Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

LÝ :: Trường THCS Trần Văn Ơn :: | Tin tức | Bản tin trường | LỊCH THI HỌC KỲ 1 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP (CẬP NHẬT ĐẦY ĐỦ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.45 KB, 4 trang )

ĐỀ CƯƠNG THAM KHẢO ÔN TẬP THI HỌC KỲ I - Môn Vật lý 6
Năm học 2015-2016
A. Lý thuyết
1. Đo lường
Đại lượng
Độ dài
Chất lỏng


hiệu
l

Đơn vị đo
chính thức
m

V

m3, l

Thể
tích Vật rắn không
thấm nước
Khối lượng
m
Lực

kg

Đơn vị đo
khác


km, dm,
cm, mm…
dm3, cm3,
mm3, ml,
cc…
t, tạ, yến, g,
mg, lạng…

N

Dụng cụ đo
Thước
(Thước dây, thước kẻ, thước cuộn…)
Bình chia độ, ca, chai… có dung tích
đã biết.
Bình chia độ, có thể dùng thêm bình
tràn, bình chứa.
Cân
(cân đòn, cân y tế, cân đồng hồ…)
Lực kế

2. a. Nêu cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ?
b. Nêu cách đo thể tích vật rắn không thấm nước có dùng bình tràn?
a. Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ:
Nhúng chìm vật rắn vào chất lỏng trong bình. Khi đó, thể tích của vật rắn bằng thể tích của
phần chất lỏng dâng lên.
b. Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước có dùng bình tràn:
Nhúng chìm vật rắn vào trong bình tràn đang chứa đầy chất lỏng. Khi đó, thể tích của vật rắn
bằng thể tích của phần chất lỏng tràn ra.
3. a.

b.
a.
b.

Khối lượng của vật là gì?
Một bao cám có ghi 50 kg. Con số này có ý nghĩa gì?
Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật.
Con số 50 kg cho biết lượng cám trong bao là 50 kg.

Lực là gì? Nêu ví dụ.
Thế nào là 2 lực cân bằng? Cho ví dụ về hai lực cân bằng?
Một vật đang đứng yên chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì sẽ thế nào?
Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác.
VD: Bạn A kéo tủ, ta nói bạn A tác dụng lực lên tủ.
b. Hai lực cân bằng là hai lực tác dụng vào cùng một vật, mạnh như nhau, có cùng phương
nhưng ngược chiều.
VD về hai lực cân bằng: Hai đội kéo co cùng kéo cùng một sợi dây mạnh như nhau. Đội A
kéo sợi dây theo phương nằm ngang, chiều sang phải. Đội B kéo sợi dây theo phương nằm
ngang, chiều sang trái. Hai lực kéo này là 2 lực cân bằng.
c. Một vật đang đứng yên chịu tác dụng của 2 lực cân bằng sẽ tiếp tục đứng yên.

4. a.
b.
c.
a.

5. Lực tác dụng lên một vật có thể gây ra những kết quả nào?
Cho ví dụ cụ thể từng trường hợp?
Lực tác dụng lên vật có thể làm vật bị biến đổi chuyển động hoặc bị biến dạng. Hai kết quả này
có thể cùng xảy ra.

Ví dụ:
+ Lực do chân tác dụng lên một hòn đá đang đứng yên, làm cho hòn đá bắt đầu lăn đi (biến đổi
chuyển động).
+ Lực do tay tác dụng vào miếng mút lau bảng làm miếng mút móp lại (biến dạng).
+ Lực do chân tác dụng vào quả bóng đang đứng yên, làm quả bóng bắt đầu lăn đi (biến đổi
chuyển động) và bị móp vào (biến dạng).

1


Trọng lực là gì? Trọng lực có phương và chiều như thế nào?
Trọng lượng của một vật là gì? Nêu kí hiệu và đơn vị của trọng lượng.
Viết công thức liên hệ giữa trọng lượng một vật và khối lượng của một vật?
Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên mọi vật.
Trọng lực có: phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới (hướng về phía Trái Đất).
b. Trọng lượng là cường độ của trọng lực tác dụng lên một vật.
c. Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng :

6. a.
b.
c.
a.

P = 10m

với P: trọng lượng của vật (N)
m: khối lượng của vật (kg)

7. a. Lực kế lò xo có cấu tạo như thế nào?
b. Nêu cách sử dụng lực kế lò xo để đo lực?

