Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Cau hoi van dung ly 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.86 KB, 3 trang )

NHỮNG CÂU HỎI VẬN DỤNG VÀ BÀI TẬP

(TÀI LIỆU MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO)
I/ CHỦ ĐỀ 1: CHUYỂN ĐỘNG
1) Cho ví dụ một vật vừa chuyển động vừa đứng yên.
2) Một xe đang chạy trên đường, trên xe có tài xế; hành khách; người soát vé đang đi trên
xe. Hãy xác định chuyển động, đứng yên của xe, tài xế, hành khách, người soát vé khi mốc là: cột
điện bên đường; xe; người soát vé.
3) Người A & B cùng đi trên quảng đường, A đến sớm hơn. Ai đi nhanh hơn? Vì sao?
4) Người A & B đi mất thời gian như nhau nhưng B đi được quảng đường dài hơn . Ai đi
nhanh hơn? Vì sao?
5) Bạn A đi trên quảng đường với vận tốc 4m/s; còn bạn B đi hết quảng đường dài 800m
mất 160s. Ai đi nhanh hơn?
II/ CHỦ ĐỀ 2: QUÁN TÍNH
1) Khi ô-tô đột ngột thắng gấp, người ngồi trên xe ngã về phía nào? Vì sao?
2) Khi ô-tô đột ngột rẽ phải ( trái ) người trên xe ngã về phía nào? Vì sao?
3) Đang đi vấp té người chúi về phía nào? Vì sao?
4) Đầu búa bị lỏng người ta cầm cán búa gỏ đuôi cán mạnh xuống đất, đầu búa chặt lại.
Hãy giải thích hiện tượng trên.
5) Li nước bên trong còn đọng nước, người ta cầm chặt và dốc ngược li rồi vẩy mạnh. Bên
trong li ráo nước. Hãy giải thích hiện tượng trên.
6) Ngồi trên ô-tô, máy bay người ta thường thắt dây an toàn. Vì sao?
7) Một chén muối đầy vun, muốn muối nằm dẹt chặt xuống trong chén, người ta thường
cầm và đập nhẹ chén xuống mặt bàn vài lần. Hãy giải thích hiện tượng trên.
III/ CHỦ ĐỀ 3: LỰC MA SÁT
1) Hãy phân tích lực ma sát có lợi; có hại trong các hiện tượng sau:
a) Đang chạy xe bóp thắng để xe dừng lại.
b) Khi đi ngoài đường ta phải mang giày, dép.
c) Xe chạy được trên đường.
2) Tại sao ta phải thường xuyên tra dầu nhớt vào ổ bi, bạc đạn trong xe?
3) Băng chuyền hành lí; băng chuyền trong sản xuất là ứng dụng của ma sát nào?


4) Tại sao khi chuyển một hàng nặng người ta dùng xe đẩy có các bánh xe có ổ bi?
5) Tại sao khi trên đường xe chạy bị đổ nhớt người ta thường lấy cát đổ vào chổ đó?
IV/ CHỦ ĐỀ 4: ÁP SUẤT
1) Chất rắn
a) Tại sao xe tải nặng có nhiều bánh hơn xe tải nhẹ?
b) Tại sao lưởi dao phải mỏng cắt dể hơn?
c) Tại sao đinh phải đầu nhọn? đôi lúc thợ mộc phải cắt bớt đầu nhọn của đinh?
d) Tại sao đinh ghim có một đầu nhọn và đầu kia to để ta dùng tay ấn nó.
e) Tại sao khi đi vào đất mềm người ta thường lót ván?
2) Chất lỏng
a) Quan sát ấm nước ta thấy vật đó gồm: bình chứa nước và cái vòi. Tại sao miệng vòi
thường cao hơn miệng ấm?
b) Hãy cho biết một vài ứng dụng bình thông nhau trong đời sống.
c) Tại sao khi lặn sâu dưới nước, thợ lặn phải mặc đồ lặn?
d) Hãy cho biết ứng dụng máy ép thủy lực trong đời sống.
3) Khi quyển
a) Hãy quan sát bình nước tinh khiết có vòi lấy nước ở đáy bình, ngoài nắp bình còn có
nút nhỏ. Hãy cho biết vai trò của cái nút đó.
b) Tại sao khi khui lon sữa đặc, người ta phải khui 2 lổ đối diện nhau.


c) Hãy cho biết vai trò cái lổ nhỏ trên cây bút bi.

BÀI TẬP ÔN THI HK 1
DẠNG 1: LỰC
Bài 1 Hãy diển tả bằng lời các yếu tố của các lực trong hình vẽ sau:1cm tương ứng
30N và cho biết vật chuyển động hướng nào?

