Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

LÝ :: Trường THCS Trần Văn Ơn :: | Tin tức | Bản tin trường | LỊCH THI HỌC KỲ 1 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP (CẬP NHẬT ĐẦY ĐỦ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.75 KB, 4 trang )

ĐỀ CƯƠNG THAM KHẢO ÔN THI HK1 - MÔN LÝ 8
NĂM HỌC 2015 - 2016
A. LÝ THUYẾT
1. Chuyển động cơ là gì? Cho một ví dụ về vật chuyển động.
Chuyển động cơ là sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật làm mốc.
VD: Xe chuyển động so với cây cối khi vị trí của xe thay đổi theo thời gian so với cây cối.
2. Tại sao nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối? Cho 1 ví dụ.
Một vật có thể chuyển động so với vật mốc này nhưng lại đứng yên so với vật mốc khác nên ta nói
chuyển động hay đứng yên chỉ mang tính tương đối phụ thuộc vào vật mốc.
VD: Tàu hỏa chuyển động so với nhà ga nhưng lại đứng yên so với tài xế.
3. Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều? Cho ví dụ?
Chuyển động đều là chuyển động có tốc độ không thay đổi theo thời gian.
Chuyển động không đều là chuyển động có tốc độ thay đổi theo thời gian
4. Trình bày cách biểu diễn vectơ lực.
Lực là một đại lượng vec tơ, được biểu diễn bằng một mũi tên có:
+ Gốc là điểm đặt của lực.
+ Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.
+ Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ xích cho trước.
5. Thế nào là hai lực cân bằng? Nêu kết quả tác dụng của 2 lực cân bằng.
Hai lực cân bằng là hai lực có cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều và cùng độ lớn.
Dưới tác dụng của hai lực cân bằng, vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật đang chuyển động
sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
6. Thế nào là quán tính?
Quán tính là tính chất của một vật giữ nguyên chuyển động khi không có lực tác dụng và chỉ thay
đổi dần chuyển động khi có lực tác dụng.
7. Thế nào là lực ma sát ? Thế nào là lực ma sát lăn, ma sát trượt, ma sát nghỉ?
+ Lực cản lại chuyển động của vật gọi là lực ma sát.
+ Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt vật khác.
+ Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên về mặt vật khác.
+ Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không bị trượt hay lăn khi vật chịu tác dụng của lực khác.
8. Áp suất là gì? Viết công thức tính áp suất? Áp suất phụ thuộc vào yếu tố nào?


Cho ví dụ tăng hoặc giảm áp suất trong đời sống?
+ Áp suất là độ lớn của áp lực lên 1 đơn vị diện tích mặt bị ép.
𝐹𝐹
𝑝𝑝 =
𝑆𝑆

F : áp lực, đơn vị là N
S: diện tích mặt bị ép, đơn vị là m2
p: áp suất, đơn vị là N/m2 hoặc Pa (Pascan)

+ Áp suất phụ thuộc vào 2 yếu tố: Độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép.
9. Chất lỏng có thể gây ra áp suất theo phương nào? Tại một nơi trên mặt tiếp xúc với chất lỏng,
áp suất chất lỏng có phương như thế nào? Nêu đặc điểm của bình thông nhau? Nêu ứng dụng
của bình thông nhau trong cuộc sống?
- Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật đặt trong nó.
- Tại một nơi trên mặt tiếp xúc với chất lỏng, áp suất chất lỏng có phương vuông góc với mặt tiếp xúc.


