Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Văn 9 :: Trường THCS Trần Văn Ơn :: | Tin tức | Dạy và Học | Văn | Hướng dẫn ôn tập Học kỳ 1Năm học 20142015 môn Văn On tap Van 9 HKI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.42 KB, 2 trang )

NỘI DUNG ÔN THI HỌC KỲ I (năm học 2014 – 2015)
MÔN: NGỮ VĂN 9
I / CẤU TRÚC ĐỀ :
Câu 1: 2- 3điểm
Kiểm tra kiến thức văn học
Bài tập Tiếng Việt
Câu 2: 3 điểm
Viết văn bản nghị luận xã hội
Câu 3: 4 - 5 điểm
Văn kể chuyện
II / NỘI DUNG: kiến thức học kỳ I
1 / Phần Văn: (dữ liệu có thể lấy ở các văn bản đọc thêm, giảm tải )
- Thơ: thuộc thơ, điền vào chỗ trống trong đoạn văn, nắm nội dung – nghệ thuật, xuất xứ,
hoàn cảnh sáng tác (chép thơ phải đáp ứng yêu cầu đề bài, có tên tác phẩm, tác giả,)
- Truyện: nắm đặc điểm nhân vật, tình huống truyện, hiểu nhan đề, thuộc dẫn chứng tiêu
biểu , nắm nội dung – nghệ thuật , xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác…
- Cho đoạn văn, đoạn thơ: hỏi nội dung, ý nghĩa (kết hợp phát hiện các yếu tố ngữ pháp)
2 / Phần Tiếng Việt :
Ôn luyện bài tập các bài đã học từ tuần 1 đến tuần 16 (dữ liệu có thể lấy ở các văn
bản đọc thêm, giảm tải )
- Các phương châm hội thoại
- Xưng hô trong hội thoại
- Cách dẫn trực tiếp, gián tiếp
- Sự phát triển của từ vựng
- Thuật ngữ
- Trau dồi vốn từ
- Tổng kết từ vựng, ngữ pháp…(phép tu từ…)
3 / Phần nghị luận xã hội :
* Về hình thức: HS viết văn bản ngắn khoảng 1 trang giấy có bố cục 3 phần rõ ràng ,
lập luận chặt chẽ; tránh dùng văn kể, văn nói…
* Về nội dung: không có giới hạn. Một số vấn đề cần lưu ý:


- Các vấn đề liên quan tới kỹ năng sống :tự tin,tự lập, tự trọng , tự học, biết ước
mơ, rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp
- Các vấn đề liên quan tới gia đình, nhà trường…
- Các vấn đề liên quan tới thực tế cuộc sống: môi trường, giao tiếp, ứng xử…
+Luu ý -Vấn đề nghị luận có thể được gợi ra từ các tác phẩm văn chương (thơ,
truyện)
- Có thể lồng kiến thức ngữ pháp ở phần này
4 / Phần tập làm văn :Kể chuyện
- Dựa vào nội dung các tác phẩm văn học trung đại, hiện đại đã học
- Học sinh nhập vai hoặc tưởng tượng được nghe kể lại để qua đó rút ra bài học có ý
nghĩa cho bản thân


* Lưu ý: Đây là dạng kể chuyện thể hiện sự sáng tạo. Tuy nhiên, bài kể chuyện cần có
các phần sau:
- Giới thiệu bản thân (nhân vật trữ tinh trong bài thơ nào, nhân vật nào trong
truyện) hoặc nêu hoàn cảnh kể chuyện
- Kể lại câu chyện
+ Diễn biến câu chuyện tự nhiên, hợp lý dựa trên cơ sở nội dung các tác phẩm
đã học
+ Có kết hợp biểu cảm, đối thoại, độc thoại, miêu tả nội tâm, yếu tố nghị luận
- Suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật (hoặc nhân vật trữ tình)
MONG CÁC EM ÔN TẬP KỸ, RÈN LUYỆN TỐT.
CHÚC CÁC EM ĐẠT KẾT QUẢ CAO TRONG KỲ THI HỌC KỲ I !
Thầy cô nhóm văn 9



×