Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

GDCD :: Trường THCS Trần Văn Ơn :: | Tin tức | Bản tin trường | LỊCH THI HỌC KỲ 1 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP (CẬP NHẬT ĐẦY ĐỦ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.55 KB, 3 trang )

ĐỀ CƯƠNG
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 – THI HỌC KỲ I
Câu 1: Hình ảnh dưới đây thể hiện truyền thống nào của Dân tộc Việt Nam ta? Em

hiểu như thế nào về truyền thống đó?
Trả lời:
› Truyền thống tôn sư trọng đạo
› Tôn sư trọng đạo là:
- Tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với thầy cô giáo.
- Coi trọng lời thầy dạy, trọng đạo lý làm người.
Câu 2: Tự tin có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? Em hãy cho 2 biểu hiện thể
hiện sự tự tin của bản thân trong học tập?
Trả lời:
› Ý nghĩa của Tự tin:
- Giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sáng tạo để thành công
- Nếu sống tự ti và nhút nhát, con người sẽ trở nên nhỏ bé và yếu đuối.
› 2 biểu hiện về tự tin: (hs tự cho)
Câu 3: Hình ảnh dưới đây thể hiện tinh thần gì? Nêu khái niệm về tinh thần ấy?
Trả lời:
› Tinh thần đoàn kết tương trợ
› Đoàn kết tương trợ là:
- Thông cảm, chia sẻ.
- Giúp đỡ nhau bằng việc làm cụ thể.


Câu 4: Khoan dung có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? Em hãy nêu 2 việc làm
thể hiện tính khoan dung của em đối với người khác hoặc ngược lại?
Trả lời:
› Ý nghĩa của đức tính khoan dung:
- Là đức tính quý báu.
- Được mọi người yêu mến, quý trọng.


- Mối quan hệ xã hội lành mạnh, thân ái.
› 2 việc làm thể hiện tính khoan dung (hs tự làm)
Câu 5: TÌNH HUỒNG :
a) Tan học, Huệ vừa ra khỏi cổng trường thì bị một bạn gái ở trong sân trường không
hiểu vì sao vội vàng chạy ra xô vào Huệ làm Huệ bị ngã, cặp sách Huệ văng ra, quần áo
vấy bẩn.
Câu hỏi: Nếu em là Huệ, Em sẽ làm gì trong tình huống đó?
b) Trong lớp Trình thuộc diện gia đình khó khăn. Cả lớp thống nhất quyên góp tiền để
mua cho Trình một cái xe đạp đi học cho tiện. Ai cũng nhiệt tình tham gia nhưng chỉ có
An là im lặng không quyên góp gì. Các bạn hỏi thì An nói: mình cũng phải đi xe cũ chứ
có tiền mua xe mới đâu. Các bạn thích thì cứ làm đi.
Câu hỏi: Nhận xét về hành động của An? Nếu em là một thành viên của lớp em sẽ nói
với An như thế nào?
c) Hà mới tốt nghiệp trường trung học cơ sở. Gặp lại cô giáo cũ, Hà tay bắt mặt mừng
gọi cô bằng chị. Mọi người góp ý thì Hà bảo: “chị ấy còn ít tuổi hơn anh hai mình, gọi
như vậy mới thân mật chứ”.
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về câu nói của Hà? Nếu là bạn thân của Hà, em sẽ góp ý
Hà như thế nào?
d) Hôm nay cô giáo dạy môn văn giao cho các nhóm làm bài thuyết trình để chuẩn bị
cho thao giảng. Nhóm của Tâm gồm 5 người và đều học khá giỏi. Tâm xung phong làm
nhóm trưởng và phân công công việc cho các bạn . Nhưng các bạn rụt rè không dám


nhận công việc được giao mà nhờ Tâm làm hết với lí do: Tâm làm hết giúp đi vì tụi mình
không có khả năng làm tốt sẽ ảnh hưởng đến bài giảng của cô.
Câu hỏi: Em nghĩ như thế nào về suy nghĩ của các bạn đó? Nếu là Tâm em sẽ làm
như thế nào?)
HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM: Ở mỗi tình huống, HS cần trả lời được câu hỏi đồng thời
nêu lên được đức tính của nhân vật thông qua tình huống đó (dựa vào tên bài học: tự
tin, khoan dung, tôn sư trọng đạo, đoàn kết tương trợ)

Câu 4: Em sẽ làm như thế nào nếu :
a. Cô giáo ra 1 bài toán khó, em là người duy nhất tìm ra đáp án nhưng em không
biết có đúng hay không nên còn ngập ngừng.
b. Vô tình ngồi gần cô giáo chủ nhiệm trong một quán ăn mà cô không thấy mình.
c. Bạn thân nhất của em rủ em trốn học để đi xem một bộ phim đang chiếu rất hay.
d. Em phát hiện ra người bạn cùng lớp của em lấy trộm cây viết xanh mà em rất
thích.
HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM: Đưa ra cách giải quyết đúng đắn nhất, hợp lý nhất nếu
mình là nhân vật trong mỗi tình huống.
Câu 5: Em tán thành hay không tán thành những việc làm nào sau đây? Vì sao?
a) Chỉ kính trọng, vâng lời thầy cô giáo đang dạy mình.
b) Học tập, vui chơi với các bạn một cách thân ái, hòa thuận.
c) Bỏ qua, tha thứ cho mọi lỗi lầm của bạn cũng như của bản thân.
d) Luôn cho rằng mình làm việc gì cũng đúng.
e) Gặp bài tập khó cũng quyết tâm làm cho bằng được mới thôi.
f) Hay để ý đến khuyết điểm của người khác để chê bai, dè bỉu họ.
g) Trong lớp không quan tâm đến ai mà chỉ lo học.
h) Thường xuyên nhớ đến và thăm hỏi thầy cô giáo cũ.
HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM: Cần Làm Rõ 2 Ý:
- Hành vi này đúng (sai)?
- Giải thích: căn cứ vào các bài đã học để giải thích (dựa vào tên bài học: tự tin, khoan
dung, tôn sư trọng đạo, đoàn kết tương trợ). VD: hành vi này đúng. Vì bạn A thể hiện
đức tính khoan dung, tha thứ lỗi lầm cho bạn khi bạn biết nhận lỗi.....



×