Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

TẶNG FA CHINH PHỤC câu hỏi vận DỤNG CAO về cơ CHẾ DTBD cấp PHÂN tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549.49 KB, 5 trang )

Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

KHÓA HỌC: CHINH PHỤC CÂU HỎI VẬN DỤNG VÀ VẬN DỤNG CAO
Môn: SINH HỌC - Thầy: THỊNH NAM - Facebook: Thịnh Văn Nam - ĐT: 0988806555

Nội dung: CHINH PHỤC CÂU HỎI VẬN DỤNG CAO PHẦN CƠ CHẾ DT&BT CẤP PHÂN TỬ - P1
Câu 1 [SN1.0]: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực, có các phát biểu sau:
(1) Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN polimeraza không tham gia vào quá trình tháo xoắn phân tử ADN.
(2) Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong 2 mạch đơn mới được tổng hợp từ 1 phân tử ADN mẹ.
(3) Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại.
(4) Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi.
(5) Sự nhân đôi của ADN ti thể diễn ra độc lập với sự nhân đôi của ADN trong nhân tế bào.
(6) Tính theo chiều tháo xoắn, ở mạch khuôn có chiều 5' → 3' mạch mới được tổng hợp gián đoạn.
Số phát biểu đúng là:
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
Câu 2 [SN1.0]: Một phân tử ADN mạch kép nhân đôi một số lần liên tiếp đã tạo được 62 mạch polinucleotit mới. Trong số các khẳng
định sau đây, có bao nhiêu khẳng định có nội dung đúng?
(1) Trong 62 mạch đơn nói trên có 2 mạch mang nguyên liệu cũ và 60 mạch mang nguyên liệu mới.
(2) Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 31 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào.
(3) Phân tử ADN nói trên đã nhân đôi 5 lần liên tiếp.
(4) Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 30 phân tử có mang nguyên liệu của môi trường nội bào.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 3 [SN1.0]: Cho các nhận định về sự khác nhau giữa nhân đôi ADN ở nhân sơ và nhân đôi ADN ở nhân thực:
(1) Sự nhân đôi ADN ở nhân thực đòi hỏi thời gian dài hơn.
(2) Sự nhân đôi ADN ở nhân sơ đòi hỏi thời gian dài hơn (6 -8 giờ).


(3) Dọc theo ADN của nhân thực có rất nhiều điểm khởi đầu quá trình nhân đôi.
(4) Quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ xảy ra ít thời gian hơn.
(5) Sự nhân đôi ADN ở nhân thực có số enzim nhiều hơn.
(6) Sự nhân đôi ADN ở nhân sơ xảy ra theo một chiều còn sự nhân đôi ADN ở nhân thực xảy ra theo 2 chiều, một mạch được tổng
hợp liên tục, còn mạch kia tổng hợp gián đoạn.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 4 [SN1.0]: Người ta nuôi một tế bào vi khuẩn E.coli trong môi trường chỉ chứa N14 (lần thứ 1). Sau ba thế hệ, người ta chuyển
sang môi trường nuôi cấy chỉ chứa N15 (lần thứ 2) để cho mỗi tế bào nhân đôi 2 lần. Sau đó, lại chuyển các tế bào đã được tạo ra sang
nuôi cấy trong môi trường có N14 (lần thứ 3) để chúng nhân đôi 2 lần nữa.
Cho các nhận xét sau về các tế bào khi kết thúc 3 quá trình:
(1) Số tế bào chứa cả N14 và N15 là 24.
(2) Số tế bào chỉ chứa N14 là 104.
(3) Số tế bào chỉ chứa N15 là 24.
(4) Kết thúc 3 lần nhân đôi, số phân tử ADN có trong tất cả các tế bào là 64.
Số nhận xét có nội dung đúng là:
A. 0.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 5 [SN1.0]: Trên mạch 2 của gen có số nucleotit loại Timin bằng số nucleotit loại Adenin; số nucleotit loại Xitozin gấp 2 lần số
nucleotit loại Timin; số nucleotit loại Guanin gấp 3 lần số nucleotit loại Adenin. Có bao nhiêu nhận định không chính xác:
(1) Số liên kết hidro của gen không thể là 4254.
(2) Nếu tổng liên kết hidro là 5700 thì khi gen nhân đôi 3 lần, số nucleotit loại Adenin mà môi trường cung cấp là 2100.
(3) Tỉ lệ số liên kết hidro và số nucleotit của gen luôn là

