Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

On thi HK2 Ly 9 14 15 c Phuong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.79 KB, 5 trang )

Trường THCS Trần Văn Ơn

HƯỚNG DẪN ÔN THI HỌC KỲ 2 - VẬT LÍ LỚP 9
NĂM HỌC 2014 - 2015
A/ LÝ THUYẾT
1. a) Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì (vẽ hình và chú thích).

b) So sánh góc tới và góc khúc xạ khi tia sáng truyền từ môi trường không khí vào nước
và ngược lại?
 a) Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác
bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa 2 môi trường, được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
b) Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới (hình 1).
Khi tia sáng truyền được từ nước sang không khí, góc khúc xạ lớn hơn góc tới (hình 2).
Hình 1

(r
Hình 2 ( r > i )

.

2. a) Nêu đường truyền của 3 tia sáng đặc biệt qua TKHT.
b) Nêu đường truyền của 2 tia sáng đặc biệt qua TKPK.
 a) Đường truyền của 3 tia sáng đặc biệt qua TKHT:
- Tia tới quang tâm O thì tia ló tiếp tục truyền thẳng.
- Tia tới song song trục chính thì tia ló qua tiêu điểm F’.
- Tia tới qua tiêu điểm F thì tia ló song song trục chính.
b) Đường truyền của 2 tia sáng đặc biệt qua TKPK:
- Tia tới quang tâm O thì tia ló tiếp tục truyền thẳng.
- Tia tới song song trục chính thì tia ló có đường kéo dài qua
tiêu điểm F’.


3. Nêu tính chất của ảnh tạo bởi TKHT.
 Tính chất của ảnh tạo bởi TKHT:
- Vật ở rất xa thấu kính thì cho ảnh thật, cách thấu kính một
khoảng bằng tiêu cự.
- Vật ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật.
- Vật trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.
4. Nêu tính chất của ảnh tạo bởi TKPK.
 Tính chất của ảnh tạo bởi TKHT:
- Vật ở rất xa thấu kính thì cho ảnh ảo, cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
- Vật ở mọi vị trí trước TKPK đều cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật, luôn nằm trong
khoảng tiêu cự.
5. Nêu 2 cách phân biệt TKHT và TKPK?
 Cách 1: - TKHT có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
- TKPK có phần rìa dày hơn phần giữa.
Cách 2: - Chùm tia song song với trục chính tới TKHT cho chùm tia ló hội tụ tại một điểm.
- Chùm tia song song với trục chính tới TKPK cho chùm tia ló phân kỳ.
1


6. So sánh ảnh ảo tạo bởi TKHT và TKPK.
 Giống nhau: đều là ảnh ảo, cùng chiều với vật.
Khác nhau:
TKPK

TKHT

-Ảnh ảo nhỏ hơn vật

-Ảnh ảo lớn hơn vật


Ảnh ở GẦN thấu kính hơn vật

- Ảnh ở XA thấu kính hơn vật

7. Nêu 2 bộ phận quan trọng của máy ảnh? Nêu đăc điểm của ảnh hiện trên phim?
 Hai bộ phận quan trọng của máy ảnh là:
+ Vật kính: là một thấu kính hội tụ.
+ Phim (tấm cảm biến).
Đặc điểm của ảnh hiện trên phim: Ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
8. a) Nêu 2 bộ phận quan trọng của mắt? Nêu đặc điểm của từng bộ phận đó?
b) So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa mắt và máy ảnh?
 a) Hai bộ phận quan trọng của mắt:
+ Thể thủy tinh là thấu kính hội tụ có tiêu cự thay đổi được.
+ Màng lưới là một màng ở đáy mắt tập trung nhiều dây thần kinh. Ta nhìn rõ vật khi
ảnh của vật hiện trên màng lưới.
b) So sánh mắt và máy ảnh:
Giống nhau: Thể thủy tinh trong mắt tương tự như vật kính trong máy ảnh.
Màng lưới trong mắt tương tự như phim trong máy ảnh.
Khác nhau: Thể thủy tinh trong mắt của có thể co dãn, phồng lên hoặc dẹt xuống làm
thay đổi tiêu cự thể thủy tinh, sao cho ảnh hiện rõ trên màng lưới.
Vật kính trong máy ảnh có tiêu cự không đổi nên để ảnh hiện rõ trên phim
thì ta phải thay đổi khoảng cách từ vật tới máy ảnh hoặc thay đổi ống kính.
9. Điểm cực cận, điểm cực viễn của mắt là gì? Sự điều tiết của mắt là gì?
 - Điểm cực cận là điểm gần nhất mà mắt có thể nhìn rõ được khi điều tiết tối đa.
- Điểm cực viễn là điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn rõ được khi không điều tiết.
- Sự điều tiết của mắt: Khi khoảng cách từ vật đến mắt thay đổi thì cơ vòng đỡ thể thủy tinh
co giãn khiến thể thủy tinh phồng lên hoặc dẹt xuống, làm thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh,
sao cho ảnh hiện rõ trên màng lưới. Quá trình này gọi là sự điều tiết của mắt.
10. Những biểu hiện của tật cận thị? Biện pháp khắc phục tật cận thị?
Nêu một số biện pháp phòng chống tât cận thị?

