Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Môn Ngữ văn :: Trường THCS Trần Văn Ơn :: | Tin tức | Dạy và Học | Đề Cương Ôn tập khối 7 Học Kỳ 2 Năm học 20132014 (Tham khảo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.47 KB, 2 trang )

TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN
ƠN
NHÓM VĂN 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7
Học kỳ II (Năm học 2013 - 2014)
I. PHẦN VĂN
1) Tục ngữ: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất; Tục ngữ về con người và xã hội
-

Ví dụ: Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Học thuộc lòng

-

Nắm được Nội dung
Nghệ thuật
- Tìm câu tục ngữ tương đồng
tương phản

- Nội dung: Khuyên ta phải biết ghi nhớ công ơn người
đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ
,
- Nghệ thuật: Ẩn dụ
- “Uống nước nhớ nguồn”, “Uống nước nhớ người đào
giếng”
- “Ăn cháo đá bát”, “Vong ân bội nghĩa”,...

2) Văn bản:
 TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA


luận

-

- Hồ Chí Minh

- Thể loại: Nghị

-

Vấn đề nghị luận: Bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí:
“ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta.”
Nghệ thuật: dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục



ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ

- Phạm Văn Đồng

- Thể loại: Nghị luận

Vấn đề nghị luận: Bài văn nói lên đức tính giản dị ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan
hệ với mọi người, trong lối nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú,
với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.
Nghệ thuật: vừa có những chứng cứ cụ thể và nhận xét sâu sắc, vừa thấm đượm tình cảm chân
thành


Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG


- Hoài Thanh

- Thể loại: Nghị luận



Vấn đề nghị luận: Khẳng định
Nguồn gốc cốt yếu của văn chương: là tình cảm, là lòng vị tha
(Ví dụ: Những câu ca dao về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước,…)
 Ý nghĩa của văn chương trong đời sống:

là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng (Ví dụ: Côn Sơn ca – Nguyễn Trãi)

sáng tạo ra sự sống (Ví dụ: truyện cổ tích, thần thoại,…)

gây những tình cảm ta không có (Ví dụ: Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài)

luyện những tình cảm ta sẵn có (Ví dụ: Những câu ca dao về tình cảm gia đình)

Đời sống tinh thần nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.
-

Nghệ thuật: lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh

 SỐNG CHẾT MẶC BAY
hiện đại

- Phạm Duy Tốn


- Thể loại: truyện ngắn

Nội dung:
 Truyện lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú”
 bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên ta gây ra và
cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên
Nghệ thuật: lời văn cụ thể, sinh động, có sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương
phản và tăng cấp trong nghệ thuật.
II. PHẦN TIẾNG VIỆT: Không hỏi lý thuyết, chỉ hỏi thực hành
1)
Câu rút gọn: mục đích
Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được
nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất
hiện trong câu đứng trước.
Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu
là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ)
2)

- VD: Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba
bốn người, năm sáu người.
-

VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Câu đặc biệt: Tác dụng
Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự
việc được nói đến trong đoạn

- VD: Một đêm mùa xuân. Ngoài kia.
Ánh trăng chiếu rọi khắp thôn xóm.


- Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự
vật, hiện tượng

- VD: Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng
reo. Tiếng vỗ tay.

-

-

Bộc lộ cảm xúc, gọi đáp

VD: Trời ơi! Chị An ơi!


3)

Câu chủ động - câu bị động:
-

Câu chủ động

- VD: Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.

-

Câu bị động

- VD: Cách 1: Một lá cờ đại được người ta dựng ở giữa sân.

-

4)

Cách 2: Một lá cờ đại dựng ở giữa sân.

Trạng ngữ
Thời gian

Hôm qua, An đi học muộn.

Nơi chốn

Ngay cổng trường, An bị ghi tên vì đi học muộn.

Nguyên nhân

Vì dậy trễ, An đi học muộn.

Mục đích

Để không đi học muộn, An dậy từ rất sớm.

Phương tiện

Bằng xe đạp, An đến trường sớm hơn mọi ngày.

Cách thức

Với vẻ vội vã, An chạy vào trường.


5)
Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu
Chị Ba / đến // khiến tôi / rất vui và vững tâm. (Cụm C - V làm chủ ngữ và phụ ngữ trong cụm danh từ)
Bạn An // đức tính / rất tốt. (Cụm C - V làm vị ngữ)
6)

Liệt kê
Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm.

7)

Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang, gạch nối

III. VIẾT ĐOẠN VĂN:
Số lượng câu: 6 - 8 câu
-

- Yêu cầu: kết hợp với Tiếng Việt ( có chú thích rõ)

Đề tài gần gũi với học sinh: tình cảm gia đình, tình thầy trò, học tập, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, 5 điều Bác Hồ dạy …

IV. PHẦN TẬP LÀM VĂN: Lập luận giải thích các chủ đề gần gủi với học sinh (bám theo SGK)
Giáo viên hướng dẫn 1 số dàn ý trên lớp

Yêu cầu:
Nắm vững kiến thức về phép lập luận giải thích
I. Mở bài:
-


Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần giải thích

-

Trích dẫn đề bài,

-

Chuyển ý

II. Thân bài
1.

Giải thích ý nghĩa

-

Ý nghĩa các từ ngữ quan trọng

-

Ý nghĩa cả câu

2.

Giải thích nguyên nhân: có thể trình bày các lí lẽ sau:

-

Tại sao


-

Ích lợi

-

Hậu quả

(kết hợp đưa dẫn chứng minh họa)
3.

Giải thích hành động:

-

Bản thân cần làm gì ?

-

Xã hội cần làm gì ?

III. Kết bài:
-

Khẳng định lại vấn đề

-

Nêu suy nghĩ của bản thân


* Lưu ý: Đề cương ôn tập chỉ là phần định hướng tham khảo. Phòng Giáo dục không giới hạn kiến thức.

Chúc các em làm bài tốt



×