Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

LÝ :: Trường THCS Trần Văn Ơn :: | Tin tức | Bản tin trường | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.9 KB, 6 trang )

Trường THCS Trần Văn Ơn – Quận 1
Lớp:
Học sinh:

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP THI HK2 – VẬT LÝ 6
NĂM HỌC 2015-2016
A. LÝ THUYẾT
1) a) Kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn.
b) Kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
c) Kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí.
d) Sự nở vì nhiệt của nước có tính chất gì đặc biệt?
Trả lời
a) Kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn:
+ Khi nóng lên, chất rắn nở ra, thể tích tăng.
Khi lạnh đi, chất rắn co lại, thể tích giảm.
+ Các chất rắn khác nhau thì co dãn vì nhiệt khác nhau.
+ Khi sự co dãn vì nhiệt của chất rắn bị ngăn cản, nó có thể gây ra những lực rất lớn.
b) Kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng:
+ Khi nóng lên, chất lỏng nở ra, thể tích tăng.
Khi lạnh đi, chất lỏng co lại, thể tích giảm.
+ Các chất lỏng khác nhau thì co dãn vì nhiệt khác nhau.
+ Khi sự co dãn vì nhiệt của chất lỏng bị ngăn cản, nó có thể gây ra những lực khá lớn.
c) Kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí:
+ Khi nóng lên, chất khí nở ra, thể tích tăng.
Khi lạnh đi, chất khí co lại, thể tích giảm.
+ Các chất khí khác nhau thì co dãn vì nhiệt giống nhau.
+ Khi sự co dãn vì nhiệt của chất khí bị ngăn cản, nó có thể gây ra những lực khá lớn.
d) Tính chất đặc biệt về sự nở vì nhiệt của nước: Khi nhiệt độ tăng từ 00C đến 40C, nước co lại
nên ở 40C nước trọng lượng riêng lớn nhất.
2) Nêu sự giống và khác nhau về sự nở vì nhiệt của các chất: rắn, lỏng và khí?
Trả lời


- Giống nhau: Khi nóng lên, các chất rắn, lỏng, khí đều nở ra, thể tích tăng và ngược lại.
- Khác nhau:
+ Các chất rắn, lỏng khác nhau thì co dãn vì nhiệt khác nhau.
+ Các chất khí khác nhau thì co dãn vì nhiệt giống nhau.
+ Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
+ Khi sự co dãn vì nhiệt của chất rắn bị ngăn cản, nó có thể gây ra những lực rất lớn.
+ Khi sự co dãn vì nhiệt của chất lỏng và khí bị ngăn cản, nó có thể gây ra những lực khá lớn.
3) a) Trình bày cấu tạo băng kép.
b) Nêu tính chất và ứng dụng của băng kép.
c) Tại sao khi nhiệt độ thay đổi băng kép lại bị cong?
Trả lời
a) Băng kép gồm hai thanh kim loại có bản chất khác nhau, được tán chặt vào nhau dọc theo
chiều dài của thanh.
b) Tính chất: Băng kép đang thẳng, khi nhiệt độ thay đổi băng kép sẽ bị cong đi.
Ứng dụng: Băng kép được sử dụng nhiều trong các thiết bị điều khiển tự động theo nhiệt độ.
c) Vì các kim loại khác nhau nở vì nhiệt khác nhau nên khi nhiệt độ thay đổi băng kép bị cong.
4) a) Nhiệt giai là gì? Hãy kể các loại nhiệt giai v à n êu quy tắc của các loại nhiệt giai đó.
b) Nêu biểu thức chuyển đổi nhiệt độ từ 0C sang 0F và ngược lại.
Trả lời
a) Nhiệt giai là một thang nhiệt độ được phân chia theo một quy tắc xác định.
Có 2 loại nhiệt giai: Celcius và Fahrenheit.
Nhiệt giai
Nhiệt độ nước đá đang tan
Nhiệt độ hơi nước đang sôi
Celcius
00C
1000C
Fahrenheit
320F
2120F

1


b) Biểu thức đổi:

C  0F:
F  0C:

0
0

t (0F) = t (0C) x 1,8 + 32
t (0C) = (t (0F) – 32) : 1,8

5) a) Nhiệt kế dùng để làm gì? Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
b ) Hãy kể tên các loại nhiệt kế thường gặp và nêu công dụng của chúng?
c ) Nêu cách sử dụng nhiệt kế y tế?
Trả lời
a) Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ.
Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.
b) Có nhiều loại nhiệt kế: nhiệt kế phòng thí nghiệm, nhiệt kế y tế, nhiệt kế treo tường…
Nhiệt kế y tế: dùng đo nhiệt độ cơ thể.
Nhiệt kế phòng thí nghiệm: dùng đo nhiệt độ trong các thí nghiệm.
Nhiệt kế treo tường: dùng đo nhiệt độ khí quyển.
c) Cách sử dụng nhiệt kế y tế:
Bước 1: Vẫy nhiệt kế cho mực thủy ngân tuột xuống dưới 350C.
Bước 2: Kẹp nhiệt kế vào dưới cánh tay khoảng 5 phút rồi lấy ra xem nhiệt độ.
6) a)
b)
c)

d)

Thế nào là sự nóng chảy? Cho ví dụ về sự nóng chảy.
Nêu đặc điểm của sự nóng chảy của một chất?
Cho nhiệt độ nóng chảy của bạc là 9600C. Con số này có ý nghĩa gì?
Khi thả 1 thỏi bạc vào đồng đang nóng chảy thì thỏi bạc có bị nóng chảy không ? Vì sao?
(cho biết nhiệt độ nóng chảy của bạc là 9600C, của đồng là 10830C )
Trả lời
a) Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của một chất.
VD: Lấy nước đá từ ngăn đông tủ lạnh ra ngoài thì nước đá sẽ nóng chảy ra.
b) Đặc điểm của sự nóng chảy:
+ Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy.
+ Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.
+ Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất không thay đổi.
+ Phần lớn các chất rắn khi nóng chảy kèm theo sự tăng thể tích (trừ gang, đồng, nước…)
c)

Nhiệt độ nóng chảy của bạc là 9600C nghĩa là khi đốt nóng bạc đến 9600C thì bạc s ẽ
c h u y ể n từ thể rắn thành thể lỏng.

d) Thả thỏi bạc vào đồng đang nóng chảy thì thỏi bạc sẽ bị nóng chảy vì nhiệt độ nóng chảy
của bạc là 9600C thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của đồng (10830C).
7) a) Thế nào là sự đông đặc? Cho ví dụ về sự đông đặc.
b) Nêu đặc điểm của sự đông đặc của một chất?
c) Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của cùng một chất là giống nhau hay khác
nhau? Cho một ví dụ có cả hiện tượng nóng chảy và hiện tượng đông đặc.
Trả lời
a) Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của một chất.
VD: Bỏ nước vào ngăn đông của tủ lạnh thì nước sẽ đông đặc lại thành nước đá.
b) Đặc điểm sự đông đặc:

+ Phần lớn các chất đông đặc ở nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ đông đặc.
+ Nhiệt độ đông đặc của các chất khác nhau thì khác nhau.
+ Trong thời gian đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi.
+ Phần lớn các chất rắn khi đông đặc kèm thì giảm thể tích (trừ gang, đồng, nước…)
c) Nhiệt độ nóng chảy của một chất bằng nhiệt độ đông đặc của nó.
Ví dụ có cả hiện tượng nóng chảy và hiện tượng đông đặc: Đúc tượng đồng.
- Giai đoạn 1: Làm nóng chảy đồng: đem đun đồng trong lò nung  nhiệt độ đồng tăng lên 
đồng từ thể rắn chuyển sang thể lỏng.
- Giai đoạn 2: Làm đông đặc đồng: đem đồng lỏng đổ vào khuôn để nguội  nhiệt độ đồng
giảm xuống  đồng từ thể lỏng chuyển sang thể rắn.
2


8) a) Thế nào là sự bay hơi? Cho ví dụ về sự bay hơi.
b) Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Trả lời
a) Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi ở mặt thoáng của chất lỏng.
VD: Nước mưa đọng lại trên mặt đường sau một thời gian đã bay hơi.
b) Tốc độ bay hơi của một chất phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
Chất lỏng bay hơi càng nhanh (tốc độ bay hơi càng lớn) khi:
- nhiệt độ càng cao.
- gió càng mạnh.
- diện tích mặt thoáng của chất lỏng càng lớn.
B. BÀI TẬP
1. Tại sao các tấm tôn lợp nhà không phẳng mà có hình gợn sóng?
Trả lời
Để khi thời tiết thay đổi, tấm tôn có thể dễ dàng co dãn mà không bị ngăn cản.
2. Làm thế nào để lấy được nút thủy tinh bị mắc kẹt trong chai thủy tinh.
Trả lời
Có thề sử dụng một trong các cách sau:

- Cách 1: Hơ nóng cổ chai thủy tinh để cổ chai nở ra, rộng hơn ban đầu.
- Cách 2: Làm lạnh nút thủy tinh để nút co lại, nhỏ hơn ban đầu.
3. Có 2 cốc thuỷ tinh chồng khít vào nhau, em hãy tìm cách tách rời 2 cốc ra.
Trả lời
Có thề sử dụng một trong các cách sau:
- Cách 1: Hơ nóng cốc thủy tinh bên ngoài để cốc nở ra, rộng hơn ban đầu.
- Cách 2: Làm lạnh cốc thủy tinh bên trong để cốc co lại, nhỏ hơn ban đầu.
4. Tại sao nha sĩ thường khuyên ta không nên ăn, uống quá nóng hoặc quá lạnh?
Trả lời
Vì ngà răng và men răng có độ nở vì nhiệt khác nhau nên khi thay đổi nhiệt độ đột ngột thì răng sẽ
dễ bị hỏng.
5. Khi tạo ra bê tông để bao bọc quanh thanh thép (bê tông cốt thép) làm cột trụ, ta phải chú ý
điều gì?
Trả lời
Ta phải tính toán để bê tông có độ nở vì nhiệt bằng thép, để khi thời tiết thay đổi thì cột trụ không
bị nứt, vỡ.
6. Em hãy cho biết rượu và không khí có cùng thể tích, cùng nhiệt độ ban đầu khi được đun
nóng lên một nhiệt độ như nhau, chất nào sẽ nở vì nhiệt nhiều hơn? Vì sao?
Trả lời
...................... nở vì nhiệt nhiều hơn ............................, vì chất ..............nở vì nhiệt nhiều hơn
chất ................
7. Hãy xếp hạng các chất nở vì nhiệt từ nhiều đến ít: thủy tinh, dầu, hơi nước, nhôm, nước, sắt,
khí oxi, khí cacbonic, đồng, rượu.
Trả lời
Hạng ....: ..............................
Hạng ....: ..............................
Hạng ....: ..............................
Hạng ....: ..............................
Hạng ....: ..............................
Hạng ....: ..............................

Hạng ....: ..............................
Hạng ....: ..............................
Hạng ....: ..............................
Hạng ....: ..............................
3


8. Các loại băng kép sau sẽ bị cong về phía thanh nào khi được làm nóng hoặc làm lạnh: băng
kép gồm nhôm và đồng, băng kép gồm nhôm và thép, băng kép gồm sắt và đồng?
Trả lời
Băng kép gồm nhôm và
đồng
Khi làm nóng Cong về phía thanh đồng
Khi làm lạnh Cong về phía thanh
nhôm

Băng kép gồm nhôm
và thép
Cong về phía thanh thép
Cong về phía thanh
nhôm

Băng kép gồm sắt và
đồng
Cong về phía thanh sắt
Cong về phía thanh
đồng

9. Một học sinh nói: Khi đun nước ta đổ nước đầy ấm, nước vẫn không tràn ra ngoài vì ấm và
nước đều nở ra. Câu trả lời trên đúng hay sai? Vì sao?

