Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Vật lý lớp 8 :: Trường THCS Trần Văn Ơn :: | Tin tức | Dạy và Học | Lý | Hướng dẫn ôn tập môn Vật lý học kỳ 2 20112012 DC li 8 HK II 11 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.3 KB, 4 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II MÔN VẬT LÍ LỚP 8 2011-2012
I. Lí thuyết
1) Công suất là gì? Viết công thức, tên gọi, đơn vị của các kí hiệu trong công thức tính công
suất.
Đại lượng vật lý cho biết khả năng thực hiện công của một lực (người; máy) gọi là công suất.
Độ lớn của công suất được xác định bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian
Công thức: P =
Trong đó:

A
t

A: công (J)
t: thời gian (s)
P: công suất (W)

2) Cơ năng là gì? Đơn vị cơ năng? Kể tên các dạng cơ năng.
Khi một vật có khả năng thực hiện công, ta nói vật có cơ năng. Cơ năng được đo bằng jun (J)
Thế năng và động năng là 2 dạng của cơ năng.
3) Thế năng hấp dẫn là gì? Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Cơ năng của một vật có được do độ cao so với mặt đất thì ta nói vật có thế năng hấp dẫn.
Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng và độ cao của vật.
4) Thế năng đàn hồi là gì ? Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào yếu tố nào?
Cơ năng của một vật có được do tính đàn hồi thì ta nói vật có thế năng đàn hồi.
Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi của vật.
5) Động năng là gì? Động năng phụ thuộc vào yếu tố nào?
Cơ năng của một có được do chuyển động thì ta nói vật có động năng.
Động năng phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật
6) Nêu định luật bảo toàn và chuyển hóa cơ năng.
Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được
bảo toàn.


7) Các chất được cấu tạo như thế nào? Tính chất gì?
Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ bé, riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
Nguyên tử, phân tử có những tính chất:
-

Giữa các nguyên tử , phân tử có khoảng cách.

-

Nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng

-

Nhiệt độ của vật càng cao thì nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
1


8) Nhiệt năng của một vật là gì? Kể tên các cách làm thay đổi nhiệt năng. Cho ví dụ. đơn vị đo
nhiệt năng?
Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Nhiệt năng của một vật
có thể thay đổi bằng 2 cách:
-

Thực hiện công: chà xát miếng đồng lên mặt bàn->NN của miếng đồng tăng.

-

Truyền nhiệt: bỏ miếng đồng vào một cốc nước nóng->NN của miếng đồng tăng, NN của
nước giảm.


Nhiệt năng có đơn vị là Jun (J)
9) Nhiệt lượng là gì? Đơn vị đo nhiệt lượng?
Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm vào hay mất bớt trong quá trình truyền nhiệt.
Nhiệt lượng có đơn vị là Jun (J)
10) Dẫn nhiệt là gì ? Dẫn nhiệt chủ yếu trong môi trường nào? Trong các chất rắnchất nào dẫn
nhiệt tốt nhất? Hãy sắp xếp tính dẫn nhiệt giảm dần trong môi trường: rắn , lỏng, khí.
Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác gọi là
sự dẫn nhiệt. Sự dẫn nhiệt xảy ra chủ yếu trong môi trường chất rắn.
Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
Tính dẫn nhiệt giảm dần trong môi trường: rắn, lỏng, khí.
11) Đối lưu là gì? Xảy ra chủ yếu ở đâu?
Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng những dòng chất lỏng hoặc chất khí.
Hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong môi trường chất lỏng và chất khí.
12) Bức xạ nhiệt là gì? Xảy ra chủ yếu ở đâu?
Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng những tia nhiệt đi thẳng. Truyền được trong môi trường chân
không.
13) Nhiệt dung riêng là gì? Kí hiệu, đơn vị nhiệt dung riêng.
Nhiệt lượng cần truyền cho 1kg một chất tăng thêm 10C (hoặc 10K) gọi là nhiệt dung riêng của
chất đó. Nhiệt dung riêng kí hiệu là c, đơn vị: J/ kg. K
14) Viết công thức, tên gọi và đơn vị của các kí hiệu có trong công thức tính nhiệt lượng.
Công thức: Q = m.c.∆t
c: nhiệt dung riêng (J/ kg.K)
m: khối lượng (kg)
∆t = t − t1 : độ tăng nhiệt độ của vật (Trong đó t1 : Nhiệt độ lúc đầu; t2 : Nhiệt độ lúc sau)

Q: nhiệt lượng (J)

2



15) Hãy nêu hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong chất rắn, chất lỏng, chất khí và trong chân
không.
Chất

Rắn

Lỏng

Khí

Chân không

Hình thức truyền nhiệt chủ
yếu

Dẫn nhiệt

Đối lưu

Đối lưu, bức xạ
nhiệt

Bức xạ nhiệt

16) Nêu 3 nguyên lí truyền nhiệt. Viết phương trình cân bằng nhiệt.
+ 3 nguyên lí truyền nhiệt:
-

Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn


-

Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ 2 vật bằng nhau thì dừng lại.

-

Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.