a. Cấu tạo của lực kế lò xo:
- Vỏ lực kế, gắn với một bảng chia độ.
- Một lò xo có một đầu gắn vào vỏ lực kế, đầu kia gắn một cái móc và một kim chỉ thị.
Kim chỉ thị di chuyển được trên mặt bảng chia độ.
b. Cách sử dụng lực kế lò xo để đo lực:
- Điều chỉnh để kim chỉ thị nằm đúng vạch 0.
- Cho lực cần đo tác dụng vào đầu có gắn móc của lò xo.
- Cầm vỏ lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo.
- Đọc và ghi kết quả đo, chữ số cuối cùng của kết quả đo theo ĐCNN của lực kế.
8. a. Lò xo là vật có tính chất gì?
b. Lực đàn hồi của lò xo là gì? Nêu đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo?
Nêu công thức tính độ biến dạng của lò xo.
a. Lò xo là vật có tính đàn hồi vì khi nén hoặc kéo dãn nó một cách vừa phải rồi buông ra thì
chiều dài của nó trở lại bằng chiều dài tự nhiên.
b. Lực đàn hồi của lò xo là lực mà lò xo khi bị biến dạng tác dụng vào vật làm nó biến dạng.
Đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo: Độ biến dạng càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn.
Công thức tính độ biến dạng: l = l1 – l0.
9. a.
b.
c.
a.
b.
c.

Thế nào là khối lượng riêng của một chất? Nêu kí hiệu của khối lượng riêng?
Đá có khối lượng riêng là 2600 kg/m3. Con số này cho biết điều gì?
Nêu công thức tính khối lượng riêng của một chất?
Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một mét khối chất đó, kí hiệu là D.
Con số 2600 kg/m3 cho biết 1 m3 đá có khối lượng là 2600 kg
Công thức tính khối lượng riêng:

D = m / V => m = D.V và V = m / D
trong đó:
D là khối lượng riêng (kg/m3)
m là khối lượng (kg)
V là thể tích (m3)

Thế nào là trọng lượng riêng của một chất? Nêu kí hiệu của trọng lượng riêng?
Gỗ có trọng lượng riêng là 8000 N/m3. Con số này cho biết điều gì?
Nêu công thức tính trọng lượng riêng của một chất?
Viết công thức tính trọng lượng riêng theo khối lượng riêng?
Trọng lượng riêng của một chất là trọng lượng của một mét khối chất đó, kí hiệu là d.
Con số 8000 N/m3 cho biết 1 m3 gỗ có trọng lượng là 8000 N.
Công thức tính trọng lượng riêng:
d = P / V => P = d.V và V = P / d
trong đó
d: trọng lượng riêng (N/m3)
P: trọng lượng (N)
V: thể tích (m3)
d. Công thức tính trọng lượng riêng theo khối lượng riêng:

10. a.
b.
c.
d.
a.
b.
c.

2



11. Kể tên các máy cơ đơn giản mà em biết?
Cho biết công dụng của các máy cơ đơn giản đó?
Các máy đơn giản thường dùng là: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.
Công dụng của máy cơ đơn giản là: giúp thực hiện công việc dễ dàng hơn.
B. Bài tập
1. Chọn số thích hợp điền vào các chỗ trống:
a. 0,45m = .................................... dm = .............................. cm.
b. 20mm = ........................................ m = .............................. km.
c. 0,15m3= .................................... dm3 = ..............................cm3.
d. 2,53 dm3 = ..................................... l = .............................. ml.
e. 0,15kg = ....................................... g = .............................. mg.
f. 200g = ........................................ kg = ................................ tạ.
2. Bên dưới là bảng ghi kết quả đo trong các bài báo cáo thực hành.
Hãy cho biết tên dụng cụ đo và ĐCNN của các dụng cụ đo đã dùng trong bài thực hành này.
Kết quả đo
Tên dụng cụ đo
ĐCNN của dụng cụ đo là
A. l1 = 10,3 cm
B. l2 = 107mm
C. l3 = 12cm.
D. m1 = 201 g
E. m2 =5,1kg
F. m3 = 9,2g
G. V1 = 5,5 cm3
H. V2 = 100,4 ml
I. V3 = 15 ml
3. Một học sinh dùng thước đo độ dài của bàn học, kết quả ba lần đo là:
120,6cm
122,4cm

121,2cm
Hãy cho biết ĐCNN của thước đã dùng và kết quả trung bình của ba lần đo?
4. Một vật có khối lượng 3,2kg thì trọng lượng của vật này là bao nhiêu? Kéo vật theo phương
thẳng đứng thì phải dùng lực có cường độ tối thiểu là bao nhiêu?
5. Một vật có khối lượng 90kg. Hỏi có hai người cùng kéo vật lên theo phương thẳng đứng với mỗi
lực có độ lớn là 400N thì có thể kéo vật lên được không? Tại sao?
6. Treo một quả cầu vào một sợi dây thẳng đứng trên giá đỡ. Hỏi:
- Quả cầu chịu tác dụng của những lực nào? Nêu phương, chiều của các lực này.
- Quả cầu đứng yên chứng tỏ điều gì?
- Nếu dùng kéo cắt đứt sợi dây treo thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra? Tại sao?
- Quả cầu có khối lượng là 0,5kg thì bị Trái Đất hút với một lực có độ lớn là bao nhiêu?
7. Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Khi đó, có những lực nào tác dụng lên vật? Nêu đặc điểm
của các lực này.
8. Trong thần thoại phương Tây có chuyện chàng David và tên khổng lồ Goliath, kể về 1 chàng trai
nhỏ bé có thể chiến thắng gã khổng lồ đáng sợ nhờ vào cây ná cao su và những hòn đá. Em hãy
cho biết:
a. Lực kéo của tay chàng David đã gây ra kết quả gì lên dây ná?
b. Lực đàn hồi của dây ná gây ra kết quả gì lên hòn đá?
c. Hòn đá bay đi 1 đoạn, rồi rơi xuống. Lực nào làm hòn đá rơi xuống mặt đất? Cho biết
phương và chiều của lực này?
9. Đặt một con cá lên một cái cân đồng hồ. Hỏi: Trọng lượng hay khối lượng của con cá làm quay
kim cân của cân đồng hồ? 2,5 kg là trọng lượng hay khối lượng của 1 con cá?
3


