TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ƠN
ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP LỊCH SỬ 6 THI HKII
1) Nước Chăm-Pa được thành lập và phát triển như thế nào?
_ Huyện Tượng Lâm – quận Nhật Nam là địa bàn sinh sống của người Chăm.
_ Vào thế kỉ II, nhân dân Châu Giao nhiều lần nổi dậy. Nhà Hán tỏ ra bất lực, nhất là đối với các
quận xa. Năm 192 – 193, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của khu Liên đã nổi dậy dành độc
lập. Khu Liên tự xưng làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp
_ Các vua Lâm Ấp đã hợp nhất bộ lạc Dừa với bộ lạc Cau ở phía Nam, tấn cơng mở rộng lãnh thổ,
phía Nam đến Phan Rang, phía Bắc đến Hồnh Sơn, rồi đổi tên nước là Chăm-Pa, đóng đơ ở Sin –
ha – pu – ra.
2) Hãy nêu những chuyển biến về kinh tế, văn hóa ở trong nước ta trong
thời Bắc thuộc.
Kinh Tế:
_ Mặc dù bị hạn chế nhưng nghề rèn sắt vẫn phát triển
_ Việc cày bừa do trâu bò kéo trở nên phổ biến
_ Có đê phòng lụt, có nhiều kênh ngòi. Trồng hai vụ lúa trong một năm.
_ Nghề gốm, nghề dệt rất phát triển.
_ Nơng thơn có đủ loại cây trồng chăn ni rất phong phú. Các sản phẩm được đen trao đổi ở các
chợ làng. Ở những nơi như Luy Lâu. Long Biên có cả người Trung Quốc, Ấn Độ đến bn bán.
Văn hóa:
Chính quyền đơ hộ mở trường dạy chữ Hán ở các quận. Cùng với việc dạy học Nho Giáo, Đạo
Giáo, Phật Giáo và những luật lệ của người Hán cũng được du nhập vào nước ta.
Nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sinh hoạt theo nếp sống riêng với những phong tục
cổ truyền.
Nhân dân ta học được chữ Hán nhưng vận dụng theo cách đọc của mình.
3) Nêu những nét đặc trưng về dân cư của Thành phố HỒ CHÍ MINH
Thành phố có khoảng10 triệu người đang sinh sống. Mỗi năm thành phố đón nhận thêm hàng
vạn người từ khắp nơi di cư đến. Họ thuộc nhiều thành phần dân tộc: người Việt, Hoa, Khơ-me, Ấn,
Mạ, Stiêng và cả ngoại kiều từ khắp nơi trên thế giới, với mật độ khoảng 3685 người/km2.
4) Sau hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta những gì?
Sau hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta:
_ Lòng u nước
_ Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước.
_ Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hóa dân tộc.
5) Tên các vị anh hùng đã giương cao lá cờ đấu tranh chống Bắc thuộc, giành độc lập cho
tổ quốc:
_ Hai Bà Trưng (Trưng Trắc, Trưng Nhị)
_ Bà Triệu (Triệu Thị Trinh)
_ Lý Bí
_ Triệu Quang Phục
_ Mai Thúc Loan
_ Phùng Hưng
_ Khúc Thừa Dụ
_ Dương Đình Nghệ
_ Ngơ Quyền.
6) Chính sách cai đô hộ của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với
nhân ta trong thời Bắc thuộc như thế nào? Chính sách thâm hiểm nhất
của họ là gì?
+ Chính sách cai trị: Biến nước ta thánh quận, huyện của Trung Quốc, chia nhỏ nước ta và đưa
người Trung Quốc sang cai trị, sửa chữa đường giao thong, đưa qn đồn trú để đàn áp nhân dân ta.
+ Chính sách bọc lột: Bắt dân ta phải nộp thuế, nộp cống và đi lao dịch.
+ Chính sách đồng hóa:
-
Đưa người Trung Quốc sang ở lẫn với dân ta.
-
Bắt dân ta phải học chữ và tiếng Trung Quốc, tn theo phong tục tập qn và luật pháp của họ.
-
Truyền Nho Giáo, Đạo Giáo, Phật Giáo vào nước ta.
Chính sách thâm hiểm nhất là chính sách đồng hóa.
7) Diễn biến trận Bạch Đằng năm 938 ?
Vào cuối năm 938, đồn thuyền chiến Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng
biển nước ta. Ngơ Quyền cho một tốn qn thuyền nhẹ ra đánh nhử qn Nam Hán vào cửa sơng
Bạch Đằng lúc thủy triều đang lên. Lưu Hoằng Tháo hăm hở đốc qn đuổi theo, vượt qua bãi cọc
ngầm mà khơng biết.
Nước triều bắt đầu rút. Ngơ Quyền hạ lệnh dốc tồn lực lượng đánh quật trở lại. Qn Nam Hán
chống khơng nổi phải rút chạy ra biển.
Đúng lúc nước triều rút nhanh, bãi cọc dần dần nhơ lên. Qn ta từ phía thượng lưu đánh
mạnh xuống, qn mai phục hai bên bờ đánh tạt ngang. Qn Nam Hán rối loạn, thuyền xơ vào bãi
cọc nhọn vỡ tan tành. Số còn lại, vì thuyền to nặng nên không sao thoát nổi trận địa bãi cọc. Quân
ta, với thuyền nhỏ, đã nhẹ nhàng luồn lách, xông vào đánh giáp lá cà rất quyết liệt. Quân địch bỏ
thuyền nhảy xuống sông, phần bị giết, phần chết đuối, thiệt hại đến quá nửa. Hoàng Tháo cũng bị
thiệt mạng trong đám loạn quân. Vua Nam Hán, được tin bại trận trên sông Bạch Đằng, con trai là
Hoằng Tháo bị chết, đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.
Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn thắng lợi.
8) Hãy nêu những cuộc khởi nghĩa trong thời Bắc thuộc từ thế kỉ I ñeán theá kæ VIII . Ý
nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa đó.
Các cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc từ thế kỉ I đến thế kỉ VIII:
_ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40.
_ Khởi nghĩa Bà Triệu năm 248.
_ Khởi nghĩa Lý Bí năm 542.
_ Khởi nghĩa Mai Thúc Loan năm 722.
_ Khởi nghĩa Phùng Hưng 776 – 791.
*Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần bất khuất, ý chí đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta.
9) Sau hơn 1000 năm bị đô hộ,tổ tiên chúng ta vẫn giữ được những phong tục,tập quán
gì?Ý nghĩa của những điều này?
- Nhuộm răng,ăn trầu,xăm mình,làm bánh chưng, bánh giày,…
- Ý nghĩa: chứng tỏ phong tục, tập quán của dân tộc ta có một sức sống mãnh liệt ,không gì có thể
tiêu diệt được.