Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

LÝ :: Trường THCS Trần Văn Ơn :: | Tin tức | Bản tin trường | LỊCH THI HỌC KỲ 1 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP (CẬP NHẬT ĐẦY ĐỦ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.08 KB, 4 trang )

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN VẬT LÝ 9
NĂM HỌC 2015 -2016
I. Lí Thuyết
1. Phát biểu và viết công thức của định luật Ohm. Nêu tên gọi và đơn vị đo của các đại lượng trong
công thức.
- Định luật Ohm: Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai
đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn.
U
- Công thức: I =
trong đó:
I là cường độ dòng điện (A)
R
U là hiệu điện thế (V)
R là điện trở (Ω).
2. Nêu ý nghĩa của điện trở? Nêu cách xác định điện trở (hoặc công suất) của vật bằng Vôn kế và
Ampe kế (vẽ sơ đồ mạch điện).
- Điện trở biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.
- Cách xác định điện trở bằng Vôn kế và Ampe kế:
+ Mắc Ampe kế nối tiếp với vật. Số chỉ của Ampe kế cho biết cường
độ dòng điện I đi qua vật.
+ Mắc Vôn kế song song với vật. Số chỉ của Vôn kế cho biết hiệu điện
thế U hai đầu vật.
U
(hoặc tính công suất bằng công thức P = U.I).
+ Tính điện trở bằng công thức R =
I
3. Nói điện trở suất của đồng là 1,7. 10-8 Ωm nghĩa là gì?
Nói điện trở suất của đồng là 1,7. 10-8 Ωm nghĩa là: một sợi dây đồng, hình trụ, chiều dài 1m, tiết điện
1m2 sẽ có giá trị điện trở là 1,7.10-8 Ω.
4. Biến trở là gì? Nói biến trở (100Ω - 3A) nghĩa là gì?
Chọn hình phù hợp với yêu cầu:


- Biến trở không điều chỉnh được cường độ dòng điện trong mạch
- Biến trở điều chỉnh được cường độ dòng điện trong mạch
- Biến trở điều chỉnh được hiệu điện thế hai đầu bóng đèn ?

-

Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số.
Biến trở (100Ω-3A) nghĩa là: biến trở có trị số điện trở lớn nhất là 100Ω và cường độ dòng điện lớn
nhất mà biến trở cho phép đi qua là 3A.
Biến trở không điều chỉnh được cường độ dòng điện trong mạch: hình a.
Biến trở điều chỉnh được cường độ dòng điện trong mạch: hình b.
Biến trở điều chỉnh được hiệu điện thế hai đầu bóng đèn: hình c.

5. Phát biểu, nêu công thức của định luật Joule – Lenz. Nêu tên gọi và đơn vị đo của các đại lượng
trong công thức.
- Định luật Joule – Lenz: Nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với điện
trở của vật dẫn, với bình phương cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua.
- Công thức: Q = R. I2. t trong đó
Q là nhiệt lượng (J)
I là cường độ dòng điện (A)
R là điện trở (Ω)
t là thời gian (s)

1


-

Q1 R1
Q

R
và trong mạch mắc song song: 1 = 2
=
Q2 R2
Q2 R1
2
2
Theo định luật Joule – Lenz, Q1 = I1 . R1. t và Q2 = I2 . R2. t
Mà trong mạch mắc nối tiếp: I1=I2
Vậy,

-

Theo định luật Joule – Lenz,

6. Chứng minh trong mạch mắc nối tiếp thì:

Mà trong mạch mắc song song: U1=U2
Vậy,

7. Chứng minh trong mạch nối tiếp và song song: P = P1 + P2
- Ta có : P1 = I12.R1 và P2 = I22. R2
Mà trong mạch nối tiếp: I1 = I2 = I
Vậy P1 + P2 = I12.R1+ I22. R2 = I2 . (R1 + R2) = I2 . Rtđ = P
U2
U2
- Ta có : P1 = I12.R1 = 1 và P2 = I22. R2 = 2
R2
R1
Mà trong mạch song song: U1 = U2 = U