24

.
19

(4) Cùng nhân đôi k lần kiên tiếp thì số nucleotit loại Adenin do môi trường cung cấp gấp 2,5 số nucleotit loại Guanin do môi trường
cung cấp.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 6 [SN1.0]: Trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, đặc điểm nào sau đây có ở cả enzim ARN – pôlimeraza và enzim ADN
– pôlimeraza?
(1) Có khả năng tháo xoắn phân tử ADN.
(2) Có khả năng tổng hợp mạch pôlinuclêôtit mới theo chiều 5’ – 3’ mà không cần đoạn mồi.
(3) Có khả năng tách hai mạch của ADN mẹ.
(4) Có khả năng hoạt động trên cả hai mạch của phân tử ADN.
(5) Có khả năng lắp ráp các nuclêôtit của mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với các nuclêôtit của mạch ADN khuôn.
Số phương án đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 7 [SN1.0]: Cho 2 phân tử mARN có tỉ lệ nuclêôtit như sau:
mARN1 có: %Am + %Um = 36%; %Gm + %Xm = 64%.
mARN2 có: %Am + %Um = 64%; %Gm + %Xm = 36%.
Biết 2 gen qui định 2 phân tử mARN trên có chiều dài như nhau. Cho các nhận xét sau:
(1) Ở gen 1, tỉ lệ %A là 18%.
(2) Ở gen 2, tỉ lệ % G là 18%.
Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!

Trang 1



Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

(3) Gen 1 có khối lượng lớn hơn gen 2.
(4) Gen 1 có khả năng bền nhiệt tốt hơn gen 2.
Số nhận xét có nội dung đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 8 [SN1.0]: Cho các nhận định sau:
(1) Enzim tham gia quá trình phiên mã là ARN - plimeraza.
(2) Quá trình phiên mã bắt đầu từ điểm khởi đầu và kết thúc ở điểm kết thúc trên gen.
(3) Mạch làm khuôn để tổng hợp ARN có chiều từ 3' → 5'.
(4) Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực có 1 loại enzim tham gia.
(5) Phân tử mARN được tổng hợp theo chiều 3' → 5'.
Số câu đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 9 [SN1.0]: Cho các dữ kiện sau:
(1) enzim ligaza nối các đoạn exon.
(2) mạch gốc của gen làm khuôn cho quá trình phiên mã.
(3) enzim restrictaza cắt các đoạn intron ra khỏi exon.
(4) ARN polimeraza lắp ráp nucleotit đứng sau vào đầu 3’-OH của nucleotit đứng trước đó.
(5) ARN tổng hợp được đến đâu thì hai mạch của gen đóng xoắn lại đến đó.
Số dữ kiện xảy ra trong quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ là
A. 2.

B. 4.
C. 3.
D. 5.
Câu 10 [SN1.0]: Cho các phát biểu sau:
(1) Trên 1 mạch pôlynuclêôtit, khoảng cách giữa 2 đơn phân liên tiếp là 3,4 nm.
(2) Khi so sánh các đơn phân của ADN và ARN, ngoại trừ timin và uraxin thì các đơn phân còn lại đều đôi một có
cấu tạo giống nhau, ví dụ như đơn phân ađênin của ADN và ARN đều có cấu tạo như nhau.
(3) Thông tin di truyền được lưu trữ trong phân tử ADN dưới dạng nguyên tắc bổ sung giữa các nuclêôtit.
(4) Trong tế bào, rARN và tARN kém bền vững hơn mARN.
(5) Ở sinh vật nhân thực quá trình phiên mã còn được gọi là quá trình tổng hợp ARN, xảy ra lúc NST đang chuẩn bị dãn xoắn.
(6) Trong quá trình nhân đôi ADN, có 4 loại nuclêôtit tham gia vào việc tổng hợp mạch mới là A, U, G, X.
Số phát biểu sai là:
A. 2.
B. 0.
C. 1.
D. 3.
Câu 11 [SN1.0]: Khi nói về quá trình dịch mã của sinh vật nhân thực, có các phát biểu sau:
(1) Quá trình dịch mã diễn ra ở tế bào chất.
(2) Trong quá trình hoạt hóa axit amin, năng lượng ATP và các enzim đặc hiệu dùng để gắn axit amin vào đầu 5’ của tARN.
(3) Ở đầu 5’ của phân tử mARN có một trình tự nucleotit không được dịch mã
(4) Khi một riboxom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã dừng lại, mARN phân hủy trả các nucleotit về môi
trường nội bào.
(5) Tiểu đơn vị bé của riboxom gắn với mARN sau đó tiểu đơn vị lớn của riboxom mới gắn vào.
(6) Trong một thời điểm nhất định, trên mỗi mARN chỉ có duy nhất một riboxom tiến hành dịch mã.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
A. 0.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 12 [SN1.0]: Khi nói về quá trình dịch mã, có mấy kết luận đúng?