Trả lời
Sai, vì khi đun thì nước và ấm đều nở ra nhưng nước nở nhiều hơn ấm nên nước sẽ tràn ra ngoài.
10. Tại sao không nên đóng chai nước ngọt thật đầy?
Trả lời
Trả lời tương tự câu 9.
11. Vì sao không nên cho chai thuỷ tinh chứa đầy nước được đậy kín vào ngăn làm nước đá tủ
lạnh?
Trả lời
Vì nước có sự nở vì nhiệt đặc biệt là khi hạ nhiệt độ từ 40C xuống 00C thì nước nở ra,
trong khi chai thủy tinh thì co lại nên nước sẽ tác dụng lực lên chai, có thể làm vỡ chai,
gây nguy hiểm.
12. Tại sao khi bơm bánh xe đạp căng không nên để xe ngoài trời nắng?
Trả lời
Khi để xe ngoài trời nắng thì chất khí bên trong bánh xe nở ra nhiều hơn vỏ bánh xe nên
sẽ tác dụng lực lên vỏ bánh xe, có thể làm vỡ bánh xe.
13. Vì sao khi một quả banh nhựa bị móp nhưng không bị thủng, người ta thường thả quả banh
vào nước nóng để nó lại phồng lên như bình thường. Nếu quả banh bị thủng một lỗ thì có còn
phồng lên được hay không? Tại sao?
Trả lời
Khi một quả banh nhựa bị móp nhưng không bị thủng, người ta thường thả quả banh vào nước
nóng để chất khí bên trong quả banh nở ra nhiều hơn vỏ quả banh nên chất khí sẽ tác dụng lực
lên vỏ quả banh, đẩy nó phồng lên như bình thường.
Nếu quả banh bị thủng một lỗ thì nó không phồng lên được, vì khi đó chất khí nóng lên, nở ra sẽ
thoát ra ngoài thông qua lỗ thủng nên sẽ không tác dụng lực đẩy vỏ quả banh phồng lên.
14. Cho biết các đại lượng: khối lượng m, trọng lượng P, thể tích V, khối lượng riêng D, trọng
lượng riêng d thay đổi thế nào khi nhiệt độ thay đổi?
t0
Tăng

m


P

V

D

d

15. Tại sao người ta thường đặt máy lạnh gần trần nhà mà không đặt dưới sàn nhà?
Trả lời
Khi ta đặt máy lạnh gần trần nhà thì không khí ở trên sẽ được máy lạnh làm lạnh, co lại,
thể tích giảm, trọng lượng riêng tăng nên sẽ nặng hơn và di chuyển đi xuống. Không khí
ở dưới nóng hơn ở trên nên nhẹ hơn sẽ di chuyển đi lên. Nhờ vậy, sau một thời gian
không khí trong phòng sẽ mát đều lên.
4


16.Trong thực tế, để giúp không khí trong phòng trở nên ấm hơn, người ta thường đặt lò sưởi ở
trên cao hay dưới thấp? Em hãy giải thích vì sao người ta lại làm như vậy?
Trả lời
Ta thường đặt lò sưởi ở dưới thấp vì khi đó, không khí ở dưới sẽ được lò sưởi làm nóng,
nở ra, thể tích tăng, trọng lượng riêng giảm nên sẽ nhẹ hơn và di chuyển đi lên. Không
khí ở trên lạnh hơn ở dưới nên nặng hơn sẽ di chuyển đi xuống. Nhờ vậy, sau một thời
gian không khí trong phòng sẽ ấm đều lên.
17.

a. Hãy cho biết tên gọi và công dụng của vật trong hình bên.
b. Vật này hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
c. Kết quả mà vật trong hình bên đo được là bao nhiêu?

18. Nhiệt kế trong hình là loại nhiệt kế nào? Dùng để làm gì? Cho biết nhiệt độ mà
nhiệt kế trong hình đo được? Nêu GHĐ và ĐCNN của nhiệt kế.
19. Tại sao nhiệt kế y tế có giới hạn đo nằm trong khoảng từ 350C đến 420C?
Trả lời
Vì nhiệt độ cơ thể người luôn nằm trong giới hạn từ 350C đến 420C.
20. Thả 1 viên băng phiến và 1 miếng chì vào nước đang sôi thì vật nào bị nóng
chảy? Vì sao? Biết nhiệt độ nóng chảy của băng phiến là 800C, của chì là 3270C.
Trả lời
………………. bị nóng chảy vì nhiệt độ nóng chảy của ………… thấp hơn nhiệt độ
của nước sôi.
21. Khi muốn tô cháo nóng mau nguội, tại sao ta phải dùng tay quạt, hoặc thổi trên mặt cháo?
Trả lời
Ta dùng tay quạt hoặc thổi trên mặt cháo để tạo ra gió vì tốc độ bay hơi càng lớn khi gió càng
mạnh.
22. Em hãy nêu các cách để giúp tóc mau khô sau khi gội đầu (sàn nhà mới lau mau khô) và giải
thích vì sao em làm như vậy.
Trả lời
Cách 1: Xõa tóc ra vì tốc độ bay hơi càng lớn khi diện tích mặt thoáng càng lớn.
Cách 2: Dùng quạt thổi vì tốc độ bay hơi càng lớn khi gió càng mạnh.
Cách 3: Dùng máy sấy tóc vì tốc độ bay hơi càng lớn khi nhiệt độ càng cao.
23. Tại sao nước trong ao hồ lại cạn khi mùa nắng?
Trả lời
Vì vào mùa nắng, nhiệt độ cao nên tốc độ bay hơi của nước càng lớn.
24. Tại sao khi trồng chuối hoặc trồng mía, người ta thường phải phạt bớt lá?
Trả lời
Vì chuối và mía cần nhiều nước nên ta phải phạt bớt lá để hạn chế sự bay hơi của nước.
25. Dùng gạch nối để ghép các mệnh đề bên trái với các mệnh đề bên phải thành một câu hoàn
chỉnh có nội dung đúng.
A Cây nến đang cháy
1. liên quan đến sự bay hơi.