- Đặc điểm của bình thông nhau: Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mặt
thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau có cùng độ cao.
10. Viết công thức tính áp suất chất lỏng? Cho biết ý nghĩa, đơn vị của từng đại lượng trong công
thức đó?
p = d.h

d : trọng lượng riêng của chất lỏng, đơn vị là N/m3 h: độ
cao cột chất lỏng, có đơn vị là m
p: áp suất của chất lỏng, có đơn vị là Pa

11. Trình bày nguyên lí hoạt động của máy thủy lực? Công thức của máy thủy lực.
Nguyên lí hoạt động của máy thủy lực: Khi một lực tác dụng lên pittông nhỏ sẽ tạo áp suất lên chất

lỏng và chất lỏng truyền áp suất đi nguyên vẹn tạo nên một lực đẩy pittông lớn đi lên.
Công thức của máy thủy lực:
12. Thế nào là áp suất khí quyển? Cho biết giá trị độ lớn của áp suất khí quyển.
Tại sao khi khui lon sữa phải khui 2 bên đối diện?
- Vì không khí cũng có trọng lượng nên trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu áp suát của lớp
không khí bao quanh trái đất. Áp suất này gọi là áp suất khí quyển.
Trái đất và mọi vật trái dất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.
- Độ lớn của áp suất khí quyển: áp suất của khi quyển ở sát mực nước biển bằng 1 atm, bằng với áp
suất của cột thủy ngân cao 76cm.
p0 = 1atm ≈ 100000Pa = 76cmHg =760 mmHg = 760 Torr.
- Khi khui lon sữa phải khui 2 bên đối diện vì: khi ta khui 1 bên không khí bên ngoài tác dụng áp
suất lên sữa theo phương từ dưới lên tạo ra 1 áp lực lớn hơn trọng lượng của sữa trong hộp nên sữa
không chảy ra ngoài. Vì vậy ta phải khui 2 bên để áp suất không khí bên trong bằng với áp suất không
khí bên ngoài tác dụng lên sữa khi đó trọng lực của sữa sẽ kéo sữa chảy ra ngoài.
Đổi đơn vị: 5 mmHg
= ….…………. Pa
2 atm
=………………. Pa
B/ GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG
1. Chuyển động của ô tô khi khởi hành , chuyển động của cánh quạt khi quạt quay ổn định thuộc dạng
chuyển động nào?
2. Trong chuyển động, người ta thường sử dụng ổ bi lắp vào giữa trục quay với ổ trục. Hãy cho biết ổ
bi có tác dụng như thế nào?
3. Một người kéo vật nặng chuyển động trên mặt sàn, cho rằng lực kéo có các yếu tố sau: Điểm đặt tại
vị trí M trên vật, phương ngang, hướng qua phải, độ lớn F = 50 N.
4. Treo một vật vào một lực kế thấy lực kế chỉ 45 N.Hãy phân tích các lực tác dụng vào vật. Nêu rõ
điểm đặt, phương, chiều và độ lớn của các lực đó.
5. Khi bị vấp, ta ngã về phía nào? Vì sao?
6. Dùng kiến thức quán tính giài thích tại sao khi nhổ cỏ đột ngột thì cỏ dễ bị đứt rễ?
7. Một tàu hỏa đang chuyển động khá nhanh trên đường ray.Người lái tàu nhìn thấy trên đường ray

phía trước đoàn tàu có một vật cản nên kéo gấp phanh để tác dụng lực hãm đoàn tàu lại. Đoàn tàu có
dừng lại ngay được không? Vì sao?
8. Hành vi “vượt đèn đỏ” của các phương tiện giao thông là vi phạm luật giao thông đường bộ và dễ
gây ra tai nạn. Em hãy vận dụng kiến thức về quán tính để giải thích?
9. Khi vật đang chuyển động mà ngừng tác dụng lực lên vật, chuyển động của vật sẽ ra sao: vật dừng
lại hay tiếp tục chuyển động thế nào?