(1) Liên kết bổ sung được hình thành trước liên kết peptit.
(2) Trình tự các bộ ba trên mARN quy định trình tự các axit amin trên chuỗi polipeptit.
(3) Bộ ba kết thúc quy định tổng hợp axit amin cuối cùng trên chuỗi polipeptit.
(4) Chiều dịch chuyển của riboxom ở trên mARN là 5’ → 3’.
(5) Ở trên 1 phân tử mARN, các riboxom khác nhau tiến hành đọc mã từ các điểm khác nhau, mỗi điểm đọc đặc hiệu với một loại
riboxom.
(6) Quá trình dịch mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc bổ sung được thể hiện giữa bộ ba đối mã của tARN và bộ ba mã
sao trên mARN.
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 13 [SN1.0]: Một sinh vật chưa xác định không có cấu trúc NST trong tế bào. Sinh vật này chứa một gen có 2100 liên kết hidro và
có hiệu số giữa nucleotit loại G với một loại nucleotit khác bằng 30%. Trên phân tử mARN do gen đó tổng hợp có 2 riboxom trượt
qua không lặp lại tổng hợp được các chuỗi polipeptit.
Cho các phát biểu sau:
(1) mARN sơ khai có chiều dài là 2550 Ao.
(2) Chưa đủ dữ liệu để tính toán thành phần các loại nucleotit trên mARN trưởng thành. (3) Môi trường cần cung cấp 600 nucleotit
loại A cho 4 lần phiên mã.
(4) Tổng số liên kết peptit được hình thành giữa các axit amin là 494.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 14 [SN1.0]: Cho các sự kiện dưới đây về cơ chế hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn Ecoli:
(1) Khi môi trường có lactôzơ, lactôzơ sẽ hoạt động như chất cảm ứng làm thay đổi cấu trúc không gian prôtêin ức chế làm chúng
không gắn vào vùng vận hành được.
(2) Quá trình dịch mã tạo ra 1 chuỗi polipeptit, sau đó chuỗi polipeptit này được chia ra làm 3 chuỗi polipeptit tương ứng của 3 gen X,
Y, A rồi được chế biến lại để tạo prôtêin có chức năng sinh học.

(3) Các enzim được tạo ra từ các gen trên operon có vai trò phản ứng phân giải lactôzơ để cung cấp năng lượng cho tế bào.

Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!

Trang 2


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

(4) Quá trình phiên mã xảy ra khi môi trường có lactôzơ, sản phẩm của quá trình phiên mã là 1 chuỗi poliribonucleotit chứa các phân
tử mARN của 3 gen trên operon.
Số sự kiện chưa chính xác là:
A. 0.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 15 [SN1.0]: Trong cơ chế điều hoà sinh tổng hợp prôtêin ở vi khuẩn E.coli, khi môi trường không có lactôzơ thì diễn ra các sự
kiện nào?
(1) Gen điều hoà chỉ huy tổng hợp một loại prôtêin ức chế gắn vào vùng vận hành.
(2) Chất cảm ứng kết hợp với prôtêin ức chế, làm vô hiệu hoá chất ức chế.
(3) Quá trình phiên mã của các gen cấu trúc bị ức chế, không tổng hợp được mARN.
(4) Vùng vận hành được khởi động, các gen cấu trúc hoạt động tổng hợp mARN, từ đó tổng hợp các chuỗi pôlipeptit.
Số phương án đúng là:
A. 1.
B. 0.
C. 2.
D. 3.
Câu 16 [SN1.0]: Cho các nhận định sau:
(1) Điều hòa hoạt động của gen chính là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra
(2) Đối với operon Lac ở E.coli thì tín hiệu điều hòa hoạt động của gen là đường lactozo.