1 1 
U2 U2
1 U2
=
=P
Vậy P1 + P2 = 1 + 2 = U 2 .  +  = U 2 .
R1 R2
Rtd Rtd
 R1 R2 
8. Nêu ví dụ chứng tỏ dòng điện có năng lượng.
Nêu một số lý do và biện pháp để sử dụng điện năng tiết kiệm?
Nêu một số lý do và biện pháp để sử dụng điện năng an toàn?
- VD: Dòng điện đi qua quạt làm quạt quay. Vậy, dòng điện thực hiện công nên dòng điện có năng lượng.
- Sử dụng điện năng tiết kiệm:
Lý do: + Giảm bớt việc xây dựng và vận hành các nhà máy phát điện, góp phần bảo vệ môi trường.
+ Giảm chi tiêu cho gia đình.
Biện pháp:
+ Chỉ sử dụng điện khi cần thiết.
+ Tăng cường sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện.
- Sử dụng điện năng an toàn:
Lý do: + Bảo vệ tính mạng của bản thân và những người xung quanh.
+ Bảo vệ tài sản của bản thân, gia đình và xã hội.
Biện pháp:
+ Hết sức thận trọng khi sử dụng điện.
+ Chỉ sử dụng các thiết bị điện đảm bảo an toàn.
9. Tác dụng từ của nam châm là gì? Tại sao nói dòng điện có tác dụng từ?
- Tác dụng lực của nam châm lên vật liệu từ hoặc lên các nam châm khác được gọi là tác dụng từ và lực
tác dụng được gọi là lực từ.
- Dòng điện chạy qua dây dẫn có hình dạng bất kì có thể gây ra được lực tác dụng lên kim nam châm ở
gần nó. Vậy dòng điện có tác dụng từ.

10. Từ trường tồn tại ở đâu? Nêu cách nhận biết từ trường? Nêu quy ước chiều đường sức từ ở bên
ngoài nam châm?
- Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại một từ trường.

2


Để nhận biết từ trường, ta thường dùng kim nam châm: Đưa kim
nam châm vào vùng không gian cần xác định. Nếu thấy có lực từ
tác dụng lên kim nam châm (làm kim nam châm bị lệch khỏi
phương Nam – Bắc) thì nơi đó có từ trường.
- Quy ước chiều đường sức từ: Ở bên ngoài nam châm, đường
sức từ có chiều đi ra khỏi cực Bắc và đi vào cực Nam của nam châm.
11. Đường sức từ của ống dây có dòng điện đi qua có đặc điểm gì? Nêu quy tắc xác định chiều đường
sức từ của ống dây có dòng điện đi qua.
- Các đường sức từ bên ngoài của ống dây có dòng điện
chạy qua là những đường cong khép kín, giống đường
sức từ bên ngoài thanh nam châm. Các đường sức từ
trong lòng ống dây là những đường thẳng song song
cách đều nhau.
- Quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt tay ở
vị trí bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua
các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của
đường sức từ trong lòng ống dây.
II. BÀI TẬP
1. Cho điện trở R1=10Ω mắc nối tiếp với điện trở R2 vào hiệu điện thế không đổi 12V, khi đó cường độ
dòng điện đi qua mạch là 0,2A.
a. Tính giá trị điện trở R2.
b. Điện trở R2 làm bằng dây dẫn có ρ = 0,4. 10-6Ωm, chiều dài l = 800cm. Tính tiết diện dây làm R2.
c. Mắc thêm R3 = 30 Ω song song với R1.Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở?

-

2. Cho điện trở R1=15Ω mắc song song với điện trở R2 vào hiệu điện thế không đổi 60V, khi đó cường
độ dòng điện đi qua mạch là 5A.
a. Tính giá trị điện trở R2.
b. Điện trở R2 làm bằng dây dẫn có chiều dài 6000cm, tiết diện 1mm2. Xác định điện trở suất của R2.
c. Mắc thêm R3 =18Ω nối tiếp đoạn mạch trên. Tính hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở.
3. Một bóng đèn (3V- 1,5W) mắc nối tiếp với một biến trở vào nguồn điện có hiệu điện thế không đổi
12V. Biến trở có điện trở lớn nhất là 50 Ω, dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
a. Vẽ sơ đồ mạch điện.
b. Để đèn sáng đúng định mức, phải điều chỉnh để biến trở có điện trở là bao nhiêu?
c. Tính hiệu suất của mạch điện.
d. Tính phần trăm điện trở của biến trở tham gia vào mạch?
4. Cho đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 6Ω và R2 = 18Ω mắc nối tiếp với nhau. Đặt vào hai đầu
đọan mạch một hiệu điện thế không đổi U = 6V.
a. Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
b. Tính công suất tiêu thụ của mỗi điện trở và công suất của đoạn mạch AB?
c. Tính điện năng sử dụng của đoạn mạch AB trong 20 phút.
5. Giữa hai điểm A, B của mạch điện có hiệu điện thế luôn không đổi, bằng 12V. Người ta mắc song
song hai điện trở R1= 60Ω và R2= 40Ω.
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và cường độ dòng điện qua mạch chính.
b. Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB.
c. Nếu ở nhánh R2 của đoạn mạch, mắc thêm một điện trở R3 nối tiếp với R2 thì công suất tiêu thụ
của mạch tăng lên hay giảm đi? Giải thích.
6. Mạch điện AB gồm hai điện trở R1 = 24Ω, R2 = 72Ω mắc nối tiếp vào hiệu điện thế 24 V không đổi.
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch và hiệu điện thế đặt giữa hai đầu mỗi điện trở.
b. Tính công suất đoạn mạch AB.