Bài 2 Biểu diễn các vec-tơ lực sau: Một vật có trọng lượng 1500N, được kéo bởi một lực
có độ lớn 2000N. Khi chuyển động tạo ra lực cản bằng 1/3 trọng lượng của vật, theo tỉ xích tùy

chọn.
Bài 3 Một xe tải có khối lượng 2tấn đang chuyển động thẳng đều trên đường nằm ngang.
Biết lực cản bằng 0,25 lần trọng lượng của xe.
a) Hãy kể tên và độ lớn của các lực đang tác dụng lên xe.
b) Lực tác dụng lên xe như thế nào để xe chuyển động nhanh dần; chậm dần?
DẠNG 2: CHUYỂN ĐỘNG
Các công thức: v =

; s = v*t ; t =

;v=

Bài 4 Một người đi xe đạp khi lên dốc với vận tốc 2,5m/s mất 1phút40giây rồi xuống dốc
dài 150m mất ½ ph khi hết dốc xe lăn tiếp một quảng đường nằm ngang dài 60m trong 24s rồi
dừng lại.
a) Tính quảng đường lên dốc.
b) Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả 3 quảng đường.
Bài 5 Một người đi xe địa hình gồm 3 đoạn: Đường nằm ngang dài 10km đi với vận tốc
30km/h. Trên đọan leo dốc 20km hết ½ h. Đọan xuống dốc dài 10km xe chạy hết 10phút.
a) Tính thời gian đi hết đường nằm ngang.
b) Tính vận tốc trung bình của xe đi trên cả 3 quảng đường.
Bài 6 Một xe chuyển động không đều. Biết vận tốc trung bình của xe trong 1/3 thời gian
đầu bằng 12m/s; trong thời gian còn lại bằng 9m/s. Tính vận tốc trung bình trong suốt thời
Bài 7 Một ô-tô chuyển động gồm 3 đọan liên tiếp có cùng chiều dài, vận tốc của xe trên
mỗi đọan là v1 = 12m/s; v2 = 8m/s; v3 = 16m/s. Tính vận tốc trung bình của xe trên cả 3 chặng
đường.


DẠNG 3: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG
p = d*h (d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3 ); h: độ sâu của vật trong

chất lỏng ( m); p: áp suất (Pa)).
Bài 8 Một cái đập ngăn nước, khoảng cách từ mặt nước xuống đáy đập là 4m, biết trọng
lượng riêng của nước là 10000N/m3. Tính áp suất của nước tác dụng lên đáy đập.
Bài 9 Một người thợ lặn ở độ sâu 10m so mặt nước và diện tích da của cơ thể tiếp xúc với
nước là 2m2. Tính áp lực của nước tác dụng lên người đó và tại sao họ phải mặc đồ lặn. Biết trọng
lượng riêng của nước là 10000N/m3.
Bài 10 Một bình cao 1,5m chứa nước cách miệng bình 30cm.
a) Tính áp suất của nước tác dụng lên điểm A ở đáy bình. ( 12000Pa)
b) Tính áp suất của nước tác dụng lên điểm B cách đáy 40cm. (8000Pa)
c) Tính áp suất tại 2 điểm trên khi cho thêm dầu (không hòa tan với nước và phản ứng
hóa học không xẩy ra) vào để đầy bình. Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3; của
dầu là 9200N/m3. (15000Pa; 11000Pa)
DẠNG 4: ÁP SUẤT CHẤT RẮN
p=

( F: áp lực (N); S: diện tích (m2); p: áp suất (Pa))

Bài 11 Một ôtô có khối lượng 1,2tấn và 4 bánh xe diện tích mỗi bánh xe tiếp xúc với mặt
đường khi là 10cm2. Trên xe có 3 người trung bình mỗi người nặng 50kg.
a)
Tính áp lực của 3 người và xe đặt lên mặt đường.
b) Tính áp suất của xe tác dụng lên mặt đường .
Bài 12 Một búa máy có khối lượng 200kg và cây cọc có khối lượng 50kg.
a) Tính áp lực của búa và cây cọc đặt lên mặt đất khi cây cọc đặt vuông góc với mặt
đất.
b) Tính áp suất của búa và cây cọc tác dụng lên mặt đất khi diện tích đầu cọc tiếp xúc
với mặt đất là 10mm2.
Bài 13 Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104N/m2 . Diện tích của 2 bàn
chân tiếp xúc với mặt sàn là 60cm2.
a) Hỏi trọng lượng và khối lượng của người đó?

b) Nếu người đó đứng một chân thì áp lực và áp suất của người đó lên sàn là bao nhiêu?
DẠNG 5: MÁY THỦY LỰC (
Bài 13 Một máy thủy lực có diện tích pittong nhỏ là 15cm2 và diện tích pittong lớn là
50cm2 . Người ta tác dụng lên pittong nhỏ một lực có độ lớn 150N. Tính lực tác dụng lên pittong
lớn.
Bài 14 Một máy thủy lực có diện tích pittong nhỏ là 20cm2 . Tính diện tích pittong lớn để
lực tác dụng lên nó gấp 100 lần lực tác dụng lên pittong nhỏ.
Bài 15 Một máy thủy lực có tỉ số diện tích pittong nhỏ so với diện tích pittong lớn là
Tính tác dụng lên pittong nhỏ để pittong lớn có khả năng nâng một xe nặng 300kg.

Chúc em thành công…

.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×