(3) Gen điều hòa (regulator R) là vị trúi tiếp xúc với enzim ARN polimeraza để xúc tác quá trình phiên mã.
(4) Sự nhắc lại nhiều lần các gen tổng hợp loại protein mà tế bào có nhu cầu lớn là điều hòa trước phiên mã.
(5) Các enzim phân giải các protein không cần thiết một cách chọn lọc là ví dụ về sự điều hòa gian đoạn dịch mã.
Số nhận định đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 17 [SN1.0]: Xét một Operon Lac ở Ecoli, khi môi trường không có lactôzơ nhưng enzim chuyển hoá lactôzơ v n được tạo ra?
Một học sinh đã đưa ra một số giải thích về hiện tượng trên như sau:
(1) Do vùng khởi động (P) bị bất hoạt nên enzim ARN pôlimeraza có thể bám vào để khởi động quá trình phiên mã.
(2) Do gen điều hoà (R) bị biến đổi cấu trúc nên không tạo được prôtêin ức chế.
(3) Do vùng vận hành (O) bị biến đổi cấu trúc nên không liên kết được với prôtêin ức chế.
(4) Do gen cấu trúc (gen Z, Y, A) bị biến đổi cấu trúc làm tăng khả năng biểu hiện gen.
Số giải thích đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 18 [SN1.0]: Cho các phát biểu sau về điều hòa hoạt động của gen:
(1) Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu xảy ra ở cấp độ phiên mã.
(2) Gen điều hòa qui định tổng hợp protein ức chế. Protein này liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã làm cho các
gen cấu trúc không hoạt động.
(3) Trật tự nucleotit đặc thù mà tại đó enzim ADN-polimeraza có thể nhận biết và khởi đầu phiên mã là vùng khởi động.
(4) Mô hình Operon không có gen điều hòa.
Số phát biểu đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 19 [SN1.0]: Hình bên dưới mô tả hiện tượng 2 nuclêôtit loại Timin trên cùng 1 mạch của ADN liên kết với nhau d n đến đột
biến gen.

Nguyên nhân nào gây nên hiện tượng trên?
A. Do bắt cặp nhầm giữa các nuclêôtit dạng hiếm.
B. Do các loại virut.
C. Do chất hoá học 5–BU.
D. Do tia tử ngoại UV.
Câu 20 [SN1.0]: Khi nghiên cứu về cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử, có các nhận xét sau:
(1) Chuỗi polypeptide do gen đột biến tổng hợp có thể tăng hoặc giảm 1 acid amine.
(2) Thông tin di truyền được truyền lại cho thế hệ sau nhờ quá trình nhân đôi DNA.
(3) Bố mẹ có thể di truyền nguyên vẹ cho con alen để quy định tính trạng.
(4) Thông tin di truyền được biểu hiện ra tính trạng nhờ quá trình nhân đôi DNA, phiên mã, dịch mã.
(5) Trong một đơn vị tái bản, một mạch đơn mới được tổng hợp liên tục và một mạch đơn mới được tổng hợp gián đoạn.
Trong các thông tin trên, có bao nhiêu thông tin không chính xác.
A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.
Câu 21 [SN1.0]: Cho các kết luận sau:
(1) Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì v n có thể phát sinh đột biến gen.
(2) Cơ thể mang đột biến gen trội ở trạng thái dị hợp luôn được gọi là thể đột biến.
(3) Quá trình tự nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung có thể phát sinh đột biến gen.
(4) Gen ở tế bào chất bị đột biến thành gen lặn thì kiểu hình đột biến luôn được biểu hiện.
(5) Đột biến gen chỉ được phát sinh được ở pha S của chu kì tế bào.
(6) Đột biến gen là loại biến dị luôn được di truyền cho thế hệ sau.
Số kết luận đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.

D. 4.

Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!

Trang 3


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

Câu 22 [SN1.0]: Một biến điểm loại thay thế cặp nulêôtit xảy ra ở E.coli nhưng không được biểu hiện ra kiểu hình. Cho các
nguyên nhân sau đây:
(1) Do tính thoái hóa của mã di truyền.
(2) Do đột biến xảy ra làm alen trội trở thành alen lặn.
(3) Do đột biến xảy ra ở các đoạn intron trên gen cấu trúc.
(4) Đột biến xảy ra tại mã mở đầu của gen.
(5) Đột biến xảy ra tại vùng khởi động của gen.
Có bao nhiêu nguyên nhân là đúng?
A. l.
B. 2.
C. 3.
D.4.
Câu 23 [SN1.0]: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Bazơ nitơ hiếm có thể d n đến kết cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN, gây đột biến thay thế một cặp nuclêôtit.
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(3) Đột biến điểm là dạng đột bien gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.
(4) Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho tiến hóa.
(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
(6) Ở mức độ phân tử, đa số đột biến điểm thường có hại.
A. 2.
B. 5.