3



c. Thay điện trở R2 bằng một bóng đèn có ghi (6V – 6W) thì đèn có sáng bình thường không?
7. Một bếp điện hoạt động ở hiệu điện thế U =120V thì có công suất P = 600W. Người ta dùng bếp để
đun sôi 2 lít nước từ 20 0C. Cho biết hiệu suất của bếp là H = 80%.
a. Tính thời gian đun nước và điện năng tiêu thụ (kWh).
b. Dây nung của bếp có đường kính tiết diện 0,2 mm, điện trở suất ρ= 4.10-6 Ωm được quấn thành
nhiều vòng, mỗi vòng có đường kính 2 cm. Tính số vòng dây này.
8. Một ấm điện loại 220V-800W chứa 2 lít nước ở 200C.Khi sử dụng ở hiệu điện thế 220V để đun nước
thì mất10 phút nước mới sôi. Nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/(kg.K).
a. Tính hiệu suất của ấm.
b. Mỗi ngày đun sôi 6 lít nước với các điều kiện như trên thì trong 30 ngày phải trả bao nhiêu tiền
điện cho việc đun nước này. Biết giá 1 kWh điện là 1000 đồng.
9. Một bình nóng lạnh có ghi 220V-1000W được sử dụng ở hiệu điện thế 220V.
a. Tính cường độ dòng điện qua bình khi đó và điện trở của bình?
b. Tính thời gian để đun sôi 5 lít nước từ nhiệt độ 200C, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200
J/kgK) và coi như nhiệt lượng hao phí là rất nhỏ (Hiệu suất H = 100%).
c. Sau 30 ngày, hãy tính điện năng bình tiêu thụ theo đơn vị kJ và tiền điện phải trả, biết thời gian sử
dụng mỗi ngày là 2 giờ và giá tiền là 1000đ/1KWh.
10. Một ấm đun nước được sử dụng với hiệu điện thế 220V thì tiêu thụ điện năng là 900kJ trong 10 phút.
a. Tính công suất của ấm, cường độ dòng điện và điện trở dây nung của ấm.
b. Tìm số đếm công tơ điện.
c. Giả sử mắc ấm vào hiệu điện thế 110V thì công suất tiêu thụ thực tế của ấm là bao nhiêu?
11. Trên một ấm điện có ghi 220V-600W.
a. Ruột của ấm được làm bằng dây nikêlin có tiết diện 0,5 mm2, có điện trở suất là 45.10-8Ωm . Phải
cần độ dài dây là bao nhiêu để quấn thành ruột của ấm điện trên?
b. Dùng ấm điện trên ở lưới điện 220V để đun 2 lít nước có nhiệt độ ban đầu là 300C. Tính nhiệt độ
của nước sau 6 phút đun, nếu hiệu suất của ấm là 80%? Cho cnước = 4200 J/(kg.K).
12. Người ta dùng một bếp điện có dây nung làm bằng chất liệu có điện trở suất là 1,6.10-6 Ωm, chiều dài
1 m, tiết diện 1cm2 ở hiệu điện thế 220V để đun 2 lít nước ở nhiệt độ 250C.
a. Tính điện trở của dây nung? Tính công suất của bếp?

b. Tính thời gian cần để đun sôi lượng nước trên.
c. Nếu gập đôi sợi dây đun lại thì thời gian đun nước tăng hay giảm? Bao nhiêu lần?
13. Hãy xác định chiều của đường sức từ và tên các từ cực của thanh nam châm:

14. Xác định các yếu tố còn thiếu (chiều dòng điện, chiều đường sức từ, các cực của nguồn điện và các từ
cực) trong các hình vẽ bên dưới.

4



×