 - Biểu hiện của tật cận thị: Chỉ nhìn rõ những vật ở gần, không nhìn rõ những vật ở xa.
- Cách khắc phục tật cận thị: Phải đeo TKPK có tiêu điểm trùng với điểm cực viễn của mắt,
đi khám mắt định kỳ.
- Một số biện pháp phòng chống tật cận thị:
. Giữ khoảng cách phù hợp khi đọc sách, sử dụng máy tính (mắt cách trang sách khoảng
25cm, cách màn hình máy tính khoảng 60 cm…)
. Giữ tư thế đúng khi làm việc, học tập (giữ cổ, lưng thẳng, tránh nằm khi đọc sách…)
. Cần đủ ánh sáng khi làm việc, học tập.
. Cho mắt có thời gian nghỉ ngơi.
. Ăn các thực phẩm có vitamin A để bổ sung thêm cho mắt.
11. a) Kính lúp là loại thấu kính gì? Kính lúp thường dùng làm gì? Cho ví dụ?
b) Vật cần quan sát qua kính lúp phải đặt ở vị trí nào? Số bội giác của kính lúp là gì?
 a) Kính lúp là TKHT có tiêu cự ngắn.
2


Kính lúp dùng để quan sát các vật nhỏ. VD: quan sát các chi tiết nhỏ của máy, côn trùng…
b) Vật cần quan sát qua kính lúp phải đặt trong khoảng tiêu cự của kính lúp để có ảnh ảo,
cùng chiều, nhỏ hơn vật.
- Số bội giác của kính lúp cho biết: ảnh trên màng lưới khi mắt quan sát qua kính lớn gấp
bao nhiêu lần ảnh trên màng lưới mà mắt quan sát vật trực tiếp.
Hệ thức liên hệ giữa số bội giác với tiêu cự của kính lúp:
f đo bằng cm.

12. Hãy kể một số nguồn phát ánh sáng trắng, nguồn phát ánh sáng màu?
Thế nào là ánh sáng đơn sắc, ánh sáng phức tạp?
Ánh sáng mặt trời là ánh sáng loại gì? Vì sao?
 - Nguồn phát ánh sáng trắng là Mặt trời, đèn sợi đốt, đèn LED trắng…
Nguồn phát ánh sáng màu: đèn LED màu, đèn laser, đèn neon…
- Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng khi qua lăng kính mà không bị đổi màu.

Ánh sáng phức tạp là ánh sáng khi qua lăng kính được phân tích thành các ánh sáng màu.
- Ánh sáng trắng của mặt trời là ánh sáng phức tạp vì chùm sáng này khi qua lăng kính
được phân tích thành các ánh sáng màu (đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím).
13. Khi ta trộn hai hoặc nhiều ánh màu khác nhau, hiện tượng xảy ra thế nào? Cho ví dụ?
 Có thể trộn hai hoặc nhiều ánh sáng màu với nhau để được một màu khác.
- VD1: Trộn các ánh sáng có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím với nhau  Ta được ánh
sáng trắng.
- VD2: Trộn các ánh sáng đỏ, lục lam với nhau  Ta được ánh sáng trắng.
- VD3: Trộn ánh sáng đỏ + lục  ánh sáng vàng.
14. Nêu các tác dụng của ánh sáng và ứng dụng của mỗi tác dụng?
 Ánh sáng gây 3 tác dụng:
- Tác dụng nhiệt: làm muối, bếp mặt trời.
- Tác dụng sinh lý: giúp xương phát triển, kích cây ra trái nghich mùa.
- Tác dụng quang điện: chế tạo pin mặt trời.
15. Thế nào là tác dụng nhiệt của ánh sáng? Năng lượng của ánh sáng được chuyển hóa như
thế nào?
 Tác dụng nhiệt của ánh sáng: Ánh sáng chiếu vào các vật sẽ làm chúng nóng lên.
Năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành nhiệt năng.
Các vật có màu tối hấp thụ năng lượng ánh sáng mạnh hơn các vật có màu sáng.
Ở xứ lạnh, thường mặc áo màu tối để hấp thụ năng lượng ánh sáng mạnh hơn khi mặc áo màu
sáng cho cơ thể bớt bị lạnh.
16. Pin mặt trời là gì? Thế nào là tác dụng quang điện của ánh sáng?
 Pin mặt trời (pin quang điện) là nguồn điện có thể phát điện khi được ánh sáng chiếu vào.
Trong pin quang, điện biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện.
Công dụng của pin quang điện: dùng trong gia đình, đồ chơi trẻ em, vệ tinh nhân tạo.
B/ BÀI TẬP
Bài 1: Một vật sáng AB cao 10cm đặt vuông góc với trục chính (A nằm trên trục chính) của 1
TKHT có tiêu cự là 30cm, vật cách thấu kính 40 cm.
a/ Hãy dựng ảnh A’B’ của AB và nêu tính chất ảnh.
b/ Tính chiều cao ảnh và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính?