10. Khi trục quay chuyển động, lực giữa trục với ổ trục là lực ma sát gì trong 2 trường hợp:
a. Giữa trục quay với ổ trục không có ổ bi.
b. Giữa trục quay với ổ trục có ổ bi.
Trường hợp nào trục quay dễ chuyển động hơn? Vì sao?
11. Giải thích tại sao kim khâu, cuốc, xẻng sử dụng ở đất mềm đều phải có đầu nhọn?
12. Giải thích tại sao các xe tải chở nặng thường có nhiều bánh?
13. Vì sao khi đi qua chỗ bùn lầy, người ta thường dùng 1 tấm ván đặt lên trên để đi qua?
14. Tại sao khi lặn sâu trong nước, ta cảm thấy khó thở? Người thợ lặn chuyên nghiệp phải khắc phục
tình trạng này như thế nào?
15. Khi ngồi trên máy bay đang cất cánh hoặc đứng trong thang máy đang di chuyển lên cao hay ngồi
trong ô-tô đang chạy lên đèo, em thường bị ù tai. Hãy giải thích tại sao? Em thường làm thế nào để
không còn bị ù tai? Tại sao làm như vậy sẽ không còn bị ù tai nữa?
16. Vì sao nhà du hành vũ trụ khi đi ra khoảng không vũ trụ phải mặc một bộ áo giáp?
C/ BÀI TẬP
I/ DẠNG CHUYỂN ĐỘNG
17. Một người đi bộ từ nhà đến chợ với tốc độ trung bình là 2m/s. Người đó khởi hành lúc 6h30min và
đến chợ lúc 6h45min. Tính quãng đường từ nhà đến chợ?
18. Một ô tô chuyển động từ A đến B cách nhau 90km. Trong 27 km đầu, ôtô đi với tốc độ v1 = 25 m/s,
đoạn đường còn lại ô tô đi với tốc độ v2 = 20 m/s.
a) Hỏi sau bao lâu ô tô đến B?
b) Tính tốc độ trung bình của ô tô trên cả quãng đường AB.
19. Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 100m. Người đó đi 25m đầu hết 10s, 75m sau hết 15s.

Tính tốc độ trung bình của người ứng với từng đoạn dốc và cả dốc.
20. Một xe ô tô dự kiến đi từ A đến B cách nhau 120 km với tốc độ 60 km/h.
a) Tính thời gian dự kiến mà ô tô đi từ A đến B?
b) Trên thực tế, ô tô đi từ A đến B mất 2h30min. Tính tốc độ trung bình thực tế của ô tô.
21. Hai người đi xe đạp, người thứ nhất đi quãng đường 300m hết 1 phút, người thứ hai đi quãng
đường 7,5km hết 0,5h.
a) Người nào đi nhanh hơn.
b) Nếu 2 người cùng khởi hành một lúc và đi cùng chiều thì sau 20min, họ cách nhau bao nhiêu km?
II/ BIỂU DIỄN LỰC
22. Một khối gỗ chuyển động trượt theo quỹ đạo là một đường thẳng trên mặt sàn nằm ngang chịu tác
dụng của các lực sau:
a. Lực kéo hợp với phương ngang một góc 300, có chiều hướng lên qua phải, độ lớn 60N.
b. Trọng lực, độ lớn 40 N.
c. Lực ma sát trượt, độ lớn 20 N.
Hãy biểu diễn các vectơ lực tác dụng lên vật theo tỉ xích do em chọn.
23. Một vật có khối lượng 500 g, chuyển động thẳng đều trên mặt bàn nằm ngang. Biết lực ma sát giữa
vật và mặt phẳng ngang là 2 N. Hãy kể tên và biểu diễn các lực tác dụng lên vật.
24. Một vật có khối lượng 1,5kg chuyển động thẳng đều trên mặt đường nằm ngang.
a. Hãy kể tên các lực tác dụng lên vật.
b. Hãy biểu diễn các vectơ lực tác dụng lên vật. Tỉ xích 1cm ứng với 5N.
III/ ÁP SUẤT
9.Đặt một vật có khối lượng 44 kg lên một cái ghế 4 chân có khối lượng 4 kg. Diện tích tiếp xúc với
mặt đất của mỗi chân ghế là 8 cm2. Tính áp lực và áp suất các chân ghế lên mặt sàn.