C. 3
D.4.
Câu 24 [SN1.0]: Trong các dạng đột biến sau, có bao nhiêu dạng đột biến điểm không làm thay đổi tỉ lệ

(A+G)
của gen?
(T+X)

(1) Thay thế một cặp A-T bằng cặp G-X.
(2) Thay thế một cặp A-T bằng một cặp T-A.
(3) Thêm một cặp nuclêôtit
(4) Thay thế một cặp G-X bằng cặp X-G.
A. 3.
B. 3.
C. 1.
D. 2.
Câu 25 [SN1.0]: Trong các phátbiểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về các gen cùng nằm trên một phân tử ADN ở
trong nhân tế bào ?
(1) Có số lần nhân đôi bằng nhau.
(2) Có số lần phiên mã bằng nhau.
(3) Không thể tương tác qua lại với nhau để cùng quy định một loại tính trạng.
(4) Chịu sự điều hòa ở trước giai đoạn trước phiên mã giống nhau.
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 26 [SN1.0]: Giả sử phát sinh một đột biến lặn gây chết ở trước tuổi sinh sản. Xét các trường
hợp mang gen đột biến lặn sau đây:
(1) Thể đồng hợp lặn.
(2) Thể dị hợp.

(3) Thể bốn.
(4) Gen lặn trên X ở giới XY.
(5) Thể tứ bội.
(6) Thể không.
(7) Thể tam bội.
(8) Đột biến mất đoạn làm mất alen trội tương ứng.
Trong 8 trường hợp trên có bao nhiêu trường hợp sẽ loại bỏ đột biến gen lặn.
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 3.
Câu 27 [SN1.0]: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quá trình nhân đôi DNA ở sinh vật nhân sơ
(1) Các đoạn mồi ARN trong một chạc tái bản có chiều dài bằng nhau.
(2) Enzyme nối ligaza nối các đoạn Okazaki lại với nhau khi quá trình tổng hợp tất cả các đoạn Okazaki đã hoàn tất.
(3) Enzyme ADN chỉ tổng hợp mạch đơn mới theo chiều từ 5’ → 3’.
(4) Mạch mới được tổng hợp liên tục được kéo dài theo hướng phát triển của chạc tái bản.
(5) Quá trình nahan đôi có thể hình thành nhiều đơn vị nhân đôi.
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Câu 28 [SN1.0]: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là một bộ ba có thể mã hóa nhiều loại acid amine khác nhau
(2) Tất cả các DNA ở trong nhân tế bào của sinh vật nhân thực đều có cấu trúc mạch kép.
(3) Phân tử tARN và rARN đều có cấu trúc mạch kép và đều có liên kết hidro.
(4) Ở sinh vật nhân thực, quá trình dịch mã chỉ diễn ra ở tế bào chất.
(5) Các phân tử DNA ngoài tế bào chất của sinh vật nhân thực có số lần nhân đôi bằng nhau.
A. 2.
B. 4.
C. 1.

D. 3.
Câu 29 [SN1.0]: Cho các đặc điểm sau:
(1) Theo lý thuyết, qua nhân đôi, từ một DNA ban đầu tạo ra hai DNA con có cấu trúc giống hệt nhau.
(2) Mạch đơn mới được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’.
(3) Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
(4) Trong một chạc ba sao chéo, hai mạch mới đều được kéo dài liên tục
(5) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
Có bao nhiêu đặc điểm đúng với quá trình tái bản DNA?
A. 2.
B. 4.
C. 5.
D. 3.

Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!

Trang 4


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

Câu 30 [SN1.0]: Hình ảnh dưới đây mô tả quá trình điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực. Trong đó: mục (a), (b), (c), (d),
(e) là các mức điều hoà hoạt động của gen còn khuyết. Hãy quan sát hình ảnh và cho biết trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu
nhận xét đúng.

(1) Mục (d) mô tả quá trình điều hoà hoạt động của gen ở giai đoạn dịch mã.
(2) Mục (a) mô tả quá trình điều hoà hoạt động của gen ở giai đoạn trước phiên mã.
(3) Mục (e) mô tả quá trình điều hoạt động của gen ở giai đoạn sau dịch mã.
(4) Mục (c) mô tả quá trình điều hoà hoạt động của gen ở giai đoạn sau phiên mã.
(5) Mục (b) mô tả quá trình điều hoà hoạt động của gen ở giai đoạn phiên mã.
(6) Điều hoà hoạt động gen là điều hoà lượng sản phẩm của gen (các ARN, prôtêin...) nhằm tạo điều kiện cho sự phai triển bình

thường của cơ thể.
A. 1.
B. 2.
C. 5.
D. 6.

Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!

Trang 5



×