Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

GDCD 6 :: Trường THCS Trần Văn Ơn :: | Tin tức | Dạy và Học | Giáo dục công dân | Hướng dẫn ôn tập Học kỳ 2 năm học 20122013 môn GDCD DC HK2 GDCD 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.81 KB, 2 trang )

TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ƠN

ĐỀ CƯƠNG GDCD6
A) Lý thuyết :
Câu 1: Ý nghĩa của việc học tập ? Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập?
* Gợi ý trả lời:
-+Ý nghĩa của việc học tập:
- Có kiến thức phát triển toàn diện, tiến bộ và trở thành người có ích.
-Học tập là vô cùng quan trọng.
+Quy định của pháp luật:
a) Quyền: Học không hạn chế. Học bằng nhiều hình thức.
b) Nghĩa vụ: Hoàn thành bậc giáo dục tiểu học. Gia đình có nghĩa vụ tạo điều kiện cho con em hoàn thành
nghĩa vụ học tập.
Câu 2: Quy định của Pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân
phẩm?
*Gợi ý trả lời:
Quy định của Pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm:
-

Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể: không ai được xâm phạm tới thân thể người khác.
Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật.

-

Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Điều
đó có nghĩa là mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

Câu 3: Trách nhiệm của học sinh đối với quyền và nghĩa vụ học tập?
*Gợi ý trả lời:
Trách nhiệm của học sinh: xác định đúng đắn mục đích học tập:
-



Học tập tốt, trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt.

-

Có đủ khả năng lao động, góp phần xây dựng gia đình và xã hội.

-

Chăm chỉ, tích cực thực hiện tốt quyền và nghỉa vụ học tập.

-

Tực giác học tập, rèn luyện đạo đức.

-

Tích cực tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.

Câu 4: Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở ?
*Gợi ý trả lời:
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, nghĩa là: công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi
người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở hợp pháp của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ
trường hợp pháp luật cho phép.
B) Thực hành :
Câu 1: Em sẽ làm như thế nào, nếu:
1) Em nhận được lá thư do bác đưa thư nhầm địa chỉ.
2) Em qua nhà bạn lấy sách nhưng không thấy ai trong nhà mặc dù cửa đang mở.
3) Em phát hiện người bạn cùng bàn lén đọc trộm tin nhắn trong điện thoại của em.
4) Em đang ở nhà thì có người gọi mở cửa để họ vào nhà kiểm tra đồng hồ điện.



Câu 2: Nhận xét hành vi
1. Vu oan cho người khác để trả thù.
2. Suốt ngày chỉ chú tâm vào việc học, ngoài ra không làm bất cứ việc gì.
3. Tự ý vào nhà người khác để kiểm tra, lục lọi.
4. Nghe trộm điện thoại.
5. Đánh người gây thương tích.
6. Ngoài giờ học ở trường, có thời gian học ở nhà, lao động giúp bố mẹ, vui chơi giải trí, rèn luyện thể thao.
7. Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ.
8. Bố mẹ đọc thư bạn gửi con mà không hỏi ý kiến con.
Câu 3: Tình huống :
a) Nam là một học sinh chăm ngoan. Nhà em nghèo lắm, sau Nam còn có 2 em. Khi đang học lớp 6 thì mẹ
mất, còn bố thì đau ốm luôn, Nam có thể phải nghỉ học để giúp bố nuôi các em.
Câu hỏi:
Nếu là Nam, trong hoàn cảnh đó, em sẽ làm gì?
b) Liên là một nữ sinh lớp 8 khá xinh xắn lại học giỏi và tính tình dịu dàng nên có nhiều bạn mến. Có một bạn
nam lớp khác viết thư kết bạn với Liên. Bình đọc trộm được bức thư đó, đã đem chuyện kể với nhiều bạn ở lớp. Các
bạn xì xào bàn tán, chết giễu, gán ghép 2 bạn với nhau làm Liên rất khó chịu và xấu hổ. Còn Bình thì vẫn thản nhiên
như không có chuyện gì xảy ra.
Câu hỏi:
Em có tán thành về việc làm và thái độ của Bình không? Vì sao?
Nếu là các bạn cùng lớp, em sẽ góp ý với Bình như thế nào?

c)Tuấn và Hải ở cạnh nhà nhau. Do nghi nghờ Hải nói xấu mình, Tuấn đã chửi Hải và rủ anh trai đánh Hải.
Câu hỏi:
Theo em, Tuấn đã vi phạm điều gì? Nếu em là Hải, em sẽ làm gì trong trường hợp bị Tuấn nghi ngờ mình đã nói
xấu Tuấn?
d) Bà Diệp cho chị Tú (là sinh viên) thuê 1 căn phòng để ở. Một lần, nhân lúc chị Tú về quê thăm nhà, bà
Diệp đã mở khóa phòng của chị Tú để vào kiểm tra. Biết chuyện, chị Tú trách bà Diệp đã tự ý vào phòng mình khi chị

đi vắng. bà Diệp nói: nhà tôi thì tôi có quyền vào bất cứ lúc nào?
Câu hỏi:
Theo em, hành vi và lời nói của bà Diệp có đúng không, vì sao?

Câu 4: Em hãy dự kiến cách ứng xử của mình trong trường hợp bị xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh
dự và nhân phẩm?



×