+ Phương trình cân bằng nhiệt: Qthu = Qtỏa
Qthu= m1.c1.(t-t1)
Qtỏa= m2.c2.(t2-t) ( t là nhiệt độ lúc cân bằng nhiệt)

II. Vận dụng
1) Lấy một cốc nước đầy và một muỗng nhỏ muối tinh. Cho muối dần dần vào nước cho đến khi hết
muỗng muối ta thấy nước vẫn không tràn ra ngoài. Giải thích tại sao?
2) Tại sao một vật không phải lúc nào cũng có cơ năng nhưng luôn có nhiệt năng?
3) Khi cọ xát miếng đồng lên mặt bàn, miếng đồng nóng lên. Ta nói miếng đồng nhận thêm nhiệt
lượng. Đúng hay sai? Tại sao?
4) Tại sao trong ấm điện dùng để đun nước, dây đun thường đặt ở dưới gần sát đáy ấm, không được
đặt ở trên?
5) Tại sao máy lạnh trong phòng thường được gắn ở vị trí cao, lò sưởi thì đặt ở dưới thấp?
6) Tại sao trời lạnh mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày?
7) Tại sao trời lạnh sờ tay vào thép thấy lạnh hơn sờ vào gỗ? Có phải vì nhiệt độ của thép thấp của
gỗ không?
8) Tại sao nồi, xoong thường được làm bằng kim loại còn bát đĩa làm bằng sứ?
9) Tại sao ở nước ta khi sơn nhà, cửa không nên sử dụng màu tối?
10) Nói nhiệt dung riêng của nước là 4190 J/kg.K có nghĩa là gì?
11) Tại sao quả cầu thông gió gắn trên mái nhà lại tự quay được?
12) Khoảng giữa 2 lớp thủy tính trong bình thủy là chân không. Hãy giải thích mục đích.


III. Bài tập
1) Một anh công nhân đưa vật nặng 65 kg lên cao 20 m trong thời gian 120 s. Tính công và công
suất của anh công nhân đó. Bỏ qua mát sát. (13000 J; 108.3 W)
3


2) Một người đi xe đạp với lực không đổi 70N trên quãng đường dài 800 m với vận tốc trung bình
3,5 m/s, bỏ qua lực cản. Tính công và công suất của người đó. (56000 J; 228,6 W)
3) Một người đi xe máy, động cơ có công suất 6 KW trong 5 phút được 12 km. Tính công và lực kéo
của động cơ. (1800000 J; 150 N)
4) Một anh công nhân dùng động cơ có công suất 0,25 KW để đưa một vật nặng 120 kg lên cao 8 m.
Tính công và thời gian vật lên tới nơi. (9600 J; 38,4 s)
5) Người ta cung cấp cho 2,5 lít nước một nhiệt lượng là 18 KJ. Nước tăng thêm bao nhiêu độ?
(1,70C)
6) Để đun nóng 5 lít nước từ 20oC lên 40oC cần bao nhiêu nhiệt lượng?
7) Người ta cung cấp cho 10 lít nước một nhiệt lượng là 840kJ. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu
độ?
8) Tính nhiệt lượng cung cấp để đun sôi 2 kg nước ở 300 C đựng trong ấm bằng nhôm nặng 250g.
9) Một ấm nhôm khối lượng 400g chứa 1 lít nước. Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi
nước, biết nhiệt độ ban đầu của ấm và nước là 20oC.
10) Tính nhiệt dung riêng của một kim loại, biết rằng phải cung cấp cho 5kg kim loại này ở 20oC một
nhiệt lượng khoảng 59kJ để nó nóng lên đến 50oC. Kim loại đó tên gì?
11) Một ấm nhôm có khối lượng 300g chứa 1 lít nước , lúc đầu ở 15oC.
a/ Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước
b/ Nếu nhiệt độ của ấm nước giảm từ 100oC xuống 15oC thì toả ra một nhiệt lượng là bao nhiêu?
c/ Nếu dùng ấm bằng đồng thì nhiệt lượng cần dùng nhiều hay ít hơn?
12) Người ta đốt nóng quả cầu bằng động nặng 250 g tới 1200 C và cho vào một cốc chứa nước ở
250C, thời gian sau nước có nhiệt độ 280C.
a) Nhiệt độ sau cùng của quả cầu là bao nhiêu? (280C)
b) Nhiệt lượng tỏa ra của quả cầu là bao nhiêu? (8740 J)

c) Tính khối lượng nước trong cốc. (694 g)
13) Người ta cho 0,5 lít nước nóng vào 2 lít nước ở 250C, sau một thời gian nước có nhiệt độ 320C.
a) Nhiệt độ sau cùng của phần nước nóng là bao nhiêu? (320C)
b) Nhiệt lượng thu vào của phần nước 250C là bao nhiêu? (58800 J)
c) Tính nhiệt độ ban đầu của nước nóng. (600C)
14) Người ta cho 2 lít nước 300C vào 3 lít nước sôi. Tính nhiệt độ sau cùng của 5 lít nước. (720C)
Nhiệt dụng riêng của nước: 4190 J/kg.K
Nhiệt dung riêng của nhôm: 880 J/kg.K
Nhiệt dung riêng của đồng: 380 J/kg.K
4



×