c/ Khi vật di chuyển lại gần thấu kính 22 cm thì ảnh lúc này sẽ di chuyển một đoạn bao nhiêu
với ảnh lúc đầu?
3


Bài 2: Vật AB hình mũi tên cao 2cm đặt vuông góc với trục chính của một TKHT có tiêu cự
20cm. Điểm A nằm trên trục chính và cách quang tâm O của thấu kính 16cm.
a) Dựng ảnh A’B’ của vật AB qua thấu kính (tỉ xích tùy chọn)?
b) Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh A’B’?
c) Giữ nguyên vị trí thấu kính, dịch chuyển vật ra rất xa thấu kính thì ảnh thay đổi như thế
nào? Giải thích?
Bài 3: Cho TKPK có tiêu cự f=5cm và vật AB có chiều cao 2cm đặt vuông góc trục chính (A
nằm trên trục chính) cách thấu kính một đoạn 10cm.
a) Vẽ ảnh A’B’ của AB. Nêu tính chất của ảnh?
b) Tính khoảng cách từ ảnh A’B’ đến thấu kính?
c) Tìm chiều cao của ảnh A’B.
Bài 4: Vật sáng AB dạng mũi tên cao 2 cm đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân
kì có tiêu cự 30 cm, A nằm trên trục chính và cách thấu kính 20 cm.
a) Vẽ ảnh của vật AB ( tỷ xích tùy chọn).
b) Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh?
Bài 5: Một bạn học sinh, mắt có khoảng cực cận là 15 cm và khoảng cực viễn là 50 cm.
a) Mắt bạn này bị tật gì?
b) Để nhìn rõ được vật ở rất xa mà không phải điều tiết mắt, bạn này phải đeo kính thuộc loại
kính gì, có tiêu cự là bao nhiêu?
Bài 6: Xác định loại thấu kính, quang tâm O, tiêu điểm F; F’ trong các hình vẽ sau. Nêu trình tự
cách vẽ?
B

S
S’


A’
A

B’

Bài 7:Vật sáng AB đặt trước một thấu kính, vuông góc với trục chính ∆ với A nằm trên trục
chính. Biết ảnh A’B’ của AB qua thấu kính ngược chiều, cách kính 6 cm và kính có tiêu cự 2 cm.
a/ Dùng phép vẽ , hãy xác định vị trí quang tâm O và các tiêu điểm F , F’ của thấu kính.
b / Dùng phép tính hình học để tìm khoảng cách từ ảnh đến kính.
Bài 8:
B’
Cho vật sáng AB và ảnh A’B’ như qua 1 thấu
kính như hình vẽ.Biết A’B’= 3AB = 9cm,
tiêu cự của thấu kính là 8cm.
B
a/ Thấu kính đã cho là thấu kính phân kì hay
hội tụ? vì sao?
b/ Dựng quang tâm, thấu kính và tiêu điểm
của thấu kính
B
c/ TínhAkhoảng A
cách
A
A’
A’
A từ ảnh đến kính.
Bài 9: Trên kính lúp có ghi kí hiệu 2,5x:
a) Số này có tên gọi là gì. Nêu ý nghĩa số ghi 2,5x trên kính lúp.
b) Ảnh quan sát được qua kính lúp này có những tính chất gì. Tính tiêu cự của kính lúp này.


4


Bài 10: Dùng kính lúp để quan sát một vật nhỏ dạng mũi tên, đặt vuông góc với trục chính của
kính. Ảnh quan sát qua kính lớn gấp 4 lần vật và bằng 8cm. Biết khoảng cách từ vật đến kính là 6
cm.
a) Dựng ảnh của vật qua kính?
b) Tính chiều cao của vật và khoảng cách từ vật tới kính?
c) Xác định tiêu cự của kính?
Bài 11: Dùng kính lúp có tiêu cự 4 cm để quan sát một vật nhỏ có dạng mũi tên, được đặt vuông
góc với trục chính của kính. Ảnh quan sát được qua kính bằng 10 cm. Biết khoảng cách từ kính
đến vật là 3 cm.
a) Dựng ảnh của vật qua kính lúp? Nêu tính chất ảnh?
b) Tính khoảng cách từ ảnh đến kính?
c) Tính chiều cao vật?

5



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×