Tự sự kết hợp miêu tả
Ngoại hình nhân vật, cử chỉ, nét mặt, thái độ, lời nói, việc làm, tâm trạng …
Cảnh vật xung quanh : thiên nhiên, không gian, th ời gian ( bình minh, đêm
trăng, mây, mưa, nắng, hoa lá, sông suối, sáng, tối …) liên tưởng phải phù
hợp, hợp lý hoặc có dụng ý thể hiện tâm trạng nhân vật , ý nghĩa câu
chuyện…
Tự sự kết hợp biểu cảm tùy thuộc cảm xúc của người viết nhưng phải chân thật, tự
nhiên ( tránh dùng từ quá cầu kỳ sáo rỗng, từ ngữ mạng… ) ( Có thể biểu cảm ở
cảm xúc nội tâm, việc làm đẹp có ý nghĩa…của nhân vật.)
Lời đối thoại: ngắn gọn có ý nghĩa (tránh lan man )
Lời kể; chân thực, giàu hình ảnh cảm xúc.
Đề tài có thể : tình thầy trò, tình bạn, tình yêu gia đình, nhân ái, cộng đồng, cách
sống nghị lực, sống ước mơ, khát vọng…
Câu chuyện phải có ý nghĩa sâu sắc hướng tới việc giúp bản thân nhận ra một
thái độ sống tốt đẹp để hoàn thiện bản thân; biết sửa chữa sai lầm; biết ước mơ