10.Một xe tải khối lượng 2 tấn có bốn bánh xe. Áp suất do xe lên mặt đường là 50000Pa.
a. Tính diện tích tiếp xúc của bánh xe lên mặt đường.
b. Nếu xe chở thêm 3 tấn hàng thì áp suất của xe tác dụng lên đường là bao nhiêu? Biết rằng khi đó
diện tích tiếp xúc của mỗi bánh xe với mặt đường tăng lên 0,025m2.
11. Một người nặng 50 kg đứng trên mặt đất mềm. Diện tích tiếp xúc của mỗi bàn chân người này với

mặt đất là 2dm2.Tính áp suất của người đó trên mặt đất nếu đứng bằng hai chân.
12. Đặt một bao gạo 65 kg lên một cái ghế 4 chân có khối lượng 4,5 kg, diện tích tiếp xúc với mặt đất
của mỗi chân ghế là 8 cm², áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất là bao nhiêu?
IV/ ÁP SUẤT CHẤT LỎNG
13.Một bình hình trụ chứa đầy nước cao 60 cm. Tính áp suất và áp lực của nước tác dụng lên một van ở
sát đáy bình có diện tích là 2 cm2. Cho trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
14. Một tàu ngầm lặn dưới đáy biển ở độ sâu 180m. Biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300
N/m3. Hãy tính:
a. Áp suất tác dụng lên mặt ngoài của thân tàu là bao nhiêu?
b. Để có áp suất tác dụng lên mặt ngoài của thân tàu là 2163000 N/m2 thì tàu phải lặn sâu thêm bao
nhiêu so với lúc trước?
15. Một bình hình trụ cao 0,8m. Đổ vào bình một lớp nước cao 0,5m.
a. Tính áp suất do nước tác dụng lên đáy bình và lên một điểm cách đáy bình 0,2m? Cho trọng
lượng riêng của nước là 10000N/m3.
b. Đổ thêm dầu vào cho đầy bình. Tính áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình lúc này? Biết trọng
lượng riêng của dầu là 8000N/m3.
16. Một bể bơi chứa lượng nước cao 2,5 m. Tính áp suất và áp lực của nước tác dụng lên một người
đang lặn ở độ sâu cách đáy bể 1 m. Biết diện tích bề mặt cơ thể của người này là 2 m2. Cho trọng lượng
riêng của nước là 10000 N/m3.
17. Một tàu ngầm lặn dưới đáy biển có độ sâu là 150m.
a. Tính áp suất do nước biển tác dụng lên mặt ngoài của con tàu, biết trong lượng riêng trung bình
của nước biển là 10300 N/m3.
b. Nếu tàu lặn sâu thêm 35m nữa, thì áp suất nước biển tác dụng lên thân tàu tăng hay giảm?
c. Tính độ chênh lệch áp suất trong 2 trường hợp trên.
V/ MÁY ÉP THỦY LỰC
18. Một máy nén thuỷ lực có diện tích của pittông nhỏ là S1 = 1,5 cm2, diện tích của pittông lớn là S2
=240 cm2. Khi tác dụng lên pittông nhỏ một lực là F1 = 120 N. Tính lực F2 tác dụng lên pittông lớn để
có thể nâng giữ một ôtô. Bỏ qua khối lượng của các pittông.
19. Một máy nén thủy lực có diện tích píttông nhỏ là S1 = 250 cm2 và diện tích píttông lớn là S2 = 2,5
m2. Tác dụng lên píttông nhỏ một lực F1 = 150 N thì có thể nâng được vật có khối lượng tối đa là bao

nhiêu kg?
20. Hai bình hình trụ, tiết diện đều. Bình A tiết diện 20 cm2, bình B tiết diện 40 cm2. Nếu nối thông đáy
hai bình với nhau rồi đổ vào bình A 1,5 lít nước thì chiều cao mực mặt thóang chất lỏng trong hai
nhánh khi nước đã ngừng chảy là bao nhiêu? Coi dung tích ống nối không đáng kể.
CHÚC CÁC EM ÔN VÀ LÀM BÀI TỐT



×