10. Mười xấp giấy A4 có trọng lượng là 70N. Hỏi một xấp giấy A4 có khối lượng là bao nhiêu gam?
11. Muốn đo khối luợng riêng của một vật ta cần dùng những dụng cụ gì? Tại sao?
12. Ban đầu, lò xo có chiều dài 30cm. Khi treo 3 quả nặng giống nhau lên lò xò, chiều dài lò xo lúc
này đo được là 75cm. Tính độ biến dạng đàn hồi của lò xo khi treo 1 quả nặng.
13. Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 10cm. Treo lò xo thẳng đứng rồi gắn vào đầu dưới của lò xo

một quả cân 0,5N thì chiều dài của lò xo là 11,5 cm.
a. Tính độ biến dạng của lò xo khi treo quả cân 0,5N.
b. Nếu móc thêm một quả cân 100g nữa thì chiều dài của lò xo lúc này là bao nhiêu?
14. Chiều dài tự nhiên của 1 lò xo là l0 (cm). Khi treo vật nặng 4 N thì chiều dài đo được là 20 cm.
Khi treo thêm quả nặng 6 N thì chiều dài lò xo là 23 cm. Tính chiều dài tự nhiên của lò xo.
15. Khi móc một quả nặng vào đầu dưới của một lò xo (đầu trên của lò xo được treo vào một giá cố
định) thì chiều dài của nó là 40cm. Hỏi chiều dài tự nhiên của lò xo là bao nhiêu? Biết độ biến
dạng của lò xo là 5cm.
16. Một bình chia độ chứa sẵn 35 cm3 nước, người ta bỏ vào bình 5 viên bi thì mực nước trong bình
tăng lên đến vạch 50cm3. Tính thể tích của 1 viên bi.
17. Một thanh gỗ có khối lượng riêng là 800 kg/m3 và thể tích của thanh gỗ là 200 dm3.
a. Tính khối lượng của thanh gỗ?
b. Tìm trọng lượng riêng của thanh gỗ?
c. Có thể viết 800 kg/m3 = 8000 N/m3 được hay không? Vì sao?
18. Một khối nhôm hình lập phương có chiều dài các cạnh là 1dm. Hãy tính khối lượng của khối
nhôm biết khối lượng riêng của nhôm là 2700 kg/m3.
19. Thả chìm hoàn toàn một hòn đá vào bình chia độ có chứa sẵn 55cm3 nước, thì thấy nước trong
bình dâng lên đến vạch 100cm3:
a. Tính thể tích của hòn đá?
b. Biết khối lượng của hòn đá là 120g. Tính trọng lượng riêng của đá?
c. Ta thay một hòn đá thứ hai có khối lượng gấp đôi khối lượng của hòn đá thứ nhất. Hỏi khi
thả hòn đá thứ hai vào bình chia độ thì nước trong bình sẽ dâng lên đến vạch bao nhiêu?
20. Biết 5 lít cát có khối lượng 7,5 kg.
a. Tính khối lượng riêng của cát theo đơn vị kg/m3 và g/cm3.
b. Tính trọng lượng của 6m3 cát.
21. Một quả cầu đặc bằng kim loại có thể tích 0,000268 m3, khối lượng 0,7236 kg.
a. Tính khối lượng riêng của chất làm nên quả cầu đó.
b. Quả cầu thứ hai cùng chất và có kích thước, hình dạng giống hệt quả cầu trên có khối lượng
0,5616 kg. Tính thể tích quả cầu thứ 2.
22. Một quả nặng có khối lượng là 0,27kg và có thể tích là 0,0001m3.

a. Tính khối lượng riêng của chất làm nên vật? Cho biết vật làm bằng chất gì?
b. Tính trọng lượng riêng của vật?
c. Nếu treo quả nặng này vào lực kế thì lực kế này sẽ chỉ giá trị bao nhiêu?
( D sắt= 7800kg/m3, D đá= 2600kg/m3, Dnhôm= 2700kg/m3).

4



×