B Nước trong cốc cạn dần
2. liên quan đến sự đông đặc.
C Làm đá trong tủ lạnh
3. liên quan đến sự nóng chảy.
D Khối lượng riêng của một vật
4. tăng khi nhiệt độ tăng
E Khối lượng của một vật
5. giảm khi nhiệt độ tăng
F Thể tích của một vật
6. không thay đổi khi nhiệt độ tăng.
5


26. Đổi và sắp xếp các nhiệt độ sau theo thứ tự tăng dần: 300C, 600F, -40C, 850F.
Trả lời
27. Khi đun nước, 1 học sinh đã theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của
nước theo thời gian và thu được kết quả:
- Sau 3 phút đầu nhiệt độ của nước tăng từ 250C đến 500C
- Đến phút thứ 6 nhiệt độ của nước là 820C
- Đến phút thứ 8 nhiệt độ của nước là 1000C
Hãy lập bảng theo dõi nhiệt độ của nước theo thời gian?
Trả lời
Thời gian (phút)
Nhiệt độ (0C)
28. a Hình bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đông đặc của chất nào?
b. Hãy mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của chất đó khi đông đặc theo các giai đoạn AB, BC,CD?
29. Hình bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời
một khối chất rắn. Dựa vào hình vẽ và bảng số liệu, em hãy
câu hỏi sau:
a. Đường biểu diễn ở hình bên là của chất nào? Nhiệt độ

của chất này là bao nhiêu?
b. Đoạn AB cho biết chất ở thể gì? Giai đoạn này diễn ra
nhiêu phút?
c. Chất tồn tại ở cả hai thể rắn và lỏng từ phút thứ mấy
thứ mấy? Lúc này nhiệt độ thay đổi thế nào?
d. Đoạn CD cho biết chất tồn tại ở thể nào? Lúc này nhiệt độ thay đổi thế nào?
e. Để nhiệt độ tăng từ 800C đến 920C, cần bao nhiêu phút?

gian của
trả lời các
nóng chảy
trong bao
đến phút

30. Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vào một cốc thủy tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, ngưới ta
lập được bảng sau:
Thời gian 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
t(phút)
Nhiệt độ -6 - - 0 0 0
2
9 14 18 20
0
t( C)
3 1
a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
b. Có hiện tượng gì xảy ra đối với nước đá từ phút thứ 6 đến phút thứ 10.
31. Người ta theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của một chất theo bảng sau:
Thờigian
(phút)
1

2
3
4
5
6
7
8
9
10
Nhiệtđộ
(0 C)
80
72
67
59
50
50 50 45 38 32
a. Vẽ biểu đồ sự thay đổi nhiệt độ của chất trên theo thời gian.
b. Biểu đồ trên thể hiện sự nóng chảy hay đông đặc? Của chất nào? Nhiệt độ nóng chảy của chất
đó là bao nhiêu.
c. Từ phút thứ 1 tới phút thứ 5 nhiệt độ của chất thay đổi thế nào? Chất ở thể nào?
Từ phút thứ 5 tới phút thứ 8 nhiệt độ của chất thay đổi thế nào? Chất ở thể nào?
Từ phút thứ 7 tới phút thứ 10 nhiệt độ của chất thay đổi thế nào? Chất ở thể nào?
d. Chất này tồn tại ở thể lỏng và rắn trong thời gian nào?

(Học sinh cần ôn tập thêm các nội dung trong SGK).
6




×